Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Hàn Quốc bắt giam cựu Tổng thống Park Geun-hye; Video: Thời điểm bà Park Geun-Hye bị bắt; Vì sao người dân Hàn Quốc muốn tống giam cựu Tổng thống Park Geun-hye?; Con đường chính trị “ba chìm bảy nổi” của bà Park Geun-hye

31/03/2017  06:36 GMT+7

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vừa bị bắt giam liên quan tới vụ xì căng đan đã khiến bà bị phế truất.



Theo BBC, bà Park được đưa tới trung tâm giam giữ ở phía nam thủ đô Seoul sau khi một tòa án thông qua lệnh bắt giữ đối với bà. Hãng tin Yonhap cho biết, bà là cựu Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị bắt do các cáo buộc phạm tội, sau hai ông Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan.
Park Geun-hye, Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye, Tổng thống bị phế truất
Bà Park (thứ hai từ phải qua) bị đưa tới trung tâm giam giữ. Ảnh: BBC
Hãng tin Reuters dẫn lời một thẩm phán tòa án quận trung tâm Seoul cho biết, “nguyên nhân và sự cần thiết của lệnh bắt được công nhận do cáo buộc chính nhằm vào bà Park Geun-hye đã được xác thực và các bằng chứng có thể bị can thiệp”. Bà có thể bị giam tới 20 ngày.
Lệnh bắt giữ bà Park được đưa ra sau khi bà đã bị thẩm vấn trong thời gian gần 9 tiếng. Tòa án quận trung tâm Seoul đã phê chuẩn lệnh bắt giữ đối với bà Park với một loạt cáo buộc như hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật của chính phủ. Hiện bà đối mặt với 13 cáo buộc hình sự.
Hôm 10/3, bà Park bị Tòa án Hiến pháp phế truất, đồng nghĩa với việc bà mất đi quyền miễn trừ pháp lý. Bà Park bị cho là đã để người bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vào công việc nhà nước và trục lợi bằng cách sử dụng ảnh hưởng dựa trên các mối quan hệ với tổng thống.
Dương Lâm

Video: Thời điểm bà Park Geun-Hye bị bắt

Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye bị bắt và đưa đi trên đoàn xe ô tô có nhiều cảnh sát hộ tống vào lúc 3h sáng 31/3 (giờ địa phương).
Gần 5h sáng (giờ địa phương, khoảng 3h sáng ở Việt Nam), khi nhiều người dân Hàn Quốc vẫn còn say giấc ngủ, cựu tổng thống Park Geun-Hye - nữ tổng thống dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc - đã thức trắng đêm chờ đợi nghe số phận của mình bị định đoạt.
Hai tuần sau khi bị truất khỏi ghế tổng thống, bị buộc rời khỏi dinh thự tráng lệ, bà Park một thời ngồi trên đỉnh cao quyền lực ấy giờ đã yên vị trong một phòng biệt giam phía nam Seoul, với bữa ăn chỉ gần 30.000 đồng Việt Nam mỗi ngày.


 Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye (phải) rời khỏi Tòa trung tâm Seoul tối 30-3 sau gần 9 giờ điều trần. (Ảnh: Reuters)


Bị cáo buộc tham nhũng và để bạn thân can thiệp nội chính, ở cái tuổi 65, bà Park với gương mặt khắc khổ, không con, sẽ sắp phải đối diện với bốn bức tường biệt giam mỗi ngày. 
Niềm an ủi lớn nhất của bà Park, có lẽ vào lúc này, đến từ đảng Hàn Quốc Tự do của bà và những người ủng hộ. Trong một tuyên bố sáng 31/3, đảng Hàn Quốc Tự do nói "thực sự lấy làm tiếc" về việc bà Park bị bắt và hi vọng "lịch sử đau đớn này sẽ không bao giờ lặp lại" ở Hàn Quốc.
Bà Park là cựu tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc bị bắt. Hai cựu tổng thống trước đó bị bắt vì tội phản bội tổ quốc và tham nhũng, theo Reuters.
Hai tiếng sau khi nghe lệnh bắt, bà Park được đưa lên ôtô cùng 2 nữ công tố viên để đến nhà tù.
Các cảnh quay trên truyền hình cho thấy rất đông người ủng hộ cựu tổng thống đã đứng bên ngoài trại giam. Họ hô to tên bà Park, vẫy cờ Hàn Quốc khi chiếc xe trờ tới trước khi cánh cổng bị đóng lại.


Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye (giữa) được hộ tống tới nhà tù ở nam Seoul sau quyết định của tòa án rạng sáng 31-3 - Ảnh: Yonhap

 Bà Park được hộ tống tới nhà tù ở nam Seoul sau quyết định của tòa án rạng sáng 31/3. (Ảnh: Yonhap)


Trong khi đó, các đảng phái và đối thủ chính trị của bà Park đã hoan nghênh quyết định bắt bà, nhấn mạnh tất cả đều công bằng trước pháp luật.
Đảng Dân chủ Hàn Quốc, đối thủ lớn nhất của đảng Tự do của bà Park, tiếp tục cáo buộc cựu tổng thống tham nhũng và kêu gọi sự thật sớm được tiết lộ. Park Kwang On, người phát ngôn của ứng viên hàng đầu cho ghế tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ca ngợi quyết định của tòa án.
"Việc bắt giữ bà Park, trước hết là để duy trì mệnh lệnh nghiêm khắc của nhân dân trong việc xây dựng một đất nước nơi mà công lý và những lẽ đúng đắn tồn tại. Giờ đã tới lúc Hàn Quốc bước qua một trang lịch sử đau đớn của đất nước, đã tới lúc chúng ta cùng tập hợp lại sức mạnh vì một đất nước công bằng và trong sạch", ông Park Kwang On nhấn mạnh.
Video: Thời điểm bà Park Geun-Hye bị bắt giữ
Những người đang chạy đua vào chiếc ghế tổng thống do bà Park để lại cũng lên tiếng chỉ trích cựu tổng thống.
Nghị sĩ Ahn Cheol Soo của đảng Nhân dân nói bà Park đã tự định đoạt số phận của mình từ trước bằng những lời nói dối và không hối hận vì những gì đã làm gì.
Còn ông An Hee Jung - thống đốc tỉnh Chungcheong Nam - gọi việc bà Park bị bắt giữ là dấu chấm hết cho nền chính trị kiểu cũ, nhưng là sự khơi đầu cho một kỷ nguyên mới. 
Cả ông An và Ahn đều đang so kè quyết liệt trong các cuộc thăm dò dư luận về các ứng viên tổng thống ở Hàn Quốc, hãng thông tấn Yonhap cho biết.
Nguồn: Tuổi Trẻ


Vì sao người dân Hàn Quốc muốn tống giam cựu Tổng thống Park Geun-hye?


VOV.VN – Thời báo Hàn Quốc ngày 31/3 đăng bài bình luận cho rằng lý do bà Park bị bắt là vì cựu Tổng thống đã né tránh sự thật và không tôn trọng người dân.


Một trong những lý do chính mà Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đưa ra khi phế truất Tổng thống Park Geun-hye hồi đầu tháng này là việc bà đã không giữ đúng cam kết hợp tác với các công tố viên trong cuộc điều tra bê bối tham nhũng liên quan tới người bạn thân Choi Soon-sil.
vi sao nguoi dan han quoc muon tong giam cuu tong thong park geun hye hinh 1
Chuyên viên trang điểm có mặt tại nhà riêng của bà Park trước phiên xét xử ngày 30/3/2017. Chính những động thái nhỏ này lại khiến người dân Hàn Quốc tin rằng bà Park tắc trách, không thực sự ăn năn. Anh: Yonhap.
Thay vào đó, theo cáo trạng, bà đã tìm cách che giấu sự thật và buộc những thân tín của mình phải nói dối. Đây là một phần lý do khiến hơn 70% người dân Hàn Quốc tin rằng bà Park phải ngồi tù trong thời gian xét xử kể cả khi đã bị truất quyền.
Nỗ lực tuyệt vọng để không bị tống giam
Bà Park từng tránh các buổi thẩm vấn và từ chối có mặt tại phiên xét xử của Tòa án Hiến pháp. Vì thế, việc bà có mặt tại phiên xử ngày 30/3 được cho là một “cố gắng tuyệt vọng để không bị tống giam”.
Thế nhưng khi xuất hiện tại phiên tòa ngày 30/3, bà Park tiếp tục lựa chọn né tránh sự thật bằng cách im lặng.
Thân tín của bà Park đã đề nghị tòa cho bà đi vào phòng xử từ bãi đỗ xe ngầm để né tránh truyền thông nhưng tòa đã từ chối yêu cầu này.
Bị buộc phải đi vào từ cửa lớn, nhiều người đã dự đoán bà Park sẽ nói một vài câu “lấy lệ”.
Nhưng không. Bà Park không nói một câu nào với báo giới, lướt qua đám đông phóng viên ngoài phòng xử mà không dừng lại và phớt lờ mọi câu hỏi của họ bất chấp việc đây có thể là cơ hội cuối cùng đề bà nói lời xin lỗi, bày tỏ sự ăn năn hay nói lời thanh minh.
Nhiều người cho rằng hành động đó của bà là không tôn trọng người dân.
Phản ứng sai lầm để mất niềm tin của người dân
Những lời giải thích trước đây của bà cũng đã không thể thuyết phục được người dân mà chỉ làm họ thêm thất vọng.
Theo một thăm dò dư luận của Realmeter tuần trước, có đến 72,3% người được hỏi cho rằng bà Park nên ngồi sau song sắt trước khi bị xét xử trong khi chỉ có 25,1% không đồng ý với ý kiến này.
Chính cách phản ứng và thái độ của bà Park đối với vụ bê bối liên quan tới người bạn thân Choi Soon-sil đã đánh mất tình cảm của công chúng, khiến họ bắt đầu “chán ngấy” nhà lãnh đạo này.


Khi bê bối ngày càng lan rộng, người ta bàng hoàng vì những cáo buộc rằng bà Park đã để người bạn thân, vốn không có chức vị nào trong chính phủ, được can dự vào những vấn đề “quốc gia đại sự”, được tiếp cận tài liệu mật và bòn rút tiền của các tập đoàn lớn.
Nhưng người dân Hàn Quốc còn “sốc” hơn vì phản ứng của bà Park với những cáo buộc đó. Bà bác bỏ tất cả nhưng bằng chứng sau đó càng cho thấy những gì bà nói là dối trá. Bà Park lúc ấy lại bắt đầu thay đổi cách giải thích vấn đề một chút.
Ban đầu bà cam kết sẽ tuân theo quy trình thẩm vấn của cơ quan công tố nhưng khi thực sự đối mặt với nó thì lại bác bỏ. Bà Park sau đó cam kết sẽ trả lời câu hỏi của một hội đồng độc lập nhưng cuối cùng vẫn không làm. Nhà Xanh của bà lúc ấy cũng hết lần này tới lần khác từ chối các yêu cầu khám xét của các điều tra viên.
Tất cả những hành động đó đi ngược lại với lời hứa ban đầu của bà Park rằng sẽ hợp tác trong cuộc điều tra để khẳng định sự thật. Hành động “nói một đằng, làm một nẻo” của bà Park bị xem là một nỗ lực nhằm che giấu sự thật và hủy mọi bằng chứng.
Những gì mà người dân Hàn Quốc muốn biết là “sự thật” về những cáo buộc đối với bà nhưng cựu Tổng thống Park Geun-hye từ chối trả lời câu hỏi của họ mà chỉ khăng khăng dựa vào vị thế của bản thân trong khi uy tín của bà lao dốc không phanh.
Một trong những cáo buộc rằng bà Park đã không làm tròn bổn phận của mình vào cái ngày xảy ra thảm kịch chìm phà Sewol năm 2014 đã được khơi lại trong phiên luận tội cựu Tổng thống.
Người dân Hàn Quốc muốn biết bà đã làm gì với vai trò của một nguyên thủ quốc gia trong suốt 7 giờ đầu tiên vô cùng quan trọng của vụ chìm phà này nhưng cựu Tổng thống đã không thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng để rồi điều duy nhất người ta phát hiện ra là bà đã mất hàng giờ để… làm tóc.
Người dân Hàn Quốc sao có thể không tức giận khi biết sự thật đó?
Bê bối của bà Park khiến cả một dân tộc bối rối và đẩy cả đất nước vào sự chia rẽ giữa những người ủng hộ và phản đối bà.
Đã có những người biểu tình thiệt mạng.
Nhưng bà Park không tỏ ra hối tiếc hay xin lỗi mà thay vào đó tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến Pháp về việc truất quyền bà và cho rằng mọi chứng cứ của điều tra viên đều là giả.
Hành vi vô lý của những người ủng hộ bà Park cũng khiến phần còn lại của dư luận cảm thấy khó chịu. Luật sư bảo vệ cho bà Park trong phiên xét xử của Tòa án Hiến Pháp bị cho là “ăn nói thô lỗ và hành động lập dị”. Một trong số họ, ông Kim Pyung-woo đã xúc phạm thẩm phán khi phàn nàn về quy trình ở tòa. Hai luật sư của bà cũng tỏ ra năng nổ hơn trong các cuộc biểu tình phản đối truất quyền ở trên phố hơn là trong phòng xử.
Trước khi bà Park bị bắt, ngày 29/3, một số nghị sỹ ủng hộ bà Park đã thu thập đủ 82 chữ ký vào bản kiến nghị lên Tòa án quận trung tâm thủ đô Seoul, yêu cầu họ không phê chuẩn lệnh bắt này với lý do quyết định này là “quá khắt khe và thậm chí sẽ gây ra nhiều sự bối rối hơn trong xã hội”./.



Diệu Hương/VOV.VNLược dịch Korean Times

Con đường chính trị “ba chìm bảy nổi” của bà Park Geun-hye

VOV.VN - Nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc có cuộc đời nhiều thăng trầm và con đường chính trị của bà cũng không hề phẳng lặng.

Một tòa án Hàn Quốc ngày 31/3 thông qua lệnh bắt tổng thống bị phế truất Park Geun-hye liên quan đến các cáo buộc tham nhũng và lạm quyền. Reuters dẫn thông báo của tòa cho biết, "nguyên nhân và sự cần thiết của lệnh bắt được công nhận do cáo buộc chính nhằm vào bà Park Geun-hye đã được xác thực và các bằng chứng có thể bị can thiệp".
con duong chinh tri ba chim bay noi cua ba park geun hye hinh 1
Bà Park Geun-hye được đưa đến Trung tâm Giam giữ Seoul, ngoại ô Seoul. (Ảnh: AP)
Bà Park có thể bị giam tới 20 ngày trong thời gian điều tra bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil. Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị cáo buộc nhận hối lộ, làm rò rỉ thông tin mật và lạm quyền. Tuy nhiên, bà Park đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Hai giờ sau khi tòa ra phán quyết, bà Park được đưa đến Trung tâm Giam giữ Seoul, ngoại ô Seoul.
Bà Park bị Tòa án Tối cao phế truất hôm 10/3, đồng nghĩa với mất quyền miễn trừ pháp lý. Bà có thể lĩnh án hơn 10 năm tù nếu bị kết tội và sẽ được ở phòng giam lớn hơn so với những tù nhân khác trong trại giam Seoul nhưng vẫn phải tuân thủ những quy định khác về bữa ăn, kiểm tra phòng giam.
Như vậy, với diễn biến mới này bà Park Geun-hye đã trở thành cựu Tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc bị bắt giữ với các cáo buộc hình sự, sau ông Roh Tae-woo và Chun Doo-hwan.
Đây là kết cục bi thảm cho sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye, người lên nắm quyền 4 năm trước với cam kết về một nhiệm kỳ Tổng thống làm việc theo nguyên tắc, đáng tin cậy và không tham nhũng.
Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye:
- Năm 1963: Bà Park Geun-hye, khi đó 11 tuổi, lần đầu tiên bước vào Nhà Xanh (phủ Tổng thống Hàn Quốc) khi cha của bà, Park Chung-hee trở thành Tổng thống, hai năm sau khi ông này tổ chức một cuộc đảo chính để giành quyền kiểm soát đất nước.
- Năm 1974: Mẹ của bà Park Geun-hye qua đời sau khi bị một sát thủ bắn chết. Vụ việc xảy ra khi ông Park Chung-hee đang có bài phát biểu tại Seoul, phát súng nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc khi đó nhưng đã “lạc” mục tiêu, giết chết phu nhân của ông. Sau cái chết của mẹ, bà Park Geun-hye được hưởng chế độ như một đệ nhất phu nhân.
- Năm 1979: Đến lượt cha của bà Park Geun-hye bị ám sát. Người ra tay với ông Park Chung-hee chính là một gián điệp của ông này, vụ việc xảy ra trong một bữa tiệc khuya. Bà Park rời khỏi Nhà Xanh sau đám tang cha bà.
con duong chinh tri ba chim bay noi cua ba park geun hye hinh 3
Bà Park Geun-hye thời kỳ ở đỉnh cao quyền lực. (Ảnh: AFP)
- Năm 1990: Bà Park từ chức Chủ tịch một tổ chức thiếu nhi sau những nghi vấn về việc bà đã cho phép người cố vấn của mình là Choi Tae-min, và con gái ông, Choi Soon-sil, lợi dụng nó vì lợi ích cá nhân. Mối quan hệ giữa bà Park với gia tộc Choi sau đó cũng chính là nguyên nhân khiến bà “thân bại danh liệt” lúc đã trở thành Tổng thống.
- Năm 1998: Sau nhiều năm né tránh công chúng, bà Park Geun-hye lại dấn thân vào con đường chính trị và giành được một vị trí trong nghị viện, đúng vào thời điểm Hàn Quốc đang chao đảo vì cơn bão khủng hoảng tài chính ở châu Á.
- Năm 2006: Bà Park Geun-hye khi ấy đảm nhiệm cương vị lãnh đạo đảng bảo thủ chính ở Hàn Quốc đã bị một đối tượng tấn công trong lúc vận động tranh cử tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Vết thương trên mặt bà được cho là không nhẹ, dài tới 11cm.
Tuy nhiên, những lời đầu tiên bà  Park nói tại bệnh viện là: “Tình hình Daejeon thế nào rồi?" (một trong những thành phố trung tâm có ý nghĩa quan trọng trong chiến dịch tranh cử - ND). Những gì bà Park thể hiện đã tiếp tục xây dựng hình ảnh của bà như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
con duong chinh tri ba chim bay noi cua ba park geun hye hinh 4
Dáng vẻ mệt mỏi của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sau buổi thẩm vấn 30/3. (Ảnh: Getty)
- Năm 2012: Bà Park Geun-hye trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc sau chiến thắng vang dội trước đối thủ Moon Jae-jin trong cuộc bầu cử Tổng thống.
- Năm 2014: Chiếc phà Sewol trọng tải 6.400 tấn bị chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam của Hàn Quốc làm 304 người thiệt mạng, phần lớn là học sinh đang trong hành trình của một chuyến dã ngoại. Vụ việc khiến cá nhân bà Park cũng như Chính phủ Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề bởi phản ứng chậm chạp và nỗ lực cứu hộ bất thành.
- Năm 2016: Thông tin được các phương tiện truyền thông tiết lộ cho rằng, một phụ tá cao cấp của bà Park Geun-hye đã gây áp lực, buộc các công ty phải trả tiền cho tổ chức phi lợi nhuận do Choi Soon-sil, con gái của cựu cố vấn của bà Park kiểm soát.
Trong một phát biểu trước toàn dân, bà Park Geun-hye thừa nhận mối quan hệ của mình với Choi Soon-sil nhưng vẫn một mực phủ nhận hành vi vi phạm pháp luật. Các công tố viên đã truy tố bà Choi Soon-sil và hai cựu trợ lý của bà Park vào tháng 11/2016.
- Năm 2017: Tòa án Hiến pháp đồng ý với việc luận tội và bãi nhiệm chức vụ Tổng thống của bà Park, điều này khiến bà không còn được hưởng quyền miễn trừ. Bà Park sau đó đã bị các công tố viên thẩm vấn và vào ngày 31/3/2017, bà bị bắt./.

Hùng Cường/VOV.VN

Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh’: Tổng bí thư có thể kiêm luôn chức thủ tướng?

Trên đường tiến tới các hội nghị trung ương 5 và 6, chính trường Việt Nam có lẽ lại sắp có biến động lớn, bằng vào thiết chế “đảng điều hành chính quyền” thay cho “đảng lãnh đạo chính quyền” như trước đây.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh tư liệu)
‘Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh’

“Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” là một đề xuất “bất ngờ” được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 vào ngày 4/3, do Ban Tổ chức trung ương chủ trì và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh “phát biểu chỉ đạo”.

“Quy trình” đang dần khép kín. Sau hơn một năm kể từ thời sóng gió ngay trước đại hội 12, “nhất thể hóa” đã trở thành một đề nghị chính thức.

Ngay sau khi xuất hiện đề xuất quá ư “đặc thù” trên, có dư luận liền đặt dấu hỏi rằng phải chăng đề xuất này là một cơ sở để nhân vật chủ tịch nước sẽ “kiêm tổng bí thư” trong thời gian tới.

Có người còn nói thẳng về nhân vật được “hưởng lợi” sẽ là ông Trần Đại Quang - đương kim chủ tịch nước.

Trong thực tế, một số thông tin không chính thức cho biết phương án “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” đã có ở Việt Nam từ một số năm trước, nhưng đặc biệt được “xem xét kỹ càng” kể từ khi Tập Cận Bình thâu tóm cả hai chức vụ này để trở thành “bá chủ thiên hạ” ở Trung Quốc. Trước và ngay sau Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã lan truyền tin về khả năng “ai đó” sẽ kiêm luôn hai chức vụ này.

Chỉ có điều, phán đoán về khả năng ông Trần Đại Quang sẽ lọt vào phương án “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” có vẻ không vững chân đứng, khi đề xuất “nhất thể hóa” vừa xuất hiện lại không phải từ phía Văn phòng chủ tịch nước hay Văn phòng thủ tướng, càng không phải từ Ủy ban Thường vụ quốc hội, mà bởi những nhân vật bên đảng “phụ tá” cho Tổng Bí thư Trọng là hai ông Phạm Minh Chính và Đinh Thế Huynh.

Cũng cần nhắc lại, khi còn là bí thư Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã từng thí điểm mô hình “nhất thể hóa” và được Tổng Bí thư Trọng ủng hộ. Không biết có phải do “thành công nhất thể hóa” hay bởi những nguyên do khác, ông Phạm Minh Chính đã lọt vào phương án nhân sự do tổng bí thư trình ra Ban chấp hành trung ương tại Đại hội 12, để cuối cùng ông Chính nghiễm nhiên trở thành người kế nhiệm cựu trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa.

Hành động

Bản nhạc “Nhất thể hóa” đã có khúc dạo đầu từ trước Đại hội 12.

Vào tháng 9/2016, ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã khởi động “nhất thể hóa” bằng bài trả lời phỏng vấn khá dài cho trang VietTimes với nhan đề “Nhất thể hóa chức danh, nhất nguyên chế tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu”.

Nhị Lê lại là một trong những nhân vật phát ngôn chính yếu của Tổng Bí thư Trọng. Xét về “dây”, ông Nhị Lê hiển nhiên là người của Nguyễn Phú Trọng từ khi ông Trọng còn là tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Nửa năm sau Đại hội 12, bên đảng bắt đầu phát ra dấu hiệu cùng hành động “tập quyền”. Vào tháng 7/2016, với một động tác chưa có tiền lệ, ông Trương Minh Tuấn, người đã trở thành Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, được Bộ Chính trị điều động kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Như vậy, ông Tuấn cùng một lúc vừa làm việc bên chính quyền, lại vừa là “người của đảng”.

Sang tháng 8/2016, ông Cao Đức Phát, người vừa thôi chức bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng vẫn được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12, được bổ nhiệm là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.

Tháng 9/2017, đích thân Tổng Bí thư Trọng “tự tham gia” vào Đảng ủy Công an trung ương mà khiến có dư luận cho rằng ông Trọng “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”, sau khi đã chắc chắn vị trí Bí thư Quân ủy trung ương.

Danh sách những nhân vật “đảng kiêm chính quyền” theo mô hình Tập Cận Bình có lẽ còn dài nữa…

Nếu giả thiết về mô hình “nhất thể hóa” là nhằm tăng cường xu hướng tập quyền cho đảng là có cơ sở, người ta sẽ chứng kiến quyền lực của các cơ quan đảng không những không bị co hẹp vì “khó khăn ngân sách” mà còn mạnh hơn trong thời gian tới. Nhưng sẽ có một khác biệt rất cơ bản là nếu trước đây đảng chỉ “lãnh đạo đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền trung ương và cả chính quyền địa phương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong chính quyền”.

‘Về’ đâu?

Nếu đề xuất “bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” được những người chủ chốt bên đảng như Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính tạo được hiệu ứng đủ mạnh đối với Ban chấp hành trung ương để thông qua trong những hội nghị trung ương tới, phần lớn dàn nhân sự đầu não tỉnh/thành ủy mà Tô Huy Rứa đã bỏ công tiến hành chiến dịch “luân chuyển cán bộ” vào năm 2016 để giúp cho Tổng Bí thư Trọng tạo nên kỳ tích “tôi bất ngờ” trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ từng bước phát huy tác dụng. Sẽ có nhiều nhân vật chủ tịch tỉnh/thành phải tự giác nhường ghế chính quyền cho các “chính ủy”. Nhưng trước hết, đảng có thể “thí điểm” kế hoạch “nhất thể hóa” tại một số tỉnh thành lớn. Sau đó mới đến chuyện “đánh ngược lên” cấp trung ương.

Nếu đà “nhất thể hóa” thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ “nắm” hết. Mô hình “đảng quản lý” thay cho “đảng lãnh đạo” sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết vai trò chủ tịch nước.

Cũng bởi một lý do khác: trong lịch sử đảng, vai trò chủ tịch nước tuy được Hiến pháp giao nhiệm vụ “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”, nhưng hầu như chỉ có tính danh nghĩa như đối ngoại, hiếu hỉ mà hiếm khi “nắm” được cả hai Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Bài học gần nhất đã ứng với chủ tịch nước đời trước là ông Trương Tấn Sang: không những không tạo được ảnh hưởng lớn nào đối với cơ chế lực lượng vũ trang ngoài chuyện phong tướng theo kiểu “lạm phát”, ông Sang hoàn toàn không “thò tay” được vào công chuyện của khối chính phủ thời ông Nguyễn Tấn Dũng.

Do vậy và xét cho cùng, nếu có xảy ra kịch bản “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” ở Việt Nam thì cũng chỉ là chuyện “thay áo”, nhưng vào thời buổi “mạnh vì gạo bạo vì tiền” này, chẳng ai có thực chất nếu không vươn được tay đến khối chính phủ và các địa phương.

Khó mà hiểu khác hơn, logic của phương án “bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” sẽ hầu như phải dẫn đến đến kết quả vai trò của tổng bí thư được “nâng lên một tầm cao mới”, cao đến mức mà hiểu theo cách nào đó có thể so sánh với mô hình “cộng hòa tổng thống” của phương Tây, tức tổng thống mới là người có quyền lực thực sự và cất tiếng nói cuối cùng để giải quyết các vấn đề quốc gia, chứ không phải thủ tướng.

Nhưng ở Trung Quốc thì lại chẳng cần đến “cộng hòa tổng thống”. Một số nhà phân tích phương Tây đã nhận ra Tập Cận Bình đã trở thành chủ nhân của khối chính quyền từ vài năm qua. Bên cạnh Tập, Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ là cái bóng.

Còn Việt Nam sẽ theo kịch bản nào? Nếu vai trò của tổng bí thư trong tương lai (không xa?) có thể sẽ “kiêm thủ tướng”, những nhân vật còn lại trong “tứ trụ” sẽ “về” đâu?

Phạm Chí Dũng

(Blog VOA)

Tin khó tin:Ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ Triều Tiên trước khi gặp Donald Trump?

07:00 - 31/03/2017

Minh Thu (lược dịch)

 

Quan hệ kinh tế tương tác quan trọng Trung - Mỹ cùng những hành động mang tính khiêu khích của Triều Tiên có khả năng khiến nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thay đổi quan điểm về Bình Nhưỡng trước khi tham gia cuộc họp đầu tiên với Tổng thống Donald Trump.
Việc Triều Tiên cho phóng 4 tên lửa Scud về phía biển Nhật Bản hôm 6/3 khiến Trung Quốc vô cùng tức giận. Bởi hồi tháng Hai, Bắc Kinh đã ban bố lệnh cấm nhập khẩu than đá của Bình Nhưỡng trong năm 2017. Quyết định của Trung Quốc được xem là phản ứng trước việc Triều Tiên liên tiếp cho thử tên lửa bất chấp lệnh cấm của cộng đồng quốc tế. 
Về phần mình, Bình Nhưỡng cáo buộc Bắc Kinh "đang nhảy theo nhạc điệu của Mỹ". Đây cũng không phải là lần đầu tiên Triều Tiên chính thức lên tiếng chỉ trích Trung Quốc. Song điều làm giới chức Bắc Kinh ngạc nhiên là việc một số chuyên gia nước này kêu gọi chính phủ cần phải mạnh tay hơn và thậm chí là "từ bỏ" Triều Tiên. 
Khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thay đổi quan điểm về Triều Tiên trước khi gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Chia sẻ trên tạp chí The Diplomat, Giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở Ấn Độ, ông Hemant Adlakha cho rằng trong thời gian gần đây, quan hệ căng thẳng Trung – Nhật hay Trung – Mỹ không phải là mối quan tâm chính của dư luận Trung Quốc. Thay vào đó, người dân Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới mọi động thái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chính quyền Trung Quốc không còn đủ sức tạo tầm ảnh hưởng và kiềm chế Triều Tiên. 
Lâu nay, Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Triều Tiên. Bởi thứ nhất, Triều Tiên nắm giữ vị thế địa chính trị và tư tưởng quan trọng đối với Trung Quốc. Việc thắt chặt quan hệ với Bình Nhưỡng sẽ giúp Trung Quốc không cô đơn trong cuộc chơi với Mỹ - Hàn – Nhật trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, có Triều Tiên ở bên, Bắc Kinh sẽ có được vị thế cao hơn trong các cuộc đàm phán mang tầm quốc tế. Do đó, không ít chuyên gia cho rằng Triều Tiên lâu nay được xem là món tài sản mang tính chiến lược giá trị của Trung Quốc và trong tương lai, Bình Nhưỡng vẫn vô cùng quan trọng đối với Bắc Kinh. 
Nhà bình luận Zhang Zhikong cũng nhận định: "Trong lịch sử, Trung Quốc chưa từng phủ nhận tầm quan trọng của Triều Tiên. Còn ngày nay, khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc không nên từ bỏ tầm ảnh hưởng ở bất cứ khu vực nào đặc biệt là ở những khu vực mang tính truyền thống".  
Tuy nhiên, song hành với ý kiến duy trì quan hệ với Triều Tiên, một số học giả Trung Quốc lại cho rằng chính quyền Bắc Kinh nên "chia tay" Bình Nhưỡng. Những học giả này cũng khẳng định Trung Quốc không nên tiếp tục quan hệ với Triều Tiên trong bối cảnh Mỹ đã bắt đầu triển khai các thiết bị đầu tiên thuộc Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc. Thậm chí, theo họ, sự xuất hiện của THAAD ở Hàn Quốc không phải là nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ lực lượng tên lửa Triều Tiên mà chính là nhằm vào Trung Quốc. Cũng theo những người này, chính chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng là nguyên nhân khiến Seoul đồng ý để Washington triển khai THAAD. 
"Việc Mỹ quyết định triển khai THAAD tới Hàn Quốc là một thảm họa với Trung Quốc và giờ là lúc Bắc Kinh cần thay đổi quan điểm", ông Zhao Lingmin, một nhà bình luận chính trị nổi tiếng tại Trung Quốc chia sẻ trên tờ Financial Times. 
Song, nếu Trung Quốc "từ bỏ" Triều Tiên và Mỹ hoàn tất triển khai THAAD ở Hàn Quốc sẽ đồng nghĩa với việc chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thất bại hoàn toàn. Đây cũng là "cái tát" mà Mỹ giáng vào Trung Quốc trước khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình gặp mặt lần đầu tiên với Tổng thống Donald Trump ở bang Florida vào ngày 6 – 7/4 tới. 
Còn trong bối cảnh hiện nay, luồng ý kiến muốn Bắc Kinh cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao, chính trị và kinh tế với Bình Nhưỡng đang xuất hiện ngày càng mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nói cách khác, mối quan hệ như "răng với môi" giữa Trung – Triều đã đến lúc kết thúc bởi tình hình ngày nay đã hoàn toàn khác xưa. Trong khi Trung Quốc đang hướng tới tương lai thì Triều Tiên vẫn còn nhìn về quá khứ. Và trên phương diện địa chính trị, Triều Tiên hiện không còn giữ vị trí là "món tài sản vô giá" đối với Trung Quốc. 
Theo ông Nehru, vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay chính là việc đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh liệu có thể "xóa bỏ" hoàn toàn học thuyết Triều Tiên. Cụ thể, trong nhiều năm qua, đảng Cộng sản Trung Quốc đã đau đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi nên tiếp tục "ủng hộ" hay " từ bỏ" Triều Tiên. Và theo ông Adlakha, hiện nay, tư tưởng phổ biến nhất ở Bắc Kinh chính là từ bỏ Bình Nhưỡng. 
Ngoài ra, mối quan hệ tương tác kinh tế giữa Mỹ - Trung buộc Bắc Kinh không nên có hành động khiêu khích Washington chỉ vì vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nói cách khác, sớm hay muộn Trung Quốc cũng sẽ phải đưa ra sự lựa chọn giữa việc "từ bỏ" hoặc "xóa bỏ" Triều Tiên. 
Vậy liệu Bắc Kinh có đưa ra quyết định thay đổi quan điểm với Bình Nhưỡng trước cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung vào đầu tháng Tư? Câu trả lời sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, thêm một câu hỏi đặt ra là liệu ông Tập có đủ khả năng để làm thay đổi quan điểm phản đối Triều Tiên đang nhân rộng trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh hay không. 

Mỹ đã hỗ trợ Trung Quốc phát triển vũ khí như thế nào?

VietTimes -- Những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước phát triển nhảy vọt về phát triển vũ khí. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công đó. Một trong những nguyên nhân quan trọng là có sự hỗ trợ tiềm ẩn từ phía... Hoa Kỳ !

Hà Khoa - /
Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos nhìn từ trên caoPhòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos nhìn từ trên cao
Những nỗ lực nhằm lôi kéo các nhà khoa học của họ trở về từ các cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài đã được đền đáp trong lĩnh vực quân sự, trong đó có cả sự trợ giúp của Hoa Kỳ.
Các dự án quân sự mà những nhà khoa học này tham gia bao gồm phát triển vũ khí siêu nhanh của Trung Quốc có khả năng thâm nhập vào các hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết kế các tàu ngầm mới có thể tuần tra một cách yên lặng cạnh bờ biển phía Tây nước Mỹ, những  nhà khoa học có hiểu biết về chương trình nghiên cứu, nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực thu hút các nhà khoa học tài năng ở các phòng thí nghiệm ở Mỹ liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân và các công trình nghiên cứu quân sự khác, cũng như những người làm việc cho NASA và các công ty như Lockheed Martin Space Systems và Boeing.
Nhiều nhà khoa học quay về Trung Quốc sau khi đã từng làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico, nơi chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên, hoặc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở bang California, một cơ sở có vai trò quan trọng trong chương trình vũ khí hạt nhân hiện nay của Mỹ, hoặc tại Phòng Nghiên cứu của Không quân đặt tại Căn cứ không quân Wright-Patterson ở bang Ohio.
Mặc dù chưa rõ con số cụ thể là bao nhiêu, nhưng đã có rất nhiều nhà khoa học từ Los Alamos quay  trở lại các trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc, vì thế mọi người gọi đùa họ là "câu lạc bộ Los Alamos".
Phòng thí nghiệm Los Alamos, nơi có một loạt các cơ sở nghiên cứu quốc phòng, bao gồm một siêu máy tính và máy gia tốc hạt được sử dụng cho nghiên cứu vũ khí, đã thuê nhiều nhà khoa học nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt tài năng khoa học và kỹ thuật Mỹ. Trang web của cơ sở này cho biết, hơn 4% trong số gần 10.000 nhân viên làm việc tại đây có nguồn gốc Châu Á.
Năm 1999, Mỹ cáo buộc nhà vật lý hạt nhân gốc Đài Loan, ông Wen Ho Lee, làm việc tại Los Alamos, với tội danh đã chuyển thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ cho Trung Quốc. Cáo buộc đã bị gỡ bỏ năm 2006 do thiếu chứng cứ, nhưng vụ việc đã làm dấy lên mối lo ngại lan rộng trong cộng đồng các nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại phòng thí nghiệm.
Ngay từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, nước này đã cố gắng thu hút các nhà khoa học từng học tập làm việc tại nước ngoài trở về nước. Họ đã có một thành công ban đầu là ông Qian Xuesen, người từ Viện Công nghệ Massachusetts trở về nước năm 1955 để lãnh đạo chương trình nghiên cứu không gian và tên lửa quân sự của đất nước.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực của mình, sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng tài chính, kêu gọi lòng yêu nước và hứa hẹn triển vọng nghề nghiệp tốt hơn để thu hút các nhà khoa học có kinh nghiệm ở nước ngoài trong nghiên cứu quốc phòng.
Giáo sư Chen Shiyi
Giáo sư Chen Shiyi - một trong những nhà khoa học trở về từ Los Alamos - trên cương vị Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm của Quốc gia về Sự biến dạng và Hệ thống phức hợp tại Đại học Bắc Kinh, đã đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển khí cụ bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (tạm dịch siêu vượt thanh) của Trung Quốc, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) tại Bắc Kinh nói với tờ Bưu điện.
Tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc cho thử nghiệm một khí cụ vượt siêu thanh, có thể di chuyển với tốc độ lên đến 11.000km / h - khoảng 10 lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ như vậy, nó có thể mang đầu đạn hạt nhân đến bất cứ nơi nào trên hành tinh chỉ trong hơn một giờ - quá nhanh đối với bất kỳ hệ thống chống tên lửa nào hiện có để có thể chống trả.
Sự phát triển của vũ khí yêu cầu cần có những cơ sở hạ tầng thử nghiệm tinh vi, bao gồm đường hầm gió tốc độ cao. Phòng thí nghiệm của ông Chen đã xây dựng đường hầm gió đầu tiên ở Trung Quốc.
Ông Chen từng là Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phi tuyến tính ở Los Alamos, nhưng năm 1999, ông đã từ bỏ công việc của một lãnh đạo cấp cao và quay trở lại Trung Quốc vào năm 2001.
Ông là một chuyên gia về nhiễu loạn, một trong những vấn đề thách thức nhất trong vật lý. Một vật thể đi qua không khí hoặc chất lỏng sẽ gây ra sự hỗn độn rối loạn, việc dựng mô hình trên máy tính là vô cùng khó khăn. Các đối tượng chuyển động càng nhanh, việc dựng mô hình càng phức tạp.
Nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc nói, ông Chen đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục nhà nước Trung Hoa xây dựng đường hầm gió tốc độ cao để phát triển các khí cụ bay vượt siêu thanh.
"Tôi không nghĩ rằng ông ấy đã mang về bản thiết kế của đường hầm gió hoặc bản vẽ một khí cụ vượt siêu thanh từ Los Alamos", nhà nghiên cứu nói, yêu cầu giấu tên vì sự nhạy cảm của chủ đề.
"Những công trình của ông ở bên đó chủ yếu là phần lí thuyết, liên quan đến các vấn đề khoa học hơn là các chi tiết công nghệ. Nhưng ông có thể đã nhìn thấy và nghe những thứ mà từ đó ông có thể đề xuất với chính phủ một kế hoạch rất thuyết phục sau khi trở về nước".
Khi việc hoàn thành công trình đường hầm gió tốc độ vượt siêu thanh được công bố năm 2010, đó là cơ sở thứ ba trên thế giới thuộc loại này và là cơ sở duy nhất hoạt động bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ - trang web của Phòng Thí nghiệm cho hay.
Khi được đề nghị bình luận về chuyện này, ông Chen không có hồi âm gì.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUSTech)
Năm 2015, Chính quyền Trung ương bổ nhiệm ông Chen, khi đó là Phó Chủ tịch Đại học Bắc Kinh, làm lãnh đạo trường Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUSTech) với tham vọng đưa trường đại học non trẻ tại Thâm Quyến trở thành một trường “Standford” của Trung Quốc.
Một trong những việc làm đầu tiên của ông là lập ra Câu lạc bộ Los Alamos, khi ấy đã phát triển nhanh chóng tại các Viện nghiên cứu tốp đầu của Đại lục như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Học viên Khoa học Bắc Kinh, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Hoa, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Phúc Đán.
Năm 2015, sau 16 năm làm việc tại Mỹ, Tiến sĩ Zhao Yusheng, một trong những cựu lãnh đạo nhóm tại Trung tâm Khoa học Neutron ở Los Alamos, nhận lời về SUSTech với cương vị Giám đốc nghiên cứu  phụ trách kế hoạch phát triển của Trường.
Tiến sĩ Wang Xianglin đã rời Los Alamos vào tháng 9 năm ngoái và trở thành giáo sư chủ nhiệm bộ môn hóa học của SUSTech. Wang đã trải qua hơn 18 năm tại Los Alamos, trải qua các công việc từ một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ đến người  quản lý dự án của bộ phận hóa học, nơi ông đã phát triển các vật liệu mới cho các ứng dụng an ninh như các thiết bị lưu trữ năng lượng và cảm biến sinh học. Theo bản lý lịch đăng trên trang web của trường đại học, ông đã giành được nhiều giải thưởng cho các công trình nghiên cứu của mình và làm việc như là một chuyên gia cho Trung tâm Phân tích Dữ liệu An ninh Quốc phòng nội địa của của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm 2015.
Tiến sĩ Shan Xiaowen,Trưởng Khoa cơ học và Công trình vũ trụ của SUSTech cũng là một người cũ của Los Alamos. Ông cũng là một nhà khoa học cao cấp trong công trình phát triển máy bay C 919, loại máy bay chở khách phản lực đầu tiên của Trung Quốc.
Bản danh sách vẫn còn tiếp tục...Tiến sĩ He Guowei, một nghiên cứu viên của viện Cơ học trực thuộc CAS rời Los Alamos chẳng bao lâu sau ông Chen. Cũng là một nhà nghiên cứu về nhiễu động học, ê kíp của ông giờ đây đang xây dựng mô hình trên computer để phát triển tàu ngầm - trang web của Viện cho hay.
Một bước đột phá mới đây đã cho phép họ dự báo được một cách nhanh chóng và chính xác các nhiễu động do tàu ngầm sinh ra. Công nghệ đó sẽ giúp Trung Quốc chế tạo những tàu ngầm chạy yên lặng hơn và phát hiện tàu ngầm đối phương tốt hơn.
Ông từ chối nói về công việc tại Los Alamos, “Thời ấy đã lâu rồi. Những điều tôi biết bây giờ chẳng còn phù hợp nữa” - ông nói.
Không phải ai trở về từ Los Alamos cũng liên quan đến nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự. Li Ning, người đứng đầu Trường Năng lượng thuộc Đại học Hạ Môn từng là nhà vật lý hạt nhân tại cơ sở gia tốc ở Los Alamos vào những năm 1990. Hiện tại ông đang dẫn dắt các nhà khoa học trong chương trình phát triển thế hệ nhà máy nguyên tử mới, sạch hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn của Trung Quốc.
Tiến sĩ Hang Wei, từng làm việc ở Los Alamos trong 8 năm, trở thành giáo sư Hóa học của Trường Đại học Hạ Môn vào năm 2005, đã nói rằng, việc trở về Trung Quốc của các nhà khoa học “chỉ là chuyển chỗ làm việc” và không nên bị coi là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ.
“Khi tôi còn ở bên đó, có lẽ có cả trăm nhà khoa học Trung Quốc ở Los Alamos” - ông ta nói. “Đa số bọn tôi đều là người nước ngoài. Chúng tôi không phải là công dân Mỹ.
“Chúng tôi ở mức bảo vệ an ninh thấp nhất. Tại Los Alamos có vận hành một hệ thống bảo vệ an ninh vào loại tinh vi và tỷ mỷ nhất trên thế giới. Chúng tôi tuyệt đối không được tiếp cận với các bí mật quân sự”.
Tuy nhiên, ông Hang cũng thừa nhận rằng các công trình nghiên cứu của ông và của các nhà khoa học Trung Quốc khác có thể ứng dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.
“Lằn ranh (giữa ứng dụng quân sự và dân sự) là rất mong manh” - ông này nói.
Một chuyên gia an ninh quốc gia của đại lục cho báo Post hay, rằng chính phủ Mỹ đã biết đến sự chảy máu chất xám, nhưng khó có thể làm gì nhiều, bởi vì các nhà khoa học được tự do lựa chọn nơi làm việc và làm việc cho ai.
“Thậm chí (Tổng thống) Trump cũng chẳng thể làm gì nhiều - chuyên gia này nói - “nếu ông ấy cấm các nhà khoa học nước ngoài, phần lớn các viện nghiên cứu của Mỹ sẽ bị đóng cửa ngay lập tức, bởi không có nhiều người Mỹ muốn trở thành nhà khoa học”.
James Andrew Lewis, Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington, nói rằng, các nhà khoa học “là đối tượng tuyển dụng của tình báo Trung Quốc và điều này yêu cầu phải hết sức chú ý”.
Sự thành công của trong nỗ lực của Trung Quốc thu hút nhân tài cũng có “chuyện này chuyện nọ”, ông Lewis nói. “ Nhiều người trở về rồi lại ra đi, cũng vì lý do đó, nhiều người giàu Trung Quốc mua nhà ở nước ngoài -  Vancouver hay Sydney tốt hơn ở Bắc Kinh”.
“Nếu người ta làm công việc khoa học, sẽ có rất ít sự rủi ro về an ninh. Đó là thực tế bình thường và cộng đồng khoa học luôn mang tính quốc tế. Nếu họ làm việc về nghiên cứu vũ khí, tất sẽ có độ rủi ro, nhưng các nhà khoa học nước ngoài thông thường không được tiếp cận”.

Tin liên quan