Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

'Ông trưởng giải' Lê Tiến Thọ tự chấm giải cho mình - chuyện chỉ có ở VN? ( Tham như Mõ)

29/10/2017 18:20 GMT+7

TTO - Có lẽ không ở đâu như ở Việt Nam ông trưởng giải lại có tác phẩm dự thi và tự chấm giải cho tác phẩm của chính mình.

Theo tôi các hội cần phải thay đổi, phải đưa ra một nguyên tắc chung, ai có tác phẩm dự thi thì nhất thiết không được ngồi trong hội đồng chấm giải. Chừng nào còn tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi thì còn gây bức xúc cho các hội viên và còn cãi nhau dài dài.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái
Tình trạng ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’ diễn ra triền miên nhiều năm nay trong các hội văn học nghệ thuật ở Việt Nam.
Sự việc ông Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tự chấm giải cho chính mình (và có tới ba giải) mà một tờ báo vừa phản ánh đã lần nữa khẳng định đây là… vấn nạn chung của các hội văn học nghệ thuật mà dường như nhiều năm nay chưa có hội nào muốn thay đổi.
Cụ thể trong Giải thưởng nghệ thuật năm 2016, ông Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã nhận một giải A cho vở Hoàng thúc Lý Long Tường (với vai trò tác giả) và hai giải B cho hai vở Vụ án Lệ Chi Viên (vai trò tác giả)  Thoại Khanh - Châu Tuấn (vai trò đạo diễn).
Ông trưởng giải tự chấm giải cho mình - chuyện chỉ có ở VN? - Ảnh 2.
Vở "Hoàng Thúc Lý Long Tường", tác giả NSND Lê Tiến Thọ, đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai - Ảnh: TRỌNG HOÀNG
Giới sân khấu phản ứng vì ngoài chức vụ nói trên, ông Lê Tiến Thọ còn kiêm luôn cả vị trí Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật chấm các tác phẩm tham dự Giải thưởng nghệ thuật năm 2016. Tức ông đã ở vị trí "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Vụ việc này không khác mấy với vụ việc xảy ra tháng 3 năm nay đối với Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Ông Vũ Quốc Khánh, chủ tịch hội đã phải xin rút hai giải khỏi cuộc thi Nhiếp ảnh nghệ thuật đồng hành cùng đất nước 30 năm đổi mới.
Bởi ông Khánh không chỉ giữ chức Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, Chủ tịch Hội đồng thẩm định mà còn có tác phẩm dự thi và đoạt giải đã khiến giới nhiếp ảnh phản ứng dữ dội.
Giải thưởng Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam cũng vậy, không ít năm trao giải cũng bị xì xào lời ra tiếng vào.
Dù chưa xảy ra tình trạng hội viên phải rút giải vì sức ép dư luận như các hội nói trên, nhưng tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" cũng diễn ra ở hội này.
Những đơn vị như Hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương, Hãng phim hoạt hình Việt Nam, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam là những đơn vị có nhiều tác phẩm gửi tới dự thi Cánh diều.
Và năm nào Ban tổ chức Cánh diều cũng mời một số nghệ sĩ của các đơn vị nói trên làm thành viên ban giám khảo Cánh diều. 
Cách thức chọn ban giám khảo này đã trở thành thông lệ hoàn toàn bình thường của giải này.
Tự làm giám khảo, tự chấm giải phim mình
Trong Liên hoan phim truyền hình toàn quốc 2016, bộ phim tài liệu Ba mùa (Phan Huyền Thư, Trần Quý đồng đạo diễn) được trao Giải Vàng đã gây ra những thắc mắc không nhỏ cho giới làm phim tài liệu.
Những người làm nghề cho rằng vì ngồi trong ban giám khảo chấm phim tài liệu của liên hoan này, nên Phan Huyền Thư đã lách luật bằng cách không đứng tên trong bộ phim khi tham gia liên hoan này.
Ba mùa vẫn được lưu trên hệ thống website của Liên hoan phim truyền hình toàn quốc 2016, trong phần "Người thực hiện" không hề có tên của Phan Huyền Thư.
Ông trưởng giải tự chấm giải cho mình - chuyện chỉ có ở VN? - Ảnh 4.
Cùng trên website của vtv.vn, mục liên hoan phim truyền hình thì phim Ba mùa không có tên đạo diễn Phan Huyền Thư nhưng mục 'khoe" phim được giải ở Cánh Diều thì Huyền Thư lại đứng tên đạo diễn.
Nhưng tới tháng 4-2017, Ba mùa tiếp tục đi dự thi giải Cánh diều, lần này bộ phim đoạt giải Cánh diều Bạc, phần đạo diễn có ghi: Phan Huyền Thư, Trần Quý.
Nhiều người làm nghề không phục vì cho rằng một khi Phan Huyền Thư đã ngồi ghế giám khảo thì không nên gửi phim của mình đi dự thi.
Tuổi Trẻ Online đã đổi với PGS. TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái về vấn đề này, bà chia sẻ rất thẳng thắn: 
"Hội đồng nghệ thuật thì phải mời các nhà lý luận phê bình công tâm vào chấm. Họ là người không có tác phẩm dự thi, lại có chuyên môn, là người thích hợp nhất để cầm cần nảy mực.
Tôi vẫn nhớ thời nhà văn Hồ Anh Thái còn làm Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, khi đã ngồi vị trí Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật, thì ông ấy không bao giờ gửi tác phẩm của mình dự thi, dù tác phẩm của ông ấy thực sự chất lượng.
Đến khi ông ấy thôi chức vụ này, thì mới đưa sách của ông ấy đi dự các cuộc thi và đoạt giải.
Ngay cả tôi ngồi vị trí Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội, năm đó tôi có tác phẩm mới, nhưng ông Hồ Anh Thái cũng nói luôn là một khi đã ngồi vị trí ban giám khảo thì không được gửi tác phẩm dự thi. Với tôi đó là một cách làm rất công minh."
NGỌC DIỆP

Chúc mừng ông Phạm Sỹ Quý

29/10/2017 09:39 UTC+7

(Công lý) - Dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Yên Bái mới đây đã có hình thức kỷ luật đối với ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh này.
Theo đó, Quyết định số 2335/UBND-VX ngày 27/10 của UBND tỉnh Yên Bái nêu rõ: “Ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái được áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo, đồng thời, cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.
Về chính quyền, quyết định áp dụng hình thức kỷ luật “Cảnh cáo và cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái điều động ông Quý đến nhận công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh văn phòng HĐND.
Chúc mừng ông Phạm Sỹ Quý
Cơ ngơi của ông Phạm Sỹ Quý
Trong họa có phúc, trong phúc có họa, dù sao cũng xin chúc mừng ông Quý. Trải qua một cuộc "bể dâu" như thế, nào là thiên tai rồi "nhân họa" liên tiếp ập đến mà "biệt phủ" của gia đình ông chẳng mảy may chút gì cả.
Việc ông thôi một số chức vụ xuống ngồi ghế Phó Chánh văn phòng HĐND âu cũng là cái may mắn, cũng đáng chúc mừng. Nhiều sai phạm như thế, dư luận họ muốn ông về làm phó thường dân, để ông có thời gian gây lại cái nghề cũ, chú tâm buôn chổi đót, lá chít, nấu rượu, làm bánh...
Những công việc ấy chẳng những mang lại thu nhập khổng lồ mà lại ít thị phi, biết đâu mấy chốc ông có thể xây được "biệt phủ" to đẹp hơn cái cơ ngơi hiện tại thì sao.
Phi thương bất phú, không kinh doanh, buôn bán mà cứ trông chờ vào đồng lương công chức còm cõi thì bao giờ mới mở mày mở mặt ra được với thiên hạ, có đúng không ông Quý?
Nhưng thôi đành, tổ chức vẫn còn tín nhiệm và tin tưởng ông, giữ ông lại để tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ thì ông nên lấy đó làm tự hào.
Về ngồi tại một cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân kính mong ông đưa ra những kế sách, chủ trương để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Yên Bái. Nuôi con gì, trồng cây gì để xây được "biệt phủ" như ông?
Dư luận nói ông "hạ cánh an toàn" nhưng trên thực tế thì ông mới chỉ "hạ độ cao" chứ chưa đáp xuống mặt đất. Nhưng đây cũng là một điều đáng chúc mừng nữa. Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh tương đương với Phó Giám đốc cấp Sở, như vậy sự xê dịch không đáng là mấy.
"Hạ độ cao" là đã an toàn cho ông, và như những gì đang diễn ra thì có lẽ khối tài sản chưa rõ nguồn gốc của ông cũng an toàn rồi. Ông Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã chẳng bảo, việc truy xuất nguồn gốc tài sản, ông vay của ai, trả lãi ra sao không phải là thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị này hay sao.
Cuộc chiến chống tham nhũng đang nóng lên từng ngày với quyết tâm "củi tươi cũng phải cháy". Thế nhưng, dư luận hỏi ông Quý là trường hợp củi gì? Tươi hay khô? Vì sao không thể truy đến cùng tài sản của ông Quý, bởi đó là mấu chốt để làm rõ ông Quý có tham nhũng hay không?
Đi tới cùng sự thật có 2 cái lợi. Thứ nhất là làm rõ được sự hoài nghi của dân, lấy lại niềm của dân. Cái lợi thứ 2 là nếu cán bộ trong sáng như gương thì sự thật sẽ bảo vệ cho cái sự trong sáng ấy. Vậy vì sao không làm?
Dù sao cũng một lần nữa xin chúc mừng ông Phạm Sỹ Quý.

Đặc khu Vân Đồn: Có thể miễn trừ trách nhiệm hình sự cho lãnh đạo, giữ lại toàn bộ thu ngân sách

Yến Thanh - 07:43, 29/10/2017

(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề xuất thêm một số cơ chế chính sách quan trọng liên quan đến Đặc khu kinh tế Vân Đồn, trong đó có vấn đề tài chính và trách nhiệm pháp lý của Trưởng đặc khu.

Đặc khu Vân Đồn: Có thể miễn trừ trách nhiệm hình sự cho lãnh đạo, giữ lại toàn bộ thu ngân sách
Ngày 28/10, Đoàn công tác Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV đã tổ chức khảo sát thực tế nhằm phục vụ thẩm tra dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh.
Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, việc triển khai xây dựng các đặc khu hành chính - kinh tế là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đang từng bước được cụ thể hóa, Quốc hội cũng quyết liệt trong việc thông qua các cơ sở pháp lý.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ghi nhận những nỗ lực, quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh trong việc triển khai đảm bảo tính đồng bộ, hướng tới kinh tế tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Qua trao đổi về những kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhận định các đặc khu hành chính - kinh tế chỉ có thể thành công khi có thể chế phù hợp, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng thuận của người dân.
Vẫn theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, những yếu tố dẫn đến thành công trong xây dựng đặc khu như: cần có cam kết, quyết tâm của các lãnh đạo, chính quyền; phải có những ưu đãi riêng biệt và trao quyền tự chủ cao; sự hỗ trợ của Chính phủ về hạ tầng; phát triển khoa học công nghệ phối hợp với các ngành nghề ở địa phương; xây dựng và nuôi dưỡng được môi trường văn hóa sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh; đề ra được các mục tiêu rõ ràng, chiến lược phù hợp với các nhà đầu tư, có thể cạnh tranh với những quốc gia trong khu vực; phát huy nguồn lực của địa phương.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành cho biết: tỉnh Quảng Ninh cơ bản thống nhất với Tờ trình dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Chính phủ về các nội dung: các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Đồng thời tỉnh Quảng Ninh mong muốn Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội quan tâm, ủng hộ các nội dung cơ bản đã được nêu trong dự thảo Luật.
Về cơ chế về tài chính và đầu tư, ngoài các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã được đưa vào dự thảo Luật trình Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh đề xuất cần có cơ chế hỗ trợ ban đầu của Nhà nước trong thời gian nhất định để đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng. Nội dung này, dự thảo Luật đã có quy định nhưng chưa xác định cụ thể nguồn hỗ trợ và mức hỗ trợ.
Quảng Ninh cũng đề xuất bổ sung cơ chế đặc thù cho đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn được để lại toàn bộ 100% số thu ngân sách nội địa phát triển trên địa bàn đặc khu Vân Đồn năm 2030 để thực hiện một số chính sách đặc thù tại Luật Đơn vị Hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sau năm 2030, tỉnh đề nghị Chính phủ sẽ xem xét các khoản phân chia giữa ngân sách Đặc khu Vân Đồn với ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. Bổ sung có mục tiêu cho Đặc khu Vân Đồn trong thời gian 5 năm kể từ ngày thành lập tương ứng 25% số thu nội địa của tỉnh Quảng Ninh đang điều tiêt về ngân sách trung ương để đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và thực hiện một số chính sách đặc thù quy định tại Luật Đơn vị Hành chính - kinh tế đặc biệt.
Về quy định về miễn trừ trách nhiệm, đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Do đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là mô hình mới có những chính sách đột phá, tiên phong và thậm chí chưa có tiền lệ đòi hỏi phải có những quyết định nhanh chóng, đồng thời hệ thống pháp luật hiện hành còn có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau. Vì thế, những rủi ro xảy ra trong quá trình ra quyết định luôn hiện hữu.
Để tạo hành lang pháp lý cho chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt dũng cảm, sáng tạo và đủ bản lĩnh, kịp thời đưa ra các quyết định bảo đảm xử lý nhanh, linh hoạt các thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đề xuất bổ sung vào dự án Luật điều khoản quy định về miễn trừ trách nhiệm.
Cụ thể, tỉnh đề nghị: “Không tiến hành các thủ tục pháp lý, tố tụng và truy cứu trách nhiệm hình sự đối Trưởng Đặc khu, các thành viên chính quyền đặc khu đối với các sai sót hoặc thiệt hại không mong muốn, xảy ra trong quá trình các cán bộ trên thực hiện công việc và nhiệm vụ được giao phù hợp với các quyền hạn và trách nhiệm được quy định trong Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt, trừ các thiệt hại là kết quả của các hành vi vi phạm pháp luật một cách cố ý hoặc bất cẩn của cá nhân thi hành công vụ”.
Theo ông Thành, quy định này cũng phù hợp với cách làm của nhiều quốc gia khi xây dựng đặc khu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá, Quảng Ninh đã triển khai tốt nhiều dự án cơ sở hạ tầng, giao thông, sân bay... phục vụ quá trình xây dựng đặc khu Vân Đồn. Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết đoàn công tác sẽ ghi nhận các ý kiến của phía tỉnh Quảng Ninh, các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách xây dựng đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt để báo cáo Quốc hội.
Cùng ngày, Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV đã đi khảo sát thực tế địa hình, các dự án đường giao thông, sân bay đang được triển khai tại Vân Đồn để phục vụ việc hình thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt này.

TÀI SẢN VƯỢT QUÁ THU NHẬP HỢP PHÁP: TỊCH THU !

Trung Quốc: Phải chứng minh nguồn gốc tài sản
Điều 395 Bộ luật Hình sự Trung Quốc (1997) ghi rõ: “Bất kỳ ai có số tài sản hay chi tiêu lớn hơn mức thu nhập hợp pháp một cách rõ rệt đều bị yêu cầu chứng minh nguồn gốc của số tài sản này. Nếu như người này không thể chứng minh được số tài sản có nguồn gốc hợp pháp, phần tài sản vượt quá mức thu nhập của đối tượng sẽ mặc nhiên được xem là nguồn lợi phi pháp và bị cưỡng ép thu hồi”.
Cũng theo luật pháp Trung Quốc, khi tiến hành điều tra, xác định và thu hồi tài sản tham nhũng, “tất cả đối tượng có liên quan với nghi can, có khả năng thay cho nghi can đứng tên tài sản như công ty, doanh nghiệp, các quỹ tài chính, các đối tác và người thân của nghi can đều được đưa vào diện tình nghi”.
Hồi tháng 3 năm nay, cơ quan chống tham nhũng nước này đã tiến hành bắt giữ và tịch thu tài sản của gần 300 người thân, họ hàng, đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới và đối tác của cựu bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang với cáo buộc sở hữu tài sản tham nhũng. Tổng giá trị số tài sản này được ước đoán lên đến 14,5 tỉ USD.
Singapore: Tài sản ngoài thu nhập công khai đều bị thu hồi
Đạo luật số 65A về thu hồi lợi ích từ tham nhũng, buôn bán ma túy và các loại tội phạm khác (CDSA) của Singapore hình sự hóa các hành vi rửa tiền từ lợi ích có được do tham nhũng mà có và yêu cầu trả lại tất cả lợi ích có được từ hành vi hình sự. Theo đó lệnh thu hồi tài sản sẽ được ban hành để thu hồi phần lợi ích có được từ hành vi phạm tội đối với trường hợp bị kết tội. Tài sản thu nhập bất hợp pháp có được ngoài thu nhập chính đáng đều được xem là do phạm tội mà có và đều bị thu hồi.
Với phương châm ngăn ngừa tham nhũng từ trong trứng nước, Đạo luật Chống tham nhũng (PCA) của Singapore dự tính trước mọi biến tướng của hành vi đưa hối lộ. Có thể thấy được ba bài học lớn trong cách Singapore giải quyết vấn đề hối lộ như sau: (1) Hình thức xử phạt chủ yếu đánh vào người nhận hối lộ, vì đó mới chính là đối tượng tham nhũng. (2) Nghiêm khắc xử phạt tham nhũng ở mọi mức độ, mọi đối tượng. (3) Khái niệm về hối lộ được định nghĩa là cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giúp dễ dàng giải quyết các trường hợp biến tướng của hối lộ.
Thái Lan: Về hưu cũng phải khai báo tài sản
Giám sát khai báo tài sản, các khoản nợ và lối sống của các quan chức cao cấp là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu tại Thái Lan. Đối tượng phải khai báo tài sản là những người nắm các vị trí chính trị cũng như quan chức cao cấp trong chính phủ cả trung ương và địa phương. Họ phải khai báo về tài sản và các khoản nợ của bản thân cũng như của vợ/chồng hoặc con cái đang được họ nuôi dưỡng ba năm một lần, khi họ bắt đầu nhậm chức cũng như khi rời khỏi vị trí và một năm sau khi nghỉ họ vẫn phải khai báo.
TRUNG NHÂN

Giảm tối thiểu 400.000 biên chế trong bốn năm tới; Đề xuất hợp nhất một số bộ

Thu gọn cấp xã, tổ chức linh hoạt sở ngành, giảm đơn vị trực thuộc bộ... là giải pháp được nêu trong Nghị quyết của Trung ương.


giam-toi-thieu-400000-bien-che-trong-bon-nam-toi
Hội nghị Trung ương 6, khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Hà (thành viên tổ biên tập dự thảo Nghị quyết, Ban Tổ chức Trung ương) cho hay, Nghị quyết đề ra bốn nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2021, bao gồm việc giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Theo ông, hiện có bốn triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính lực lượng vũ trang), với mục tiêu trên thì nhiệm vụ của các cơ quan trong bốn năm tới là giảm tối thiểu 400.000 biên chế.
Thu gọn cấp xã
Nghị quyết của Trung ương đề ra việc sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; giảm số lượng thôn, tổ dân phố.
Quy định hiện hành yêu cầu cấp xã phải từ 30 km2 và 5.000 người trở lên, tuy nhiên ông Hà cho biết cả nước có tới 724 xã chưa đạt một nửa tiêu chí về dân số và diện tích tự nhiên; thậm chí nhiều xã - phường chưa đến một km2. 
"Những xã nhỏ quá sẽ được nhập lại. Hiện trung bình mỗi xã có trên 20 công chức, chưa kể những người hoạt động không chuyên trách. Việc sáp nhập hàng trăm xã sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách cả nghìn tỷ đồng mỗi năm", ông Hà nói.
giam-toi-thieu-400000-bien-che-trong-bon-nam-toi-1
Ông Nguyễn Đức Hà cho biết Trung ương Đảng đặt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Ảnh: Vinh An
Tổ chức linh hoạt sở ngành cấp tỉnh
Về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết tới đây sẽ phân cấp mạnh cho địa phương, "không áp khung chung cho tất cả tỉnh, thành như trước mà tạo cơ chế mở, trao quyền chủ động cho cơ sở".
Cụ thể, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được tổ chức thành hai nhóm, gồm các sở ngành mà địa phương nào cũng có, gọi tắt là sở "cứng" như Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Y tế... 
Nhóm còn lại là các sở ngành được tổ chức sở phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành (sở "mềm"), ví dụ Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch...
"Chính quyền địa phương được quyền xem xét, quyết định nên hợp nhất, giải thể, có thành lập hay không sở ngành nào để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn", Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Tương tự, Trung ương chỉ quy định chung về số lượng cấp phó và địa phương được quyền bố trí cụ thể, miễn sao không vượt khung.
Giải thích nội dung trên, ông Nguyễn Đức Hà nêu ví dụ, một tỉnh có 15 sở ngành, trung bình mỗi sở ngành có 3 phó, tổng cộng là 45 cấp phó. "Nếu Sở Nông nghiệp nhiều việc, tỉnh có thể bố trí 4 phó giám đốc, Sở Tư pháp ít việc thì một phó, miễn sao toàn tỉnh không quá 45 nhân sự cấp phó", ông Hà nói. Ông cũng cho rằng, việc cắt giảm người làm lãnh đạo, quản lý sẽ giúp ngân sách bớt gánh nặng về phương tiện, trụ sở, phụ cấp...
giam-toi-thieu-400000-bien-che-trong-bon-nam-toi-2
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết các sở ngành ở địa phương sẽ được tổ chức linh hoạt. Ảnh: Hoài Thu
Giảm số lượng đơn vị trong các bộ
Trung ương thống nhất yêu cầu tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ...
"Sau ba nhiệm kỳ, từ khóa 11 đến nay nay, số tổng cục tăng gấp đôi, lên 42 đơn vị. Nghĩa là bộ máy có 42 tổng cục trưởng, khoảng 200 tổng cục phó, chưa kể các đơn vị bên trong tổng cục cũng phát sinh theo. Chỉ giảm riêng chỗ này cũng rất đáng kể rồi", ông Hà nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông, Trung ương Đảng đã yêu cầu tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những cơ quan có chức năng tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp.
"Việc nghiên cứu này là cơ sở thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…", ông Hà nói.
Cơ chế tiền lương theo sau việc tổ chức bộ máy
Không phải lần đầu nỗ lực tinh giản biên chế được triển khai, tuy nhiên nhiều năm qua Chính phủ đối mặt với tình trạng "càng nói tinh giản bộ máy càng phình ra". Vậy lần này có gì khác?
Theo ông Hà, lần này Trung ương nêu rõ Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị; ở Trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị; ở địa phương trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh.
Cụ thể, Ban Tổ chức Trung ương quản lý hệ thống tổ chức của Đảng và đoàn thể; Bộ Nội vụ quản biên chế khối nhà nước; Ủy ban thường vụ Quốc hội quản lý biên chế Quốc hội; Chủ tịch nước quản Văn phòng Chủ tịch nước và khối tư pháp...
"Bộ ngành nào muốn tăng thêm một vụ, cục hoặc tương đương trở lên thì phải xin ý kiến Bộ Chính trị. Như vậy là không dễ hay nói đúng hơn là không thể tự tiện phát sinh bộ máy và biên chế", ông Hà phân tích.
Thời gian tới, cấp có thẩm quyền sẽ phân công cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị. Ví dụ giảm 10% biên chế, "anh thực hiện tốt được khen thưởng, nếu không sẽ có chế tài. Đây là tiêu chí để cất nhắc, đề bạt cán bộ".
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, biên chế được tinh giản dựa trên 3 trụ cột chính là giảm đầu mối; tổ chức lại cơ cấu bên trong và sắp xếp chức năng các đơn vị không trùng lặp.
"Hội nghị Trung ương 7 trong năm tới sẽ bàn về cơ chế tiền lương, chính là dựa trên cơ sở giải quyết được hai Nghị quyết lần này về sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập", ông Tân cho biết.
Hoàng Thuỳ - Võ Hải - Anh Minh

Đề xuất hợp nhất một số bộ


 - Đoàn giám sát của QH đề nghị nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau.
Sáng nay, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định báo cáo QH về kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
tinh giản biên chế,tinh gọn bộ máy,Nguyễn Khắc Định,biên chế
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Hoàng Anh
16 bộ tự “đẻ” thêm 320 phòng
Kết quả giám sát cho thấy, cơ cấu tổ chức của Chính phủ được giữ ổn định, không tăng thêm đầu mối, tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Chính phủ vẫn chậm được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; còn tồn tại nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, vẫn phải hội họp nhiều, thủ tục hành chính còn rườm rà, quy trình xử lý công việc còn chậm.
Tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ còn nhiều đầu mối. Cuối năm 2016, có đến 198 đơn vị có tư cách pháp nhân, số đơn vị hành chính trực thuộc tăng từ 418 lên 446 đơn vị, dẫn đến tăng biên chế, tăng số người giữ chức vụ lãnh đạo, tăng tầng nấc trung gian.
Mô hình tổ chức tổng cục, cục, vụ không thống nhất; vẫn duy trì nhiều phòng trong các vụ tham mưu, chưa thực hiện đúng yêu cầu trong nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị. 
Cụ thể, trừ Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT, có 16 bộ ngành duy trì phòng trong vụ với tổng số phòng là 320, trong đó có những vụ có rất nhiều phòng (như Bộ  KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ NN&PTNT có từ 5-7 phòng/vụ).
Tình trạng TƯ có tổ chức, cơ quan nào thì địa phương có tổ chức, cơ quan đó vẫn phổ biến. Cụ thể có 17/21 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức “cứng” ở các địa phương, có tên gọi và lĩnh vực phụ trách tương ứng với các bộ ngành.
Cơ cấu tổ chức bên trong của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh còn cồng kềnh, trung bình 1 cơ quan có 8,1 phòng và tương đương. Tỷ lệ người giữ chức danh lãnh đạo ở một số cơ quan, địa phương cũng ở mức cao, không hợp lý. 
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tăng 108.148 người từ năm 2011- 2016.
Biên chế trong những năm 2014-2016 giảm bình quân 4.000 người/năm nhưng vẫn còn 11 địa phương sử dụng vượt quá số biên chế được giao. Tinh giản biên chế chưa đi vào thực chất, chưa đạt mục tiêu.
Không duy trì phòng trong vụ
Đoàn giám sát đề xuất và kiến nghị 6 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, QH và UB Thường vụ QH tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật, thể chế hóa các chủ trương của Đảng, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở TƯ và của mỗi cấp chính quyền địa phương; không lồng ghép các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế trong các văn bản không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước. 
Đối với Chính phủ, đoàn giám sát đề nghị, trong năm nay khẩn trương hoàn thành các văn bản, trong đó có việc ban hành nghị định về tiêu chí thành lập và thống nhất mô hình tổ chức phòng, vụ, cục, tổng cục thuộc bộ và phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh...
Tiếp tục rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy hành chính nhà nước theo nguyên tắc 1 cơ quan, tổ chức làm nhiều việc nhưng 1 việc chỉ giao cho 1 cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau, khắc phục tình trạng cắt khúc, chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý nhà nước. 
Việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong bộ ngành phải tinh gọn, giảm cấp trung gian, giảm số lượng đầu mối; giảm biên chế và cấp phó; không duy trì phòng trong vụ, trừ một số ít trường hợp đặc biệt phải có tiêu chí cụ thể do Chính phủ quy định. 
Tinh giản biên chế: Tiêu chí đánh giá tín nhiệm người đứng đầu
Đối với chính quyền địa phương, đoàn giám sát đề xuất thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp, thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp huyện, cấp xã ở nơi có điều kiện.
Đồng thời, thí điểm việc hợp nhất một số cơ quan có nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có điều kiện và tạo quyền chủ động, sáng tạo cho địa phương.
Không nhất thiết cấp trên có cơ quan, tổ chức nào thì cấp dưới có cơ quan, tổ chức đó và ngược lại; không nhất thiết các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có mô hình tổ chức bộ máy giống nhau.    
Áp dụng cơ chế khoán kinh phí hành chính, khoán biên chế, khoán số lãnh đạo cấp phó đơn vị trực thuộc, khoán tổ chức cho các địa phương tự chủ quyết định cụ thể, phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù địa phương.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, lấy kết quả thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tín nhiệm đối với người đứng đầu.
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.
Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo

Tinh gọn bộ máy sẽ ra tiền, ra gạo

Thực hiện tốt nghị quyết 18 TƯ 6, bộ máy tinh gọn không những nâng cao chất lượng hoạt động mà còn ra tiền, ra gạo.
Tinh giản biên chế trong mắt Bộ trưởng Nội vụ

Tinh giản biên chế trong mắt Bộ trưởng Nội vụ

Tới đây tổ chức sở, ngành; phòng, ban phần lớn sẽ do địa phương chủ động quyết, TƯ không còn áp đặt một khung chung.
Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Đi trước như người dò đá qua sông, có thể bị vấp ngã, hy sinh vẫn phải làm, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chia sẻ.
Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Nếu bộ máy cứ phình ra, lại có quá nhiều người làm lãnh đạo, quản lý nhưng không hiệu quả thì đó là lãng phí, không ngân sách nào nuôi nổi.
Thu Hằng