Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

BẢNG SO SÁNH GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC

Huỳnh Đình Lượng

( Hai nền kinh tế lớn nhất và nhì thế giới)
ĐÃ CHI BAO NHIÊU CHO CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
(Bảng số liệu 2019)
1/ Quyên góp hỗ trợ cho WHO: Năm 2019
- Mỹ đã quyên góp hơn 400 triệu USD,
- Trung Quốc 44 triệu USD.
2/ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): Năm 2019,
- Mỹ đã quyên góp cho UNICEF hơn 700 triệu USD,
- Trung quốc chỉ quyên góp 16 triệu USD.
3/ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP):
- Mỹ quyên góp 8 tỷ USD.
- Trung Quốc chỉ quyên trợ 30 triệu USD..
4/ Quyên góp cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn 2019:
- Mỹ gần 1,7 tỷ USD
- Trung Quốc chỉ chi 1,9 triệu USD.
Điều này cho thấy rõ ràng sự quan tâm của Mỹ đến dân chúng đang chịu khổ nạn trên toàn cầu.
5/ Để đối phó dịch COVID-19.
- Mỹ đã chi 274 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo và y tế cho các nước. Trong đó 18,3 triệu USD hỗ trợ y tế và nhân đạo khẩn cấp cho các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam nhận 3 triệu USD.
- Trung Quốc từ 20 tháng 1 đến hết tháng 2 thu gom : khẩu trang (2,2 tỷ chiếc) vơ vét mua găng tay, ủng, quần áo bảo hộ, máy thở, vật tư y tế ... của thế giới chờ dịch đến đỉnh cao bán lại với giá gấp nhiều lần, hoặc viện trợ có điều kiện!
(Tổng hợp thống kê từ nguồn Internet)

BỜ BIỂN VN KHOẢNG 86 HẢI LÝ

Tin Biển Đông:
Có lúc Hải Dương 8 CHỈ CÁCH
BỜ BIỂN VN KHOẢNG 86 HẢI LÝ

(15/04/2020)
BTV Tiếng Dân
* * *
Ngày 14/4/2020, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hải trình xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sáng qua, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HD 8) tiếp tục đi xuống phía Nam, cách bờ biển Quy Nhơn chỉ 86,3 hải lý. Ông Nam xác nhận, gần 7 giờ sáng, có lúc Hải Dương 8 chỉ cách bờ biển TP Quy Nhơn khoảng 86,3 hải lý.
Gần 8 giờ sáng 14/4, nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin: “Ít nhất 6 tàu hải cảnh hộ tống Hải Dương 8, bao gồm hải cảnh 12.000 tấn. Khoảng hơn 7 giờ 30 sáng nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã đi ngang qua khu vực tỉnh Bình Định”. Ông Duân điểm mặt một số tàu theo hộ tống Hải Dương 8, gồm các tàu hải cảnh có số hiệu như sau: 5901 (có độ choán nước 12.000 tấn), 1105, 2103, 4203, 4201 và 1106.
Về phản ứng của VN: “Quan sát trên các ứng dụng theo dõi hàng hải cũng thấy một số tàu hiển thị tên là tàu thực thi pháp luật Việt Nam bám sát hoặc đóng lõng đoàn tàu Trung Quốc trên đường đi”.
Lúc 10h49′ sáng 14/4, ông Duân cập nhật: “Đến khoảng 10 giờ 30, nhóm tàu Hải Dương 8 vẫn đang tiến xuống phía nam với tốc độ từ 13-15 hải lý/ giờ. Nhóm tàu này chia làm hai tốp, một tốp bao gồm Hải Dương Địa Chất 8 và Hải cảnh 4203 và tốp còn lại bao gồm Hải cảnh 5901, Hải cảnh 1105, Hải cảnh 2103, Hải cảnh 4201 và Hải cảnh 1106. Hai tốp cách nhau khoảng 60 hải lý. Nhóm Hải Dương 8 đi ngang Phú Yên trong khi nhóm Hải cảnh 5901 gần ngang Nha Trang”.
Khoảng 11h30′ trưa, ông Phạm Thắng Nam cập nhật: “Hiện nay tàu HD 8 vẫn tiếp tục đi xuống phía Nam với tốc độ di chuyển 12 knots. Vào khoảng 11.00 am (14-4-2020) tàu đã đến gần khu vực biển Tuy Hòa. Bám rất sát HD 8 là tàu hải cảnh Zhongguohaijing 4203, di chuyển với tốc độ 12-14 knots”.

KHI CÁC GIÁM ĐỐC CÔNG AN BẢO KÊ CHO TỘI PHẠM...

Tin Việt Nam:
Thu Hà
15-4-2020
Không phải đến tận bây giờ mà từ 20 năm trước, vào những năm 2000, nạn “bảo kê” cho giang hồ, du đãng, đã gây chấn động Việt Nam. Vụ án “Năm Cam và đồng bọn” là một điển hình.
Hai ông Ủy viên Trung ương Đảng là Bùi Quốc Huy và Trần Mai Hạnh dính phốt. Góp mặt trong “danh sách đen” chạy án, bao che, bỏ lọt tội phạm, ngoài Thứ trưởng Bộ Công an, Viện phó VKS Tối cao, còn có các sĩ quan cấp tá, anh hùng Lực lượng Vũ trang, thủ trưởng cơ qua điều tra. Cho nên, dân lành không chết mới lạ.
Lực lượng công an đã trở thành nỗi khiếp đảm, kinh hoàng đối với người dân trên cả nước, phần vì luật lệ đã dành cho các cơ quan chức năng quyền hạn quá lớn. Gần như toàn bộ hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá… của gần trăm triệu dân trong nước, lẫn hàng triệu kiều bào đều nằm trong tay của lực lượng này.
Ở mỗi tỉnh, thành, giám đốc công an đều nằm trong Thường vụ tỉnh (thành) uỷ. Bí thư, dù là Ủy viên Trung ương Đảng, cũng “ớn” giám đốc công an, nói chi tới cấp UBND, vì theo ngành dọc, “sếp đại” của công an, lại là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông giám đốc công an làm gì, bí thư tỉnh đều biết cả và ngược lại. Cho nên, họ luôn là “cặp đôi hoàn hảo” đoàn kết với nhau, để đôi bên cùng có lợi. Từ đó, giám đốc công an trở thành trùm của các ông trùm, bảo kê cho “thế giới ngầm”.
Thiếu tướng Bùi Quốc Huy (sinh năm 1945) mất chức thứ trưởng, ra khỏi BCH Trung ương Đảng, lãnh án 5 năm tù, bởi do bảo kê cho giới xã hội đen thành Hồ như Năm Cam, Hồ Viết Sử… thời ông ta làm giám đốc Sở Công an.
Sau vụ án Năm Cam chấn động cả nước, ngỡ các giám đốc công an sẽ “nhờn”, nhưng không, họ còn táo bạo, tinh vi hơn, ăn dày hơn và ngồi xổm trên luật pháp.
***
Còn nhớ, năm 2012, Lê Bá Huy, doanh nhân Đà Nẵng, còn có biệt danh “Huy máy nổ”, đã lừa đảo chiếm đoạt của bà P.T quê Vũng Tàu, có tập đoàn ở TP HCM, số tiền 20 tỷ đồng và 500 lượng vàng SJC. Năm 2013, bà P.T ra tận Đà Nẵng gởi đơn cho công an, đòi tiền, nhưng Huy lánh mặt.

NẾU CHIẾN TRANH TRUNG - VIỆT XẢY RA VIỆT NAM BUỘC PHẢI THAY MÁU LÃNH ĐẠO, LOẠI BỎ CÁNH THÂN TÀU

TUYÊN CHIẾN VỚI TRUNG CỘNG VÀ BÈ LŨ TAY SAI BÁN NƯỚC THỜ TÀU!
20h29m, ngày 14/4/2020, báo vtc.vn loan tin [1]: ...oàn Trần
CHIẾN TRANH VIỆT- TRUNG, LẦN NỮA, CÓ THỂ XẢY RA TRONG TƯƠNG LAI GẦN?
NẾU XẢY RA, CUỘC CHIẾN ĐÓ SẼ DIỄN BIẾN NHƯ THẾ NÀO?
I. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG DỊCH ĐỂ LẤN TỚI
Ngày 8/4/2020, trong một bài báo đăng trên tờ Người Lao Động (nld.com.vn) [1],
PGS. TS. Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết:
“Với chiến thuật "cây bắp cải", rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc nhân cơ hội các nước tập trung chống dịch Covid-19 sẽ tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
Có thể thấy trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển.
LỢI DỤNG DỊCH BỆNH
Đầu tiên phải kể đến việc Trung Quốc tuyên bố đưa 2 trạm nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp đảo và rạn của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hoạt động ở Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

CHUYẾN BAY NGÀY 29/3/1975


Ngày 29/3/1975 đáng lẽ nhân viên Khách sạn Sài Gòn phải đánh thức tôi dậy lúc 5 giờ sáng. Tôi là Tiếp viên trưởng của một chuyến bay khứ hồi ra Đà Nẵng. Nhưng 5 giờ sáng hôm ấy không có ai đánh thức tôi dậy. Khoảng 6 giờ sáng mới có điện thoại của Val Witherspool, một nữ Tiếp viên khác. Cô ấy bảo : “Chị xuống ngay phòng đợi khách sạn trong vòng 5 phút.” Khoác bộ đồng phục, tôi lập tức chạy xuống cầu thang. Ông Ed Daly và Val đang chờ tôi ở dưới nhà. Bruce Dunning, làm việc cho hãng tin CBS cũng đã có mặt. Tôi bảo Bruce : “Bọn này phải ra Đà Nẵng”. Anh ta nói : ’"Có tin Thành phố này rơi vào tay Bắc Việt rồi" Tôi nói : “Nếu thành phố này đã mất thì chúng tôi đâu có đi ” Bruce yêu cầu được đi theo chuyến bay. Ông Daly bảo : “Muốn đi thì đi. Có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhất trong vòng một giờ đồng hồ nữa.”
Bruce tập họp Mike Marriotte, chuyên viên quay phim và Mai Văn Đức, Chuyên viên âm thanh, rồi chở họ ra phi trường. Chúng tôi bước lên chiếc World Airway Boeing 727. Là Tiếp viên trưởng, tôi được thông báo là sẽ có một hay hai Tiếp viên người Việt đi thông dịch, sẽ có Binh sĩ bảo vệ để đương đầu với đám đông. Hôm trước, chúng tôi đã gặp khó khăn ở Đà Nẵng, và chúng tôi cũng sẽ phải mang theo nước ngọt, nước cam, bánh mì săng-uých cho hành khách.
Vừa vào phi cơ, tôi nói với Val và Atsako Okuka, một nữ Tiếp viên khác : “Các bạn hãy xem xét ngay mọi thứ.” Chúng tôi thấy không có đồ ăn thức uống. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho biết một cái gì bất thường đang xẩy ra… Không nước ngọt, không nước cam, không bánh mì, không đồ ăn thức uống trên phi cơ. Cũng không có Tiếp viên người Việt, cũng chẳng có Binh sĩ bảo vệ nào hết.
Chúng tôi thảo luận xem có nên bay ra hay không. Lúc ấy Daly và phi hành đoàn đã lên phi cơ rồi. Dunning và toán làm tin CBS cũng vậy. Hai nhân viên Cơ quan USAID leo lên. Họ trấn an chúng tôi là mọi việc ở Đà Nẵng cũng tốt thôi, không cần gì đến Binh sĩ bảo vệ.
Lúc đó 8 giờ sáng, quá muộn so với giờ ấn định máy bay cất cánh. Ông Daly quyết định cứ đi Đà Nẵng để đón một số người tỵ nạn gồm đàn bà và trẻ em mà khỏi cần đến binh lính hộ tống hay Thông dịch viên.
Chuyến bay ra khá êm. Chúng tôi mang theo một nhà báo người Anh và một người nữa của hãng tin UPI. Trong chuyến bay chúng tôi chuyện trò thân mật với nhau.

Thời báo Hoàn Cầu: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào lúc này?”

Đáp lại phản đối từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng như những quan ngại từ phía Mỹ về việc tàu hải cảnh Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2/4, Thời báo Hoàn Cầu – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã tung ra bài bình luận chỉ trích Việt Nam dối trá và lợi dụng cơ hội này để chuyển sự chú ý khỏi sự bất lực trong việc xử lý đại dịch sang căng thẳng trong quan hệ Việt – Trung. Bài báo cũng tố cáo Mỹ chính trị hóa một vấn đề đối ngoại để bêu xấu Trung Quốc.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3/4 cho biết vào đêm ngày 2/4, tàu cá QNg-90617 TS và 08 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.

Tiềm lực của Việt Nam để chống Trung Quốc ở Biển Đông

Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày 18/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, khác với thái độ của một số nước ASEAN có tranh chấp.(Tạp chí phát lần đầu tiên ngày 18/11/2019)
QUẢNG CÁO
Tránh và không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam « kiên quyết » nhưng « khôn khéo » trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Theo một số chuyên gia, Hà Nội đang khéo léo mở ba mặt trận chống Trung Quốc : tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã chi 5,1 tỉ đô la cho lĩnh vực quốc phòng trong năm 2019, trong đó 32,5% dành cho việc mua trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam dự kiến tăng hàng năm khoảng 9,43% trong giai đoạn 2020-2024, để đạt đến 7,9 tỉ đô la vào năm 2024. Tuy nhiên, tương quan lực lượng rõ ràng thiên về Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng lên đến 228 tỉ đô la.

NHỮNG NẾP NHÀ NHỮNG PHẬN NGƯỜI CUỐN SÁCH THỨ TƯ CỦA HÀ

Thái Kế Toại với Cuong Pham và 6 người khác.
Đại tá- Nhà văn Thái kế Toại
Khi nhận đọc bản thảo cuốn sách này tôi bảo Hà : Sao cháu không chọn một cái tên khác mà lại đặt là "Gia đình", nó thực thà chất phác quá. Quả thật so với ba cuốn sách trước của Hà:"Đừng kể tên tôi", "Qua khỏi dốc là nhà", "Tôi là con gái của cha tôi" thì cái tên này thật quá, chất phác quá. Tôi nghĩ chỉ cần thêm một chữ những là đủ, không phải là các gia đình mà chỉ là những gia đình đã bị cuốn qua những cơn lốc màu đỏ kinh hoàng trong quá khứ, đầu những năm năm mươi thế kỷ trước ở miền Bắc Việt Nam. Cái tên ấy đủ nói lên sự chân thực về số phận những gia đình, những thành viên của nó qua ký ức. Bây giờ họ đã 70, 80, 90 tuổi rồi nhưng ngày ấy họ là con trẻ, như một tờ giấy trắng bị vò nát, bị vùi dập trong một sự đảo lộn đến phi lý và tất nhiên nó thật là kinh hoàng đối với sức chịu đựng của tuổi thơ.
Cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất đã xảy ra vào lúc tôi 7 tuổi, cái tuổi còn rất non nớt nhưng cũng đã ghi nhận được nhiều ký ức cho đến tận hôm nay. Bởi trong gia đình tôi, cả họ hàng bên nội, bên ngoại, ông nội, ông ngoại, chú bác, cô dì…nhiều người đã bị quy địa chủ, phú nông hoặc phản động. Người bị tịch thu tài sản, người tự vẫn, người bị bắt giam bị cùm chân, người bị xử tử…Tôi không quên được những cuộc đấu tố, những cuộc xử bắn mà mình đã chứng kiến. Cái sân gạch của ông nội tôi bị giây thép gai ngăn làm đôi. Bác tôi bị quy oan địa chủ phải xuống bếp ở. Nhà tôi còn một phần ba sân, hai phần ba được chia cho những nhà cốt cán. Các anh chị con bác tôi muốn cho em cái gì phải lén lút đút qua hàng rào dây thép gai. Một người anh con chị mẹ tôi cũng vì nhà địa chủ mà phải trốn lên thị xã vừa gánh nước thuê vừa đi học.
Tôi đã đọc hàng vạn trang sách về cuộc CCRĐ của nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước, của nhiều nhà văn viết về nó từ gần 70 năm qua. Đó là quá trình bạch hóa không phải chỉ cho người Việt Nam mà cả thế giới nữa, một quá trình không dễ dàng. Cho đến giờ nó vẫn còn được cho là đề tài nhạy cảm trong khi thực ra thì nó không đáng nhạy cảm. Nhưng nhiều nhà văn đã phải trả giá cho tác phẩm của họ khi họ dám viết về sự thực mặt trái của cuộc cách mạng đó.

Sự thật về cặp “rắn thần” ngày đêm canh giữ cây thị ngàn tuổi

Bao đời nay, người dân thôn Kim Sơn (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) tin rằng cây thị cổ thụ bên dòng Kim Sơn vô cùng linh thiêng. Họ còn cho rằng, sở dĩ đại mộc này tồn tại cả ngàn năm là nhờ có “bề trên” bao bọc khiến “trời phải tránh, nước phải né” và có cặp rắn thần ngày đêm canh giữ.

Đại cổ thụ trời kiêng nước kị?

Theo ông Phó Lề (SN 1937, ngụ xóm Nghĩa Trí, thôn Kim Sơn) thì, từ xa xưa, gò Quánh ở cuối xóm vốn là một vạt rừng. Ở đó có 3 cây cổ thụ mọc cạnh nhau là cây bàng, cây gạo và cây thị. Cây thị là cổ thụ lớn tuổi nhất và to gấp mấy lần hai cây còn lại, đường kính to đến 3 người ôm không hết. Năm 1968, đế quốc Mỹ rải chất độc hóa học khiến những cánh rừng nơi đây đều chết trụi. Ba gốc cổ thụ nằm gần nhau nhưng điều lạ là chỉ cây bàng và cây gạo chết, còn cây thị vẫn xanh tốt bình thường. Dân làng ước tính, với kích thước to lớn thì đến nay cây thị đã có cả ngàn năm tuổi.


Cây thị ngàn năm tuổi
Có thể bạn quan tâm

Các đập của Trung Quốc đã chặn nước sông Mê Kông trong thời gian hạn hán?

13/4/2020 21:09 UTC+7

(Công lý) - Một công ty nghiên cứu của Mỹ cho biết, các đập sông Mê Kông của Trung Quốc đã giữ lại một lượng nước lớn trong đợt hạn hán gây thiệt hại ở các nước hạ lưu vào năm ngoái mặc dù Trung Quốc có mực nước cao hơn mức trung bình ở thượng nguồn.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những tranh luận về phát hiện này và nói rằng, vào mùa gió mùa năm ngoái lượng mưa ở trên một đoạn của con sông dài 4.350 km (2.700 dặm) ở mức rất thấp.
Phát hiện của Eyes on Earth Inc., một công ty nghiên cứu và tư vấn chuyên về nước, được công bố trong một nghiên cứu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, có thể làm phức tạp các cuộc thảo luận vốn khó khăn giữa Trung Quốc và các nước Mê Kông khác về cách quản lý dòng sông đang hỗ trợ nuôi dưỡng khoảng 60 triệu người dân ở các nước Lào, Myanmar, Thái Lan và qua Campuchia và Việt Nam.
Các đập của Trung Quốc đã chặn nước sông Mê Kông trong thời gian hạn hán?
Sông Mê Kông đoạn chảy qua làng Ban Namprai, tỉnh Nông Khai, Thái Lan (Ảnh chụp ngày 8/10/2019).
Đợt hạn hán năm ngoái, mực nước ở ​​hạ lưu sông Mê Kông đã ở mức thấp nhất trong vòng hơn 50 năm qua. Nó đã tàn phá cuộc sống của nông dân và ngư dân dọc theo hạ lưu con sông này. Nước của dòng sông lớn này gần như cạn trơ đáy ở một số khúc và ở một số khúc khác của con sông, màu nước chuyển từ nâu đục vốn có sang màu xanh lam do nước gần chạm đáy.

Báo Trung Quốc: Phía sau thành quả chống Covid-19 của Việt Nam là gì?

13-04-2020 - 19:54 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

Báo Trung Quốc: Phía sau thành quả chống Covid-19 của Việt Nam là gì?
Ảnh: Xinhua

South China Morning Post viết: Mặc dù có chung đường biên với Trung Quốc, Việt Nam, với hành động quyết liệt, kiểm soát chặt chẽ và đoàn kết xã hội, đã tránh được cảnh bị dịch bệnh tàn phá - thứ đang diễn ra ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Với việc các ca dương tính chỉ dừng lại ở con số vài trăm, phản ứng của Việt Nam đối với khủng hoảng đã nhận được lời khen ngợi từ Tổ chức Y tế Thế giới.
Thống kê chính thức cho thấy, hiện có hơn 75.000 người bị cách ly hoặc cách ly chủ động. Cho đến nay, Việt Nam đã tiến hành hơn 121.000 xét nghiệm, chỉ có khoảng 260 trường hợp được xác nhận dương tính.
Tính đến thời điểm hiện tại, không có trường hợp tử vong nào liên quan đến Covid-19 và tỷ lệ nhiễm của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với Hàn Quốc, Singapore và ngay cả Đài Loan - những quốc gia, vùng lãnh thổ đã được ca ngợi rộng rãi trên các phương tiện truyền thông toàn cầu vì những phản ứng hiệu quả của họ đối với đại dịch.

Cảnh tượng lạ chưa từng thấy ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội

Thứ Hai, ngày 13/04/2020 13:30 PM (GMT+7)

Hơn 200 cửa hàng hoa đóng cửa im lìm, hàng trăm tiểu thương tạm thời mất việc và hàng nghìn loại hoa không còn nơi để tiêu thụ. Chợ hoa Quảng An (Tây Hồ) giờ đây chỉ biết ngậm ngùi “nằm im” chờ ngày hết dịch.

  
Chợ hoa Quảng An (Tây Hồ - Hà Nội) nổi tiếng là chợ đầu mối hoa tươi lớn nhất Hà Nội. Ở đây luôn tấp nập người mua - kẻ bán từ 3h sáng tới 11h trưa. Nhịp sống về đêm sôi động trở thành một “đặc sản” mà bất kỳ ai cũng nhớ tới khi nhắc về chợ hoa này.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ không cần thiết phải tạm đóng cửa đã khiến chợ hoa Quảng An lần đầu tiên trong hàng chục năm buộc phải tạm dừng hoạt động.
Cảnh tượng lạ chưa từng thấy ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội - 1
Chợ hoa Quảng An nằm im lìm sau rào chắn, đây là cảnh tượng chưa từng thấy trong hàng chục năm.
Cảnh tượng lạ chưa từng thấy ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội - 2
Hơn 200 quầy hoa lớn nhỏ chấp nhận đóng cửa để chung tay phòng chống dịch Covid-19.
Trước đây, mỗi ngày chợ hoa đầu mối có hơn 200 quầy hàng lớn nhỏ và là nơi giao thương của hàng nghìn tiểu thương ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Đây cũng là nơi tiêu thụ và cung cấp hoa tươi số lượng lớn trên khắp cả nước.