Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

TIỀN GIẢ, TIỀN THẬT ?

Mã Tiểu Linh đã thêm 4 ảnh mới.
3 giờ
Càng ngày VN càng có nhiều chuyện vui để xem !
Mọi người nghĩ sao khi trong tay mình cầm 10 tờ tiền cùng giá trị cùng series? Nếu 9 tờ giả 1 tờ thiệt thì may ra giá trị tờ tiền của mình không thay đổi.
Còn nếu 10 tờ đều là tiền thiệt thì sao đây? Lấy 5000 chia 10 là còn 500 giá trị của tờ tiền thôi sao?
Đồng tiền làm ra bằng mồ hôi nước mắt, có thể mất trắng vì ông hàng xóm bà láng giềng cũng có tờ tiền đồng giá trị đồng series với mình?
Nếu là tiền giả yêu cầu nhà cầm quyền có biện pháp thu hồi để kiểm soát chặt chẽ.
Nếu là tiền thật cũng yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch cho dân nhờ.
Đây là hố sâu là huyệt tử của nền kinh tế VN.
MTL 🦄
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Tiếng hót mùa đông của Đỗ Nam Trăm

Nguyễn Giang

  • 12 tháng 1 2017
Trời mùa đông ở Kent, Anh Quốc: Mặt Trời cố thoát khỏi mây và sương mù
Image captionTrời mùa đông ở Kent, Anh Quốc: Mặt Trời cố thoát khỏi mây và sương mù
Mùa đông Anh năm nay giá lạnh đặc biệt vì gió từ Bắc Cực mà có người đùa là gió Putin thổi về, khiến chim ít đến ăn hạt treo ngoài vườn nhà tôi ở Kent.
Nhưng từ cuối 2016 tôi hay dậy sớm, có khi từ 6:30 khi trời còn tối thui vì tiếng hót lanh chanh của Đỗ Nam Trăm.
Mấy trang tin tôi đặt chế độ 'breaking news' trên iPhone cứ liên tục reo mỗi khi Tổng thống mới đắc cử của nước Mỹ hót trên Twitter.
Nhưng ít khi nghe tiếng reo vui mà thường là tin giật mình.
Phải công nhận 'miệng kẻ sang có gang có thép': chưa lên làm tổng thống mà các cú tweet của ông Donald Trump ở địa chỉ @realdonaldtrump có trên 19 triệu người theo, đã rung chuyển thế giới.
Ông Donald Trump sắp lên làm tổng thống Mỹ nhưng đã cãi vã với bao nhiều ngườiBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionÔng Donald Trump sắp lên làm tổng thống Mỹ nhưng đã cãi vã với bao nhiều người
Thử điểm qua mấy nhát 'búa tạ' thời gian qua.

Về Trung Quốc và Đài Loan:

Qua hai đoạn tweet về cuộc gặp với bà Thái Anh Văn và câu hỏi vì sao Trung Quốc 'cứ kiếm lợi một chiều' từ thương mại với Hoa Kỳ, ông Trump đã xoáy vào ba điểm nóng và cũng là điểm yếu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đó là tỷ giá hối đoái đôla- nhân dân tệ; là công trình xây cất của Trung Quốc ở Trường Sa và nguyên tắc 'bắt cả thế giới coi Đài Loan chỉ là một tỉnh'.
Có vẻ như tay chơi lão luyện Trump cứ chọc thử một nhát kim khi quả bóng 'strongman' của ông Tập được thổi lên căng phồng trước Đại hội Đảng 19 để xem sao.
Hậu quả thế nào thì có trời mà biết, và đó cũng là 'đúng chất' Đỗ Nam Trăm.

Về Nato và Nga:

Không rõ chiến lược sắp đặt lại thế giới theo thế 'hợp tung Nga Mỹ' để ngăn Trung Quốc có thật là chỉ mới là lời đồn đại, các cú tweet của ông Trump tỏ ra rất ưu ái ông Putin, khiến đồng minh Nato ở châu Âu lo lắng.
Lithuania, Ba Lan và cả Thụy Điển chuẩn bị động viên một lực lượng lớn dân quân tự vệ, phòng chiến tranh mạng và xâm nhập của Nga.
Lo nhất là Estonia. Nước này đã chuẩn bị chuyển hết máy chủ cho mạng Internet nội địa sang nước ngoài: di tản phòng khi mất nước?

Về vũ khí nguyên tử:

Ngoài ra, còn thêm vài ba câu tweet của ông Trump về nước Nga, ông Putin và kho vũ khí hạt nhân, và chuyện Bắc Triều Tiên sẽ 'không có vũ khí nguyên tử'.
Đoạn nào cũng gây choáng.
Không chỉ có vậy, tweets của ông Trump còn chứng tỏ "chính trị là thống soái".

Về kinh tế:

Chỉ một câu của Tổng thống chưa cầm quyền từ Hoa Kỳ khiến các đại công ty Boeing, General Motors, Toyota mất tiền tỷ.
Trump nói Hoa Kỳ cần tăng cường kho vũ khí nguyên tử 'cho thế giới' biết điều hơnBản quyền hình ảnhTWITTER
Image captionĐoạn nhắn trên Twitter của ông Trump nói Hoa Kỳ cần tăng cường kho vũ khí nguyên tử 'cho thế giới' biết điều hơn
Một trang báo tài chính ở Mỹ còn lập ra chương trình Trump Trigger nhằm "báo động" cho các doanh nghiệp mỗi khi tweet của ông Trump có thể làm rung động thị trường.

Chua cay mang tính cá nhân

Nhưng ngoài các tweet để 'set scene' - dàn cảnh - cho một nhiệm kỳ tổng thống phá lệ, đảo lộn trật tự thế giới lâu nay, dòng tweet Đỗ Nam Trăm còn bị phê là cay độc, cá nhân.
Ngay khi còn vận động tranh cử ông Trump đã làm nhiều người sững sờ vì các phát biểu phản cảm, hạ thấp phụ nữ, và chối tai.
Sau khi đã đắc cử ông không dừng lại ở đó mà tiếp tục cãi lộn hàng ngày trên Twitter.
Lời ông đáp trả nữ diễn viên Meryl Streep khi bà phê phán cách ông 'diễn kịch' về một người phóng viên tật, Steve Kovaleski khiến nhà văn Stephen King phải lên tiếng.
Câu tweet của Trump là 'trẻ con, thô lỗ và dễ hờn dỗi' (childish, churlish, petulant) cho thấy ông ta "về tâm lý không đủ tiêu chuẩn" để làm tổng thống, theo Stephen King.
Không biết ông Trump có biết dân gian Việt Nam từng bảo "Nói dài nói dai nói dại"?
Để chuẩn bị lên cầm quyền, ông hẳn có nhu cầu nắn gân dư luận bạn thù bốn phương qua mạng xã hội.
Như kênh BBC4 tường thuật, ông Trump không nghĩ Twitter là trò chơi mà coi nó là thanh kiếm để 'trảm' đối thủ.
Cơn choáng trước dòng tweet của cũng cho thấy vai trò của Hoa Kỳ vẫn là 'number one' trên thế giới.
Nhưng tổng thống của đại cường hàng đầu thế giới mà suốt ngày cãi vã, đôi co, đả kích người này người kia trên mạng xã hội kiểu ăn miếng trả miếng thế thì quả là điều đáng lo ngại.
Có tờ báo hỏi ông định làm Tổng thống Hoa Kỳ hay chỉ làm Vua của Vương quốc Chim hót - Twitter Kingdom?
Những việc lớn dễ bị gác sang một bên vì ông chỉ nhăm nhe đấu khẩu qua chuyện vặt.
Điều tra dư luận bên Mỹ của Quinnipiac University hơn một tuần trước ngày nhậm chức (20/01) nói ông Donald Trump chỉ còn được 37% người Mỹ ủng hộ.
Người sắp rời ghế, ông Barack Obama đạt 55%.
Nếu lên cầm quyền suôn sẻ Trump sẽ cầm quyền ra sao.
Các dấu hiệu trước mắt không thật vui.
Tỷ phú TrumpBản quyền hình ảnhAP
Image captionTỷ phú Trump
Vụ bê bối với cáo buộc về chuyện ông sang Nga dính vào chuyện chơi bời đang làm rối loạn chính trường Mỹ và chưa dễ xuôi đi.

Rất cần chữ tín

Tôi nhớ hôm trước Giáng Sinh có anh bạn từ Newsroom của BBC than phiền: từ khi Trump 'làm ngoại giao' bằng Twitter, các phóng viên có nguy cơ thất nghiệp.
Bởi khi nguồn tin cũng thành máy phát tin luôn thì thử hỏi ai cần TV, đài báo làm gì nữa?
Tôi thì lại không quá lo ngại.
Xét cho cùng thì nghề báo, nghề bán rau hay nghề làm tổng thống cũng phải giữ chữ tín mới lâu dài.
Đằng này, ông rất tuỳ hứng và dễ giận giữ.
Mới hôm trước ông nói ông là bạn của ngành tình báo Mỹ, hôm sao lại coi họ là kẻ thù tạo 'tin đểu' để hại ông.
Chưa kể, ông Trump có vẻ bất nhất khi nói về thái độ "phục vụ khách hàng" ở nước ngoài.
Ông hỏi vì sao nước Mỹ bán hàng tỷ vũ khí cho Đài Bắc mà không lại không có quyền nói chuyện với bà Thái Anh Văn, Tổng thống của nước mua hàng.
Nhưng nếu ông cũng coi dư luận là "thượng đế" và thân ái với công chúng hơn thì tôi dám chắc là 'Vương quốc Twitter' của ông sẽ là chốn yên lành.
Và thế giới này vốn đã rất mỏng manh từ một năm qua cũng yên tâm hơn về nước Mỹ những năm tháng tới.
Bài đã được đăng trên trang Facebook cá nhân.
Đọc thêm các bài cùng tác giả:

Cổ tích mùa xuân; Thiện niệm chính là phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn

co tich mua xuan thumbnail
Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm rồi, không biết là lâu đến nhường nào. Con người được Thượng đế tạo ra, trước khi rời đi Nữ Oa để lại cho con người vô vàn thức ăn và rất nhiều các loại hạt giống cây trồng.
Năm tháng trôi qua con người ngày càng sinh sôi nảy nở chẳng mấy chốc chỗ lương thực mà Nữ Oa để lại cũng dần dần cạn kiệt. Cuối cùng con người quyết định đem những hạt giống kia đi trồng để lấy lương thực. Hàng ngày con người rất chăm chỉ vun xới, chăm bón cho cây, cây cũng không ngừng tươi tốt. Kỳ lạ là cây cứ lớn lên xanh tốt nhưng lại không đơm hoa kết trái, con người rất lo lắng, sắp hết lương thực rồi phải làm sao đây? Cuối cùng, con người họp lại bàn nhau quyết định cử ra hai người một cậu bé, một cô bé đi tới thỉnh cầu Thượng đế. Đến nơi Thượng đế cho con người biết khi tạo ra con người Nữ Oa chỉ mời thần mùa hạ, thần mùa thu và thần mùa đông mà chưa kịp mời thần Mùa Xuân tới nhân gian thì phải rời đi. Con người phải đi đến đó thỉnh mời Thần Mùa Xuân về thì cây cỏ, hoa lá mới đơm hoa kết trái được.
Thế là con người lại lặn lội khăn gói lên đường tìm đến cung điện Mùa Xuân. Trải qua bao tháng năm dài đằng đẵng, con người vượt qua muôn vàn nguy hiểm, muôn vàn trông gai, cuối cùng con người cũng tìm được con đường dẫn đến nơi Mùa Xuân đang ở. Trên đường đi đến cung điện mùa xuân, hai người  thấy đâu đâu cũng có các loài hoa đang khoa sắc rực rỡ, đâu đâu cũng ngập trần tiếng chim hót, tiếng nhảy múa vui mừng của các loài muông thú. Con người trong lòng cảm thấy vô cùng thanh thản, êm ái, cái vẻ mệt mỏi vì phải trải qua một chặng đường dài bỗng tan biến, thay vào đó là nụ cười hạnh phúc luôn nở trên môi. Thi thoảng con người lại bắt chước các chú chim ca hát líu lo, khi lại chạy theo nô đùa cùng những chú nai, lúc lại chạy ra hít một hơi hương thơm ngào ngạt của các loài hoa và khi đói con người được các chú khỉ cho những trái đào thật thơm ngon. Lúc mệt con người lăn ra những thảm cỏ xanh mướt để hòa mình vào thiên nhiên, rồi chìm vào giấc ngủ, mơ những giấc mơ về mùa xuân sẽ tới nhân gian, trên miệng con người không ngừng cười thầm. Khi tỉnh đậy con người đã thấy mình đang ở chỗ của Mùa Xuân, trái với những gì con người nghĩ, nơi đây không cung điện, không ngai vàng nguy nga tráng lệ.
Mà nơi đây là một khu vườn vô cùng rộng lớn, có tất cả các loài cây cỏ, hoa lá, những chú chim ban nãy cũng tề tịu nơi đây đang chơi những bản nhạc thánh thót, xa xa đàn cá dưới hồ đang quẫy quẫy trên mặt nước để hưởng ứng theo bản nhạc, các chú voi cùng đám sư tử và tê giác cùng nhảy nhót theo để hưởng ứng. Và Thần Mùa xuân thật hiền dịu, với một nụ cười từ bi đang chăm sóc nâng niu từng chút một cho các muôn loài. Con người trong lòng trào dâng một nỗi lòng thành kính, trong lòng không một chút tạp niệm vội vã quỳ xuống dưới chân Thần Mùa Xuân: “Khẩn cầu Thần Mùa Xuân xin hãy đến nhân gian, cho cây cỏ hoa lá đơm hoa kết trái”.
Thần Mùa Xuân từ tốn đáp lại: “Con người thời đầu khi sinh ra vô cùng thiện lương, thuần khiết, nhưng trải qua thời gian lâu dài con người ngày càng sinh ra nhiều tư tâm, dục vọng ham muốn lâu dần tích lũy thành phần ác trong mình, ngày càng làm ra nhiều chuyện ác, và đó là hình phạt cho con người”. Thần Mùa Xuân nhẹ nhàng nâng con người lên rồi từ từ nói tiếp: “Nhà ngươi hãy về nói với con người tu dưỡng đạo đức, bỏ những cái xấu và làm nhiều điều tốt rồi ta sẽ đến nhân gian”. Nói rồi Thần Mùa xuân ngắt một cành mai đang khoe sắc đưa cho con người và nói tiếp: “Nhà người cầm nhành hoa này về làm tin”. Chú chim én đang ca hát say mê được Thần Mùa Xuân giao trọng trách đưa con người về chốn nhân gian.
Về tới nhân gian con người vui mừng vội vã tìm gặp đồng loại của mình để cho mọi người biết những gì mà mình đã trải qua và điều mà Thần Mùa Xuân muốn con người làm. Nhưng khi vừa về tới nơi con  người  không ngừng đau khổ, buồn bã vì chứng kiến cảnh đồng loại của mình vì lương thực vì lợi ích cá nhân không ngừng tranh đấu, lừa dối lẫn nhau ai ai cũng lòng đầy ích kỷ. Con người vội đến can ngăn, liên hồi kêu lên: “Mọi người đừng làm điều xấu nữa, mọi người đừng làm điều xấu nữa”, con người khóc lóc thảm thiết trong tuyệt vọng.
Một cơn gió mạnh của mùa đông mang theo cái lạnh rét buốt, mang theo bão tuyết nhấn chìm, bao trọn lấy những con người đang tranh giành, đang làm hại lẫn nhau. Kỳ lạ thay giữa cái rét buốt, giá lạnh của mùa đông cành hoa mai không ngừng tỏa ra những ánh sáng rực rỡ ấm áp, sưởi ấm cho con người, bao bọc cho con người. Con người không ngừng chạy đi khắp nơi đào bới, tìm kiếm, tìm kiếm xem còn ai lương thiện sót lại. Con người tuyệt vọng đứng trên những ngọn núi khóc thương đồng loại của mình, nước mắt con người tuôn ra như những dòng suối tỏa đi khắp muôn nơi làm tan chảy những đống tuyết giá lạnh, phá tan những dòng sông băng. Khi những giọt nước mắt cuối cùng đã cạn, con người kêu lên một tiếng, tiếng kêu thấu tận trời xanh, rồi con người từ từ ngã xuống.
Đúng lúc này Thần Mùa Xuân ngồi trên một chiếc xe, phía trước là đàn chim én khổng lồ đang vừa kéo vừa ca hát líu lo. Phía sau là vô vàn cành hoa mai rực rỡ. Thần Mùa Xuân đi đến chỗ nào thì chỗ đó cây cối đâm chồi nở hoa kết trái. Những cành hoa mai mà Thần Mùa Xuân mang theo cũng tỏa đi khắp muôn nơi chiếu rọi những tia sáng hồng rực rỡ làm đâm chồi nẩy lộc những mần non đang bị chôn vùi trong tuyết lạnh.
Từ trên cao Thần Mùa Xuân lấy ra một cành hoa mai chiếu rọi những tia sáng từ bi đến chỗ con người đang nằm, bỗng con người tỉnh lại. Con người vội quỳ xuống cầu xin Thần Mùa Xuân: “Xin Thần Mùa Xuân, ngài hãy cứu vớt đồng loại của con”. Cảm động trước tấm lòng lương thiện của con người, Thần Mùa Xuân tiếp tục tỏa những ánh sáng  trên cành hoa mai đi xa hơn, tia sáng rọi đến đâu, chỗ đó ấm áp, băng tuyết tan chảy, và những người nằm đó cũng dần được hồi sinh. Tất cả con người sống lại đều quỳ xuống tạ ơn Thần Mùa Xuân. Thần Mùa Xuân mỉm cười rồi từ từ cùng đàn chim én biến mất vào không trung. Từ đó về sau mỗi khi có đàn chim én về, và mỗi khi hoa mai nở người ta lại vui mừng đón Mùa Xuân về.

Thành Vũ
Tiểu mục Văn thơ là bức ký họa thơ ca, tản văn, âm nhạc mà chuyên mục Văn hóa Thời báo Đại Kỷ Nguyên muốn dành tặng cho độc giả, để tìm về với nơi thuần khiết sâu thẳm nhất của chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ào, sôi động.


Thiện niệm chính là phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn

Người phương Đông có câu: “Người ta sinh ra một thiện niệm, tuy chưa biến thành việc thiện, nhưng đã được thần may mắn bảo hộ rồi”. Người phương Tây tin rằng: “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim”.

thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
(Ảnh: Internet)
Thiện niệm thực sự là phương thuốc màu nhiệm làm chấn động lương tâm con người, có sức mạnh vĩ đại để xóa đi mọi hận thù. Văn hóa truyền thống cũng cho rằng, thiện niệm có thể cải biến số mệnh của con người ta. Không những thế, khoa học còn cho thấy thiện niệm có khả năng cải biến sức khỏe và môi trường sống của bạn. Vậy thì thiện niệm chẳng phải là phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn hay sao?

1. Thiện niệm xóa tan hận thù

Có những con người đã trở nên nổi tiếng nhờ vào tấm lòng thiện lương chân chính. Khi tình yêu thương xuất phát từ trái tim, họ mới có thể vượt lên sự khắc chế của thù hận, sự tổn thương của bản thân để trở nên cao thượng trong ứng xử. Nhờ vậy, họ đắc được nhân tâm và trở thành những con người vĩ đại. Ví như câu chuyện về vị danh tướng lẫy lừng sử Việt Trần Hưng Đạo, vì nợ nước quên thù nhà…
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, khi ông được 9 tuổi thì gia đình xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa cho Trần Thái Tông, dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng.
Trần Liễu phẫn hận nổi dậy ở sông Cái nhưng thất bại. Thái Tông nể tình anh em nên ban cho Trần Liễu đất An Sinh, cải làm An Sinh Vương. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn, lập chí phục thù. Tháng 4 năm 1251, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, ông cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
Tuy nhiên, Trần Quốc Tuấn lại bị đặt vào tình thế hai chữ trung – hiếu chỉ làm tròn được một. Đứng trước vận nước lâm nguy, xã tắc giày xéo, ông quyết định đặt việc nước lên trên, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Sau khi ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, danh chấn phương Nam, lại có trong tay hàng vạn binh sĩ, việc Hưng Đạo Vương muốn lên ngôi hoàng đế, đoạt lấy giang sơn hoàn toàn không khó, nhưng ông một lòng trung với vua mà thiện giải mối thù của cha. Người đời sau kính phục vị Hưng Đạo Đại Vương trung nghĩa kiệt xuất, mà lập đền thờ ông khắp cả nước.
Rõ ràng là, chỉ có thiện tâm mới có thể xóa tan được thù hận, và chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta trở nên vĩ đại hơn. Kể cả chức vị của bạn có cao đến đâu, dù bạn là thủ tướng hay tổng thống, nếu bạn không có thiện tâm, thì lịch sử sẽ chỉ nhớ đến bạn như một kẻ độc tài. Dù bạn có nhỏ bé đến đâu, nếu bạn có thiện tâm, thì bạn vẫn sẽ là một con người vĩ đại.

2. Thiện niệm cải biến số mệnh bản thân

Người ta nói thiện lương và đức hạnh của một người giống như kho trữ vàng có thể dùng mãi mà không cạn, khi bạn đang giúp người khác, bạn thực sự đang giúp chính mình. Sự kiện lịch sử trong cuốn “The Idea that is America: Keeping Faith with our Values in a Dangerous World” về vị tổng thống thứ 34 của nước Mỹ, ngài Dwight David Eisenhower, cũng là một minh chứng cho điều đó.
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
Vào một ngày trong Thế chiến thứ II, ngài Dwight David Eisenhower, lúc đó là Tổng tư lệnh của quân Đồng minh Châu u đang trên đường quay về Tổng bộ ở Pháp để tham dự hội nghị quân sự khẩn. Ngày hôm đó tuyết rơi dày đặc, thời tiết lạnh lẽo, xe chạy rất nhanh. Trên con đường mờ mịt, Eisenhower bỗng nhìn thấy một đôi vợ chồng già ngồi bên đường, run rẩy vì giá rét.
Eisenhower lập tức ra lệnh dừng xe, bảo người phiên dịch bên cạnh ông xuống xe hỏi thăm. Một vị tham mưu nhắc nhở: “Thưa ngài, chúng ta phải đến kịp cuộc họp ở Tổng bộ, việc này cứ giao lại cho cảnh sát địa phương xử lý đi ạ”. Nhưng Eisenhower kiên quyết nói: “Nếu như đợi cảnh sát địa phương đến thì hai ông bà này đã bị lạnh chết rồi!”.
Hóa ra đôi vợ chồng già đến Paris để thăm con trai, nhưng xe chết máy giữa đường. Trong màn tuyết dày đặc không nhìn thấy ai cả, họ không biết phải làm thế nào. Nghe xong, Eisenhower không hề do dự, lập tức mời họ lên xe và đặc cách đưa đôi vợ chồng già về nhà con trai ở Paris trước, sau đó mới quay về Tổng bộ.
Sự thiện lương của Eisenhower thực sự đã cứu thoát ông khỏi một vụ ám sát. Ngày hôm đó, quân Đức Quốc Xã đã mai phục trên đường Eisenhower đi. Hitler đinh ninh rằng vị Tổng tư lệnh quân Đồng minh sẽ chết chắc, nhưng kế hoạch lại không thành công do sự thay đổi hành trình đột ngột của Eisenhower. Sau chuyện này Hitler bắt đầu nghi ngờ các tin tình báo mà mình nhận được. Ông ta nào biết rằng Eisenhower vì cứu giúp cặp vợ chồng già gặp khó khăn mà đã đi con đường khác.
Xưa nay luôn có rất nhiều người tin vào thuyết nhân quả, và dù bạn có tin hay không thì nó vẫn xảy ra như vậy. Vậy thì, tại sao chúng ta không bắt đầu gieo trồng thiện quả? Khi thời gian trôi qua, chúng ta có thể bảo đảm rằng mình sẽ tích được rất nhiều phúc đức.

3. Thiện niệm cải biến thế giới

Câu chuyện thứ ba xin gửi tới bạn là một lời nhắn gửi từ nước…

Nếu ai đó nói với bạn rằng nước biết nghe nhạc, biết xem chữ, biết phân biệt tốt xấu thì bạn có tin không? Những kết quả thí nghiệm với tinh thể nước của tiến sĩ Nhật Bản Masaru Emoto trong cuốn sách “Thông điệp của nước” sẽ khiến bạn kinh ngạc. Ví như:
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
Ảnh: Masaru Emoto)
Trên đây là tinh thể của nước đóng băng sau khi người ta cho nó xem chữ “Tình yêu” hay “Biết ơn”.
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
(Ảnh: Masaru Emoto)
Còn đây là tinh thể méo mó và phân tán sau khi nước được xem dòng chữ “Mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày” (You make me sick, I will kill you).
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
(Ảnh: Masaru Emoto)
Còn đây là tinh thể méo mó và phân tán sau khi nước được xem dòng chữ “Mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày” (You make me sick, I will kill you).
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
Ảnh: Masaru Emoto)
Tinh thể nước trở nên dịu dàng khi nghe bản “Pastorale” – “Khúc nhạc đồng quê”, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven.
Còn đây là tinh thể nước buồn bã tách rời nhau sau “Farewell Song” – “Bài hát chia tay” của Chopin. Chẳng nhẽ chúng thực sự đang biểu đạt cảm xúc của bài hát?
thiện niệm, phong thủy, Nhân sinh, cuộc đời,
Phương pháp cho nước “xem” chữ của tiến sĩ Emoto đơn giản là đặt chữ vào trong bình đựng nước (Ảnh: Masaru Emoto)
Còn rất nhiều thí nghiệm tương tự với tinh thể nước được tiến sĩ Emoto đề cập tới trong cuốn “Thông điệp của nước”. Ông đi tới một kết luận đáng kinh ngạc rằng, nước sẽ phản ứng với các thay đổi của tự nhiên và ý thức con người. Và bạn biết không, cơ thể con người chứa 70% là nước, và nước cũng chiếm 70% bề mặt Trái Đất chúng ta. Vậy chẳng phải là những suy nghĩ tích cực sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống của chúng ta hay sao?
Dường các tinh thể nước đang thầm nói với chúng ta một thông điệp rằng: Ý thức có thể làm thay đổi thế giới. Bạn có thể thay đổi thế giới bằng tình yêu thương bao la và cũng có thể hủy diệt thế giới bằng lòng ghen tức, tật đố, ích kỷ và vị tư của mình. Một thế giới chỉ có thể tốt đẹp hơn khi đạo đức con người được đề cao và duy trì.
Thiện niệm – Một điều dường như đơn giản nhưng nó lại quyết định sự tồn tại của sinh mệnh trên hành tinh này. Vậy thì bạn còn chờ gì nữa? Hãy mở cánh cửa kho báu vô tận của sự thiện lương và chia sẻ nó cho tất cả người thân, bạn bè và thậm chí, cả kẻ thù của bạn trong dịp năm mới Đinh Dậu này.

Theo Trithucvn.net
Xem thêm:

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

“Chuyện lạ” nơi Bác Hồ đặt chân về nước

14:22 ngày 30 tháng 01 năm 2017
TPO - Men theo dòng suối Lê Nin, chúng tôi ngược núi lên cột mốc 108, nơi Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên về quê hương sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài.   
“Chuyện lạ” nơi Bác Hồ đặt chân về nướcNhững chiến sĩ biên phòng trên đường tuần tra bảo vệ cột mốc 108. Ảnh: Trường Phong

Vững vàng cột mốc
Từ thành phố Cao Bằng, mất khoảng hơn một tiếng đi xe buýt để đến xã Trường Hà (huyện Hà Quảng), nơi có hang Cốc Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác, địa điểm Bác Hồ chọn làm căn cứ cách mạng sau khi từ Trung Quốc về nước qua cột mốc 108 (28/1/1941). 
Được sự hướng dẫn của cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu Sóc Giang, chúng tôi tìm đến nhà cụ Hoàng Thị Khìn, một cán bộ lão thành cách mạng. Cụ Khìn năm nay đã ngoài 90, từng làm liên lạc, nấu cơm cho Bác Hồ. Cụ Khìn sống cách khu di tích lịch sử Pắc Bó chỉ vài trăm mét trong nhà sàn được dựng kiên cố từ tài trợ của một ngân hàng cách đây hơn chục năm. Trong nhà, những bức ảnh cụ Khìn chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… và nhiều bằng khen có công với cách mạng treo kín tường. 
Tuổi đã cao, nhưng cụ Khìn vẫn nhớ những sự kiện gắn với ngày Bác Hồ về nước. Cụ kể, lúc 12 tuổi đã hoạt động cách mạng, lúc Bác Hồ về nước, Bác hỏi, bé bằng này thì có dám đánh Nhật, đánh Tây được không? Cụ khẳng khái bảo đánh được, rồi làm liên lạc, cùng bảo vệ Bác Hồ. “Tôi làm canh gác cho Bác Hồ, bảo vệ cơ quan hành chính. Có địch đến thì bảo là “con lợn vào vườn, con lợn ăn rau”, cụ Khìn kể lại. 
Cụ Hoàng Thị Khìn. Ảnh: Trường Phong
Cụ bảo, lúc trước nghĩ không súng, không đạn thì không đánh được Tây, nhưng học Bác Hồ, chỉ hai bàn tay trắng cũng đánh được. Cụ Khìn cũng kể, được nấu cơm cho Bác Hồ, cho dân quân tự vệ. “Nhân dân có món gì thì Bác dùng món đó. Cháo bẹ Bác cũng ăn được. Nấu xong thì cho vào ống tre to, mang lên núi cho Bác”, cụ Khìn nói. Cụ bảo, mốc 108 ngày xưa bác Hồ về nước luôn được nhân dân địa phương gìn giữ, bảo vệ từ đời này qua đời khác, không bao giờ lơi lỏng.
Cách nhà cụ Khìn không xa là nhà ông Quán Chí Khiàng. Ông Khiàng đã ngoài 70 tuổi. Năm Bác Hồ về nước, ông Khiàng chưa sinh, nhưng sau này được ông bà, bố mẹ kể lại nơi đây là căn cứ đầu tiên Bác làm việc sau khi về nước. 
Ông bảo, khi lớn lên, trải qua quân ngũ trở về, được sự tín nhiệm của nhân dân, cử làm tiểu đội trưởng dân quân, thường xuyên phối hợp với công an vũ trang tuần tra đường biên mốc giới, phát hiện xâm canh, xâm cư để báo chính quyền. “Cột mốc 108 luôn luôn được giữ vững, không để xảy ra xê dịch, di chuyển”, ông Khiàng nói. 
Ông Khiàng cũng là người chứng kiến giai đoạn căng thẳng biên giới năm 1979. “Trước lúc xảy ra giao tranh, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, tuần tiễu các cột mốc. Tình hình căng thẳng nên chúng tôi rất cảnh giác. Không chỉ dân quân, mà còn vận động cả thanh niên, những người có sức khỏe cũng tham gia cùng, cố gắng giữ được đường biên mốc giới”, ông Khiàng nói.
Ngồi ngẫm nghĩ, ông bảo, người dân Pắc Bó rất trân trọng cột mốc. “Người Pắc Bó luôn cố gắng để cột mốc biên cương đứng vững, không có gì lay chuyển được”, ông Khiàng cương quyết. Đến bây giờ, cháu của ông Khiàng cũng tham gia đội dân quân đi tuần cột mốc biên giới.
Nếu cụ Khìn, ông Khiàng chứng kiến ngày bác Hồ về nước, bảo vệ cột mốc chủ quyền cả trong giai đoạn căng thẳng biên giới thì ông Lê Văn Triển, Bí thư Đảng ủy xã Trường Hà lại là người chứng kiến, góp sức trong việc phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là cột mốc lịch sử 108. Ông Triển bảo, khi phân giới cắm mốc, cột 108 vẫn ở vị trí cũ, nhưng hơi nghiêng, xác định trùng với mốc mới. 
Cột mốc 108 nơi Bác Hồ về nước ngày 28/1/1941. Ảnh: Trường Phong
“Lúc đó, tôi nảy ra ý kiến, cột mốc này là nơi Bác Hồ đặt chân về nước. Nếu dựng mốc mới mà phá mốc cũ đi thì còn đâu chứng tích lịch sử sau này để con cháu biết. Tôi đề nghị với Trưởng nhóm bên Trung quốc rằng đây là một trong những điểm lịch sử không những có giá trị với Việt Nam mà với cả Trung Quốc. Họ nhất trí nên giữ lại. Hai bên làm biên bản gửi lên cấp cao hơn và được chấp nhận để lại mốc cũ. Bây giờ mốc cũ vẫn còn, chúng tôi dịch vị trí mốc mới (mốc 675 - PV) cách mốc cũ 4 mét và tôn tạo khu vực đó để các đoàn lên tham quan”, ông Triển chia sẻ.
"Chuyện lạ" ở biên cương
Muốn lên cột mốc 108, chúng tôi phải đi men theo suối Lê Nin, ngang qua hang Cốc Pó. Dòng suối quanh năm trong mát, bắt nguồn từ gần hang Bác ở, chảy quanh khu vực đền thờ nằm trên ngọn núi Pò Tánh Chấy rồi uốn lượn xuống khu vực hạ lưu cạnh Trạm kiểm soát biên giới. Cũng có người gọi là suối cá thần, bởi đàn cá hàng nghìn con quanh năm sống ở suối, không ngược dòng cũng không xuôi dòng đi bao giờ. 
Bộ đội biên phòng cùng dân quân tự vệ trên đường tuần tra đường biên, mốc giới. Ảnh: Trường Phong
Người dân địa phương bảo, cá này rất “thiêng”, quăng chài, thả lưới đều không bắt được. Có người phương xa đến thả hàng trăm con cá vàng, nhưng rồi sau cũng không thấy còn con nào. Loài cá dưới suối cũng lạ, du khách đến thăm, chỉ cần mua gói mì tôm, bóp vụn rồi ném xuống nước là hàng nghìn con ngoi lên mặt nước, chen chúc đếm không xuể.
Lúc chúng tôi đến cũng trùng dịp cán bộ, chiến sĩ đi tuần tra cột mốc như thường lệ. Đoàn gồm chục người, có cán bộ biên phòng, công an xã, dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên. Trung úy Trần Văn Trung bảo, địa bàn xã Trường Hà có biên giới khoảng hơn 10km, 19 cột mốc biên giới, trong đó cột mốc 108 thuộc dạng dễ đi nhất vì có đường tiện cho khách du lịch lên thăm. 
Đi cùng đoàn, ông Lý Văn Tốt, đã tham gia phối hợp tuần tra gần 20 năm chia sẻ, mỗi lần đi tuần là phải nắm cơm, mang nước đi. “Mình phải bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam. Bà con xã Trường Hà luôn ý thức là phải giữ đường biên, không cho xê dịch một tấc”, ông Tốt nói. 
Lục Văn Sơn, chưa đến 20 tuổi cũng tham gia vào đoàn tuần tra. Sơn bảo, đi tuần tra giúp hiểu thêm về đường biên mốc giới, lãnh thổ Tổ quốc. “Tôi tham gia tuần tra từ năm 2011. Ông tôi ngày xưa hoạt động cách mạng, bố cũng tham gia nghĩa vụ, dân quân tự vệ. Tôi cũng phải góp sức bảo vệ biên cương”, Sơn chia sẻ.
Mất hơn một tiếng, chúng tôi mới lên đến cột mốc 108. Cột mốc làm bằng đá, gắn vào mỏm núi đã nghiêng sang một bên. Cách vài mét, cột mốc mới số 675 dựng lên còn khá mới. Dọc theo đường bê tông rộng chừng một mét dẫn sang Trung Quốc, một cổng chào khá to được dựng lên. Bên kia cổng, ba dãy nhà đang hoàn thiện. 
Khá ngạc nhiên, ngay bên phải cổng vào là một ngôi đình khá to mang tên “Đình Hồ Chí Minh”. Trên tấm bia kỷ niệm viết bằng tiếng Việt “Việt Nam – Trung hoa láng giềng thân thiện; Trung Việt hữu nghị, cội nguồn sâu xa”. Bia tưởng niệm ghi thời gian hoàn thành vào tháng 5/2015, nhắc lại quá trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trân trọng gọi là “Người”. “Để tưởng nhớ tình nghĩa sâu nặng giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Trung Quốc, nhân dân Tịnh Tây xây cất ngôi đình ngay gần cột mốc 108 để kỷ niệm sự kiện lịch sử này”. 
Bia kỷ niệm trong đình Hồ Chí Minh bên phía Trung Quốc. Ảnh: Trường Phong
Bức phù điêu phía Trung Quốc dựng lên tưởng nhớ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước. Ảnh: Trường Phong
Bức tường cạnh đó tạc phù điêu lấy nguồn hình ảnh từ Việt Nam mô tả ngày Bác Hồ cùng các đồng chí về nước. Bên cạnh là dòng chữ bằng tiếng Việt: “Năm 1911, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Hồ Chí Minh và những chiến hữu của Người từ cột mốc biên giới số 108 về nước”.
Ngồi trong đình, chợt nhớ đến chuyện anh Lý Văn Hùng, cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu Sóc Giang kể, cùng với hàng nghìn người Việt, cứ mỗi dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, hàng nghìn người Trung Quốc lại sang đây. 
Cán bộ đồn biên phòng ở đây cũng được quán triệt, ngoài nhiệm vụ số một là đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới thì cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho người dân bên kia biên giới có nguyện vọng sang thăm viếng, dâng hương Bác Hồ. 
Người dân địa phương bảo, thực sự người dân Trung Quốc bên kia biên giới rất yêu quý, kính trọng Hồ Chủ tịch. Thậm chí, có nhiều người dân Trung Quốc sang, lên đền thờ Bác Hồ quỳ khấn đến vài chục phút, có người sang xin ngủ trong hang Cốc Bó một đêm, để hiểu cảm xúc tại sao trong một nơi như thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nghĩ ra đường hướng cho cách mạng Việt Nam.

Trường Phong