Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN THỊ BÌNH: Sòng phẳng với lịch sử không phải là kích động hận thù; Biên giới tháng 2/1979: Sòng phẳng với lịch sử


Bình luậ

 - Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã cố gắng hết sức để giữ quan hệ tốt với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc, kiên quyết không để bên nào lôi kéo đưa ra những phát ngôn làm mất lòng bên kia.

LTS:Mờ sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.
Họ đã vấp phải sự kháng cự ngoan cường của quân và dân Việt Nam trên toàn tuyến biên biên giới phía Bắc và buộc phải rút về nước.
Với tinh thần sòng phẳng với lịch sử, không kích động hận thù, Tuần Việt Nam/Báo VietnamNet xin giới thiệu cuộc trò chuyện với Nghiên cứu sinh môn Lịch sử Vũ Minh Hoàng, Đại học Cornell (Hoa Kỳ) về một góc cuộc chiến này. Mời quý vị độc giả theo dõi.
Biên giới tháng 2/1979: Sòng phẳng với lịch sử
Quân Trung Quốc đã vấp phải sự chống cự ngoan cường của quân và dân Việt Nam trên toàn tuyến biên biên giới phía Bắc.
Ông có những suy nghĩ như thế nào khi nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?
NCS Vũ Minh Hoàng: Theo tôi, chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới phía Tây Nam nên được gọi bao trùm là Chiến tranh Đông Dương thứ ba (với Chiến tranh giành độc lập là Chiến tranh Đông Dương thứ nhất và Chiến tranh giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và liên minh Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng Hòa là Chiến tranh Đông Dương thứ hai). Đây là một cuộc chiến tranh vô cùng nhức nhối  và phức tạp, có liên quan cả đến lịch sử sâu xa giữa các dân tộc Trung Quốc – Việt Nam – Campuchia, đến những biến động chính trị trong khu vực sau Chiến tranh Đông Dương thứ hai, và đến cả tổng thể Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô, Trung Quốc, và Hoa Kỳ.

BIÊN GIỚI 1979 TRƯỚC BIỂN NGƯỜI PHƯƠNG BẮC

600.000 quân Trung Quốc được huy động để thực hiện một cuộc phá hoại rộng lớn trên đất Việt Nam. Mọi chuyện không như ý muốn của kẻ thù.
***
Nhiều năm sau này, người trong vùng vẫn nhớ cái đêm con trai cô Dén chết. Đoàn người sơ tán từ thị xã Cao Bằng, lần rừng về cầu Tài Hồ Sìn, tìm đường xuôi về Bắc Kạn, Thái Nguyên, những vùng chiến sự chưa lan tới. Gặp một trại lính Trung Quốc, đoàn người bấm nhau đi thật khẽ. Đúng lúc, từ phía nhà cô Dén có tiếng ọ ọe của trẻ con. Thằng bé bú no nê và được ủ ấm, đã thức giấc. Cô Dén loay hoay tìm cách để nó thôi khóc.

Không có Hưu chiến Mỹ-Hoa

Nguyễn Xuân Nghĩa

2019-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Hình minh họa. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và đoàn Mỹ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đoàn Trung Quốc tại Buenos Aires, hôm 1/12/2018
Hình minh họa. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và đoàn Mỹ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đoàn Trung Quốc tại Buenos Aires, hôm 1/12/2018
AFP













Tuần này, phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ lại đàm phán để tránh một trận thương chiến giữa hai nước. Nhưng việc hưu chiến nếu có thì cũng khó bền vì nhiều mâu thuẫn sâu xa hơn giữa hai nền kinh tế. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…
Thanh Trúc: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Thanh Trúc xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên sau Tết Kỷ Hợi 2019. Thưa ông, tuần này các thị trường trên thế giới đều theo dõi những mâu thuẫn đa diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà nổi bật nhất là mâu thuẫn kinh tế trong các tranh chấp ông gọi là “thương chiến” giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới, vì sẽ chi phối sinh hoạt kinh tế của các nước khác. Theo dõi chuyện này từ lâu, ông nghĩ sao về kết quả đàm phán giữa hai nước?

Kỷ niệm chiến tranh 1979: Báo chí Việt Nam được bật đèn xanh?


Chiến tranh 1979Bản quyền hình ảnhNGÔ NHẬT ĐĂNG
Image captionLính gác Trung Quốc canh đường vào một khu nghĩa trang của tử sỹ Trung Quốc trong cuộc chiến.
Báo chí Việt Nam năm nay được phép công bố 'những trang sử đen tối' nhân dịp 40 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung, một nhà báo tự do, cựu chiến binh nói với BBC.
Nhìn từ góc độ lịch sử, cựu chiến binh Ngô Nhật Đăng nói hôm 12/02 rằng "nhân dân sẽ không tha thứ cho những người lãnh đạo 'hèn nhát' với ngoại bang vì bất cứ mục tiêu nào".
Thế nhưng, nhìn từ bình diện giao lưu con người, ông Đăng cho BBC biết từ Gò Công, tỉnh Tiền Giang rằng ông từng sang Trung Quốc để gặp gỡ cựu chiến binh và người dân phía bên kia biên giới và biết họ nghĩ gì.
"Tuy thời gian không dài, được gặp gỡ các cựu binh Trung Quốc, các bạn trẻ, những người dân thường tôi rất vui mừng nhận thấy không ai muốn chiến tranh Việt- Trung xảy ra một lần nữa."
Trả lời BBC News Tiếng Việt, cựu trinh sát cấp tiểu đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở mặt trận tỉnh Cao Bằng năm xưa bình luận về câu hỏi liệu có phải năm nay báo chí Việt Nam được 'bật đèn xanh' viết nhiều hơn về Chiến tranh Biên giới 1979.
Ông Ngô Nhật Đăng: Vâng, đúng là có hiện tượng này, nhưng như chúng tôi thường nói với nhau là "báo chí được thở khe khẽ" nếu xét theo mức độ thông tin được báo chí chính thống đưa ra. Theo tôi có mấy lý do.

Ảnh: Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2/1979


Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionMột đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.
Dân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do cạnh tranh về lý tưởng giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionDân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.
Một phóng viên ảnh của Việt Nam bị đánh ngất đi ngày 2/9/1978 vào thời điểm có xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gần Hữu Nghị Quan.Bản quyền hình ảnhARCHIVE/AFP/GETTY IMAGES
Image captionMột phóng viên ảnh của Việt Nam bị đánh ngất đi ngày 2/9/1978 vào thời điểm có xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gần Hữu Nghị Quan.

Nguy cơ xuất khẩu ô nhiễm của Trung Quốc vào Việt Nam dưới dạng đầu tư

Kính Hòa RFA

2019-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Ô nhiễm tại một nhà máy thép tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. 2/2018.
Ô nhiễm tại một nhà máy thép tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. 2/2018.
AFP











Từ khoảng năm 2010 đến nay Trung Quốc bắt đầu ý thức được rằng thành quả kinh tế của họ phải trả một chi phí môi trường quá cao với bầu không khí đầy khói bụi ở các thành phố lớn, các dòng sông bị ô nhiễm, đất trồng trọt bị hủy hoại. Bắc Kinh bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn môi trường cao hơn, cũng như nghiêm chỉnh hơn trong việc thực hiện các qui định về môi trường.

Lãnh đạo Malaysia kêu gọi các nước Đông Nam Á bảo vệ lãnh thổ trước Trung Quốc

RFA

2019-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Senior Malaysian politician Anwar Ibrahim speaks at the International Institute of Islamic Thought in Herndon, Virginia, Feb. 10, 2019
Senior Malaysian politician Anwar Ibrahim speaks at the International Institute of Islamic Thought in Herndon, Virginia, Feb. 10, 2019
Courtesy of BenarNews











Ông Anwar Ibrahim, người được cho là sẽ kế nhiệm Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, mới đây lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á phải bảo vệ lãnh thổ của mình trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Viện Quốc tế về Tư tưởng Hồi giáo ở Virngina, Mỹ, hôm 10/2, ông Anwar nói rằng Malaysia đã lấy lập trường bảo vệ lãnh thổ trong vấn đề Biển Đông.
“Lựa chọn tốt nhất là làm việc cùng các quốc gia nhỏ khác ở ASEAN để bảo vệ lập trường an ninh của mình, đặc biệt là bởi vì chúng tôi không thể trông đợi Hoa Kỳ trong tình hình hiện tại có thể tích cực hơn trong khu vực”, ông Anwar phát biểu tại diễn đàn.
Malaysia là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Brunei và Philippines hiện đang có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích vùng nước qua đường đứt khúc 9 đoạn.
Malaysia là nước từ trước đến nay hiếm khi lên tiếng hay có hành động mạnh để phản đối những hành động xây lấp đơn phương các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ở Biển Đông do Trung Quốc tiến hành.
Tuy nhiên, nước này trong các năm qua cũng phải đối đầu với việc tàu chiến của Trung Quốc đi vào bãi Luconia do Malaysia kiểm soát.
Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã tỏ rõ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhất là trong việc cho ngưng các dự án hạ tầng cơ sở lên đến hàng chục tỷ đô la do Trung Quốc đầu tư vì quan ngại các dự án không thực sự hiệu quả trong khi lại khiến Malaysia mắc nợ quá nhiều.