Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Cựu giám đốc công an TQ vơ vét nghìn tỷ, hủ hóa nhiều người

31/03/2017  10:00 GMT+7

Hôm 29/3, Tòa án Trịnh Châu, Hà Nam đã xét xử vụ án Vũ Trường Thuận, nguyên Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân, về tội tham nhũng, lạm dụng chức quyền.
Theo Tân Hoa xã dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Trịnh Châu, Thuận đã lợi dụng các chức vụ Cục trưởng Cảnh sát giao thông Thiên Tân, Phó giám đốc, Giám đốc Công an thành phố, Phó chủ tịch Chính Hiệp Thiên Tân, thông qua các công ty do y khống chế chiếm hữu trái phép hơn 342 triệu NDT (1.129 tỷ VND).
Thuận cũng bị cáo buộc mưu lợi riêng cho người khác rồi trực tiếp hoặc thông qua người thân nhận hối lộ 84,4 triệu NDT (278,5 tỷ VND). Ngoài ra, Thuận còn sử dụng 101 triệu NDT (333,3 tỷ VND) tiền công để tiến hành những hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lợi phi pháp.
quan tham, quan tham Trung Quốc, quan chức Trung Quốc tham nhũng, tham nhũng Trung Quốc, Trung Quốc
Vũ Trường Thuận khi còn đương chức
Vũ Trường Thuận trực tiếp khống chế nhiều công ty kinh doanh mưu lợi phi pháp. Trong thời gian là lãnh đạo công an Thiên Tân, Thuận đã lạm dụng chức quyền, gây thiệt hại to lớn, tình tiết đặc biệt nghiêm trọng. Trong lời phát biểu cuối cùng trước tòa, Thuận đã nhận tội, hối tội. Mức án sẽ được công bố vào dịp khác.
Vũ Trường Thuận sinh năm 1954, Tiến sĩ quản lý công, có các biệt danh như “Thiên Tân đệ nhất Hổ”, “Vũ Gia”. Thuận vào ngành công an từ khi 16 tuổi, leo dần từ cảnh sát giao thông lên đến Giám đốc, Bí thư đảng ủy CA thành phố, Phó Bí thư Ủy ban Chính pháp Thiên Tân năm 2005.
Tháng 6/2007, sau khi Tống Bình Thuận, Chủ tịch Chính Hiệp, Bí thư Chính pháp tự sát, Vũ Trường Thuận là cấp dưới trực tiếp cũng bị điều tra, nhưng do Chu Vĩnh Khang bao che nên thoát. Tháng 10/2011, Thuận trúng cử Phó chủ tịch Chính Hiệp Thiên Tân.
Tháng 3/2014, Tổ thanh tra số 5 của trung ương về Thiên Tân thanh tra 2 tháng. Ngày 20/7 cùng năm, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (UBKTKLTW) thông báo, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Giám đốc Công an Thiên Tân bị tổ chức điều tra vì có dấu hiệu vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Theo tạp chí The Paper, Thuận bị điều tra vì bị nghi nhận hối lộ số tiền cực lớn. Nhân viên điều tra đã kiểm tra, phát hiện tại nhà Thuận có số tài sản trị giá hơn 100 triệu NDT. Ngày 13/2/2015, Thuận bị khai trừ đảng và chức vụ công.
Ngày 26/3/2015, hệ thống Chính pháp Thiên Tân ra thông báo nội bộ cho biết, tổng số tiền vi phạm liên quan đến Vũ Trường Thuận lên tới trên 7,4 tỷ NDT (24.420 tỷ VND), có 23 cán bộ công an đưa hối lộ cho Thuận.
Thuận tham ô hơn 400 triệu NDT, bán chức thu 84 triệu NDT, đưa hối lộ hơn 10 triệu NDT, chiếm dụng tiền công hơn 100 triệu NDT, nhận tiền phong bao 330.000 NDT, vi phạm kỷ luật tài chính 1,5 tỷ NDT, trong đó 400 triệu cấp sai quy định.
Gia đình Thuận có hơn 70 công ty và có quan hệ liên kết làm ăn với hơn 40 công ty. Thuận đã áp dụng các biện pháp điều tra vụ án, bắt người để áp chế các công ty cạnh tranh.
Thuận còn có lối sống sa đọa, gian dâm với nhiều phụ nữ, trong đó 4 nữ cán bộ công an có con riêng với Thuận. Thông báo cũng tiết lộ, Chủ tịch Tập Cận Bình khi phát biểu tại Hội nghị UBKTKLTW nhắc đến Vũ Trường Thuận đã nói: “Thiên Tân có ông Vũ Gia, đến bãi đỗ xe cũng của nhà ông ta, vô pháp vô thiên… Sau Đại hội 18 mà vẫn ngông cuồng như thế, thật chưa từng có”.
Ông Mạnh Kiến Trụ, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương cũng nói trong hội nghị ngành này, Vũ Trường Thuận ngày làm giám đốc công an, tối làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Ngày 3/6/2016 Viện Kiểm sát tối cao thông báo chỉ định Viện Kiểm sát tỉnh Hà Nam sau khi kết thúc điều tra vụ án Vũ Trường Thuận, chuyển giao cho Viện Kiểm sát Trịnh Châu, Hà Nam thẩm tra, làm thủ tục công tố, đưa Thuận ra xét xử.
Ngô Tuyết

Ban tổ chức Tình ủy Thanh Hóa đẩy quả bóng "trách nhiệm Quỳnh Anh" lại cho Sở Xây dựng ?; Cần làm rõ nguồn gốc tài sản của 'hot girl' xứ Thanh

Ban tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa giải trình vụ bà Quỳnh Anh

31/03/2017 10:03 GMT+7
TTO - Liên quan việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị và được quy hoạch làm phó giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã có báo cáo giải trình với Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Ban tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa giải trình vụ bà Quỳnh Anh
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa - nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng công tác và được bổ nhiệm “thần tốc” có nhiều sai sót - Ảnh: Hà Đồng
Theo giải trình, thực hiện nhiệm vụ Ban thường vụ Tỉnh ủy giao, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn ngày 27-2-2014 về việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 để chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn Đảng bộ tỉnh.
Tại thời điểm tháng 4-2014, Sở Xây dựng tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo sở giai đoạn 2015-2020 là theo chủ trương chung của tỉnh.
Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo Sở Xây dựng giai đoạn 2015-2020, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh được tiến hành các bước theo quy định, đáp ứng cơ cấu nữ, cơ cấu trẻ của Sở Xây dựng, theo yêu cầu chung trong công tác quy hoạch cán bộ của các ngành, địa phương trong tỉnh.
Tuy nhiên, đến tháng 3-2017 (sau khi xảy ra các sự việc lùm xùm liên quan đến việc bổ nhiệm và quy hoạch bà Quỳnh Anh - PV), Sở Xây dựng đã báo cáo Ban tổ chức Tỉnh ủy việc bà Quỳnh Anh không còn trong quy hoạch.
Ban tổ chức Tỉnh ủy cũng xác định việc bổ sung quy hoạch bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào chức vụ phó giám đốc Sở Xây dựng giai đoạn 2015-2020 tại thời điểm năm 2014 có một số thiếu sót.
Thứ nhất, tập thể lãnh đạo Sở Xây dựng không thực hiện nghiêm túc việc đánh giá toàn diện cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch đã đề nghị bổ sung bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào quy hoạch, làm chất lượng quy hoạch thấp, tạo dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên.
Thứ hai, Ban tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm trong việc chưa làm tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Quỳnh Anh để báo cáo thường trực Tỉnh ủy và Ban thường vụ Tỉnh ủy.
Việc quy hoạch bà Quỳnh Anh diễn ra trong thời gian từ tháng 4-2014 đến tháng 10-2014, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra thiếu sót trên và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Về việc cử bà Trần Vũ Quỳnh Anh, trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, đi học cao cấp lý luận chính trị, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã thực hiện xét, cử cán bộ đi học bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại công văn ngày 20-5-2013 của Ban tổ chức Trung ương.
Cụ thể, lúc được cử đi học, bà Quỳnh Anh là đảng viên, trình độ chuyên môn đại học, tuổi 29, chức vụ trưởng phòng, chức danh quy hoạch phó giám đốc sở.
Tuy nhiên, quá trình xét, cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị, Ban tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm chưa xem xét toàn diện hồ sơ của bà Quỳnh Anh, nhất là xem xét quá trình công tác mà chỉ tập trung chú ý các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo quy định.
Theo Ban tổ chức Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, để tạo điều kiện cho bà Quỳnh Anh vào đối tượng được đi học cao cấp lý luận chính trị.
Về làm rõ trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót nêu trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra  thiếu sót liên quan đến đảng viên Trần Vũ Quỳnh Anh và việc cử đi học cao cấp lý luận chính trị, quy hoạch phó giám đốc sở, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, thời điểm bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm “thần tốc” với nhiều sai sót, được cử đi học cao cấp lý luận chính trị, được quy hoạch làm phó giám đốc Sở Xây dựng là lúc ông Ngô Văn Tuấn đang giữ chức giám đốc sở này.
Hiện ông Ngô Văn Tuấn đang giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (từ tháng 11-2015 đến nay).
Tuổi Trẻ nhiều lần liên hệ với ông Tuấn để đặt lịch làm việc về những thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh trong thời điểm ông Tuấn làm giám đốc Sở Xây dựng, tuy nhiên ông Tuấn không trả lời điện thoại. 
HÀ ĐỒNG


Cần làm rõ nguồn gốc tài sản của 'hot girl' xứ Thanh

TP - Sau kết luận thanh tra được UBND tỉnh Thanh Hóa công bố về việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, trao đổi với PV, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, phải làm rõ mối quan hệ giữa “quan lộ thần tốc” với tài sản của bà Quỳnh Anh…
Cần làm rõ nguồn gốc tài sản của 'hot girl' xứ ThanhBà Trần Vũ Quỳnh Anh đã được bổ nhiệm “thần tốc” tại Sở Xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: T.L.

Điều đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (thành viên đoàn giám sát về cải cách bộ máy hành chính tại Thanh Hoá vừa qua) quan tâm nhất là câu chuyện về tài sản của bà Quỳnh Anh. Kết luận thanh tra nêu, trong quá trình công tác, chưa phát hiện được bà Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.
Ông Vân cho rằng, kết luận này chưa ổn. Bởi dư luận đặt ra hai vấn đề: “Quan lộ thần tốc” và tài sản kếch xù của bà Quỳnh Anh. Vậy thì mối quan hệ giữa hai việc đó thế nào? Có yếu tố lạm quyền, lợi dụng quan hệ, quyền hạn trong chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của mình để trục lợi, tham nhũng trong giai đoạn cô ấy chưa thôi việc không? Đó là khoảng thời gian người ta đặt ra sự nghi ngờ. Tỉnh Thanh Hóa phải làm rõ và trả lời cho công luận. Còn tài sản của cô ấy từ nay về sau thì không ai đặt vấn đề xem xét cả.

Bên cạnh đó, kết luận thanh tra khẳng định không có dấu hiệu tham nhũng, vậy tài sản của bà Quỳnh Anh mà báo chí và dư luận phản ánh có đúng không? Nếu có thì ở đâu ra? Trước khi được bổ nhiệm làm trưởng, phó phòng, bà Trần Vũ Quỳnh Anh có kê khai tài sản không?
Cũng theo ông Lê Thanh Vân, trong trường hợp không liên lạc được với bà Quỳnh Anh nữa, dẫn đến không có đầu mối để xác lập thông tin thì đó là trách nhiệm của cơ quan Thanh Hóa. Nếu hồ sơ công chức của bà Quỳnh Anh hiện không còn lưu tại Sở Xây dựng Thanh Hóa, thì kết quả thanh tra vừa qua căn cứ vào đâu để đưa ra kết luận như vậy?... Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đang chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu làm rõ dấu hiệu vi phạm của cấp ủy Sở Xây dựng Thanh Hóa. Tôi cho rằng, Tỉnh ủy Thanh Hóa nên tiếp tục làm rõ những vấn đề mà dư luận đang đặt ra”, ông Vân nói.
Chiều 30/3, trao đổi với Tiền Phong, ông Ngô Hoàng Kỳ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết căn cứ kết quả thanh tra, ngành chức năng đang tiến hành kiểm tra để xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, căn cứ các sai phạm đã được Thanh tra tỉnh kết luận, ngày 29/3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có văn bản giao Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể và cá nhân các lãnh đạo và cán bộ Sở Xây dựng theo kết luận của Thanh tra tỉnh. Trên cơ sở đó kiến nghị hình thức kỷ luật nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước. Ngoài ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra thiếu sót trên và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Ngoài ra thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng nêu rõ: Sở Nội vụ Thanh Hóa có một phần trách nhiệm do đã không thanh tra, kiểm tra để phát hiện sớm, kịp thời các thiếu sót, vi phạm tại Sở Xây dựng. Ban Tổ chức Tỉnh ủy có trách nhiệm trong việc chưa làm tốt công tác thẩm định nhân sự đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh để báo cáo thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Theo ông Lê Thanh Vân, trong trường hợp không liên lạc được với bà Quỳnh Anh nữa, dẫn đến không có đầu mối để xác lập thông tin thì đó là trách nhiệm của cơ quan Thanh Hóa. Nếu hồ sơ công chức của bà Quỳnh Anh hiện không còn lưu tại Sở Xây dựng Thanh Hóa, thì kết quả thanh tra vừa qua căn cứ vào đâu để đưa ra kết luận như vậy?
Luân Vũ - Hoàng Lam

Nhà Trắng có thông tin mới về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử; Cựu cố vấn an ninh Mỹ yêu cầu miễn trừ truy tố nếu ra điều trần

Thứ 6, 10:59, 31/03/2017

VOV.VN – Chính phủ Mỹ đã mời Ủy ban tình báo Hạ viện và Thượng viện Mỹ xem xét thông tin mới liên quan đến cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer ngày 30/3 cho biết chính phủ đã có thông tin mới xuất hiện và muốn đảm bảo rằng những người đang tiến hành xem xét sẽ có được thông tin đó. Ông Spicer không tiết lộ thêm các thông tin chi tiết về vấn đền này.
nha trang co thong tin moi ve cuoc dieu tra nga can thiep bau cu hinh 1
Chú thích ảnh
Ông Spicer cũng khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ thẳng thắn trong cuộc điều tra Nga của Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, ông đã từ chối bình luận về thông tin được tờ New York Times đăng tải, trong đó nêu tên 2 quan chức chính phủ đã giúp cung cấp thông tin tình báo cho Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes, một thành viên Đảng Cộng hòa từng làm việc trong đội ngũ chuyển giao của Tổng thống Donald Trump./.


Thùy Linh/VOV-Trung tâm TinTheo Reuters

Cựu cố vấn an ninh Mỹ yêu cầu miễn trừ truy tố nếu ra điều trần



Ông Michael Flynn từ chức cố vấn an ninh quốc gia Mỹ hồi tháng 2 /// Reuters
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn tuyên bố sẵn sàng điều trần trước quốc hội về vụ điều tra quan hệ giữa chính quyền Trump và Nga, nhưng ông yêu cầu được miễn truy tố.

Luật sư đại diện Robert Kelner của ông Flynn ngày 30.3 thông báo cựu cố vấn an ninh quốc gia sẵn sàng hợp tác với các ủy ban tình báo tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ, theo Reuters.
"Tướng Flynn chắc chắn có một câu chuyện cần kể và ông ấy rất muốn kể ra nếu điều kiện cho phép", ông Kelner nói. Tuy vậy, vị luật sư này bóng gió thêm rằng những người biết suy nghĩ và có sự cố vấn của luật sư sẽ không đồng ý tham gia các phiên điều trần "bị chính trị hoá như vậy" nếu không được đảm bảo quyền miễn trừ đối với các vụ truy tố bất công.
Ông Flynn bị buộc từ chức hồi tháng 2 sau khi che giấu việc tiếp xúc với đại sứ Nga trước khi ông Trump nhậm chức tổng thống. Ông Flynn cũng nói dối Phó tổng thống Mike Pence về những cuộc trao đổi này. Việc ông Flynn điều trần nếu diễn ra sẽ giúp làm sáng tỏ nội dung các cuộc trao đổi giữa ông với đại sứ Nga tại Mỹ, ông Sergei Kislyak, theo Reuters.
Cựu cố vấn an ninh Mỹ yêu cầu miễn trừ truy tố nếu ra điều trần - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn từ chức
CNN ngày 14.2 đưa tin Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã từ chức sau những thông tin liên quan đến cuộc đối thoại của ông với các quan chức Nga trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống.
AP cho hay Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và 2 ủy ban tình báo thuộc Thượng viện và Hạ viện đang điều tra mối quan hệ giữa ông Flynn và Nga. Hai ủy ban trên cũng xem xét về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và liệu có sự liên hệ nào với các quan chức chính quyền Trump hay không.
Người phát ngôn Ủy ban tình báo Hạ viện Jack Langer cho biết ông Flynn chưa đưa ra yêu cầu nào về việc điều trần trước ủy ban và đổi lại là được miễn trừ truy tố. Phía Thượng viện và FBI thì chưa có thông báo bình luận.
Trước ông Flynn, đã có 3 cựu cố vấn của ông Trump đồng ý tham gia điều trần về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng không ai yêu cầu quyền miễn trừ truy tố, theo CNN. Ba người này gồm cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cựu cố vấn Roger Stone và cựu cố vấn chính sách đối ngoại Carter Page.
Phía đảng Dân chủ thì nhanh chóng phản ứng, dẫn lại một phát ngôn của ông Flynn hồi năm 2016 rằng "khi bạn được miễn trừ đồng nghĩa bạn có thể đã phạm phải một tội nào đó".
Bảo Vinh

PHÁT HIỆN " ĐÁNG QUAN NGẠI" CỦA FACEBOOKER QUYET HO: KHUÔN MẶT CỦA PHÁT NGÔN VIÊN BNG GIỐNG NGƯỜI TÀU?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


TRUNG QUỐC NÓI LÀM GÌ CÓ ĐẢO NHÂN TẠO Ở BIỂN ĐÔNG

“Không có bất cứ thứ gì như đảo nhân tạo ở biển Đông. Hầu hết các công trình đó đều vì mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng vệ cần thiết” – ông Wu Qian, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói trong cuộc họp báo ngày 30-3, Reuters cho biết.
Trung Quốc nói làm gì có đảo nhân tạo ở biển Đông - ảnh 1
Ông Wu Qian, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ảnh: Sina
Ông Wu nói thêm về bình luận không có đảo nhân tạo ở biển Đông của mình rằng, có lẽ đó là một sự hiểu lầm, rằng Trung Quốc sẵn sàng đưa ra lời giải thích rõ ràng cho các công trình xây dựng mà nước này xây trái phép ở biển Đông.
Tuyên bố trên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) công bố báo cáo cho biết tiến độ xây dựng của Trung Quốc trên các bãi đá Chữ Thập, Xubi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã gần như hoàn tất. Báo cáo đánh giá Bắc Kinh đã sẵn sàng triển khai chiến đấu cơ và các thiết bị quân sự khác đến các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở biển Đông.
Từ một năm nay, Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 ở đảo Phú Lâm và ít nhất một lần điều tên lửa chống hạm ra đảo này. Vệ tinh còn phát hiện các cơ sở có mái che “đóng mở”ở ba đảo nhân tạo Chữ Thập, Xubi và Vành Khăn nhằm bảo vệ các dàn tên lửa di động. Trên các đảo này, Bắc Kinh còn xây dựng mỗi nơi đủ lớn để chứa 24 máy bay quân sự, bốn máy bay cỡ lớn, kể cả máy bay ném bom, BBC viện dẫn báo cáo của CSIS.
Kế hoạch xây dựng bảy đảo nhân tạo ở biển Đông của Trung Quốc đã gặp chỉ trích từ Mỹ và một số nước khác, vốn cho rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa biển Đông và thay đổi hiện trạng địa lý để củng cố chủ quyền. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
THẬP TAM

Hàn Quốc bắt giam cựu Tổng thống Park Geun-hye; Video: Thời điểm bà Park Geun-Hye bị bắt; Vì sao người dân Hàn Quốc muốn tống giam cựu Tổng thống Park Geun-hye?; Con đường chính trị “ba chìm bảy nổi” của bà Park Geun-hye

31/03/2017  06:36 GMT+7

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vừa bị bắt giam liên quan tới vụ xì căng đan đã khiến bà bị phế truất.



Theo BBC, bà Park được đưa tới trung tâm giam giữ ở phía nam thủ đô Seoul sau khi một tòa án thông qua lệnh bắt giữ đối với bà. Hãng tin Yonhap cho biết, bà là cựu Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị bắt do các cáo buộc phạm tội, sau hai ông Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan.
Park Geun-hye, Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye, Tổng thống bị phế truất
Bà Park (thứ hai từ phải qua) bị đưa tới trung tâm giam giữ. Ảnh: BBC
Hãng tin Reuters dẫn lời một thẩm phán tòa án quận trung tâm Seoul cho biết, “nguyên nhân và sự cần thiết của lệnh bắt được công nhận do cáo buộc chính nhằm vào bà Park Geun-hye đã được xác thực và các bằng chứng có thể bị can thiệp”. Bà có thể bị giam tới 20 ngày.
Lệnh bắt giữ bà Park được đưa ra sau khi bà đã bị thẩm vấn trong thời gian gần 9 tiếng. Tòa án quận trung tâm Seoul đã phê chuẩn lệnh bắt giữ đối với bà Park với một loạt cáo buộc như hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật của chính phủ. Hiện bà đối mặt với 13 cáo buộc hình sự.
Hôm 10/3, bà Park bị Tòa án Hiến pháp phế truất, đồng nghĩa với việc bà mất đi quyền miễn trừ pháp lý. Bà Park bị cho là đã để người bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vào công việc nhà nước và trục lợi bằng cách sử dụng ảnh hưởng dựa trên các mối quan hệ với tổng thống.
Dương Lâm

Video: Thời điểm bà Park Geun-Hye bị bắt

Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye bị bắt và đưa đi trên đoàn xe ô tô có nhiều cảnh sát hộ tống vào lúc 3h sáng 31/3 (giờ địa phương).
Gần 5h sáng (giờ địa phương, khoảng 3h sáng ở Việt Nam), khi nhiều người dân Hàn Quốc vẫn còn say giấc ngủ, cựu tổng thống Park Geun-Hye - nữ tổng thống dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc - đã thức trắng đêm chờ đợi nghe số phận của mình bị định đoạt.
Hai tuần sau khi bị truất khỏi ghế tổng thống, bị buộc rời khỏi dinh thự tráng lệ, bà Park một thời ngồi trên đỉnh cao quyền lực ấy giờ đã yên vị trong một phòng biệt giam phía nam Seoul, với bữa ăn chỉ gần 30.000 đồng Việt Nam mỗi ngày.


 Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye (phải) rời khỏi Tòa trung tâm Seoul tối 30-3 sau gần 9 giờ điều trần. (Ảnh: Reuters)


Bị cáo buộc tham nhũng và để bạn thân can thiệp nội chính, ở cái tuổi 65, bà Park với gương mặt khắc khổ, không con, sẽ sắp phải đối diện với bốn bức tường biệt giam mỗi ngày. 
Niềm an ủi lớn nhất của bà Park, có lẽ vào lúc này, đến từ đảng Hàn Quốc Tự do của bà và những người ủng hộ. Trong một tuyên bố sáng 31/3, đảng Hàn Quốc Tự do nói "thực sự lấy làm tiếc" về việc bà Park bị bắt và hi vọng "lịch sử đau đớn này sẽ không bao giờ lặp lại" ở Hàn Quốc.
Bà Park là cựu tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc bị bắt. Hai cựu tổng thống trước đó bị bắt vì tội phản bội tổ quốc và tham nhũng, theo Reuters.
Hai tiếng sau khi nghe lệnh bắt, bà Park được đưa lên ôtô cùng 2 nữ công tố viên để đến nhà tù.
Các cảnh quay trên truyền hình cho thấy rất đông người ủng hộ cựu tổng thống đã đứng bên ngoài trại giam. Họ hô to tên bà Park, vẫy cờ Hàn Quốc khi chiếc xe trờ tới trước khi cánh cổng bị đóng lại.


Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye (giữa) được hộ tống tới nhà tù ở nam Seoul sau quyết định của tòa án rạng sáng 31-3 - Ảnh: Yonhap

 Bà Park được hộ tống tới nhà tù ở nam Seoul sau quyết định của tòa án rạng sáng 31/3. (Ảnh: Yonhap)


Trong khi đó, các đảng phái và đối thủ chính trị của bà Park đã hoan nghênh quyết định bắt bà, nhấn mạnh tất cả đều công bằng trước pháp luật.
Đảng Dân chủ Hàn Quốc, đối thủ lớn nhất của đảng Tự do của bà Park, tiếp tục cáo buộc cựu tổng thống tham nhũng và kêu gọi sự thật sớm được tiết lộ. Park Kwang On, người phát ngôn của ứng viên hàng đầu cho ghế tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ca ngợi quyết định của tòa án.
"Việc bắt giữ bà Park, trước hết là để duy trì mệnh lệnh nghiêm khắc của nhân dân trong việc xây dựng một đất nước nơi mà công lý và những lẽ đúng đắn tồn tại. Giờ đã tới lúc Hàn Quốc bước qua một trang lịch sử đau đớn của đất nước, đã tới lúc chúng ta cùng tập hợp lại sức mạnh vì một đất nước công bằng và trong sạch", ông Park Kwang On nhấn mạnh.
Video: Thời điểm bà Park Geun-Hye bị bắt giữ
Những người đang chạy đua vào chiếc ghế tổng thống do bà Park để lại cũng lên tiếng chỉ trích cựu tổng thống.
Nghị sĩ Ahn Cheol Soo của đảng Nhân dân nói bà Park đã tự định đoạt số phận của mình từ trước bằng những lời nói dối và không hối hận vì những gì đã làm gì.
Còn ông An Hee Jung - thống đốc tỉnh Chungcheong Nam - gọi việc bà Park bị bắt giữ là dấu chấm hết cho nền chính trị kiểu cũ, nhưng là sự khơi đầu cho một kỷ nguyên mới. 
Cả ông An và Ahn đều đang so kè quyết liệt trong các cuộc thăm dò dư luận về các ứng viên tổng thống ở Hàn Quốc, hãng thông tấn Yonhap cho biết.
Nguồn: Tuổi Trẻ


Vì sao người dân Hàn Quốc muốn tống giam cựu Tổng thống Park Geun-hye?


VOV.VN – Thời báo Hàn Quốc ngày 31/3 đăng bài bình luận cho rằng lý do bà Park bị bắt là vì cựu Tổng thống đã né tránh sự thật và không tôn trọng người dân.


Một trong những lý do chính mà Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra khi phế truất Tổng thống Park Geun-hye hồi đầu tháng này là việc bà đã không giữ đúng cam kết hợp tác với các công tố viên trong cuộc điều tra bê bối tham nhũng liên quan tới người bạn thân Choi Soon-sil.
vi sao nguoi dan han quoc muon tong giam cuu tong thong park geun hye hinh 1
Chuyên viên trang điểm có mặt tại nhà riêng của bà Park trước phiên xét xử ngày 30/3/2017. Chính những động thái nhỏ này lại khiến người dân Hàn Quốc tin rằng bà Park tắc trách, không thực sự ăn năn. Anh: Yonhap.
Thay vào đó, theo cáo trạng, bà đã tìm cách che giấu sự thật và buộc những thân tín của mình phải nói dối. Đây là một phần lý do khiến hơn 70% người dân Hàn Quốc tin rằng bà Park phải ngồi tù trong thời gian xét xử kể cả khi đã bị truất quyền.
Nỗ lực tuyệt vọng để không bị tống giam
Bà Park từng tránh các buổi thẩm vấn và từ chối có mặt tại phiên xét xử của Tòa án Hiến pháp. Vì thế, việc bà có mặt tại phiên xử ngày 30/3 được cho là một “cố gắng tuyệt vọng để không bị tống giam”.
Thế nhưng khi xuất hiện tại phiên tòa ngày 30/3, bà Park tiếp tục lựa chọn né tránh sự thật bằng cách im lặng.
Thân tín của bà Park đã đề nghị tòa cho bà đi vào phòng xử từ bãi đỗ xe ngầm để né tránh truyền thông nhưng tòa đã từ chối yêu cầu này.
Bị buộc phải đi vào từ cửa lớn, nhiều người đã dự đoán bà Park sẽ nói một vài câu “lấy lệ”.
Nhưng không. Bà Park không nói một câu nào với báo giới, lướt qua đám đông phóng viên ngoài phòng xử mà không dừng lại và phớt lờ mọi câu hỏi của họ bất chấp việc đây có thể là cơ hội cuối cùng đề bà nói lời xin lỗi, bày tỏ sự ăn năn hay nói lời thanh minh.
Nhiều người cho rằng hành động đó của bà là không tôn trọng người dân.
Phản ứng sai lầm để mất niềm tin của người dân
Những lời giải thích trước đây của bà cũng đã không thể thuyết phục được người dân mà chỉ làm họ thêm thất vọng.
Theo một thăm dò dư luận của Realmeter tuần trước, có đến 72,3% người được hỏi cho rằng bà Park nên ngồi sau song sắt trước khi bị xét xử trong khi chỉ có 25,1% không đồng ý với ý kiến này.
Chính cách phản ứng và thái độ của bà Park đối với vụ bê bối liên quan tới người bạn thân Choi Soon-sil đã đánh mất tình cảm của công chúng, khiến họ bắt đầu “chán ngấy” nhà lãnh đạo này.


Khi bê bối ngày càng lan rộng, người ta bàng hoàng vì những cáo buộc rằng bà Park đã để người bạn thân, vốn không có chức vị nào trong chính phủ, được can dự vào những vấn đề “quốc gia đại sự”, được tiếp cận tài liệu mật và bòn rút tiền của các tập đoàn lớn.
Nhưng người dân Hàn Quốc còn “sốc” hơn vì phản ứng của bà Park với những cáo buộc đó. Bà bác bỏ tất cả nhưng bằng chứng sau đó càng cho thấy những gì bà nói là dối trá. Bà Park lúc ấy lại bắt đầu thay đổi cách giải thích vấn đề một chút.
Ban đầu bà cam kết sẽ tuân theo quy trình thẩm vấn của cơ quan công tố nhưng khi thực sự đối mặt với nó thì lại bác bỏ. Bà Park sau đó cam kết sẽ trả lời câu hỏi của một hội đồng độc lập nhưng cuối cùng vẫn không làm. Nhà Xanh của bà lúc ấy cũng hết lần này tới lần khác từ chối các yêu cầu khám xét của các điều tra viên.
Tất cả những hành động đó đi ngược lại với lời hứa ban đầu của bà Park rằng sẽ hợp tác trong cuộc điều tra để khẳng định sự thật. Hành động “nói một đằng, làm một nẻo” của bà Park bị xem là một nỗ lực nhằm che giấu sự thật và hủy mọi bằng chứng.
Những gì mà người dân Hàn Quốc muốn biết là “sự thật” về những cáo buộc đối với bà nhưng cựu Tổng thống Park Geun-hye từ chối trả lời câu hỏi của họ mà chỉ khăng khăng dựa vào vị thế của bản thân trong khi uy tín của bà lao dốc không phanh.
Một trong những cáo buộc rằng bà Park đã không làm tròn bổn phận của mình vào cái ngày xảy ra thảm kịch chìm phà Sewol năm 2014 đã được khơi lại trong phiên luận tội cựu Tổng thống.
Người dân Hàn Quốc muốn biết bà đã làm gì với vai trò của một nguyên thủ quốc gia trong suốt 7 giờ đầu tiên vô cùng quan trọng của vụ chìm phà này nhưng cựu Tổng thống đã không thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng để rồi điều duy nhất người ta phát hiện ra là bà đã mất hàng giờ để… làm tóc.
Người dân Hàn Quốc sao có thể không tức giận khi biết sự thật đó?
Bê bối của bà Park khiến cả một dân tộc bối rối và đẩy cả đất nước vào sự chia rẽ giữa những người ủng hộ và phản đối bà.
Đã có những người biểu tình thiệt mạng.
Nhưng bà Park không tỏ ra hối tiếc hay xin lỗi mà thay vào đó tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến Pháp về việc truất quyền bà và cho rằng mọi chứng cứ của điều tra viên đều là giả.
Hành vi vô lý của những người ủng hộ bà Park cũng khiến phần còn lại của dư luận cảm thấy khó chịu. Luật sư bảo vệ cho bà Park trong phiên xét xử của Tòa án Hiến Pháp bị cho là “ăn nói thô lỗ và hành động lập dị”. Một trong số họ, ông Kim Pyung-woo đã xúc phạm thẩm phán khi phàn nàn về quy trình ở tòa. Hai luật sư của bà cũng tỏ ra năng nổ hơn trong các cuộc biểu tình phản đối truất quyền ở trên phố hơn là trong phòng xử.
Trước khi bà Park bị bắt, ngày 29/3, một số nghị sỹ ủng hộ bà Park đã thu thập đủ 82 chữ ký vào bản kiến nghị lên Tòa án quận trung tâm thủ đô Seoul, yêu cầu họ không phê chuẩn lệnh bắt này với lý do quyết định này là “quá khắt khe và thậm chí sẽ gây ra nhiều sự bối rối hơn trong xã hội”./.



Diệu Hương/VOV.VNLược dịch Korean Times

Con đường chính trị “ba chìm bảy nổi” của bà Park Geun-hye

VOV.VN - Nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc có cuộc đời nhiều thăng trầm và con đường chính trị của bà cũng không hề phẳng lặng.

Một tòa án Hàn Quốc ngày 31/3 thông qua lệnh bắt tổng thống bị phế truất Park Geun-hye liên quan đến các cáo buộc tham nhũng và lạm quyền. Reuters dẫn thông báo của tòa cho biết, "nguyên nhân và sự cần thiết của lệnh bắt được công nhận do cáo buộc chính nhằm vào bà Park Geun-hye đã được xác thực và các bằng chứng có thể bị can thiệp".
con duong chinh tri ba chim bay noi cua ba park geun hye hinh 1
Bà Park Geun-hye được đưa đến Trung tâm Giam giữ Seoul, ngoại ô Seoul. (Ảnh: AP)
Bà Park có thể bị giam tới 20 ngày trong thời gian điều tra bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil. Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị cáo buộc nhận hối lộ, làm rò rỉ thông tin mật và lạm quyền. Tuy nhiên, bà Park đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Hai giờ sau khi tòa ra phán quyết, bà Park được đưa đến Trung tâm Giam giữ Seoul, ngoại ô Seoul.
Bà Park bị Tòa án Tối cao phế truất hôm 10/3, đồng nghĩa với mất quyền miễn trừ pháp lý. Bà có thể lĩnh án hơn 10 năm tù nếu bị kết tội và sẽ được ở phòng giam lớn hơn so với những tù nhân khác trong trại giam Seoul nhưng vẫn phải tuân thủ những quy định khác về bữa ăn, kiểm tra phòng giam.
Như vậy, với diễn biến mới này bà Park Geun-hye đã trở thành cựu Tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc bị bắt giữ với các cáo buộc hình sự, sau ông Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan.
Đây là kết cục bi thảm cho sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye, người lên nắm quyền 4 năm trước với cam kết về một nhiệm kỳ Tổng thống làm việc theo nguyên tắc, đáng tin cậy và không tham nhũng.
Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye:
- Năm 1963: Bà Park Geun-hye, khi đó 11 tuổi, lần đầu tiên bước vào Nhà Xanh (phủ Tổng thống Hàn Quốc) khi cha của bà, Park Chung-hee trở thành Tổng thống, hai năm sau khi ông này tổ chức một cuộc đảo chính để giành quyền kiểm soát đất nước.
- Năm 1974: Mẹ của bà Park Geun-hye qua đời sau khi bị một sát thủ bắn chết. Vụ việc xảy ra khi ông Park Chung-hee đang có bài phát biểu tại Seoul, phát súng nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc khi đó nhưng đã “lạc” mục tiêu, giết chết phu nhân của ông. Sau cái chết của mẹ, bà Park Geun-hye được hưởng chế độ như một đệ nhất phu nhân.
- Năm 1979: Đến lượt cha của bà Park Geun-hye bị ám sát. Người ra tay với ông Park Chung-hee chính là một gián điệp của ông này, vụ việc xảy ra trong một bữa tiệc khuya. Bà Park rời khỏi Nhà Xanh sau đám tang cha bà.
con duong chinh tri ba chim bay noi cua ba park geun hye hinh 3
Bà Park Geun-hye thời kỳ ở đỉnh cao quyền lực. (Ảnh: AFP)
- Năm 1990: Bà Park từ chức Chủ tịch một tổ chức thiếu nhi sau những nghi vấn về việc bà đã cho phép người cố vấn của mình là Choi Tae-min, và con gái ông, Choi Soon-sil, lợi dụng nó vì lợi ích cá nhân. Mối quan hệ giữa bà Park với gia tộc Choi sau đó cũng chính là nguyên nhân khiến bà “thân bại danh liệt” lúc đã trở thành Tổng thống.
- Năm 1998: Sau nhiều năm né tránh công chúng, bà Park Geun-hye lại dấn thân vào con đường chính trị và giành được một vị trí trong nghị viện, đúng vào thời điểm Hàn Quốc đang chao đảo vì cơn bão khủng hoảng tài chính ở châu Á.
- Năm 2006: Bà Park Geun-hye khi ấy đảm nhiệm cương vị lãnh đạo đảng bảo thủ chính ở Hàn Quốc đã bị một đối tượng tấn công trong lúc vận động tranh cử tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Vết thương trên mặt bà được cho là không nhẹ, dài tới 11cm.
Tuy nhiên, những lời đầu tiên bà  Park nói tại bệnh viện là: “Tình hình Daejeon thế nào rồi?" (một trong những thành phố trung tâm có ý nghĩa quan trọng trong chiến dịch tranh cử - ND). Những gì bà Park thể hiện đã tiếp tục xây dựng hình ảnh của bà như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
con duong chinh tri ba chim bay noi cua ba park geun hye hinh 4
Dáng vẻ mệt mỏi của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sau buổi thẩm vấn 30/3. (Ảnh: Getty)
- Năm 2012: Bà Park Geun-hye trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc sau chiến thắng vang dội trước đối thủ Moon Jae-jin trong cuộc bầu cử Tổng thống.
- Năm 2014: Chiếc phà Sewol trọng tải 6.400 tấn bị chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam của Hàn Quốc làm 304 người thiệt mạng, phần lớn là học sinh đang trong hành trình của một chuyến dã ngoại. Vụ việc khiến cá nhân bà Park cũng như Chính phủ Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề bởi phản ứng chậm chạp và nỗ lực cứu hộ bất thành.
- Năm 2016: Thông tin được các phương tiện truyền thông tiết lộ cho rằng, một phụ tá cao cấp của bà Park Geun-hye đã gây áp lực, buộc các công ty phải trả tiền cho tổ chức phi lợi nhuận do Choi Soon-sil, con gái của cựu cố vấn của bà Park kiểm soát.
Trong một phát biểu trước toàn dân, bà Park Geun-hye thừa nhận mối quan hệ của mình với Choi Soon-sil nhưng vẫn một mực phủ nhận hành vi vi phạm pháp luật. Các công tố viên đã truy tố bà Choi Soon-sil và hai cựu trợ lý của bà Park vào tháng 11/2016.
- Năm 2017: Tòa án Hiến pháp đồng ý với việc luận tội và bãi nhiệm chức vụ Tổng thống của bà Park, điều này khiến bà không còn được hưởng quyền miễn trừ. Bà Park sau đó đã bị các công tố viên thẩm vấn và vào ngày 31/3/2017, bà bị bắt./.

Hùng Cường/VOV.VN