Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử

Mong muốn trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, sinh ra vua, nhưng người phụ nữ tinh thông tướng số này lại không thể toại nguyện, chỉ sinh được một người con trai. Mặc dù vậy, con trai bà là một kỳ nhân hiếm có, đỗ trạng nguyên, làm quan đến tước quốc công, trở thành nhà chiến lược kỳ tài, nhà thơ có ảnh hưởng sâu sắc và còn được dân gian coi là nhà tiên tri số một trong sử Việt.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
(Tranh minh họa tổng hợp: Trí Thức VN – Tranh gốc: Viettoon.net)

Người phụ nữ tinh thông tướng số mang chí lớn

Vào thời nhà Lê ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) có người phụ nữ đặc biệt thông minh tên là Nhữ Thị Thục. Bà là con gái của quan thượng thư bộ Hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan dưới thời Lê Thánh Tông.
Vì sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng danh giá nên bà Thục học rất giỏi, tính tình quyết đoán, thông kinh sử. Hơn nữa bà còn thông tỏ cả Dịch lý, tướng số, mang chí lớn.
Biết tướng mạo của mình sẽ sinh quý tử, lại thấy khí số nhà Lê đã đến hồi suy tàn sắp mất, nên bà quyết chí phải lấy cho được người chồng có số làm vua hoặc có số sinh ra vua.
Chính vì thế, dù sinh trưởng trong gia đình danh giá, được nhiều trang tuấn kiệt để mắt, nhưng bà đều từ chối vì qua thuật xem tướng số bà biết rằng vận mệnh của họ không thể làm vua, cũng không thể sinh ra quý tử.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Bà Nhữ Thị Thục làu thông kinh sử, tinh thông tướng số. (Tranh minh họa qua phunuvietnam.vn)
Mãi sau này, bà Thục gặp được một ông đồ nhà quê ít tiếng tăm tên là Nguyễn Văn Định ở huyện Vĩnh Lại (tức Vĩnh Bảo ngày nay). Bà quyết định đến với ông vì biết rằng tướng số của ông có thể sinh ra quý tử.
Rồi bà Thục thụ thai, sinh con trai, đặt tên là Nguyễn Văn Đạt, chính là tên khai sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. Vì rất kỳ vọng vào con nên ngay từ nhỏ bà đã chăm sóc dạy dỗ rất chu đáo. Từ khi mới sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được mẹ hát ru bằng những câu dân ca hoặc những vần thơ do bà sáng tác.
Dân gian truyền rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy thôi nôi đã biết nói, lên 4 tuổi đã được mẹ dạy học thuộc lòng kinh sách, cùng nhiều bài thơ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lời tựa cho Bạch Vân am thi tập của ông cũng đã khẳng định và tỏ lòng biết ơn công lao cũng như nhiệt tâm của mẹ trong việc dạy dỗ mình những năm đầu đời.

Mâu thuẫn trong việc giáo dục trạng Trình

Vì kỳ vọng con sau này có thể làm vua, nên bà Nhữ Thị Thục không ít lần xích mích với chồng. Một lần khi bà đi chợ, ông Văn Định ở nhà buộc dây vào cành tre, kéo lên, kéo xuống cho con chơi và ngâm đùa rằng: “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung”.
Những tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa biết gì, ai ngờ cậu lập tức nói: “Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung”.
Đến khi bà Thục đi chợ về, ông Văn Định kể lại chuyện để khoe vợ, chẳng ngờ bà gay gắt nói: “Nuôi con mong làm vua làm chúa, cớ sao lại mong làm bầy tôi” (Nguyệt tượng trưng cho bầy tôi).
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh qua giaoduc.net.vn)
Lần khác khi vợ đi vắng, ông Văn Định lấy sách của vợ tìm một câu để dạy con, thấy câu: “Bống bống, bang bang, ngày sau con lớn, con tựa ngai vàng”.
Ông Văn Định hoảng sợ, lo con đọc thì bị cho là tội phản nghịch, bị chém đầu, bèn sửa chữ “tựa” thành chữ “vịn”.
Bà Thục sau này biết chuyện thì than: “Sinh con ra, mong con làm vua thiên hạ. Nay thầy nó dạy con làm tôi, chán quá!”
Rồi sau này bà Thục dùng thuật xem tướng số, thấy con mình tướng mạo rất tốt, hiềm nỗi da hơi dày, nên biết dù có là thiên tài cũng chẳng thể làm vua; cộng thêm mâu thuẫn trong việc dạy con khiến bà Thục chán nản bỏ đi.
Về cuộc đời sau này của bà thì có nhiều ý kiến trái chiều. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ít lâu sau bà Nhữ Thị Thục gặp và lấy ông Phùng Chí Công, sinh thêm được một ông trạng nữa cũng nổi danh đất Việt là trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Sơn Tây là “Ký lục tiên tổ sự tích” do cháu 3 đời của trạng Bùng ghi lại cũng có chép:
Khi thân phụ Phùng Khắc Khoan ở Từ Sơn, có gặp một thiếu phụ từ Hải Dương đến, lông mày lá liễu, sắc mặt hơi buồn. Bà đi cùng đường với ông, được chừng một dặm, ông thấy bà nhàn rỗi như đi dạo, bèn trò chuyện, hỏi han. Thấy ông có phúc tướng, bà mới bộc bạch nỗi lòng. Ông rơi lệ cảm động. Hai người kết nghĩa vợ chồng. Qua năm sau, sinh được con trai có tướng lạ, mới 5-6 tuổi mà đã có khí vũ của bậc trượng phu. Bà mừng rỡ bảo ông nên dạy cho nó học, nếu trời xanh không phụ, may gặp thời phò được thiên hạ nghiêng đổ thì chí thiếp mãn nguyện.
Nhiều người nhìn nhận rằng người phụ nữ Hải Dương ấy mang họ Nhữ, là mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên do đây là gia phả do cháu 3 đời ghi lại, mà thời điểm ghi lại thì dân gian cũng đã có nhiều thuyết về trạng Trình và trạng Bùng, nên cũng khó mà có thể lấy đó làm điều xác thực.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Trạng vinh quy. (Tranh minh họa qua newvietart.com)
Trong bài phả ký tựa đề “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký” (Phả ký về Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Văn Đạt), Vũ Khâm Lân lại khẳng định “Bà (tức Nhữ Thị Thục, mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu sau thì mất”.
Quả thực việc bà Nhữ Thị Thục có phải là thân mẫu của cả trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan không có rất nhiều tranh cãi. Chủ yếu nhất là vì hai ông trạng Việt này cách nhau những 37 tuổi. Nếu bà Thục khoảng 30 tuổi mới lấy chồng, rồi hoài thai, sinh nở và nuôi lớn trạnh Trình, rồi bỏ đi lấy ông Phùng Chí Công, thì thời điểm sinh trạng Bùng ước tính phải vào năm bà trên 70 tuổi. Điều này quả là khó mà lý giải.
Hiện tại, phần mộ của bà Nhữ Thị Thục được đặt bên cạnh phần mộ song thân là vợ chồng quan thượng thư Nhữ Văn Lan vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại quê nhà trong gần 500 năm qua. Tại sao khi bà mất lại không được chôn cất bên nhà chồng tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo mà lại an táng bên nhà cha mẹ đẻ ở thôn An Tử Hạ, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng? Âu đó cũng có thể là một bằng cớ cho việc bà “bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu sau thì mất” như trong cuốn “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký” có chép lại.

Không phải là vua nhưng lại là người có ảnh hưởng lớn tới thế cuộc

Sức người không thay đổi được thiên mệnh, tuy mẹ tinh thông tướng số, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không thể làm vua. Nhưng dù ông không phải là vua, thì các bậc vua chúa thời đó đều phải tới hỏi ý kiến ông. Điều đó giả như bà Nhữ Thị Thục biết được, thì cũng kể là một sự an ủi lớn.
Lúc nhà Lê bắt đầu trung hưng, vua Mạc ngự giá đến nhà ông hỏi các kế công thủ, trạng Trình đã đáp rằng: “Ngày sau nước có việc, đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng giữ được phúc đến vài đời”. 7 năm sau, nhà Mạc mất (1592), lui về giữ đất Cao Bằng, quả nhiên truyền được tới tận năm 1677.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Thời đất nước loạn lạc. (Tranh minh họa qua yeusuviet.com)
Khi Nguyễn Hoàng lo lắng bị chúa Trịnh sát hại, bèn sai sứ hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, trạng Trình không trả lời thẳng, chỉ nói rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, có nghĩa là: “Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”.
Nguyễn Hoàng đã qua Hoành Sơn đến Thuận Hóa và làm nên nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Nguyễn sau này.
Khi vua Lê Trung Tông mất, Trịnh Kiểm muốn nhân cơ hội này chiếm ngôi vua của nhà Lê, bèn hỏi ý kiến Phùng Khắc Khoan, nhưng ông cũng không biết nên làm thế nào bèn phái người bí mật hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Các vua chúa quan lại đều lo lắng về cuộc cờ của đất nước. (Tranh minh họa qua kienthuc.net.vn)
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng: “Năm nay thóc giống không tốt, chúng bay nên tìm thóc cũ mà gieo mạ”  “Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản”.
Phùng Khắc Khoan hiểu ý Nguyễn Bỉnh Khiêm, bèn nói với chúa Trịnh rằng phải thờ vua Lê thì mới được lâu dài.
Sau này con cháu nhà Trịnh nhiều người muốn cướp ngôi nhà Lê, tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ông đều nói rằng“Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong” khiến chúa Trịnh không dám cướp ngôi vua Lê. Đến khi vua Lê Chiêu Thống mất ngôi thì nhà Trịnh cũng bị diệt.
Nguyễn Bỉnh Khiêm dù không là vua nhưng tiếng nói của ông lại quyết định cuộc cờ của các thế lực vua chúa thời bấy giờ. Ông nổi tiếng với những lời tiên tri mà dân gian gọi là “Sấm trạng Trình” hay “Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Đây là những lời được cho là có tính tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt Nam trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019).
Ly kỳ chuyện người phụ nữ tinh thông tướng số muốn sinh con làm thiên tử
Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh qua anhp.vn)
Theo suy diễn, nhiều điểm được nêu trong sấm ký này đã trùng khớp với các sự kiện lịch sử Việt Nam mà nổi bật nhất là tiên đoán về quốc hiệu Việt Nam, vì vào thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sống thì Việt Nam chưa có quốc hiệu này mà vẫn còn dùng quốc hiệu Đại Việt. Chính vì vậy mà dân gian coi ông là nhà tiên tri số một trong sử Việt.
“Sấm trạng Trình” gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã và cho là ứng nghiệm, trong đó phải kể tới:
  • Giúp chúa Trịnh phò vua Lê để cùng trị nước
  • Giúp chúa Nguyễn cát cứ ở Thuận Hóa (Hoành Sơn) để phát triển sự nghiệp
  • Giúp nhà Mạc chọn Cao Bằng cát cứ mấy đời
  • Nguyễn Công Trứ phá đền
  • Nguyễn Nhạc xuất thân từ biện lại làm vua
  • Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh nắm quyền lớn rồi chết
  • Cha con Quang Trung và Cảnh Thịnh làm vua 14 năm
  • Nhà Nguyễn tin và mất nước về tay người phương Tây
  • Khởi nghĩa Yên Bái
  • Thế chiến II
  • Cái chết của Toàn quyền Pierre Pasquier
Sau này những nhà nghiên cứu về trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đều đánh giá cao vai trò của bà Nhữ Thị Thục trong việc giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có nhận xét rằng:
Bà Nhữ Thị Thục – thân mẫu danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong ba người phụ nữ nổi tiếng, tài trí hơn người của Việt Nam ở thế kỷ XVI. Đó là Trạng nguyên Linh phi Nguyễn Thị Duệ, Quận công Nhữ Thị Thuận và phu nhân Nhữ Thị Thục.
Trần Hưng
Xem thêm:

Sự thật về việc Đặng Tiểu Bình đưa quân tiến đánh Việt Nam năm 1979

Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình đưa 200.000 binh lính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sang xâm lược Việt Nam. Trong vòng một tháng, hơn 20.000 binh lính Trung Quốc tử trận, bị thương vô số, sau cùng đã thất bại thảm hại và phải rút quân về.
Nguyên nhân của cuộc chiến này bắt nguồn từ việc ĐCSTQ dung túng cho Khmer Đỏ thảm sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có cả kiều bào Trung Quốc và Việt Nam. Vì để bảo vệ người dân Việt Nam tại Campuchia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa quân đến Campuchia, quét sạch Khmer Đỏ và giải cứu người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. Sau đó, ĐCSTQ đã đưa quân tiến đánh Việt Nam, trả đũa Việt Nam đã tiêu diệt Khmer Đỏ.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Việt Long
Kính tặng những người đã đổ máu, sức lực cho biên giới mãi trường tồn
Ngoại giao bóng bàn và các chuyến đi bí mật của cố vấn Kissinger đã đưa đến sự bắt tay Mỹ – Trung năm 1972 tại Thượng Hải làm thay đổi cục diện thế giới cũng như khu vực. Sự kiện này làm thay đổi hẳn các tính toán của các bên trong ván bài Đông Dương. Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam nên đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đổi lấy tác động của Bắc Kinh lên chính sách của Hà Nội. Trung Quốc muốn duy trì hai miền Việt Nam trước quyết tâm thống nhất đất nước của Hà Nội để có một vùng đệm an ninh cho biên giới phía Nam. Sự bắt tay Mỹ – Trung làm Liên Xô buộc phải tăng cường quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm đồng minh trong khi Hà Nội cần nhiều viện trợ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa cắt viện trợ để buộc Việt Nam theo ý mình.

Vì sao Trung Quốc mất một nửa số xe tăng Type 62 trong CTBG 1979?


Hải Dương | 
Vì sao Trung Quốc mất một nửa số xe tăng Type 62 trong CTBG 1979?

Theo số liệu thống kê, trong cuộc xâm lược năm 1979 đã có khoảng 100 xe tăng Type 62 của Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam tiêu diệt.

Type 62 là loại xe tăng hạng nhẹ do Trung Quốc nghiên cứu phát triển vào thập niên 1960, nguyên mẫu đầu tiên hoàn thành năm 1962 và được chế tạo hàng loạt từ năm 1963, với tổng số 1.499 chiếc xuất xưởng.

Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng "chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần"

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt | 

Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng "chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần"
Hai nữ chiến sĩ Việt Nam dẫn giải tù binh Trung Quốc ở Cao Bằng ngày 25/2/1979. Nguồn ảnh: Sovfoto.

Túc Dụ, Thứ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từng huênh hoang rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong 1 tuần.

Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 1.
Là hai quốc gia láng giềng, "núi liền núi, sông liền sông"- như lời một bài hát, song lịch sử bang giao Việt Nam- Trung Quốc có nhiều khúc quanh co, gập ghềnh.
Từ sau khi Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt ngót 1.000 năm "Bắc thuộc", giành lại nền độc lập cho nước nhà thì các triều đại phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần cất quân xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh xâm lược đó trước sau đều bị quân dân Việt Nam đánh bại.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979

Thủy Thu | 

Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Theo giáo sư Mỹ, các nhà ngoại giao đã gặp Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 đều nhận thấy rằng, bất cứ khi nào nói chuyện về Việt Nam, Đặng đều trở nên tức giận.

LTS: Ngày 17/ 2/1979 - cách đây tròn 40 năm, Trung Quốc đã đưa quân tấn công Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược ấy được Bắc Kinh khoác cho cái tên "phản kích tự vệ" để lừa bịp dư luận quốc tế. Nhưng thực chất, nó phục vụ cho nhiều mục đích của lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Đặng Tiểu Bình. Và để tiến hành cuộc chiến, Đặng đã có sự chuẩn bị kỹ càng cả về đối nội và đối ngoại.
---
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 1.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976), Đặng Tiểu Bình bị đấu tố và mất đi toàn bộ chức vụ.
Cho đến phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa X (16-21/7/1977), Đặng chính thức khôi phục chức vụ Ủy viên trung ương ĐCSTQ, Ủy viên - Thường vụ Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ, Phó Chủ tịch trung ương ĐCSTQ, Phó Chủ tịch quân ủy trung ương ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 2.
Đặng Tiểu Bình (bên phải) tại Hội nghị toàn thể trung ương 3, khóa XI. Ảnh: VCG

Ngồi lâu hơn 3 tiếng một ngày có nguy cơ dẫn đến tử vong

Năm 2016, một nghiên cứu từ các nhà khoa học Đại học Sao Paulo (Brazil) đã chỉ ra rằng 60% dân số thế giới ngồi nhiều hơn 3 tiếng một ngày, được cho là nguyên nhân dẫn đến 433.000 cái chết từ năm 2002 đến 2011. Rất nhiều các nghiên cứu khoa học khác cũng đã chỉ ra rằng, những người ngồi nhiều, ít vận động sẽ làm giảm thể lực, suy giảm chức năng tim và phổi, nguy cơ cao bị các bệnh về đại tràng, ruột kết, béo phì,… và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Ngồi lâu hơn 3 tiếng một ngày có nguy cơ dẫn đến tử vong. (Ảnh từ Kenh14)

Những tác hại vô cùng nguy hiểm từ việc ngồi nhiều liên tục

Ngay từ năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã cho rằng, ngồi nhiều, ít vận động là yếu tố nguy hiểm hàng đầu dẫn đến các bệnh mãn tính. 47 nghiên cứu có thẩm quyền cũng chỉ ra rằng, những người ngồi nhiều, ít vận động trong thời gian dài, không những có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mà còn dễ chết sớm do mắc các bệnh ung thư
Những tác hại của việc ngồi nhiều đến sức khỏe (Ảnh: Vnexpress)

Bộ Tư lệnh Biên phòng thăm, chúc Tết quân và dân xã Hải Sơn

Thứ Tư, 06/02/2019, 16:41:53

NDĐT - Ngày 6-2, (mùng 2 Tết), Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Quảng Ninh do Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) nhân kỷ niệm 40 năm Chiến tranh biên giới; thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, nhân dân khu vực biên giới.
Bộ Tư lệnh Biên phòng thăm, chúc Tết quân và dân xã Hải Sơn
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, chúc Tết chính quyền và nhân dân xã Hải Sơn.
Tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, các đại biểu đã kính cẩn đặt vòng hoa, tưởng nhớ công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng và hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.

Chiến tranh xâm lược biên giới, khúc quanh lịch sử trong quan hệ Việt - Trung

ĐẠI TÁ ĐẶNG VIỆT THỦY

(GDVN) - Cuộc chiến xâm lược do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Đó là "khúc quanh lịch sử" trong quan hệ Việt - Trung.
LTS: Chia sẻ về "khúc quanh lịch sử" trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tác giả Đặng Việt Thủy tiếp tục có bài viết gửi đến độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông". Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước được hình thành trong quá trình lịch sử và được củng cố và phát triển khi nhân dân hai nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã dày công vun đắp mối tình hữu nghị Việt - Trung.
Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước đã sát cánh bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần quốc tế cao cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
"Mối tình thắm thiết Việt - Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Biên giới phía Bắc đầu tháng 2/1979, những ngày trước khi súng nổ

Nhưng trên thực tế, lịch sử có những bước thăng trầm. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có lúc đi vào một khúc quanh nghiêm trọng.
Ngày 17/2/1979, đánh dấu một "khúc quanh lịch sử" quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đó là sự kiện Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn quân đội có pháo binh, xe tăng yểm trợ tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung.

Chiến tranh biên giới: Ám ảnh từ đáy giếng chôn 43 xác

VietnamNet

40 năm trôi qua, song ám ảnh về vụ tàn sát 43 người dân trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 vẫn hằn in trong tâm trí những người ở lại.
Mỗi năm, cứ đến tháng 2, người dân TP Cao Bằng lại xót xa nhớ vụ xuống tay với hàng chục người dân ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo).
Bảng gỗ khắc ghi tội ác
Ngày 9/3/1979, trên đường lui quân sau những âm mưu chiếm đánh các tỉnh phía Bắc Việt Nam bất thành. 43 người dân đã ra đi...

Biên giới tháng 2/1979: Bài học xương máu cho hậu thế



 Nguyên nhân nào đã dẫn đến việc Trung Quốc vốn “vừa là đồng chí vừa là anh em” đã đột ngột tấn công Việt Nam như vậy? Và bài học kinh nghiệm của Việt Nam từ cuộc chiến này?

Biên giới tháng 2/1979: Bài học xương máu cho hậu thế
Cách đây 40 năm, “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào trận chiến đấu mới".
Cách đây 40 năm, cũng vào ngày này, Trung Quốc đã xua quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào trận chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng Bắc kinh, đã dày xéo mảnh đất tiền phương. Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp nẻo quê hương.”
Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 này tuy chỉ kéo dài 16 ngày, nhưng sự căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc sau cuộc chiến còn kéo dài cho đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Và hệ lụy của cuộc chiến còn dai dẳng cho đến tận bây giờ.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến việc Trung Quốc vốn “vừa là đồng chí vừa là anh em” đã trở mặt tấn công Việt Nam như vậy? Mặc dù cả hai bên đều tuyên bố mình đã chiến thắng, nhưng dưới con mắt của các nhà  nghiên cứu sẽ đánh giá thắng lợi của các bên như thế nào? Và bài học kinh nghiệm của Việt Nam từ cuộc chiến này sẽ ra sao?
Nguyên nhân cuộc chiến
Nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc khởi phát cuộc tấn công 6 tỉnh biên giới này thì có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên có những điểm chung, đó là bởi những va chạm về lợi ích và tính toán chiến lược của Trung Quốc trong bối cảnh khu vực và quốc tế lúc bấy giờ.