Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Cá tầng đáy ào ạt dạt vào bờ biển Huế

28/04/2016 12:36

(NLĐO)- Trong khi gần bờ biển cá sống ở tầng đáy trôi dạt vào thì ngoài biển khơi ngư dân cho biết cá rất ít, mỗi chuyến ra khơi họ chỉ đánh được vài ba tạ cá.

Trong những ngày qua, ngư dân thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộctỉnh Thừa Thiên - Huế neo đậu ghe, thuyền mà không ra khơi bởi xuất hiện tình trạng nhiều loài cá sống ở tầng đáy bơi vào gần bờ với hiện tượng lờ đờ, lưng chừng mặt nước.
Một con cá vẩu 35kg dạt vào bờ biển xã Lộc Vĩnh vài ngày trước
Một con cá vẩu 35kg dạt vào bờ biển xã Lộc Vĩnh vài ngày trước
Cố hết sức kéo tấm lưới từ dưới thúng đánh cá lên bờ, ông Nguyễn Văn Chương (trú thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh) buồn rầu cho biết, số lưới ở đây là số lưới cuối cùng ông đưa vào bờ để cất. “Từ khi có cá chết dạt bờ, tôi vẫn để một vài phao lưới ở ngoài biển với hi vọng chờ cá hết chết hẳn sẽ ra đánh tiếp. Chờ đến giờ mà cá vẫn còn chết nên quyết định không ra khơi nữa” – ông Chương nói.
Sau khi xuất hiện cá chết hàng loạt dạt vào bãi biển xã này, ngư dân ở đây vẫn hy vọng sự kiến sớm kết thúc, cơ quan chức năng kết luận vụ việc nên họ vẫn bỏ lưới vào bao ở sát bờ để đợi ngày ra khơi. Vậy nhưng từ sáng 27-4, khi nhiều thợ lặn tôm hùm tại vùng biển gần chân cảng Chân Mây sau khi lặn xuống biển thì phát hiện nhiều cá mú gai vừa chết ở dưới biển thì họ chính thức thu lưới, không ra khơi nữa.
Ông Ngô Thảo (thôn Phú Hải, Lộc Vĩnh), một trong số những thợ lặn trong thấy cá chết, cho biết khi đang lặn tôm hùm ở độ sâu khoảng 6 m thì phát hiện tầm 7-8 con cá mú gai vừa chết nhưng vẫn còn tươi. Ngư dân này miêu tả rằng các con cá chết nằm rải rác trong phạm vị 50 m, do lo sợ nên ông này cũng nhanh chóng ngoi lên mặt nước vào bờ.
Ngư dân xã Lộc Vĩnh treo lưới sau khi phát hiện cá mặt đáy trôi dạt vào
Ngư dân xã Lộc Vĩnh treo lưới sau khi phát hiện cá mặt đáy trôi dạt vào
Cũng theo nhiều hộ ngư dân, trong khoảng 2 ngày trở lại đây, ở vùng biển Bình An (xã Lộc Vĩnh) xuất hiện hiện tượng vô cùng kì lạ. Những con cá sống ở độ sâu cách mặt nước biển khoảng từ 15-20m như cá liệt chạng, cá phèn, cá đuối…bây giờ lại xuất hiện ồ ạt tại khu vực chỉ cách mặt nước từ 3-4m. “Bình thường chúng tôi chỉ bắt được loài cá từ 15-20 kg nhưng giờ cá dạt vào nhiều lắm, trọng lượng lớn hơn nhưng giá vô cùng rẻ" - ông Lũy nói.
Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cũng xác nhận đã nghe ngư dân kể lại hiện tượng trên. Ngoài ra, thời gian vài ngày trở lại đây có nhiều con cá vẩu nặng trên 30 kg/con bị chết, trôi dạt vào bờ biển. Đó là hiện tượng kỳ lạ bởi loài cá này sống ở tầng đáy, ngoài biển khơi.
Còn ông Nguyễn Thanh Phát, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết nhiều tàu đánh bắt xa bờ sau nhiều ngày ra khơi chỉ đánh được vài tạ cá. "Lúc trước có tàu mỗi chuyến đi biển vài tấn đến vài chục tấn cá, nhưng từ khi biển xuất hiện cá chết thì không hiểu sao cá ngoài khơi lại ít hẳn đi" - ông Phát nói.
Ngư dân chỉ bán được loại cá hố để xuất khẩu
Ngư dân chỉ bán được loại cá hố để xuất khẩu
Theo ông Phát, tại xã này nhiều tàu cá sau khi ra biển đánh bắt vào bờ chỉ bán được một số loài cá sống ở tầng mặt như cá hố để xuất khẩu sang Trung Quốc, còn các loại cá sống ở tầng đáy đành phải chở về nhà trữ đông, chờ thương lái thu mua. "Trước khi ra biển, ngư dân chúng tôi phải liên hệ thương lái xem có mua loài cá nào mới dám đi" - ông Phát khẳng định.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết đã có báo cáo với UBND tỉnh về thiệt hại cũng như đề xuất hỗ trợ cho ngư dân. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 35 tấn cá nuôi bị chết, thiệt hại 7 tỉ đồng và 1 tấn cá biển tự nhiên chết, trôi vào bờ. Theo ông Hùng, các cơ quan chức năng chỉ có thể thống kê được thiệt hại của người dân có cá nuôi bị chết, riêng ảnh hưởng kinh tế của ngư dân tại các vùng biển không thể ra khơi thì cần phải có nghiên cứu, đánh giá xã hội học.
Q.Nhật

Bóng dáng ông chủ Trung Quốc sau các dự án, doanh nghiệp Việt

Bóng dáng ông chủ Trung Quốc sau các dự án, doanh nghiệp Việt
Nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt.

(VNF) - Bên cạnh việc đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang âm thầm thâu tóm các doanh nghiệp Việt và nhiều dự án bất động sản lớn.

Nằm trên đảo Đại Phước - "hòn ngọc phía Đông" giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai, dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus do VinaCapital làm chủ đầu tư, vừa được bán phần lớn cổ phần cho China Fortune Land Development (CFLD), Tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản của Trung Quốc.
Cụ thể, hai quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý là là VOF cùng VNL đã bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus - một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai cho CFLD. Thương vụ này mang về cho VOF khoản doanh thu thuần 16,5 triệu USD (374 tỷ đồng). Trong khi đó, với tỷ lệ sở hữu cao hơn, phía VNL thu về 48,8 triệu USD (1.105 tỷ đồng).
Dự án Đại Phước Lotus có diện tích 198,5ha được VNL mua vào năm 2007 bao gồm 6 khu vực phát triển, hiện dự án đang trong giai đoạn đầu xây dựng và kinh doanh tại 1 khu. 
Đại Phước Lotus nằm ờ vị trí đắc địa, thuận lợi giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, liền kề sông Đồng Nai, tiếp giáp quận 2 và quận 9 TP.HCM, cách trung tâm TP.HCM khoảng 16km, cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 16hm và gần các tuyến giao thông quan trọng gồm Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51A, Cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus nằm trên đảo Đại Phước, giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai.

Về China Fortune Land Development, Tập đoàn này được thành lập từ năm 1998 tại Trung Quốc. CFLD đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế “Bắc Kinh – Thiên Tân - Hà Bắc”, sông Dương Tử với chiến lược “một vành đai, một con đường”  và vùng châu thổ sông Châu Giang. CFLD đã hiện diện trên hơn 50 vùng miền trên thế giới trong đó có Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ...
Tính đến tháng 6/2016, CFLD có trên 1.100 đối tác chiến lược trong lĩnh vực thành phố công nghiệp, có khoản đầu tư vốn khoảng 4,1 tỷ USD. Tại Việt Nam, vào tháng 9/2016, CFLD Vietnam đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Tập đoàn Tín Nghĩa để xây dựng thành phố công nghiệp mới (NIC) với Khu công nghiệp Ông Kèo tại Đồng Nai.
Như vậy, dự án Đại Phước Lotus đã chính thức về tay ông chủ người Trung Quốc sau 10 năm VinaCapital quản lý. Đáng chú ý, theo thông tin từ StoxPlus, VinaCapital - công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam từng được Tập đoàn SW Kingsway Capital của tỷ phú người Hồng Kông Jonathan Choi (chủ sở hữu tòa nhà Sunwah, quận 1, TP.HCM) mua lại 10% vốn cổ phần với mức giá khoảng 19 triệu USD.
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 diễn ra ngày 22/4 của Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long (mã CK: NLG), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang đã tiết lộ thông tin có nhà đầu tư Trung Quốc ngỏ ý muốn mua đứt dự án "khủng" của doanh nghiệp này - dự án Waterpoint (Long An) quy mô 350 ha. Dự án Waterpoint nằm đối diện với Khu phố thương gia Nam Long, tỉnh Long An, ngay cạnh lối mở đầu tiên của tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Đây là dự án lớn nhất của Nam Long tính đến nay.

Phối cảnh dự án Waterpoint. Nguồn: Nam Long

Trong nhiều lần Nam Long tiến hành gặp gỡ nhà đầu tư các năm trước, dự án khủng này từng được ước tính có vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD và doanh nghiệp có kế hoạch chia nhỏ để phát triển dần. Hiện nay, dù có nhà đầu tư trong nước và Trung Quốc ngấp nghé muốn mua dự án của Nam Long nhưng Chủ tịch HĐQT công ty cho hay công ty không vội vàng mà sẽ cân nhắc các đề nghị.
Trường hợp nếu Nam Long đồng ý bán siêu dự án này cho nhà đầu tư Trung Quốc thì bất động sản Việt Nam sẽ lại có thêm một ông chủ mới người Trung Quốc.
Thâu tóm C.P Việt Nam cũng là một trong những thương vụ nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở CP Việt Nam (71%) sang cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hong Kong. Thương vụ chuyển nhượng trị giá 609 triệu USD được công bố vào năm 2011.

71% cổ phần C.P Việt Nam thuộc về Công ty Pokphand (CPP) - nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Trung Quốc.

Sự chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong nội bộ một tập đoàn là điều thường thấy trong kinh doanh. Tuy nhiên, CPP hoạt động ở thị trường Trung Quốc và chiếm thị phần nhất định ở thị trường này. Đáng lo ngại hơn, khi Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập 50% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
Một thương vụ thâu tóm khác của nhà đầu tư Trung Quốc cũng nhận được nhiều quan tâm đó là tháng 12/2013, Vinacafe Biên Hòa (mã chứng khoán: VCF) đã bán 62 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 23,3% vốn điêu lệ công ty cho quỹ Gaoling Fund LP - một quỹ của nhà đầu tư kín tiếng Trung Quốc. Ngày 25/12/2013, Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe Biên Hòa và duy trì nắm giữ từ đó tới nay.
Sau khi Tổng công ty Cà phê Việt Nam "sang tay" toàn bộ vốn góp cho Masan Beverage cuối năm 2015, Vinacafe chỉ còn hai cổ đông lớn là Masan Beverage (60,16% vốn) và Gaoling Fund LP (23,3%). Quỹ Gaoling Fund bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Vinacafe sau khi mua 6,2 triệu cổ phiếu và duy trì nắm giữ từ cuối năm 2013 tới nay.
Gaoling Fund có trụ sở tại "thiên đường thuế" Cayman Islands, đây cũng là nơi mà các công ty quản lý quỹ như VinaCapital, Mekong Capital đặt trụ sở. 

Quỹ đầu tư Trung Quốc - Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe.

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng từ phía lãnh đạo Vinacafe về quyết định bán cho quỹ Gaoling Fund một tỷ lệ lớn như vậy hay Vinacafe có lo ngại về sự hiện diện của quỹ này sẽ ảnh hưởng hoặc tiến gần đến kiểm soát Vinacafe. Chỉ biết lãnh đạo công ty vẫn khẳng định rằng Vinacafe "mãi mãi là của người Việt".
Và còn nhiều thương vụ M&A có giá trị lớn do công ty Trung Quốc tiến hành, dưới dạng mua cổ phần chi phối có thể kể đến như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu Liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Công ty TNHH Firstland (Trung Quốc) trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63% một lần nữa khiến giới đầu tư càng khẳng định về xu hướng “thâu tóm” của các doanh nghiệp Trung Quốc. Lượng cổ phiếu Firstland đã mua bằng lượng cổ phiếu VietnamAirlines đăng ký thoái vốn.
Vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu qua hai hình thức là rót vốn thực hiện dự án hoặc mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, riêng trong 3 tháng đầu năm nay, vốn Trung Quốc đổ vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần, thâu tóm (M&A) doanh nghiệp Việt đã tăng rất mạnh, nhiều hơn bất cứ các đối tác nào và cũng chỉ đứng sau Hàn Quốc.

Nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt.

Việc nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt cho thấy họ tận dụng khá tốt thời cơ khi nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang trong giai đoạn cổ phần hoá, bán vốn.
Theo tờ New York Times, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận trị giá tới 225 tỷ USD để mua lại các công ty ở nước ngoài trong năm 2016, một con số kỷ lục cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đang đổ xô đi thâu tóm thế giới.
Nhiều gia đình và các công ty Trung Quốc đã ồ ạt tìm cách đầu tư ra nước ngoài trong hơn một năm qua do lo ngại kinh tế đại lục đang tăng trưởng chậm lại, đồng nhân dân tệ suy yếu và nhiều vấn đề khác. Dòng ngoại tệ chảy mạnh ra nước ngoài khiến giới chức Trung Quốc đã phải chi 1.000 tỷ USD trong 2 năm rưỡi qua để hỗ trợ cho đồng nhân dân tệ.
Tại Việt Nam, chuyện “thâu tóm - sáp nhập” chỉ mới xuất hiện vào giai đoạn 2010-2011 như một hiện tượng của thị trường và nhanh chóng trở thành một trào lưu từ đó đến nay. Hàng loạt những thương hiệu Việt được người tiêu dùng, thị trường yêu chuộng trước đây như Dạ Lan (kem đánh răng), Mỹ Hảo và X-Men (hóa mỹ phẩm), rồi đến Tribeco (nước uống), Bibica (bánh kẹo), Phở 24 và Highlands Coffee... lần lượt vào tay các thương hiệu ngoại như Unilever, Uni-President (Đài Loan), Lotte (Hàn Quốc) và Jollibee (Philippines).
Dưới sự điều hành, quản lý của những ông chủ mới giàu có về mọi mặt, các thương hiệu Việt bị thâu tóm vì lý do chủ quan hay khách quan, cũng nhanh chóng thay đổi về cách thức kinh doanh theo chiến lược mới, bị đổi họ thay tên và thậm chí là tên tuổi sẽ biến mất dạng hoàn toàn trên thị trường.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại sau những vụ thâu tóm, từ người đứng ngoài cuộc trở thành người dẫn dắt thị trường cũng như các hoạt động kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, thị trường Việt Nam tràn ngập những doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm những “con mồi” để thâu tóm, còn doanh nghiệp Việt thì lại tìm kiếm con đường lợi nhất cho chính mình.
HỒ MA

Trình Bộ Chính trị “số phận” 12 dự án thua lỗ

28/04/2017 22:34

Không tiếp tục cấp thêm tiền vào 12 đại dự án thua lỗ và làm rõ sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan

Bộ Công Thương ngày 28-4 cho biết đã hoàn thiện báo cáo tổng hợp rà soát đánh giá tình hình và phương án đề xuất xử lý cụ thể đối với 12 dự án nghìn tỉ, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả của ngành công thương để gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị.
Trong đó, phương án xử lý 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón là tiếp tục tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các giải pháp liên quan tới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Sau khi hoạt động có hiệu quả, sẽ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp (dự kiến sau năm 2018). Riêng dự án Đạm Ninh Bình phải xử lý dứt điểm tranh chấp đối với hợp đồng EPC.
Với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học, phương án được đề xuất là các công ty sẽ chuyển nhượng hoặc thoái vốn khỏi dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đã thực hiện được phương án thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại TISCO. Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai sẽ được tháo gỡ những khó khăn để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh với nhiều giải pháp kèm theo.
Dự án Nhà máy Sản xuất đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án nghìn tỉ “đắp chiếu” của Bộ Công Thương Ảnh: Hoài Dương
Dự án Nhà máy Sản xuất đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án nghìn tỉ “đắp chiếu” của Bộ Công Thương Ảnh: Hoài Dương
Riêng dự án nhà máy đầu tư sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, vẫn còn 2 phương án được cân nhắc là khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất - kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái vốn hoặc PVTex chuyển nhượng công ty.
Đối với Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Bộ Công Thương đề xuất ưu tiên lựa chọn phương án cho phá sản. Tuy nhiên, có xem xét đến việc chuyển đổi sở hữu thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương Nam đã được “định đoạt” bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho. Hiện Bộ Công Thương đã thực hiện xong bước thuê tư vấn thẩm định giá khởi điểm, phương án bán đấu giá dự án và đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tổ chức bán đấu giá công khai.
Bộ Công Thương cho biết đối với tất cả dự án nêu trên, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương xác định mục tiêu sớm chấm dứt tình trạng thua lỗ hoặc hạn chế tối đa thiệt hại cho nhà nước. Trong năm 2017, hoàn thành được phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai, tạo chuyển biến về hoạt động và tài chính của các dự án. Phấn đấu đến hết năm 2018, tạo được chuyển biến căn bản trong xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến các dự án, doanh nghiệp trên.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án là 43.673,63 tỉ đồng và sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610,96 tỉ đồng (tăng 45,65%). Tổng tài sản của 12 nhà máy là 57.679,02 tỉ đồng; tổng nợ phải trả là 55.063,38 tỉ đồng. Bộ Công Thương nhấn mạnh kiên quyết xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; nhà nước không tiếp tục cấp thêm tiền vào các dự án.
Phương Nhung

Diện kiến tuyến đường “dát kim cương” vừa thông xe tại Hà Nội

Dân trí Chậm tiến độ 7 năm, dự án đường Lê Đức Thọ kéo dài vừa chính thức thông xe vào sáng 28/4. Để có hơn 3,5km đường này, Hà Nội phải đổi gần 70ha đất.
 >> 40 chung cư vươn lên tua tủa dọc đường huyết mạch Lê Văn Lương

Diện kiến tuyến đường “dát kim cương” vừa thông xe tại Hà Nội

Tuyến đường dài 3,5 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) ở Hà Nội đã thông xe vào sáng 28/4. Dự án đường Lê Đức Thọ kéo dài được xây dựng trong phạm vi quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) với điểm đầu dự án là nút giao thông với đường Lê Đức Thọ và điểm cuối là nút giao với đường 70 do Công ty CP Tasco làm chủ đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy đường). Cầu vượt đường sắt là điểm nhấn trên tuyến đường Lê Đức Thọ kéo dài.
Tuyến đường dài 3,5 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) ở Hà Nội đã thông xe vào sáng 28/4. Dự án đường Lê Đức Thọ kéo dài được xây dựng trong phạm vi quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) với điểm đầu dự án là nút giao thông với đường Lê Đức Thọ và điểm cuối là nút giao với đường 70 do Công ty CP Tasco làm chủ đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy đường). Cầu vượt đường sắt là điểm nhấn trên tuyến đường Lê Đức Thọ kéo dài.

Khởi công năm 2009, dự án đã thi công xong 800m để phục vụ Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà năm 2010 và ngừng thi công. Từ tháng 4/2015, dự án thi công trở lại và cuối tháng 4/2017 được đưa vào sử dụng. Nhờ dự án này, Tasco đã sở hữu quỹ đất lên tới gần 70ha ở Hà Nội. Cụ thể, 38ha đất tại Xuân Phương; 30ha đất tại dự án Đơn vị số 1, tại Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội); 3.000m2 tại 48 Trần Duy Hưng.
Khởi công năm 2009, dự án đã thi công xong 800m để phục vụ Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà năm 2010 và ngừng thi công. Từ tháng 4/2015, dự án thi công trở lại và cuối tháng 4/2017 được đưa vào sử dụng. Nhờ dự án này, Tasco đã sở hữu quỹ đất lên tới gần 70ha ở Hà Nội. Cụ thể, 38ha đất tại Xuân Phương; 30ha đất tại dự án Đơn vị số 1, tại Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội); 3.000m2 tại 48 Trần Duy Hưng.
Tuyến đường có mặt cắt ngang là 50m với 8 làn xe , vận tốc thiết kế 60km/1h.
Tuyến đường có mặt cắt ngang là 50m với 8 làn xe , vận tốc thiết kế 60km/1h.

Đoạn cuối con dường giao cắt hướng đi Nhổn và Song Phương.
Đoạn cuối con dường giao cắt hướng đi Nhổn và Song Phương.


Con đường có đường cong mềm mại. 4 làn dành cho ô tô , 4 làn cho xe máy.
Con đường có đường cong mềm mại. 4 làn dành cho ô tô , 4 làn cho xe máy.
Các toà chung cư mọc lên ngay mặt đường vừa mới thông xe.
Các toà chung cư mọc lên ngay mặt đường vừa mới thông xe.
40 chung cư vươn lên tua tủa dọc đường huyết mạch Lê Văn Lương
Vũ Toàn

30/4 trong mắt một cựu quan chức CIA

Cựu giới chức CIA, Jim Parker
Cựu giới chức CIA, Jim Parker
Một thanh niên Mỹ khoác áo quân nhân bước vào cuộc chiến Việt Nam ở độ tuổi 22. Sau 10 năm khói đạn chiến chinh, anh từ giã nơi này trong cương vị một giới chức CIA tự mình di tản hàng trăm người miền Nam chạy nạn vào những ngày cuối, khi Sài Gòn trong cơn ‘hấp hối.’
Jim Parker nằm trong số những toán lính Mỹ đầu tiên được phái sang Việt Nam và trở thành giới chức sau cùng rời khỏi cuộc chiến sau khi cãi lệnh trên, tự nguyện lưu lại để cứu những nhân viên cấp dưới của mình và gia đình họ thoát khỏi sự trả thù hay giết hại từ phe ‘thắng cuộc,’ cộng sản Bắc Việt.
Như những thanh niên đồng trang lứa trong giai đoạn tiền khởi của cuộc chiến, Parker lên đường sang Việt Nam vào năm 1965, được đưa tới nhận công tác tại khu vực trải dài từ Tây Bắc Sài Gòn ra tận Tây Ninh. Trong suốt 10 năm tham chiến, Parker đã ‘lăn xả’ nhiều nơi, từ khu vực châu thổ Cửu Long cho tới tận vùng Đông Bắc Lào, với nhiệm vụ ngăn cản bước tiến của quân cộng sản ở Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam, nói riêng.
Ông Jim Parker
Ông Jim Parker
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông và vài đồng đội đã lái trực thăng chở 122 người Việt ra chiến hạm USS Vancouver, rồi từ đó tiếp tục đưa họ sang thương thuyền Pioneer Contender để rời khỏi Việt Nam.
Trong đêm 29, trên đường lái chiếc Giang đỉnh LSD đến cảng Vũng Tàu, ông còn cứu vớt thêm hàng trăm người di tản đang tìm cách trốn chạy trên các thuyền đánh cá nhỏ, đưa họ từ các cửa sông ra Vũng Tàu, trước khi tàu ông chính thức nhổ neo hướng về Philippines rạng sáng ngày 1/5.
Ông cũng chính là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam nhan đề ‘Last Man Out’ và ‘The Vietnam War Its Ownself’ ghi lại những hình ảnh về cuộc chiến, về đất nước và con người Việt Nam.
42 năm nhìn lại sự kiện lịch sử 30/4, Parker vẫn còn nhớ như in những thời khắc cuối cùng đó: “Rất hỗn loạn. Tôi nhớ lúc đó đang đứng trên chiếc Pioneer Contender. Đó là con tàu lớn cuối cùng còn neo đậu ở Vũng Tàu. Người di tản được đưa lên tàu ồ ạt. Khi tàu đã quá nặng, thuyền trưởng ra lệnh ngưng và chúng tôi là những người sau cùng rời khỏi Vũng Tàu. Chúng tôi nhổ neo vào sáng sớm. Trước khi tàu nhổ neo, tôi nhìn xung quanh, cảm nhận cảnh tai ương, những tiếng ồn, tiếng gào thét của những người tị nạn cuối cùng tìm cách leo lên chuyến tàu cuối. Mọi thứ chìm trong hỗn loạn. Tôi nghĩ tới những đồng đội của mình.”
Tôi rất thích người Việt Nam, rất tôn trọng văn hóa của họ. Những người tới Mỹ tạo dựng lại cuộc sống và tương lai, tôi tự hào góp một phần nhỏ trong hành trình của họ.
Ông Parker kể sáng 28/4, đồng đội của ông lên Sài Gòn để xin phép đưa những nhân viên người Việt di tản. Lúc đó, ông có sẵn 2 trực thăng chờ lệnh. Phòng đại sứ đóng cửa và đại sứ không tiếp ai. Người đồng đội đã trao đổi với trợ lý của đại sứ, giải thích và thuyết phục. Vị trợ lý nói lệnh không cho phép hỗ trợ di tản hoặc bắt đầu di tản. Hết cách, đồng đội của Parker đã thốt lên rằng ‘Không còn nhiều thời gian nữa,’ và người trợ lý bảo ‘Vậy thì chúc các ông may mắn.’
Chỉ cần có thế, ông Parker và đồng đội lập tức bắt tay vào việc, dùng trực thăng đi vớt người di tản từ nhiều điểm tập trung khác nhau và lần lượt đưa thẳng ra hàng không mẫu hạm USS Vancouver.
Thuyền trưởng chiến hạm khẳng định với Parker rằng ‘Không có lệnh cho phép di tản’ và giải pháp cuối cùng được đưa ra: Parker và đồng đội phải chuyển mọi người sang thương thuyền Pioneer Contender gần đó.
“Tôi đếm có tổng cộng 122 người. Số thống kê của Thủy quân Lục chiến là 117, không đúng. Mọi việc diễn ra một ngày trước khi đại sứ quán Mỹ được di tản,” Parker nói.
Trong tác phẩm của mình, cựu giám đốc CIA vùng 4, Jim Parker, đã trải lòng rất nhiều về điều mà ông nói là ‘Chúng tôi có thể thắng, nhưng Washington DC đã không để cho chúng tôi thắng’ trong cuộc chiến Việt Nam.
“Tôi không biết liệu chiến thuật Mỹ đã dùng ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ có đúng hay không. Chiến thuật đúng lẽ ra phải là tiến sang Lào và thiết lập một vị thế ‘ngăn bước quân thù’ để quân cộng sản Bắc Việt không thể tiến vào bên trong Lào và Campuchea. Tôi nghĩ người Mỹ lẽ ra phải chiến đấu trong cuộc chiến này một cách khác. Chúng ta kéo dài cuộc chiến 10 năm và trong thời gian đó, thế giới đã thay đổi. Hiệp định Geneva 1962 cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cộng sản Bắc Việt. Chiến thuật chúng ta dùng không đúng,” Parker chia sẻ với VOA Việt ngữ.
Vợ chồng ông Jim Parker và hai người con nuôi Việt Nam
Vợ chồng ông Jim Parker và hai người con nuôi Việt Nam
10 năm thử thách với bom đạn chiến tranh ở một đất nước không chỉ cách trở về địa lý mà còn xa lạ cả về văn hóa lẫn ngôn ngữ là quảng thời gian ‘dấu ấn’ trong cuộc đời Parker, lúc bấy giờ là một thanh niên tràn đầy sức sống và triển vọng tương lai. Nhưng Parker nói ông không hề tiếc nuối thời tuổi trẻ tham chiến tại Việt Nam trong lý tưởng đẩy lùi sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản:
“Tôi từng bị thương ở đó, từng trải qua nhiều đêm sợ hãi. Tôi đã hết sức cật lực và chiến đấu hết mình để ngăn bước cộng sản. Tôi không hối tiếc gì cả. Tôi chưa hề thắc mắc hay lo lắng gì cả, không bao giờ đắn đo về lý do mình tới đó. Tôi nghĩ tôi đã làm đúng khi đứng lên đáp lời kêu gọi của quốc gia. Tôi biết mục đích của tôi đến đó là để hỗ trợ các đồng minh miền Nam Việt Nam. Có điều tôi không hài lòng về kết cục của cuộc chiến.”
Một thời gian dài sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, một số người Mỹ phản chiến vẫn còn bất mãn về cuộc chiến này, nhưng đối với ông Parker và đồng đội, đó là quảng thời gian đáng nhớ nhất, đáng tự hào nhất của họ.
“Giá trị thật sự của việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam là ngăn chủ nghĩa cộng sản thế giới. Chúng tôi đã ‘giữ cương’ 10 năm tại Việt Nam,” ông nói.
Ông Parker hy vọng cuộc chiến Việt Nam sẽ được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy cho thế hệ trẻ ở Mỹ, để họ hiểu đầy đủ ý nghĩa, nguyên nhân và kết cục của cuộc chiến.
Tôi rất thích người Việt Nam, rất tôn trọng văn hóa của họ. Những người tới Mỹ tạo dựng lại cuộc sống và tương lai, tôi tự hào góp một phần nhỏ trong hành trình của họ.
Kể từ sau cuộc chiến, hằng năm đến ngày 30/4, người Việt có người hân hoan đón mừng, có người đau buồn tưởng niệm sự kiện này. Còn người Mỹ, dù chiến tranh Việt Nam đã là một phần trong lịch sử Mỹ, nhưng họ không đánh dấu hay kỷ niệm cuộc chiến này ngoại trừ những bản tin truyền thông hay một vài phim ảnh gợi nhớ.
Ông Parker nói 30/4 cũng nên là dịp để người Mỹ tưởng nhớ một phần của lịch sử, tưởng nhớ những người đã nằm xuống vì lý tưởng, và để ghi dấu sự hiện diện và phát triển của cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ.
Còn đối với bản thân ông, một người lính xông pha nơi chiến trường, kinh nghiệm trong cuộc chiến Việt Nam là kinh nghiệm trưởng thành. “Tôi đã kết bạn và cùng làm việc với người dân Đông Nam Á. Tôi yêu quý cuộc đời mình hơn vì những kinh nghiệm có được từ cuộc chiến Việt Nam,” ông Parker cho biết.
Với thế hệ trẻ Mỹ chưa từng biết đến Việt Nam và cuộc chiến Việt Nam, Parker khuyến khích họ nên sang thăm Việt Nam, không chỉ vì Việt-Mỹ có chung một khúc quanh lịch sử mà còn để cảm nhận rằng người dân Việt Nam là những người bạn chân thành với người dân Mỹ.
Ông hiện vẫn tiếp tục tìm kiếm những cựu nhân viên, những người đã được ông giúp di tản vào những ngày cuối tháng tư 42 năm trước và mong được bắt nhịp liên lạc với họ từ trang web cá nhân http://www.muleorations.com/.
Vợ chồng ông Parker không có con. Người con trai, con gái đã trưởng thành của họ bây giờ là hai trẻ Việt Nam được họ nhận làm con nuôi từ tấm bé.
Kết thúc câu chuyện với chúng tôi, giới chức CIA này nhắn nhủ ông chỉ muốn được mọi người biết đến như một trong những người lính Mỹ đầu tiên đặt chân tới và là người cuối cùng rời khỏi Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
“Tôi rất thích người Việt Nam, rất tôn trọng văn hóa của họ. Những người tới Mỹ tạo dựng lại cuộc sống và tương lai, tôi tự hào góp một phần nhỏ trong hành trình của họ,” ông nói.
Theo VOA

Vị Đại tướng không có nhà riêng

29/04/2017  03:05 GMT+7

Trong lịch sử các tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, tên tuổi đứng sau Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, người thứ hai có lẽ là Đại tướng Lê Trọng Tấn. Ông là người chỉ huy Đại Đoàn 312 tấn công Điện Biên Phủ, bắt sống tướng De Castries và nội các kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ông từng là chỉ huy các chiến dịch vang danh thời chống Mỹ và là Phó Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông đập tan mọi cánh cửa tử thủ, phòng tuyến của địch tiến thẳng vào giải phóng Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975, bắt Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng cùng nội các. Kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc.
Vị tướng "trận mạc"
Trong một lần gặp gỡ với một số tướng lĩnh Việt Nam, cố Chủ tịch Phidel Castro (Cu Ba) đã chủ động tiến đến bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi Chủ tịch quay sang tươi cười nói với mọi người: "Đây có phải là vị tướng đánh giặc hay nhất Việt Nam?". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đứng cạnh đã tiếp lời Chủ tịch: "Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại".
Đại tướng Lê Trọng Tấn, Lê Trọng Tấn, đại tướng không có nhà riêng
Đại tướng Lê Trọng Tấn
Đại tướng Lê Trọng Tấn còn là một trong những tướng lĩnh rất đặc biệt: "Ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đại đoàn 312 do Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã bắt sống tướng De Castries và cắm cờ trên nóc hầm cứ điểm Điện Biên. Ở giai đoạn cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ - ngụy, thống nhất đất nước, Tướng Lê Trọng Tấn cũng là Tư lệnh chỉ huy cánh quân chủ lực từ phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn, cờ đỏ sao vàng bay trên nóc Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các Tổng thống Dương Văn Minh. Với hai chiến công đó, Lê Trọng Tấn xứng đáng hai lần tuyên dương Anh hùng" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói về ông như thế.
Đại tướng Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố (1914-1986), quê ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây cũ (nay là TP Hà Nội). Xuất thân từ gia đình nhà giáo, ông từng học Trường Bưởi - Hà Nội, học lực giỏi, say mê võ nghệ và bóng đá. Sau khi gia nhập đội bóng Tia Chớp (Éclair) của không quân Pháp, ông nhập ngũ làm lính khố đỏ, đồn trú tại một đồn nhỏ khu vực sân bay Tông (Sơn Tây). Được bà Bích Vân (tức Hoàng Ngân -Xứ ủy Bắc Kỳ) làm công tác binh vận, Đội Tố đã tham gia Việt Minh và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945, làm ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông.
Tham gia cách mạng từ năm 1944, lần lượt ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội như: Trung đoàn phó, trưởng các Trung đoàn Sơn La, Sơn Tây, Quyền Khu trưởng Khu XIV, Khu phó Liên Khu X. Trong chiến dịch Biên giới 1950, ông là Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312 và chỉ huy các Đại đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", bắt sống tướng De Castries và toàn bộ Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên.
Từ năm 1954 đến 1961, ông là Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân. Tư lệnh Mặt trận Đường 9, chiến dịch Bình Trị Thiên và Phó tổng Tham mưu kiêm Tư lệnh Quân đoàn 1. Từ tháng 3/1975, ông là Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, Phó tổng Tham mưu, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ huy cánh quân phía Đông dọc theo các tỉnh duyên hải Miền Trung với phương châm: thần tốc, táo bạo tấn công tiến vào giải phóng Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975.
Đại tá Trần Văn Thức - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: Lê Trọng Tấn là tướng trận, tướng tấn công. Ông đi đến đâu, chỉ huy chiến dịch nào, mũi tiến công vào đâu, tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ của các Quân đoàn đều đoàn kết một lòng, tin tưởng, vững tâm vào trận đánh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông chỉ huy trực tiếp Đại đoàn 312 trong 3 đêm 2 ngày phải đột phá, xuyên thủng 3 phòng tuyến cực mạnh của tập đoàn cứ điểm Him Lam, Mường Thanh. Trong chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng từ 26 đến 29-3-1975, chỉ trong mấy ngày, Tướng Tấn đã chỉ huy Quân giải phóng đập tan 10 vạn quân địch…
Chiều 26/1/1954, người chỉ huy Đại Đoàn 312 phải đến từng chiến hào giải thích với bộ đội chủ lực về sự thay đổi phương án, từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" nên phải kéo pháo quay trở ra. Sau khi tiêu diệt cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch, chiều 7/5/1954, Đại đoàn 312 do Lê Trọng Tấn chỉ huy đã tấn công vào sở chỉ huy đầu não của Pháp tại cứ điểm Điện Biên, bắt sống tướng De Castries và toàn Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên. Kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta "Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Chiến trường miền Nam ngày càng trở nên ác liệt hơn khi Mỹ đổ bộ quân vào Miền Nam. Do đó, vào năm 1964, trên chiếc tàu buôn tỏi của nước ngoài cập cảng Sihanoukvile (Campuchia), trên tàu có chở 2 vị tướng "sừng sỏ" nhất của "Bắc Việt" là tướng Nguyễn Chí Thanh trong vai thợ máy và Lê Trọng Tấn trong vai ông chủ buôn tỏi, xách cặp da bóng loáng, được Bác Hồ và Bộ Chính trị đặc phái vào miền Nam chỉ huy cuộc chiến đấu mới.
Không lâu sau đó, chiến dịch Bình Giã khai hỏa, đánh một đòn rất mạnh vào âm mưu chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Tướng Lê Trọng Tấn đảm nhiệm cương vị Phó tư lệnh, Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam với bí danh Ba Long. Đồng thời, ông trực tiếp làm Tư lệnh của nhiều chiến dịch quan trọng của quân chủ lực...
Với quyết tâm cao độ giải phóng Miền Nam, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã giao cho tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng sau khi giải phóng Tây Nguyên. Tháng 4-1975, tướng Lê Trọng Tấn được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông gồm các Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3 đập tan phòng tuyến từ xa tại Phan Rang (Ninh Thuận), đập nát cánh cửa thép tử thủ tại Xuân Lộc, trực diện tấn công vào cửa ngõ phía Đông giải phóng Sài Gòn.
Do phải vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn với khoảng cách từ 15-20km với nhiều tuyến phòng thủ, kháng cự với hỏa lực cực mạnh của địch, Tướng Tấn đề nghị Quân ủy và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cánh quân phía Đông nổ súng trước từ 18h ngày 29/4.
Cho đến trưa 30/4 sau khi trinh sát, đặc công tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng tại cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn, Hàng Xanh, Thị Nghè đại quân phía Đông với Binh đoàn Tăng Thiết giáp, bộ binh đã tiến công thần tốc như vũ bão, húc đổ cánh cổng sắt Dinh Độc Lập giữa trưa ngày 30/4, bắt sống toàn bộ nội các Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh, kết thúc cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Hòa bình, thống nhất đất nước nhưng ông chưa có một ngày nào để nghỉ ngơi. Sau thời kỳ quân quản của thành phố, biên giới Tây Nam của đất nước đã bị bọn diệt chủng Pol Pot và Khmer Đỏ xâm phạm biên giới, gây tội ác đối với nhân dân ta ở nhiều nơi. Tháng 12/1978, Tướng Lê Trọng Tấn được Trung ương giao nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Đến tháng 2/1979, ông tiếp tục được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Lúc sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về ông như sau: "Với toàn quân, đồng chí Lê Trọng Tấn là một người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc. Riêng tôi, đồng chí là người bạn chiến đấu thân thiết, là một trong những cán bộ tin cậy nhất để thực hiện những ý đồ chiến lược của Bộ thống soái tối cao".
Chuyện Đại tướng không có nhà riêng
Đại tướng Lê Trọng Tấn, Lê Trọng Tấn, đại tướng không có nhà riêng
Đại tá Lê Đông Hải cùng vợ con
Một chiều cuối năm cũ, sắp chạm ngày giỗ Đại tướng, tôi ngồi trong quán cà phê trên đường Trường Sơn trước cửa vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cùng con trai Đại tướng. Đây cũng chính là căn biệt thự mặt tiền trong cư xá gia binh cũ, xây dang dở thì giải phóng, mà lần thứ 3 ông đã trả lại cho Nhà nước, từ chối cuộc sống sang trọng ở các biệt thự, quay về sống giản tiện cho đến cuối đời.
Câu nói cửa miệng của Đại tá, GS- TS Lê Đông Hải - Nguyên Viện trưởng Phân viện kỹ thuật quân sự 2 tại TP.HCM, là con trai duy nhất của Đại tướng từng khiến chúng tôi nghe rất chạnh lòng.
Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" tác giả còn có những bằng chứng cho thấy: viễn tổ của gia tộc Đại tướng Lê Trọng Tấn là hậu duệ của Chúa Trịnh Căn. Trong ba anh em ruột của Đại tướng, có anh cả Lê Mạnh Hồ, đến Lê Trọng Tấn (Tố) và Lê Qúy Đông là út. Chắc không phải ngẫu nhiên mà cả ba chữ lót được cụ Đồ Lăng đặt cho con là những từ chỉ thứ tự thời tiết: "mạnh" là (đầu mùa), "trọng" ở giữa và "quý" là cuối, út và có họ Trịnh.
Từ nhỏ, anh Hải theo học trường thiếu sinh quân và trở thành "lính" của bố mình trong Đại Đoàn 312. Sau 1954, anh được sang Liên Xô học tập. Nhấp giọng bằng chút cà phê nóng thơm lừng, anh nhìn ra phía đường Trường Sơn rồi tâm sự: Cả một đời cha tôi, không để lại một chút tài sản, nhà cửa, đất đai nào, vì ông cụ chưa bao giờ nhận cho mình nhà riêng, đất riêng. Nhưng cha tôi đã để lại một sự nghiệp rất to lớn và đạo lý làm người để cho con cháu đời đời noi theo. Những biệt thự được cấp, ông đều từ chối nhận và trả lại cho Nhà nước, quân đội. Lúc nào bên mình ông cũng kè kè một cái ba lô và bên trong lúc nào cũng sẵn chiếc võng dù.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thư ký riêng của Đạit tướng kể lại: Đại tướng suốt ngày làm việc kín lịch từ 7h30 đến 22h tối, thậm chí có ngày 18 cuộc làm việc, với 18 cán bộ khác nhau. Tuy là con duy nhất của Đại tướng, nhưng anh Lê Đông Hải đã phải ngậm ngùi thừa nhận, anh cũng chỉ sống lâu nhất bên cạnh cha mình khoảng thời gian 2 đến 3 năm.
Miền Bắc xây dựng XHCN, ông tiếp tục lãnh đạo, chỉ huy công tác đào tạo, xây dựng lực lượng quân đội, vũ trang tiếp viện cho chiến trường Miền Nam đánh Mỹ. Từ năm 1960 đến 1975, ông nhiều lần ra vào miền Nam để xây dựng và chỉ huy lực lượng vũ trang chống Mỹ, đánh bại những âm mưu, chiến dịch của địch tại miền Nam và chống trả mọi cuộc tấn công xâm phạm không phận, hải phận miền Bắc.
Theo anh Hải kể lại, khoảng thời gian mà cả gia đình anh được hạnh phúc, sum vầy nhất là khi ở số 36 Hoàng Diệu (Hà Nội) trong căn nhà nhỏ, được cấp 2 phòng diện tích khoảng 48m2, cùng các bác Tạ Quang Bửu, Vương Thừa Vũ, Đặng Kính…
Thời kỳ đó, ông liên tục ra vào chiến trường còn anh Hải chuyển sang học tại Liên Xô và công tác ở đơn vị Bộ đội Hóa học. Nhà vắng người, mẹ anh phải dời về khu nhà ngang ở 36C, Lý Nam Đế sống với mấy anh em phục vụ tiện trồng trọt, chăn nuôi… cải thiện đời sống.
Sau ngày đại thắng mùa Xuân 1975, anh em đồng đội chạy đôn đáo khắp nơi tìm những ngôi biệt thự sang trọng của giới chóp bu lãnh đạo chế độ Sài Gòn cũ để cho ông ở. Song, ông đều lắc đầu từ chối. Sau này, ông đồng ý về ở căn nhà số 2, đường Cửu Long, (cư xá gần sân bay) mặt tiền đường Trường Sơn, Tân Bình ngày nay có diện tích khoảng 30m2.
Thấy ông ở chật hẹp, bất tiện trong khi nhà ở bỏ hoang tàn khắp nơi sau chiến tranh. Thế là nhân cơ hội ông ra Hà Nội họp, anh em ở Quân đoàn 4 cho xe Zeep đến nhà dọn hết đồ đạc, vật dụng cá nhân của ông "dời" đến biệt thự số 195, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đường Công Lý cũ), Quận 3 định dành cho ông một bất ngờ. Họp xong trở về, ông đành chấp nhận "sự đã rồi" dù không hài lòng và luôn có ý trả lại nhà.
Một hôm, ông điện thoại báo tin cho mọi người biết, ông quay lại sống ở nhà số 2 đường Cửu Long. Còn ngôi biệt thự ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rộng thênh thang ông xin giao lại cho đồng chí Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP để có điều kiện lo cho thương bệnh binh.
Nhiều anh em trong Quân khu 7 cùng một số tướng lĩnh vẫn không an tâm về nơi ở của vị tướng chỉ huy tài ba, đã bao năm xông pha trận mạc, nên đã tìm mọi cách thuyết phục, thậm chí còn áp dụng cả "nguyên tắc" để đưa ông tới ở tại biệt thự số 126, đường Pasteur, Quận 3, gần ngay giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur ngày nay.
Không nỡ khước từ tình cảm của đồng đội anh em, ông cũng khoác tạm ba lô đến ở "ví dụ" một thời gian, rồi sau đó lại kiên quyết đòi về số 2 đường Cửu Long. Đến nước này thì mọi người đành chịu thua ông. Đại tướng đã sống tại đây cho đến khi qua đời ngày 5-12-1986. Sau đó, nhà số 2 đường Cửu Long đã được cấp cho người khác….
Đại tướng Lê Trọng Tấn đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao vàng năm 2007, Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác. Tên của ông đã được đặt cho nhiều trường học, đường phố tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác.
Chuyện Bác Tôn từ chối nhận quà địa phương

Chuyện Bác Tôn từ chối nhận quà địa phương

Tỉnh Quảng Ninh biết Bác Tôn hay uống trà, có biếu Bác 2 cân chè ngon, Bác kiên quyết không cho nhận.
Chuyện Bác Tôn 3 lần từ chối nhận nhà Trung ương cấp

Chuyện Bác Tôn 3 lần từ chối nhận nhà Trung ương cấp

Trung ương từng ba lần thu xếp cấp nhà riêng nhưng Bác Tôn lần nào cũng kiên quyết từ chối.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - nhà quân sự mưu lược

Đại tướng Lê Trọng Tấn - nhà quân sự mưu lược

Sáng 23/9, Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo "Đại tướng Lê Trọng Tấn - Nhà quân sự đức độ, mưu lược của cách mạng Việt Nam" nhân 100 năm ngày sinh của Đại tướng.
Theo Công an nhân dân