Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Chiến tranh năm 1979: Chuyện người dân quân tay không đánh 7 lính Trung Quốc bỏ chạy

Hoàng Cư | 

Ông Giàng kể từ đầu năm 1978, vành đai biên giới các tỉnh phía Bắc đã dần căng thẳng. Địa bàn Vị Xuyên - Hà Tuyên liên tục xảy ra các cuộc xung đột ở khu vực biên giới Việt - Trung.

Đều đặn mỗi tuần hai lần, ông Bồn Văn Giàng (78 tuổi - người dân tộc Dao ở bản Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang) vẫn khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, vai đeo chiếc túi, băng rừng đi kiểm tra cột mốc đường biên.
Công việc ấy gắn bó với Giàng hơn 40 năm qua, khi quân Trung Quốc còn chưa tiến công vào biên giới các tỉnh phía Bắc. 
Chiến tranh năm 1979: Chuyện người dân quân tay không đánh 7 lính Trung Quốc bỏ chạy - Ảnh 1.
Giàng là lính trinh sát từng tham gia cuộc chiến chống Mỹ suốt 7 năm tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1972 xuất ngũ về quê, ông làm xã đội phó Thanh Thủy. Ông nằm trong danh sách đội ngũ dân quân tự vệ dự bị của địa phương, hàng ngày có trách nhiệm phối hợp với các chiến sĩ dân quân trong xã đi tuần, kiểm soát dọc đường biên.
Chiến tranh năm 1979: Chuyện người dân quân tay không đánh 7 lính Trung Quốc bỏ chạy - Ảnh 2.
Gần 80 tuổi nhưng đều đặn mỗi tháng vài lần, ông Giàng vẫn tuần đường biên, kiểm tra cột mốc. Ảnh: Hoàng Cư.

Nhà sử học Nga: Cố vấn quân sự và tên lửa Liên Xô đã có mặt ở biên giới phía Bắc Việt Nam ngay sau ngày 17/2/1979

Evgheni Vasilyevich Kobelev - Từ Nga | 

Nhà sử học Nga: Cố vấn quân sự và tên lửa Liên Xô đã có mặt ở biên giới phía Bắc Việt Nam ngay sau ngày 17/2/1979
Ông E. Kobelev và một số cuốn sách ông viết về Việt Nam, trong đó có cuốn "Hồ Chí Minh" bằng tiếng Nga và bản dịch một số thứ tiếng khác (2007). Ảnh: Đăng Phát

Nhà sử học Evgheni Vasilyevich Kobelev khẳng định Liên Xô đã hành động hoàn toàn phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ký với Việt Nam vào năm 1978.

LTS: Nhân kỷ niệm 40 Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của nhà sử học Nga Evgheni Vasilyevich Kobelev - Chuyên viên khoa học chính của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga về sự kiện này.
---
Trong những năm 1970 – 1980, tôi công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, phụ trách quan hệ giữa Liên Xô với Việt Nam, Lào và Campuchia. Do đó, tôi theo dõi rất sát tình hình Việt Nam và quá trình gia tăng những mâu thuẫn có tính xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Vương quốc Phù Nam : Huyền thoại và những vấn đề lịch sử

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019 | 20.2.19


Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Hình minh họa
Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam.

Việt Nam cần thận trọng trong đối đầu Mỹ Trung Quốc

Kính Hòa RFA

Đặng Tiểu Bình (phải) gặp Brzezinski tại Bắc Kinh ngày 23/5/1978. Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình (phải) gặp Brzezinski tại Bắc Kinh ngày 23/5/1978. Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam.
 AFP
Cuộc chiến biên giới 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam, tuy ngắn ngủi nhưng được nhiều nhà quan sát cho rằng đã tạo đà cho Trung Quốc vươn lên trên mọi lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, chính trị, quân sự,… mặc dù họ bị xem là bị một tổn thất lớn về quân sự.
Ngược lại, sau cuộc chiến đó Việt Nam lại đắm chìm trong suy thoái, sa lầy, bị cô lập đến gần một thập kỷ sau.
Trong những ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, trong bối cảnh quan hệ quốc tế thay đổi nhanh chóng, nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi: Bài học 1979 là gì?
Ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu sử học và xung đột Biển Đông, vào năm 1979 là một quân nhân quân đội Việt Nam. 40 năm sau nhìn lại, ông nói về bài học mà Việt Nam đã rút ra từ sự xung đột với Trung Quốc:
Theo tôi bài học lớn nhất của cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía Bắc 1979 là không đi với một kẻ này để đánh kẻ khác, tức là không được tham gia các khối liên minh quân sự, kinh tế bất lợi cho các nước láng giềng.”

Cuộc chiến 1979: Mạc Ngôn nhìn người Trung Quốc như nạn nhân

Nguyễn An Nam

Nhà văn Mạc NgônBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhà văn Mạc Ngôn
Lịch sử cuộc chiến chống Trung Quốc xâm phạm biên giới phía Bắc năm 1979 được báo chí, sách vở chính thống nhắc lại khá đậm và tổng lực, sau 40 năm. Nhưng lịch sử chính trị, tư tưởng hay nói khác đi, bản chất, nguyên nhân thúc đẩy sâu xa của cuộc chiến ấy vẫn là một "làn ranh đỏ" mà hệ thống thông tin chính thống Việt Nam chưa thể vượt qua.
Hạn mức và ý nghĩa của sự "được nói" vẫn là thứ mà chúng ta cần suy nghĩ.
Bài viết này không tô đậm thêm chiến dịch truyền thông về cuộc chiến đang rất ồ ạt, cũng không có tham vọng bóc tách về những nguyên nhân phía sau cuộc chiến, mà đưa ra một góc nhìn khác. Góc nhìn từ phía bên kia, qua hai tác phẩm văn học của Mạc Ngôn (Nobel Văn học 2012).

Tranh cãi

Năm 2008, Công ty sách Phương Nam & NXB Văn học ấn hành cuốn Ma chiến hữu (tựa gốc: Chiến hữu trùng phùng) của Mạc Ngôn. Cuốn tiểu thuyết này ban đầu không gây chú ý bằng những cuốn đồ sộ khác của Mạc Ngôn đã từng được dịch sang tiếng Việt như: Đàn hương hình, Báu vật của đời hay Cao lương đỏ... Thế nhưng, sau khi phát hành phiên bản tiếng Việt chừng một năm, Ma chiến hữu trở thành cuốn sách nóng bỏng, được độc giả lùng mua khi có những "quy kết" rằng đây là sách viết về chiến tranh biên giới "được nhìn từ bên kia"; ca ngợi lý tưởng anh hùng của đội quân đã từng đi xâm lược Việt Nam sao lại xuất bản tại Việt Nam (trong khi đó, những gì cần biết về chiến tranh biên giới còn chưa được phép nói rõ ngay cả trong các sách lịch sử giáo khoa chính thống).

Làm cách nào để “giải độc” lịch sử chiến tranh?

Nguyễn Quang Duy

Trên vietnamnet.vn (*), Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Trung cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.
Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột.
Nếu không hòa giải được nhận thức và cách trình bày về lịch sử thì đó là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau, và để “giải độc” lịch sử Giáo sư Tung đề nghị:
Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước Trung – Việt nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”.
Giáo sư Tung tin rằng nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Hoa cũng sẽ phải làm được điều này.
Giáo sư Phạm Hồng Tung hiện là Chủ biên chương trình Lịch sử giáo dục phổ thông tổng thể đang sửa soạn ra bộ sách giáo khoa Lịch sử nên đề nghị của ông cần được xem xét cẩn thận.

Trường hợp hai nước Pháp và Đức

Giáo sư Tung cho biết Đức và Pháp trong lịch sử cũng đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai, Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870,… các nhà sử học, các nhà giáo dục hai nước đã tổ chức nhiều diễn đàn gặp gỡ nhau trước khi cùng nhau soạn một bộ sách giáo khoa Lịch sử chung.
Giáo sư Tung quên rằng Pháp và Đức là hai quốc gia tự do, các sử gia đều độc lập với hệ thống chính trị. Nên ngay thời Chiến Tranh Pháp-Việt vẫn có những sử gia Pháp công khai ủng hộ Việt Nam.

Giọt nước mắt tưởng nhớ đồng đội trên đỉnh Pò Hèn

Dân trí Dưới cơn mưa tầm tã giữa tiết xuân, họ, những cựu chiến binh, những người lính sống sót trong trận chiến bảo vệ biên giới phía Bắc mùa xuân năm ấy đã trở lại đỉnh thiêng Pò Hèn vào sáng nay, 17/2. Họ run run thắp nén hương rồi lặng lẽ bên nhau tưởng nhớ tới những đồng đội đã khuất... 
>>Lễ ăn hỏi đẫm nước mắt của 2 liệt sĩ đã hy sinh từ mùa xuân năm 1979 
>>Ngọn lửa tháng 2 năm ấy vẫn cháy mãi trên đỉnh Pò Hèn!


Giọt nước mắt tưởng nhớ đồng đội trên đỉnh Pò Hèn - 1
Các cựu chiến binh dâng hương tưởng niệm ngày giỗ chung các liệt sĩ

Từ sáng sớm 17/2, khuôn viên Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Pò Hèn đã rất đông người có mặt. Bất chấp mưa gió, những bó hoa tươi cùng những lễ vật nho nhỏ được mang tới.
Trời mưa mỗi lúc một nặng hạt nhưng dường nhưng dòng người đổ về đây mỗi lúc một đông hơn.
Trong khuôn viên nhà tưởng niệm, những cựu chiến binh Đồn Pò Hèn năm ấy cũng đã tề tựu đông đủ. Trước Đài tưởng niệm cũng có nhiều đoàn khách phương xa đã đến và chờ để được thắp nén hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Đâu cũng những ánh mắt đượm buồn, những gương mặt suy tư và đâu đó còn có cả những giọt nước mắt.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

LÊ DUẨN VỚI TRUNG QUỐC HAY LÊ DUẨN VỚI "TÍN DỤNG ĐEN"...

Hôm nay kỷ niệm 30 năm ngày mất của Lê Duẩn. Di sản của ông thì cơ bản mọi người đã biết rồi, mình không nhắc lại nữa. Duy có 1 vấn đề mà nhiều người hiểu sai lệch mà mình muốn nhắc lại cho rõ, đấy là quan hệ giữa Lê Duẩn và TQ.


Đa số chúng ta, cả những người theo lề phải lẫn nhiều người theo lề trái đều cho là LD là 1 người mạnh mẽ chống TQ, đơn giản là vì LD gây ra nạn kiều để đuổi Hoa kiều về nước và chiến tranh biên giới Việt Trung năm 79, kéo dài cho đến khi ông Duẩn chết năm 86. Thực ra không thể kết luận đơn giản như vậy.

Lê Duẩn là người quyết liệt nhất với việc giải phóng miền Nam, bằng mọi giá. Vì thế việc LD thân LX hay TQ đều nhằm mục đích để chiến thắng Mỹ và VNCH, chứ không phải do vấn đề e ngại TQ muốn chiếm đất hay biển đảo VN (ở đây không nói đến VNCH nên VN được hiểu là VNDCCH).

MỘT BÀI VIẾT TRÊN INFONET CHỨNG MINH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG " CHƠI RẮN" VỚI TRUNG QUỐC


Bật mí cuộc đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Hồ Cẩm Đào: “Cái đường đó (đường lưỡi bò) đâu phải là đường lịch sử để lại, đường đó là của Tưởng Giới Thạch".
Trong buổi nói chuyện ngày 9/7 tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.HCM, trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy quân khu 7 đã đề cập đến cuộc nói chuyện giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2011. Qua đó có thể thấy lãnh đạo Đảng ta đã có thái độ chính trực, mềm dẻo nhưng rất cương quyết khi đề cập đến vấn đề chủ quyền quốc gia.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp năm 2011 với Tổng bí thư Trung Quốc: Ảnh: Trí Dũng 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp năm 2011 với Tổng bí thư Trung Quốc: Ảnh: Trí Dũng 

Theo trung tướng Phạm Văn Dỹ, cuộc gặp diễn ra vào tháng 10/2011. Trong một buổi nói chuyện Tổng bí thư Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào đã nói rất rõ với đại ý: “Tôi là người Trung Quốc tôi không nói Nam Sa – Tây Sa là của tôi thì tôi không phải là người Trung Quốc. Cũng như các đồng chí là người Việt Nam mà không nói Hoàng Sa – Trường Sa là của các đồng chí thì các đồng chí không phải là người Việt Nam”.