Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Tập Cận Bình phá lệ, đích thân xét duyệt ứng cử viên Ủy ban Trung ương; Dấu ấn tuần qua: Cuộc chiến âm thầm phía sau Đại hội 19 của Trung Quốc

Ngày 20/10, Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua danh sách Ủy ban Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Lần này, ông Tập Cận Bình đã phá lệ, đích thân xét duyệt danh sách các ứng cử viên.

địa hội 19, Tap Can Binh, bỏ phiếu,
Ông Tập phá tiền lệ, đích thân xét duyệt ứng cử viên Ủy ban Trung ương, để tránh bị phá rối. (Ảnh: Bannedbook)
Chiều ngày 20/10, Đoàn chủ tịch Đại hội 19 đã cử hành hội nghị thứ 2 tại Đại hội đường Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình là người chủ trì hội nghị này, ông Lưu Vân Sơn Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đọc danh sách các ứng cử viên Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 của ĐCSTQ.
Hội nghị đã thông qua danh sách kiến nghị, cũng gửi cho tất cả các đoàn đại biểu, cũng thông qua các biện pháp tuyển cử, danh sách người theo dõi bỏ phiếu và người tổng phụ trách theo dõi bỏ phiếu.
Hội nghị cũng thông qua bản thảo nghị quyết báo cáo mà Tập Cận Bình đệ trình, bản thảo nghị quyết báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng như bản thảo nghị quyết sửa đổi Điều lệ Đảng.
Ngày 17/10, người phát ngôn về tin tức Đại hội 19 từng tiết lộ rằng, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã thành lập “Tiểu tổ công tác chuyên môn” phụ trách khảo sát, đề danh các ứng cử viên Ủy viên Trung ương và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã được đề cử, và ông Tập Cận Bình đích thân đảm nhiệm chức vụ Tổ trưởng của Tiểu tổ này.
Đông Phương Nhật Báo (Hong Kong) cho biết, trong những lần Đại hội Đảng trước đây, đều là các Thường ủy Bộ Chính trị khác làm Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo nhân sự, Tổng Bí thư chỉ nghe ý kiến và xét duyệt. Việc ông Tập Cận Bình lần này lại đích thân làm Tổ trưởng khảo sát đề danh, chủ yếu là vì rút ra bài học kinh nghiệm từ Đại hội 18.
Đại hội 19 sẽ tuyển chọn ra thành viên của Ủy ban Trung ương khóa mới (Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết), và trong số những người đó sẽ tuyển chọn ra các Ủy viên Bộ Chính trị và Thường ủy Bộ Chính trị.
Tờ Ping Guo Ri Bao (Hong Kong) cho biết, trong Hội nghị Trung ương 7 khóa 18 của ĐCSTQ tổ chức trước Đại hội 19 vừa qua, đã thảo luận về danh sách ứng cử viên cho các vị trí Ủy viên Bộ Chính trị và Thường ủy Bộ Chính trị. Danh sách này không được công bố, nhưng theo tiền lệ, thì những người trong danh sách này, đều phải được các Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương dự khuyết và các quan viên Đảng chính cấp tỉnh bộ tiến hành bỏ phiếu, nội bộ lựa chọn, và kết quả cuối cùng sẽ trình lên Hội nghị Trương ương của ĐCSTQ trước khi Đại hội diễn ra.
Bài viết còn cho biết, danh sách lãnh đạo Đại hội 19 lần này cũng đã nhiều lần được đưa ra xem xét nội bộ, nhưng vẫn chưa được tiến hành bỏ phiếu nội bộ. Nguyên nhân là trước Đại hội 18, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương lúc bấy giờ là ông Lệnh Kế Hoạch đã liên kết với những người khác thao túng kết quả bỏ phiếu nội bộ, nên ông Lệnh Kế Hoạch và ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh lúc bấy giờ đã giành được số phiếu bầu cao. Kết quả này đã hiện lộ rõ âm mưu đoạt quyền của ông Lệnh Kế Hoạch và ông Bạc Hy Lai. Nhưng sau đó âm mưu đã bị dập tắt, ông Tập Cận Bình thượng vị thành công, còn ông Bạc Hy Lai và ông Lệnh Kế Hoạch hiện tại đều đang ở trong tù.
Lần này, ông Tập Cận Bình đích thân nắm giữ khảo sát và đề danh các Ủy viên Trung ương cùng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa mới, có thể là để phòng ngừa người của phe Giang Trạch Dân thượng vị, tình hình đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ hiện tại rất kịch liệt.
Lê Hiếu biên dịch

Dấu ấn tuần qua: Cuộc chiến âm thầm phía sau Đại hội 19 của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (bên phải) và Giang Trạch Dân (trái) tham dự tiệc mừng 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.(Ảnh: Feng Li / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (bên phải) và Giang Trạch Dân (trái) tham dự tiệc mừng 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 30/9/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.(Ảnh: Feng Li / Getty Images)



Cuộc chiến quyền lực giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phe cánh của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân vẫn tiếp diễn trong khi nước này đang trải qua kỳ đại hội quan trọng được tổ chức 5 năm một lần. 
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai mạc Đại hội 19 vào thứ Tư tuần qua (ngày 18/10). Kỳ họp quan trọng này cho thấy giới lãnh đạo hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của nước này trong 5 năm tới.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình dự kiến sẽ tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2012 đến nay, ông Tập đã thành công trong việc củng cố quyền lực, tiến hành chiến dịch chống tham nhũng nhằm loại bỏ các thành viên thuộc phe đối lập do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đứng đầu.

Sự xuất hiện của ông Giang Trạch Dân




Ông Giang đã tham dự Đại hội 19 với vẻ ngoài khỏe mạnh, dù trước đó thông tin ông này trải qua tình trạng sức khỏe nguy kịch. Các hãng tin nước ngoài đã ghi lại những hình ảnh ông Giang ngủ gật, ngáp ngủ hoặc nhìn đồng hồ trong thời gian ông Tập Cận Bình phát biểu.
Thứ tự xuất hiện của ông Giang trong danh sách những người tham dự Đại hội cho thấy một phần về cuộc chiến giữa phe Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình. Tên của ông Giang xuất hiện sau tất cả các thành viên Bộ Chính trị hiện nay, đây là điểm khác biệt rõ rệt so với Đại hội trước đó, khi tên của ông được liệt kê ngay sau cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào.
Các nhà quan sát chính trị xem đây là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân đối với ĐCSTQ đã suy yếu nghiêm trọng.



Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ngồi cạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội 19 của ĐCSTQ (Ảnh: AP)
Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân ngồi cạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội 19 của ĐCSTQ (Ảnh: AP)

Sự vắng mặt bất thường của ông La Cán




Đại hội 19 diễn ra nhưng thiếu vắng một gương mặt đáng chú ý thuộc phe Giang: ông La Cán (Luo Gan), cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị.
Việc ông La vắng mặt càng đáng chú ý vì trước đó chỉ một ngày ông này đã được chấp thuận là thành viên Đoàn Chủ tịch của Đại hội 19, một nhóm gồm các cựu lãnh đạo đảng, các lãnh đạo hiện tại và trước kia trong Bộ Chính trị.
Ông La Cán, 82 tuổi, từng là người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật từ năm 1998 đến năm 2007. Cơ quan thuộc ĐCSTQ, có quyền kiểm soát mạng lưới lực lượng an ninh rộng lớn, bao gồm cảnh sát, trại lao động, nhà tù và hệ thống tư pháp.
Theo lệnh của ông Giang Trạch Dân, ông La Cán đã chỉ đạo cuộc đàn áp những người tập Pháp Luân Công, môn khí công gồm 5 bài tập nhẹ nhàng và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. 
Các chuyên gia lý giải sự ưa chuộng của người dân đối với Pháp Luân Công đã khiến ông Giang cảm thấy đố kỵ và ra lệnh đàn áp môn tập. Tính đến năm 1999, có khoảng 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công, vượt quá số lượng Đảng viên mà ông Giang lãnh đạo vào thời gian đó.
Khi ông La Cán là người đứng đầu ngành an ninh, hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và tra tấn trong tù. Ông La cũng là người phụ trách thành lập Phòng 610, một cơ quan cảnh sát chuyên trách bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Năm 2009, một thẩm phán Argentina đã ban hành một lệnh truy nã ông La về tội diệt chủng và tra tấn.

Phe Giang bị lên án về tội đảo chính

Trong một cuộc họp nhóm được tổ chức tại Đại hội 19 vào thứ Năm (19/10), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc Lưu Sỹ Dư (Liu Shiyu) không đề cập trực tiếp tên ông Giang Trạch Dân, nhưng chỉ ra các cựu quan chức thuộc phe Giang đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính.
Những người bị nêu tên là các cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và ông Tôn Chính Tài, cựu lãnh đạo an ninh quốc gia Chu Vĩnh Khang, hai cựu phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, cựu cố vấn chính trị Lệnh Kế Hoạch.
Những người này đều đã bị hạ bệ trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập đã nhiều lần ám chỉ đến âm mưu đảo chính này trong các bài phát biểu trước kia. Nhưng đây là lần đầu tiên chính quyền của ông đưa ra cáo buộc công khai và rõ ràng về những người có liên quan.
“Họ có vị trí cao và quyền lực to lớn trong Đảng, nhưng họ bị tham nhũng nặng nề và đã lên kế hoạch chiếm quyền lãnh đạo của Đảng và chiếm quyền lực của nhà nước”, ông Lưu Sỹ Dư nói với các đại biểu của cuộc họp, theo một báo cáo của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) có trụ sở tại Hồng Kông.
Chuyên gia về Trung Quốc Ji Da lưu ý rằng các phương tiện truyền thông đại lục Trung Quốc vẫn chưa đưa tin về tuyên bố của ông Lưu, điều đó cho thấy ông Tập Cận Bình có thể đang gặp phải chịu sự phản kháng từ các lực lượng trung thành với ông Giang.

Giới lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới

Một điều rõ ràng là ông Tập Cận Bình khả năng sẽ tiếp tục là người lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc trong 5 năm tới. Câu hỏi hiện giờ là liệu ông Tập sẽ thu xếp được bao nhiêu đồng minh vào trung tâm quyền lực cùng với ông trong Ban thường vụ Bộ Chính trị?
Câu trả lời sẽ được công bố trong phiên bế mạc Đại hội vào ngày 24/10. Tuy nhiên, nhiều các quan chức cấp cao có liên quan đến phe Giang không có cơ hội tham gia nhiệm kỳ kế tiếp vì sắp nghỉ hưu hoặc đã bị ông Tập loại bỏ từ trước Đại hội 19.
Tờ Sing Tao Daily của Hồng Kông cho biết có thông tin dự đoán rằng ông Tập sẽ tăng số chức vị phó chủ tịch trong Ủy ban Quân sự Trung ương từ 2 ghế lên 3 hoặc 4 ghế. Mục đích của quyết định này là nhằm phân tán quyền lực trong quân đội.
Dưới thời ông Giang Trạch Dân, các tướng lĩnh quân sự hàng đầu Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đã có được quyền lực to lớn trong vai trò phó chủ tịch của họ. Ông Tập đã khai trừ hai người này khỏi Đảng và giao cho cơ quan chức năng truy tố tội tham nhũng.
Nhưng để tránh các đối thủ tương lai trong quân đội, ông Tập có thể đang tiến hành những biện pháp phòng ngừa để củng cố vị trí chỉ huy trưởng của mình. Tạp chí The Diplomat cho biết hai thành viên Ủy ban Quân sự, ông Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và ông Trương Dương (Zhang Yang), gần đây đã bị loại khỏi danh sách đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 19.
Mai Liên, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì?

Nhà báo Kiều Tỉnh | 
Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình báo cáo trước Đại hội 19 của ĐCSTQ, ngày 18/10 (Ảnh: Sheng Jiapeng/China News Service)

Báo cáo công tác chính trị của Tổng bí thư Tập Cận Bình tại Đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc đề cập nhiều tới khái niệm "Trung Quốc trong thời đại mới" và "Hiện đại hóa".


Ở Phần mở đầu báo cáo trong phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 18/10, chủ tịch Tập Cận Bình trình bày về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới”.
Tiếp đó, trong Phần 2, ông nêu “Sứ mệnh lịch sử của ĐCSTQ trong Thời đại mới”, và Phần 3 ông khái quát “Tư tưởng và Phương sách chiến chiến lược của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới”.
"Thời đại mới" của Trung Quốc là gì?
Báo cáo dài khoảng 32.000 chữ Hán, đọc trong gần 3 tiếng rưỡi đồng hồ, trong đó ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tới 36 lần "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại mới".
Ông giải nghĩa, "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Thời đại" mới có nghĩa là dân tộc Trung Hoa từ Vùng đứng lên, Giàu có lên, chuyển sang Hùng mạnh lên, có nghĩa là Trung Quốc cống hiến trí tuệ và "Phương án Trung Quốc để giải quyết những vấn đề của nhân loại", đồng thời "tiến gần tới Trung tâm của vũ đài Thế giới".
Ông Tập Cận Bình nêu ra công cuộc hiện thực hóa "Giấc mộng Trung Hoa" mà ông khởi xướng khi mới lên nắm quyền, bằng cách theo đuổi "4 tự tin", gồm Tự tin vào Đường lối, Tự tin vào Lý luận, Tự tin vào Chế độ, Tự tin vào Văn hóa; và thực hiện "4 vĩ đại là Đấu tranh vĩ đại, Công trình vĩ đại, Sự nghiệp vĩ đại, Giấc mộng vĩ đại.
Trong các phiên thảo luận sau đó của Đại hội, các Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc đã cụ thể hóa báo cáo chính trị của ông Tập bằng việc kêu gọi nỗ lực nhận thức thấu đáo và thực hiện đầy đủ tư tưởng của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.
Cụm từ "tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới" được Thủ tướng Lý Khắc Cường, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, và Phó thủ tướng Trương Cao Lệ đề cập khi thảo luận với đoàn đại biểu các tỉnh tham dự Đại hội 19.
Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì? - Ảnh 1.
Phiên họp thứ hai của Đoàn chủ tịch Đại hội 19 ĐCSTQ ngày 20/10, với sự tham gia của 7 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)
Trong khi nêu cao khái niệm "Thời đại mới", dư luận các nước cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra phương hướng và sách lược để đạt được những mục tiêu khác biệt rõ ràng so với "Thời kỳ cũ", khi lãnh tụ Mao Trạch Đông xây dựng thời kỳ "Trung Quốc đứng lên" hay ông Đặng Tiểu Bình với cuộc cải cách mở cửa đưa "Trung Quốc giàu có lên".
Trung Quốc "hùng mạnh lên" là mục tiêu của "Thời đại mới" mà ông Tập nhắc đến, vì vậy ông nhấn mạnh tới 26 lần các từ "nước lớn" và "cường quốc" trong báo cáo ngày 18/10.
Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Bí thư Ban bí thư Lưu Vân Sơn nói: "Tư tưởng [Tập Cận Bình] tồn tại trong thời gian dài và tiến cùng thời đại".
"Hiện đại hóa" là con đường
Theo Tân Hoa Xã, chiều ngày 18/10 khi thảo luận tổ, Bí thư thành ủy Bắc Kinh ông Thái Kỳ gọi ông Tập Cận Bình là "Tổng công trình sư của Cải cách mới và công cuộc hiện đại hóa".
Trước đây, Trrung Quốc đã gọi ông Đặng Tiểu Bình là "Tổng công trình sư của Cải cách và Mở cửa".
Trong thập niên 1950, Trung Quốc đã nêu ra "4 hiện đại hóa", gồm Hiện đại hóa nông nghiệp, Hiện đại hóa công nghiệp, Hiện đại hóc quốc phòng, và Hiện đại hóa khoa học kỹ thuật. Đây là phương châm chỉ đạo xây dựng đất nước trong thế kỷ 20.
Hội nghị toàn thể trung ương 3 Khóa 18 (từ 9/11 -12/11/2013) tại Bắc Kinh đã thông qua “Phương án đi sâu cải cách”, trong đó Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra “Hiện đại hóa thứ 5” để tiến hành "phẫu thuật những căn bệnh tiềm tàng trong hệ thống quản lý và năng lực điều hành đất nước".
Ông Tập yêu cầu "Không chỉ hiện đại hóa cơ quan nhà nước, năng lực và tố chất của quan chức mà còn phải hiện đại hóa việc nắm quyền của đảng".
"Hiện đại hóa" được coi con đường để tiến tới "Giấc mộng Trung Hoa", với thành quả cụ thể được mô tả là khôi phục vị thế của Trung Quốc như đã có trong thời kỳ "Đại đường thịnh thế" cách đây hơn 1.000 năm.
Hai cụm từ được ông Tập nhắc đi nhắc lại hàng chục lần trước Đại hội đảng có nghĩa gì? - Ảnh 2.
Thời kỳ nhà Đường (618-907) là giai đoạn thịnh trị của Trung Quốc. GDP của Trung Quốc thời kỳ này có thời điểm chiếm tới 58% tổng GDP của thế giới, vượt xa Ấn Độ, Anh hay Pháp.
Nhưng vài thế kỷ sau, Trung Quốc đã không theo kịp các nước phương Tây và cả Nhật Bản trong quá trình hiện đại hóa, điển hình là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.
Nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước lạc hậu hơn Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc kinh tế, quân sự và đánh bại Hạm đội Bắc Dương của triều Thanh trong trận hải chiến Giáp Ngọ năm 1894, buộc Bắc Kinh ký Hiệp ước Mã Quan (1895) về bồi thường chiến phí nặng nề.
Bởi vậy, không hiện đại hóa thì Trung Quốc không thể thực hiện được "Giấc mộng phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại". 47 lần nhắc tới cụm từ "Hiện đại hóa" trong báo cáo trước Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã thể hiện rất rõ lập trường này./.
<iframe width=660 height=371 src=http://vcplayer.mediacdn.vn/1.1/?_site=soha&vid=sohanews/sp5yqccccccccccccccjzcltnktgmk/2017/10/18/quoc-te-1508325881252-7008f.mp4&autoplay=false&_info=2ca4c0b2faa84b9584f5ac5f45915a4d&mute=false&vtype=1&playType=0&_admParamTvc=0;1;1;3&_listsuggest=http://s1.soha.vn/video/zone-10/suggest-videos.htm&postroll=true&replay=true&nonVol=true&volume=0.6&boxVideoID=ifVideo-69362&nopre=true&midroll=0.8;20s&urlParent=http://soha.vn/hai-cum-tu-duoc-ong-tap-nhac-di-nhac-lai-hang-chuc-lan-truoc-dai-hoi-dang-co-nghia-gi-20171021171046629.htm data-type="video-iframe" frameborder="0" scrolling="no" allowfullscreen="" webkitallowfullscreen="" mozallowfullscreen="" oallowfullscreen="" msallowfullscreen=""></iframe>
Một số mục tiêu trọng điểm của Trung Quốc sau Đại hội 19
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: