Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Nhật Bản và Mỹ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

RFA

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Jeong Kyeong-doo, bắt tay tại cuộc gặp ba bên ở Singapore hôm 19/10/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Jeong Kyeong-doo, bắt tay tại cuộc gặp ba bên ở Singapore hôm 19/10/2018
 AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật hôm thứ Sáu ngày 19/10 lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về những hành động quân sự hoá khu vực Biển Đông, coi hành động đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông là không thể chấp nhận.
Bộ trưởng các nước Mỹ và Nhật hiện đang ở Singapore dự cuộc gặp các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và đối tác.

VNTB - Mỹ Trung: Anh đi đường anh, tôi đường tôi


Phạm Nguyên Trường dịch (VNTB) / Economist | 


Hai siêu cường đã trở thành đối thủ như thế nào?

Trong một phần tư thế kỷ qua, cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc được xây dựng trên niềm tin vào sự hội tụ. Hội nhập chính trị và kinh tế sẽ không chỉ làm cho Trung Quốc giàu có hơn, mà còn làm cho nước này tự do hơn, đa nguyên hơn và dân chủ hơn. Đã xảy ra những cuộc khủng hoảng, ví dụ, vụ đối đầu trong eo biển Đài Loan, năm 1996 hoặc vụ bắn hạ chiếc máy bay gián điệp, năm 2001. Nhưng Mỹ vẫn tin rằng, với những khích lệ phù hợp, cuối cùng, Trung Quốc cũng sẽ tham gia vào trật tự thế giới như một “người có trách nhiệm ”.

Hôm nay, hi vọng hội tụ đã cáo chung. Mỹ đã bắt đầu coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược - một diễn viên đầy ác ý và một kẻ phá hoại pháp luật. Chính quyền Trump cáo buộc nước này can thiệp vào nền văn hóa và chính trị của Mỹ, ăn cắp tài sản trí tuệ và gian lận trong buôn bán, và tìm kiếm không chỉ vai trò lãnh đạo ở châu Á, mà còn muốn thống trị toàn thế giới. Mỹ lên án thành tích nhân quyền của Trung Quốc ở trong nước và bành trướng một cách hung hăng ra bên ngoài. Trong tháng này, Mike Pence, phó tổng thống Mỹ, đã cảnh báo rằng toàn bộ chính quyền Trung Quốc đã tham gia tấn công. Giọng điệu bài phát biểu thật đáng ngại, chẳng khác gì hồi kèn khơi màu cho cuộc chiến tranh lạnh mới.


Đừng nghĩ rằng ông Pence và cấp trên của ông ta, Tổng thống Donald Trump, là những người đơn độc. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tranh giành nhau xem bên nào chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Ngay từ cuối những năm 1940 một số doanh nhân, một số nhà ngoại giao và trong các lực lượng vũ trang Mỹ người ta đã nhanh chóng chuyển sang ý tưởng cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với một đối thủ chiến lược và ý thức hệ mới.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Nguyễn Ngọc Chu - Đừng tự mình chui dần vào rọ

Tổng thống Nga Putin đang thúc đẩy thanh toán song phương không sử dụng đồng Đô la do bị Mỹ và phương Tây cấm vận quá ngặt nghèo. Nhưng đó là thanh toán qua ngân hàng. Khác xa với thanh toán tiền mặt ở biên giới Việt – Trung mà Thông tư số 19/2018TT-NHNN pháp định hóa. Hệ lụy của Thông tư số 19/2018TT-NHNN đang còn trùng điệp phía trước mà những người cho ra đời nó không thể tiên liệu hết.

Hình minh họa
Đúng một tuần, Thông tư số 19/2018TT-NHNN ngày 28/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có hiệu lực. Không phải gió Bấc mà cái rét ớn tủy xương của đồng Nhân dân tệ đang bắt đầu tràn qua biên giới.

Thông tư số 19/2018TT-NHNN cho phép bắt đầu từ ngày 12/10/2018 được thanh toán đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc, bằng tiền mặt hay qua ngân hàng, trong thương mại biên giới Việt – Trung. Dẫu rằng có điều kiện hạn chế, nhưng thực chất đây là quyết định mở một phần cánh cửa biên giới để đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thêm chiếc ô hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Tổng thống Trump cân nhắc quay lại CPTPP

Doanh Nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến dư luận bất ngờ khi chỉ đạo xem xét khả năng tái gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Tổng thống Trump gây bất ngờ về CPTPP ẢNH: REUTERS
Truyền thông Mỹ hôm qua dẫn lời các quan chức nước này xác nhận Tổng thống Trump đã yêu cầu các cố vấn cấp cao nghiên cứu và cân nhắc chuyện quay lại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11).

Sóc Sơn cấp 229 sổ đỏ ‘xẻ thịt’ hàng chục ha rừng phòng hộ

VdaiLy Poster | 

Sai phạm trong việc cấp 229 “sổ đỏ” cho hộ nhận khoán hoặc nhận chuyển nhượng đất lâm trường, huyện Sóc Sơn còn buông lỏng quản lý khiến rừng bị “xẻ thịt”.
‘Biệt phủ’ mọc lên giữa rừng phòng hộ, người dân địa phương nói gì? Người dân vào rừng phòng hộ Sóc Sơn chặt một cành củi cũng bị nhân viên bảo vệ phát hiện nhưng hàng loạt biệt phủ, lâu đài ngang nhiên xâm lấn rừng lại không bị kiểm soát.
Hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn bị chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi xây dựng công trình kiên cố bắt nguồn từ những sai phạm trong quản lý đất rừng từ hàng chục năm trước. Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và TP Hà Nội những năm qua đã chỉ ra cụ thể vi phạm nhưng địa phương chậm khắc phục.
Việc tiếp tục buông lỏng quản lý khiến Sóc Sơn không kịp ngăn chặn, xử lý các công trình xây dựng vi phạm, trong đó có Phủ Thành Chương, nhà gia đình ca sĩ Mỹ Linh…
Cấp sổ đó tràn lan trên đất rừng phòng hộ
Theo tìm hiểu của Zing.vn, Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Sóc Sơn (tiền thân là Lâm trường thực nghiệm Sóc Sơn) được giao quản lý, sử dụng hơn 2.000 ha đất thuộc địa bàn 8 xã của huyện Sóc Sơn. Ban đầu, diện tích rừng chỉ là hơn 200 ha. Từ 1988 đến 1993, với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông lương thế giới, hầu hết diện tích công ty quản lý đã được phủ xanh.
Giai đoạn này, UBND Hà Nội cho các hộ gia đình mượn đất trống, đồi trọc để phát triển kinh tế đồi rừng nên lâm trường đã vận động lập trại làm vườn, trồng cây ăn quả. Tính đến 2005, Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Sóc Sơn đã bàn giao 1.800 ha đất rừng cho 211 hộ gia đình và cá nhân theo hình thức giao khoán bảo vệ.
Soc Son cap 229 so do 'xe thit' hang chuc ha rung phong ho hinh anh 1
Công trình xây dựng đồ sộ nằm sâu trong rừng phòng hộ ở Sóc Sơn. Ảnh: Duy Linh.
Sai phạm về quản lý, sử dụng đất rừng diễn ra khi chính quyền rà soát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được giao khoán đất rừng và nhận chuyển nhượng lại. Như ông Vũ Văn Hòa (nguyên Giám đốc Lâm trường Sóc Sơn) được lâm trường giao 4.000 m2 đất. Sau khi được UBND huyện cấp “sổ đỏ” cho phần diện tích hơn 3.900 m2, gia đình ông Hòa đã xây nhà kiên cố, chuồng chăn nuôi, vườn cây ăn quả.
Ông Vũ Văn Tụng (nguyên Phó giám đốc Lâm trường Sóc Sơn) do không có nhà ở nên cũng sử dụng đất của lâm trường. Đến năm 1997, ông được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 4.300 m2 đất ở thời hạn sử dụng lâu dài. Huyện Sóc Sơn báo cáo đã hiệu chỉnh “sổ đỏ” xuống còn 400 m2 đất ở, phần còn lại là đất vườn rừng. Nhưng năm 2005, khi Sở TN&MT Hà Nội thanh tra, ông Tụng vẫn sử dụng “sổ đỏ” cấp năm 1997.
Phần đất của gia đình ca sĩ Mỹ Linh ở xã Minh Phú cũng có tên trong kết luận thanh tra. Nhận chuyển nhượng hơn 12.000 m2 đất từ một công nhân lâm trường, gia đình ca sĩ Mỹ Linh sau đó được UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phần diện tích 600 m2. Từ đó, gia đình bà Linh đã xây nhà, phòng thu âm, bể bơi…
Anh trai và chị gái nữ ca sĩ này cũng nhận chuyển nhượng hơn 5.000 m2 đất có nguồn gốc là đất lâm trường, sau đó được cơ quan chức năng cấp “sổ đỏ” sử dụng lâu dài cho 600 m2. Khu đất này sau đó mọc lên 2 căn nhà kiên cố cao 2 và 2,5 tầng.
Chậm thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ
Trước năm 2005, Sóc Sơn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 229 hộ, cá nhân nằm trên diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng. Trong đó, riêng diện tích thuộc quản lý của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Sóc Sơn là 123 hộ.
Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu địa phương rà soát các trường hợp được cấp “sổ đỏ” trên đất rừng phòng hộ và đặc dụng, từ đó hiệu chỉnh đúng hạn mức và thu hồi toàn bộ diện tích cấp đất không đúng.
Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra của Sở TN&MT Hà Nội năm 2013, việc điều chỉnh diện tích đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất rừng còn chậm, chưa triệt để. Khi Thanh tra Chính phủ yêu cầu Sóc Sơn huy động lực lượng cơ sở ngăn chặn việc xây dựng trái phép, địa phương không chỉ đạo tích cực.
Soc Son cap 229 so do 'xe thit' hang chuc ha rung phong ho hinh anh 2
Biệt thự được xây tại rừng phòng hộ thuộc xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Duy Linh.

Rò rỉ 6 khuyến nghị giúp Trung Quốc chuẩn bị ‘Chiến tranh Lạnh’ với Mỹ

Tờ Epoch Times mới đây đã tiếp cận được một tài liệu rò rỉ từ nội bộ chính quyền Trung Quốc đưa ra 6 đề xuất giúp chế độ Bắc Kinh tận dụng khoảng thời gian ngắn trước ‘Chiến tranh Lạnh mới’ với Mỹ để gia tăng nội lực giúp họ đối phó hiệu quả với Washington và đồng minh trong một cuộc chiến được dự báo là toàn diện về kinh tế, chính trị và vũ trang.
tai-lieu-ro-ri-R-D-Tham-Quyen
Tài liệu rò rỉ có chữ ký của ông Ngô Tư Khang – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của thành phố Thâm Quyến. (Ảnh: Epoch Times)
Đề xuất 12 trang có tiêu đề “Cuộc chiến chưa tuyên bố: Sự thay đổi về tình hình thế giới sẽ nhanh hơn và kịch tính hơn chúng ta từng dự báo” gồm hai phần. Phần một cung cấp những đánh giá tổng quan về “Chiến tranh Lạnh mới” chưa công bố giữa Mỹ và Trung Quốc và phần hai liệt kê 6 đề xuất về những gì Trung Quốc nên thực hiện để giành lợi thế trong cuộc chiến này.

BT BỘ QP MỸ MẶT LẠNH NHƯ KEM, BT TRUNG QUÔC HOẢNG HỒN NHƯ CHUỘT GẶP MÈO-" DÚM TỨ TÚC"...

Quan hệ quân sự Mỹ - Trung căng thẳng giữa chiến tranh thương mại

Giới chuyên gia cho rằng khi cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn, quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể được cải thiện.



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và người đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Bắc Kinh ngày 18/10. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và người đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Singapore ngày 18/10. Ảnh: AFP.
Mỹ không muốn nước nào thống trị biển Đông - Ảnh 2.
Bắt tay  BT Bộ Quốc phòng Nhật thì lo âu

Kết quả hình ảnh cho bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ gặp Bt Ngô Xuân lịch
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 4/10 có bài phát biểu quyết liệt nhất từ trước tới nay nhắm vào Trung Quốc khi gọi Bắc Kinh là "đối thủ chiến lược chính" của Washington, cáo buộc nước này tìm cách hạ uy tín của Tổng thống Donald Trump và khẳng định Mỹ sẽ "không chịu chùn bước cả về kinh tế lẫn quân sự".

Những phát ngôn ấn tượng về Thủ Thiêm

20/10/2018 12:00
299 lượt xem


Sau hơn 20 năm chịu đựng sự bất công, sáng 18.10, người dân Thủ Thiêm đã được chính quyền xin lỗi. Lời xin lỗi của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong là lời xin lỗi thứ 2 trong buổi tiếp công dân và người dân Thủ Thiêm đang chờ đợi sự nỗ lực sửa sai của lãnh đạo thành phố.
nhung phat ngon an tuong ve thu thiem hinh anh 1
nhung phat ngon an tuong ve thu thiem hinh anh 2
nhung phat ngon an tuong ve thu thiem hinh anh 3

LIỆU CƠN “ĐẠI SUY THOÁI 1929” CÓ XẢY RA VỚI TRUNG QUỐC NGÀY NAY KHÔNG?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Bây giờ thì chúng ta luôn có thông tin mới mỗi ngày về cuộc chiến tranh này. Thậm chí không còn là mỗi ngày nữa mà có khi là mỗi vài tiếng đồng hồ, chúng ta lại có 1 tin tức mới.
Có cảm giác như chính phủ của Trump chỉ lo mỗi một việc là cuộc chiến với Trung quốc.
Và có cảm giác như nước Mỹ đang trong thời chiến.
Ai từng sống trong thời chiến tranh vào hồi trước 1975 thì biết cảm giác này.
Tin tức từ mặt trận liên tục dội về, dồn dập.

Tướng James Mattis nói gì về Biển Đông và Trung Quốc khi tới Việt Nam?; Tướng Nakatani Nhật Bản: Ông Tập Cận Bình nuốt lời; Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ vào Biển Đông;



HỒNG THỦY

(GDVN) - Đây là thời điểm tốt nhất để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, để các nước dù lớn dù nhỏ đều tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế.

Mỹ tung 2 máy

Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ vào Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Đây là thời điểm tốt nhất để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, để các nước dù lớn dù nhỏ đều tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế.

Business Insider ngày 19/10 cho biết, cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã kêu gọi 2 đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc cùng nhau chống lại các nỗ lực của Trung Quốc hòng thôn tính Biển Đông.
Mỹ và đồng minh tăng cường hiện diện trên Biển Đông
Trong cuộc họp 3 bên bên lề hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Singapore, tướng James Mattis được truyền thông dẫn lời, cho biết:
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản gặp gỡ nhau tại Singapore.
"Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta cùng chung tay, các đồng minh và đối tác trong ASEAN, chúng ta khẳng định rằng không một quốc gia nào có thể viết lại quy tắc hàng hải quốc tế.

Tin chưa kiểm chứng: Dự án nhà hát giao hưởng chính thức “phá sản”

 


Nguồn tin từ nhiều cấp rất cao cho tôi biết, Trung ương KHÔNG BAO GIỜ chấp thuận cho TP.HCM xây dựng nhà hát 1.500 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Về pháp lý, Hội đồng Nhân dân TP.HCM (HĐND TP.HCM) dù đã có ban hành Nghị Quyết đồng thuận cho phép xây dựng Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng, nhưng việc thực hiện thủ tục hành chính phải tuân theo rất nhiều quy định về quản lý đầu tư công, tài chính, quản lý ngân sách Nhà nước…. Thẩm quyền quản lý và giám sát việc sử dụng Ngân sách Nhà nước còn có các cơ quan TW thuộc Chính Phủ, ví dụ như Bộ Tài Chính phải đồng thuận chứ không phải riêng TP.HCM.

TẬP CẬN BÌNH "NGẬM BỒ HÒN LÀM NGỌT" KHI GẶP PUTIN TẠI GHỀNH HẢI SÂM ( VLADIVOSTOK)- BỊ GIANG TRẠCH DÂN BÁN ĐỨNG CHO ELTSIN

Ngày 11/9, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự Diễn đàn Kinh tế Đông phương tổ chức tại thành phố vùng Viễn Đông nước Nga Vladivostok, ông cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, giới quan sát có chỉ ra rằng động thái tưởng như thân thiện này không che giấu được vẻ gượng gạo của ông Tập Cận Bình. Bởi vì vùng Vladivostok dưới chân ông Tập Cận Bình vốn dĩ trước đây là lãnh thổ của Trung Quốc, đáng lý phải trả lại Trung Quốc từ năm 1996, nhưng đã bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân âm thầm bán cho Nga.

tập cận bình putin
Ngày 11/9/2018, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự Diễn đàn kinh tế Đông phương tổ chức tại thành phố vùng Viễn Đông nước Nga Vladivostok, ông cho biết sẽ hợp tác toàn diện với Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty Images)

Diễn đàn Kinh tế Đông phương lần thứ 4 kéo dài ba ngày, khai mạc ngày 11/9 tại thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Phái đoàn Trung Quốc ban đầu dự định tham gia 600 người, nhưng cuối cùng số người đã lên đến hơn 1000 người, trở thành phái đoàn áp đảo các nước.
Cuộc đàm phán song phương giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên dự diễn đàn và Tổng thống Nga Putin đã nhận được nhiều sự chú ý. Mặc dù hai nhà lãnh đạo cho biết sẽ hợp tác toàn diện, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng hai bên vẫn còn ngờ vực lẫn nhau, quan hệ hai nước chưa thể hoàn toàn nồng ấm. Cũng có quan điểm chỉ ra việc Nga lựa chọn tổ chức diễn đàn ở Vladivostok thực sự có ý nghĩa thâm thúy. Trong khi lại có nhận định rằng ông Tập Cận Bình ở trong tình thế khó xử khi phải hợp tác bắt tay với người đồng cấp ngay trong vùng lãnh thổ Trung Quốc mà trước đây đã bị người tiền nhiệm bán đi.
Địa điểm Vladivostok tổ chức Diễn đàn Kinh tế Đông phương lần này là một cảng tự nhiên không đóng băng, cái tên theo tiếng Trung Quốc là “ghềnh hải sâm”, do vùng này thịnh hành hải sâm. Với diện tích 700 km2, đây là một thành phố nổi tiếng thế giới trên bờ biển Thái Bình Dương và hiện là thành phố lớn thứ hai ở vùng Viễn Đông của Nga.
Vladivostok (ghềnh hải sâm) cũng có nghĩa là chỉ “một làng chài nhỏ trên bờ biển”, trước năm 1860, vùng này đất của triều đại nhà Thanh – Trung Quốc.
Tháng 6/1860 (năm thứ 10 Thanh Văn Tông) quân đội Nga chiếm đóng cảng quan trọng này của Trung Quốc,“ghềnh hải sâm” đổi tên thành Vladivostok, nghĩa là “khống chế phương Đông”, trở thành căn cứ mở rộng ở vùng Viễn Đông của Nga.
Sau Thế chiến thứ Hai, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Quốc dân đảng) và chính phủ Liên Xô ký một thỏa thuận gọi là “Hiệp ước Đồng minh Trung Quốc – Liên Xô”, cuối cùng Liên Xô đã đồng ý giao trả Trung Quốc vùng Đại Liên, Lữ Thuận, và đường sắt Mãn Châu (1946), và đã đạt được một thỏa thuận 50 năm sau trả lại “ghềnh hải sâm” cho Trung Quốc.

giang trạch dân
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đến thăm Mỹ trong năm 2002, khi đó chiếc xe viết chữ lớn Giang Trạch Dân bán nước luôn bám theo hành trình của Giang (Ảnh từ internet)