Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc "dâng" căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ

Hồng Anh | 

Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc "dâng" căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ
Đặng Tiểu Bình bắt tay Tổng thống Jimmy Carter trong cuộc gặp ngày 31/1/1979. Ảnh tư liệu.

Theo báo cáo mật của Bí thư Quân ủy TW TQ Cảnh Tiêu, TQ đã đề nghị Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông để ngăn chặn HQ Liên Xô, đồng thời cung cấp cho họ thông tin về tàu chiến VN.

Ngày 29/1/1979, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình và phái đoàn Trung Quốc đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại thủ đô Washington, và hai người đã cùng nhau ký kết các thỏa thuận mới mang tính lịch sử sau khi Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ.
Cũng trong chuyến thăm này, phía Trung Quốc đã tranh thủ thuyết phục và tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, mà theo lời họ là để “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau này, vào năm 2010, trong một bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh - tỉnh Vân Nam, Lưu Á Châu - Thượng tướng Không quân Trung Quốc - đã nói rằng cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 là Đặng Tiểu Bình “đánh cho hai người xem, một bên là Trung Quốc, còn bên kia là Mỹ”.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 1.
Ngày 28/1/1979, khi quân đội Trung Quốc rục rịch chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam, thì Đặng Tiểu Bình và đoàn tùy tùng lên máy bay tới Washington để thực hiện chuyến công du lịch sử của mình tại Mỹ.
Chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc được cho là sẽ hoàn thành hành trình do Mao Trạch Đông khởi xướng trước đó gần một thập kỷ, nhằm thiết lập mối quan hệ chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, ông ta dường như không chắc chắn lắm về việc người Mỹ sẽ phản ứng ra sao trước kế hoạch tấn công Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ đã cho rằng Bắc Kinh và Washington có chung các mục tiêu chiến lược, và sẽ cùng nhau tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại cái được gọi là sự bá quyền của Liên Xô.
Do đó, một trong những mục đích chính (không được tuyên bố chính thức) trong chuyến thăm Mỹ lịch sử của Đặng Tiểu Bình là để lôi kéo sự ủng hộ của Washington nhằm chống lại liên minh Liên Xô-Việt Nam tại Đông Nam Á.
Và chủ đề nóng nhất mà Đặng muốn thảo luận với chính quyền Carter trong chuyến đi lần này chính là kế hoạch tấn công quân sự Việt Nam của Trung Quốc, thông qua đó giành được sự ủng hộ của Mỹ.
Lịch trình chuyến công du Washington của Đặng Tiểu Bình bao gồm 3 cuộc hội đàm chính thức cùng Tổng thống Carter. Theo đó, trong hai cuộc gặp đầu tiên, Đặng và Carter sẽ cùng trao đổi quan điểm về các vấn đề trên thế giới, và thảo luận về việc phát triển quan hệ song phương giữa hai nước Mỹ-Trung trong cuộc gặp thứ ba.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 2.
Tối ngày 28/1, chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay Boeing 707 hạ cánh tại Washington, phía Trung Quốc đã yêu cầu tổ chức một cuộc gặp đặc biệt với Tổng thống Carter để thảo luận về “vấn đề Việt Nam”, khiến phía Washington khá bất ngờ.
Cuộc gặp trên đã diễn ra trong Phòng Bầu dục vào cuối buổi chiều ngày 29/1, ngay sau phiên họp chính thức thứ 2, với sự có mặt của Đặng Tiểu Bình, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa và Thứ trưởng Ngoại giao Chương Văn Tấn từ phía Trung Quốc, cùng các đại diện từ phía chủ nhà là Tổng thống Jimmy Carter, Phó Tổng thống Walter Mondale, Ngoại trưởng Cyrus Vance và Cố vấn An ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski.
Trong cuốn hồi ký của mình, Brzezinski đã kể lại rằng lãnh đạo Trung Quốc đã nói về quyết định tấn công Việt Nam với thái độ rất “bình tĩnh, quả quyết và chắc chắn”. Theo đó, Đặng đã thông báo với phía Mỹ rằng để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô, Trung Quốc cho rằng cần phải có những biện pháp hạn chế tham vọng và dạy cho Việt Nam “một bài học thích đáng”.
Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã không đi sâu vào kế hoạch của Trung Quốc, mà lại vạch ra những đòn đáp trả tiềm năng của Liên Xô, cùng phương án ngăn chặn các đòn đánh ấy. Ông ta nói rằng, nếu “viễn cảnh tồi tệ nhất” xảy ra, thì Trung Quốc sẽ “tiếp tục tự vệ” và sẽ chỉ yêu cầu Mỹ “hỗ trợ về mặt tinh thần” trên trường quốc tế.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 3.
Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh tư liệu: Thư viện Quốc hội Mỹ.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 4.
Theo bản ghi được lưu trữ của chính phủ Mỹ, phía Trung Quốc đã chủ yếu khắc sâu vào mối quan ngại chung giữa hai nước Trung-Mỹ vào thời điểm đó là Liên Xô, khi thuyết phục và kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Carter tại Washington.
Được biết, trước khi diễn ra cuộc gặp này, Đặng cũng đã nhiều lần chỉ trích thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược SALT của Xô-Mỹ vốn không thể ngăn Liên Xô vươn lên đạt sức mạnh ngang bằng với Mỹ.
Ngày 30/1/1979, Đặng và Carter đã có một cuộc họp riêng nữa về vấn đề Việt Nam. Tại cuộc họp này, Đặng đã tỏ thái độ quyết tâm và cứng rắn, nhấn mạnh rằng Trung Quốc “cần phải trừng phạt Việt Nam” và tiết lộ kế hoạch về một chiến dịch quân sự “tốc chiến tốc thắng” tại Việt Nam.
Cụ thể, Đặng đã nói với Tổng thống Carter:
"'Bài học' [dành cho Việt Nam] sẽ chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phản ứng dây chuyền [từ phía Liên Xô]. Các ông [Mỹ] có thông tin tình báo tốt hơn. Các ông biết là chúng tôi đang tập trung lực lượng, và cũng biết Xô viết đang làm gì.
Chắc chắn phía Liên Xô sẽ có phản ứng. Nhưng có lẽ sẽ không phải ở quy mô lớn. Bây giờ đang là mùa đông, và việc tiến hành các chiến dịch quy mô lớn ở phía Bắc không phải là chuyện dễ dàng. Nếu chúng tôi ra tay nhanh gọn, thì [Liên Xô] sẽ không có thời gian phản ứng.
[...] Tất nhiên là chúng tôi cũng đã tính đến trường hợp Liên Xô sẽ có đòn đáp trả quy mô lớn. Nhưng chúng tôi không sợ điều đó, bởi họ không thể nhanh chóng điều binh sang vùng Viễn Đông. Lực lượng của họ ở vùng Viễn Đông hiện nay quá hạn chế.
Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cân nhắc tình huống tồi tệ nhất. Kể cả khi Liên Xô tăng cường lực lượng, thì Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng chống chọi. Điều chúng tôi cần từ phía Mỹ là sự ủng hộ về mặt tinh thần của các ông trên trường quốc tế."
Khi Carter tỏ vẻ do dự và chưa thể quyết định ngay, Đặng đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc dự định sẽ tấn công nhanh gọn, khiến nó giống như một "sự cố" tại biên giới, chứ không phải một cuộc tấn công xâm lược. "Chúng tôi hiểu rằng ông sẽ khó có thể đưa ra ngay câu trả lời. Nhưng đôi khi người ta vẫn phải làm một điều gì đó mà họ không muốn", Đặng nói.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Carter, Đặng Tiểu Bình cũng đã thừa nhận rằng phản ứng của quốc tế vào thời điểm đó có thể sẽ bị chia rẽ, nhưng ông ta vẫn ảo tưởng rằng về lâu dài, đại đa số sẽ chuyển sang ủng hộ Trung Quốc.
Hơn nữa, dường như viễn cảnh bị quốc tế phản ứng dữ dội không hề khiến Đặng suy suyển ý định trên. Mặc dù Tổng thống Carter không bày tỏ sự ủng hộ, nhưng Đặng tin rằng Mỹ cũng sẽ không lên án hành động quân sự của Trung Quốc.
Trước khi rời Washington để thực hiện lịch trình còn lại của chuyến công du tại các bang khác của nước Mỹ, Đặng Tiểu Bình đã rất ngạc nhiên khi biết rằng Mỹ có hứng thú với kế hoạch thành lập một căn cứ do thám chung của hai nước tại khu vực Tân Cương để theo dõi hành động của Liên Xô.
Cuộc cách mạng Hồi giáo ngày càng bùng phát mạnh mẽ tại Iran trong giai đoạn này đã dấy lên những nghi ngại về tương lai của các căn cứ Mỹ tại khu vực này. Theo cựu cố vấn an ninh Brzezinski, việc thiết lập các căn cứ quân sự tại Trung Quốc là để giúp Mỹ xác minh việc Liên Xô co tuân thủ Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược hay không.
Khác với Mao Trạch Đông - người từng thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị lắp đặt trạm chuyển tiếp sóng radio và tiếp nhận sóng đài tại Trung Quốc trong thập niên 50 - Đặng đã bày tỏ ngay sự quan tâm rất lớn đối với ý tưởng của Washington, và thậm chí còn đồng ý ngay về việc cân nhắc đề xuất trên.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 6.
Đặng Tiểu Bình, Tổng thống Jimmy Carter cùng quan chức đại diện của hai nước Mỹ-Trung trong cuộc hội đàm tại Washington. Ảnh tư liệu.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 7.
Theo báo cáo mật của Bí thư Quân ủy Trung ương Cảnh Tiêu, Đặng Tiểu Bình thậm chí còn đề nghị Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông vừa để ngăn chặn hoạt động của hải quân Liên Xô, vừa cung cấp cho Trung Quốc những thông tin tình báo về các tàu chiến của Việt Nam. 
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 8.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như tin rằng việc cho Hải quân Mỹ quyền tiếp cận căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam sẽ là điều “có lợi đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam Á”, theo phân tích của nhà nghiên cứu Zhang Xiaoming.
Tuy nhiên, trong các bản ghi được công bố của chính phủ Mỹ lại không đề cập tới việc Đặng Tiểu Bình đem Biển Đông làm quân bài mặc cả trong cuộc thương lượng với Mỹ về vấn đề tấn công Việt Nam. Phía Washington, vì một số lý do chưa từng được công bố, sau đó cũng không thực hiện đề xuất của Đặng. Mặc dù vậy, ông ta không hẳn là đã ra về trắng tay trong chuyến công du Mỹ đầu năm 1979.
Trong một hội nghị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã khẳng định rằng, tuy bề ngoài Mỹ công khai phản đối kế hoạch hành động quân sự của Trung Quốc, nhưng lại có thái độ khác “trong cuộc trao đổi riêng”, đồng thời cũng tiết lộ về những thông tin tình báo do phía Mỹ cung cấp rằng tất cả 54 sư đoàn của Liên Xô được bố trí tại biên giới Trung-Xô đều không đủ lực lượng.
Trên chuyến bay về Trung Quốc, Đặng đã cảm thấy rất thoải mái khi nhận thức được rằng một mối quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ đang được phát triển dựa trên cơ sở lợi ích chung của hai nước khi cùng chống lại cái được cho là sự bành trướng của Xô viết. Còn về vấn đề Việt Nam, thì phía Mỹ không bác bỏ hay trực tiếp lên án kế hoạch của Trung Quốc, mà thay vào đó đã kêu gọi hợp tác trong hoạt động tình báo, nhà nghiên cứu Zhang viết.
Rõ ràng, trong cuộc hội đàm cuối cùng giữa các ông Carter, Brzezinski, và Đặng, hai nước Mỹ-Trung đã đạt được sự đồng thuận ngầm rằng Mỹ sẽ giúp Trung Quốc giám sát và thu thập thông tin tình báo về các lực lượng của Liên Xô tại vùng Viễn Đông. Bằng chứng là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vẫn nổ ra bất chấp những lời can ngăn (mà Đặng Tiểu Bình coi là hành động “bề nổi”) của chính quyền Carter.
theo Trí Thức Trẻ

Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979

Hoàng Đan - Đồ họa: Mạnh Quân. | 

Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979
Thiếu tướng Lê Mã Lương.

Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chính nghĩa. Chúng ta đã chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc.

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN - người từng lăn lộn, chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 - 1987) không giấu được xúc động khi nhắc đến những dấu mốc không thể lãng quên.

Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật "biển người" hay "biển xe tăng", Trung Quốc đều thảm bại

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt | 

Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật "biển người" hay "biển xe tăng", Trung Quốc đều thảm bại

Trong đợt tấn công Việt Nam tháng 2/1979, riêng về tăng thiết giáp, Trung Quốc đã huy động 6 trung đoàn với tổng số 550 chiếc.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979, Trung Quốc đã sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn) cùng nhiều đơn vị binh chủng với quân số lên tới hơn 60 vạn.
Riêng về tăng thiết giáp, Trung Quốc đã huy động 6 trung đoàn với tổng số 550 chiếc. Mặc dù chiến sự trải dài trên toàn tuyến biên giới song số cửa khẩu tăng thiết giáp có thể vượt qua chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật biển người hay biển xe tăng, Trung Quốc đều thảm bại - Ảnh 1.
Xe tăng Trung Quốc ồ ạt tiến vào Việt Nam sáng ngày 17/2/1979.
Vì vậy, không hề nói quá khi kết luận rằng trong cuộc tấn công này, Trung Quốc không chỉ sử dụng chiến thuật "biển người" mà còn sử dụng cả chiến thuật "biển xe tăng". Nhưng dù cho có dùng chiến thuật gì đi chăng nữa thì số phận quân xâm lược đều giống nhau mà thôi.

Chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử

Mong muốn trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, sinh ra vua, nhưng người phụ nữ tinh thông tướng số này lại không thể toại nguyện, chỉ sinh được một người con trai. Mặc dù vậy, con trai bà là một kỳ nhân hiếm có, đỗ trạng nguyên, làm quan đến tước quốc công, trở thành nhà chiến lược kỳ tài, nhà thơ có ảnh hưởng sâu sắc và còn được dân gian coi là nhà tiên tri số một trong sử Việt.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
(Tranh minh họa tổng hợp: Trí Thức VN – Tranh gốc: Viettoon.net)

Người phụ nữ tinh thông tướng số mang chí lớn

Vào thời nhà Lê ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) có người phụ nữ đặc biệt thông minh tên là Nhữ Thị Thục. Bà là con gái của quan thượng thư bộ Hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan dưới thời Lê Thánh Tông.
Vì sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng danh giá nên bà Thục học rất giỏi, tính tình quyết đoán, thông kinh sử. Hơn nữa bà còn thông tỏ cả Dịch lý, tướng số, mang chí lớn.
Biết tướng mạo của mình sẽ sinh quý tử, lại thấy khí số nhà Lê đã đến hồi suy tàn sắp mất, nên bà quyết chí phải lấy cho được người chồng có số làm vua hoặc có số sinh ra vua.
Chính vì thế, dù sinh trưởng trong gia đình danh giá, được nhiều trang tuấn kiệt để mắt, nhưng bà đều từ chối vì qua thuật xem tướng số bà biết rằng vận mệnh của họ không thể làm vua, cũng không thể sinh ra quý tử.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Bà Nhữ Thị Thục làu thông kinh sử, tinh thông tướng số. (Tranh minh họa qua phunuvietnam.vn)
Mãi sau này, bà Thục gặp được một ông đồ nhà quê ít tiếng tăm tên là Nguyễn Văn Định ở huyện Vĩnh Lại (tức Vĩnh Bảo ngày nay). Bà quyết định đến với ông vì biết rằng tướng số của ông có thể sinh ra quý tử.
Rồi bà Thục thụ thai, sinh con trai, đặt tên là Nguyễn Văn Đạt, chính là tên khai sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. Vì rất kỳ vọng vào con nên ngay từ nhỏ bà đã chăm sóc dạy dỗ rất chu đáo. Từ khi mới sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được mẹ hát ru bằng những câu dân ca hoặc những vần thơ do bà sáng tác.
Dân gian truyền rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy thôi nôi đã biết nói, lên 4 tuổi đã được mẹ dạy học thuộc lòng kinh sách, cùng nhiều bài thơ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lời tựa cho Bạch Vân am thi tập của ông cũng đã khẳng định và tỏ lòng biết ơn công lao cũng như nhiệt tâm của mẹ trong việc dạy dỗ mình những năm đầu đời.

Mâu thuẫn trong việc giáo dục trạng Trình

Vì kỳ vọng con sau này có thể làm vua, nên bà Nhữ Thị Thục không ít lần xích mích với chồng. Một lần khi bà đi chợ, ông Văn Định ở nhà buộc dây vào cành tre, kéo lên, kéo xuống cho con chơi và ngâm đùa rằng: “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung”.
Những tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa biết gì, ai ngờ cậu lập tức nói: “Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung”.
Đến khi bà Thục đi chợ về, ông Văn Định kể lại chuyện để khoe vợ, chẳng ngờ bà gay gắt nói: “Nuôi con mong làm vua làm chúa, cớ sao lại mong làm bầy tôi” (Nguyệt tượng trưng cho bầy tôi).
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh qua giaoduc.net.vn)
Lần khác khi vợ đi vắng, ông Văn Định lấy sách của vợ tìm một câu để dạy con, thấy câu: “Bống bống, bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng”.
Ông Văn Định hoảng sợ, lo con đọc thì bị cho là tội phản nghịch, bị chém đầu, bèn sửa chữ “tựa” thành chữ “vịn”.
Bà Thục sau này biết chuyện thì than: “Sinh con ra, mong con làm vua thiên hạ. Nay thầy nó dạy con làm tôi, chán quá!”
Rồi sau này bà Thục dùng thuật xem tướng số, thấy con mình tướng mạo rất tốt, hiềm nỗi da hơi dày, nên biết dù có là thiên tài cũng chẳng thể làm vua; cộng thêm mâu thuẫn trong việc dạy con khiến bà Thục chán nản bỏ đi.
Về cuộc đời sau này của bà thì có nhiều ý kiến trái chiều. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ít lâu sau bà Nhữ Thị Thục gặp và lấy ông Phùng Chí Công, sinh thêm được một ông trạng nữa cũng nổi danh đất Việt là trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Sơn Tây là “Ký lục tiên tổ sự tích” do cháu 3 đời của trạng Bùng ghi lại cũng có chép:
Khi thân phụ Phùng Khắc Khoan ở Từ Sơn, có gặp một thiếu phụ từ Hải Dương đến, lông mày lá liễu, sắc mặt hơi buồn. Bà đi cùng đường với ông, được chừng một dặm, ông thấy bà nhàn rỗi như đi dạo, bèn trò chuyện, hỏi han. Thấy ông có phúc tướng, bà mới bộc bạch nỗi lòng. Ông rơi lệ cảm động. Hai người kết nghĩa vợ chồng. Qua năm sau, sinh được con trai có tướng lạ, mới 5-6 tuổi mà đã có khí vũ của bậc trượng phu. Bà mừng rỡ bảo ông nên dạy cho nó học, nếu trời xanh không phụ, may gặp thời phò được thiên hạ nghiêng đổ thì chí thiếp mãn nguyện.
Nhiều người nhìn nhận rằng người phụ nữ Hải Dương ấy mang họ Nhữ, là mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên do đây là gia phả do cháu 3 đời ghi lại, mà thời điểm ghi lại thì dân gian cũng đã có nhiều thuyết về trạng Trình và trạng Bùng, nên cũng khó mà có thể lấy đó làm điều xác thực.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Trạng vinh quy. (Tranh minh họa qua newvietart.com)
Trong bài phả ký tựa đề “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký” (Phả ký về Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Văn Đạt), Vũ Khâm Lân lại khẳng định “Bà (tức Nhữ Thị Thục, mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu sau thì mất”.
Quả thực việc bà Nhữ Thị Thục có phải là thân mẫu của cả trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan không có rất nhiều tranh cãi. Chủ yếu nhất là vì hai ông trạng Việt này cách nhau những 37 tuổi. Nếu bà Thục khoảng 30 tuổi mới lấy chồng, rồi hoài thai, sinh nở và nuôi lớn trạnh Trình, rồi bỏ đi lấy ông Phùng Chí Công, thì thời điểm sinh trạng Bùng ước tính phải vào năm bà trên 70 tuổi. Điều này quả là khó mà lý giải.
Hiện tại, phần mộ của bà Nhữ Thị Thục được đặt bên cạnh phần mộ song thân là vợ chồng quan thượng thư Nhữ Văn Lan vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại quê nhà trong gần 500 năm qua. Tại sao khi bà mất lại không được chôn cất bên nhà chồng tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo mà lại an táng bên nhà cha mẹ đẻ ở thôn An Tử Hạ, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng? Âu đó cũng có thể là một bằng cớ cho việc bà “bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu sau thì mất” như trong cuốn “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký” có chép lại.

Không phải là vua nhưng lại là người có ảnh hưởng lớn tới thế cuộc

Sức người không thay đổi được thiên mệnh, tuy mẹ tinh thông tướng số, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không thể làm vua. Nhưng dù ông không phải là vua, thì các bậc vua chúa thời đó đều phải tới hỏi ý kiến ông. Điều đó giả như bà Nhữ Thị Thục biết được, thì cũng kể là một sự an ủi lớn.
Lúc nhà Lê bắt đầu trung hưng, vua Mạc ngự giá đến nhà ông hỏi các kế công thủ, trạng Trình đã đáp rằng: “Ngày sau nước có việc, đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng giữ được phúc đến vài đời”. 7 năm sau, nhà Mạc mất (1592), lui về giữ đất Cao Bằng, quả nhiên truyền được tới tận năm 1677.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Thời đất nước loạn lạc. (Tranh minh họa qua yeusuviet.com)
Khi Nguyễn Hoàng lo lắng bị chúa Trịnh sát hại, bèn sai sứ hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, trạng Trình không trả lời thẳng, chỉ nói rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, có nghĩa là: “Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”.
Nguyễn Hoàng đã qua Hoành Sơn đến Thuận Hóa và làm nên nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Nguyễn sau này.
Khi vua Lê Trung Tông mất, Trịnh Kiểm muốn nhân cơ hội này chiếm ngôi vua của nhà Lê, bèn hỏi ý kiến Phùng Khắc Khoan, nhưng ông cũng không biết nên làm thế nào bèn phái người bí mật hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Các vua chúa quan lại đều lo lắng về cuộc cờ của đất nước. (Tranh minh họa qua kienthuc.net.vn)
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng: “Năm nay thóc giống không tốt, chúng bay nên tìm thóc cũ mà gieo mạ”  “Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản”.
Phùng Khắc Khoan hiểu ý Nguyễn Bỉnh Khiêm, bèn nói với chúa Trịnh rằng phải thờ vua Lê thì mới được lâu dài.
Sau này con cháu nhà Trịnh nhiều người muốn cướp ngôi nhà Lê, tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ông đều nói rằng“Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong” khiến chúa Trịnh không dám cướp ngôi vua Lê. Đến khi vua Lê Chiêu Thống mất ngôi thì nhà Trịnh cũng bị diệt.
Nguyễn Bỉnh Khiêm dù không là vua nhưng tiếng nói của ông lại quyết định cuộc cờ của các thế lực vua chúa thời bấy giờ. Ông nổi tiếng với những lời tiên tri mà dân gian gọi là “Sấm trạng Trình” hay “Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Đây là những lời được cho là có tính tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt Nam trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019).
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh qua anhp.vn)
Theo suy diễn, nhiều điểm được nêu trong sấm ký này đã trùng khớp với các sự kiện lịch sử Việt Nam mà nổi bật nhất là tiên đoán về quốc hiệu Việt Nam, vì vào thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sống thì Việt Nam chưa có quốc hiệu này mà vẫn còn dùng quốc hiệu Đại Việt. Chính vì vậy mà dân gian coi ông là nhà tiên tri số một trong sử Việt.
“Sấm trạng Trình” gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã và cho là ứng nghiệm, trong đó phải kể tới:
  • Giúp chúa Trịnh phò vua Lê để cùng trị nước
  • Giúp chúa Nguyễn cát cứ ở Thuận Hóa (Hoành Sơn) để phát triển sự nghiệp
  • Giúp nhà Mạc chọn Cao Bằng cát cứ mấy đời
  • Nguyễn Công Trứ phá đền
  • Nguyễn Nhạc xuất thân từ biện lại làm vua
  • Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh nắm quyền lớn rồi chết
  • Cha con Quang Trung và Cảnh Thịnh làm vua 14 năm
  • Nhà Nguyễn tin và mất nước về tay người phương Tây
  • Khởi nghĩa Yên Bái
  • Thế chiến II
  • Cái chết của Toàn quyền Pierre Pasquier
Sau này những nhà nghiên cứu về trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đều đánh giá cao vai trò của bà Nhữ Thị Thục trong việc giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có nhận xét rằng:
Bà Nhữ Thị Thục – thân mẫu danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong ba người phụ nữ nổi tiếng, tài trí hơn người của Việt Nam ở thế kỷ XVI. Đó là Trạng nguyên Linh phi Nguyễn Thị Duệ, Quận công Nhữ Thị Thuận và phu nhân Nhữ Thị Thục.
Trần Hưng
Xem thêm:

Sự thật về việc Đặng Tiểu Bình đưa quân tiến đánh Việt Nam năm 1979

Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình đưa 200.000 binh lính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sang xâm lược Việt Nam. Trong vòng một tháng, hơn 20.000 binh lính Trung Quốc tử trận, bị thương vô số, sau cùng đã thất bại thảm hại và phải rút quân về.
Nguyên nhân của cuộc chiến này bắt nguồn từ việc ĐCSTQ dung túng cho Khmer Đỏ thảm sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có cả kiều bào Trung Quốc và Việt Nam. Vì để bảo vệ người dân Việt Nam tại Campuchia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa quân đến Campuchia, quét sạch Khmer Đỏ và giải cứu người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. Sau đó, ĐCSTQ đã đưa quân tiến đánh Việt Nam, trả đũa Việt Nam đã tiêu diệt Khmer Đỏ.