Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Trung Quốc phát hiện kinh ngạc về 150 biến dị của virus corona

Văn Giang | 

Trung Quốc phát hiện kinh ngạc về 150 biến dị của virus corona

Khoảng 150 mẫu đột biến dị trong virus corona mới đã xảy ra kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, virus này được chia thành hai loại, L và S, phân biệt theo sự hung hăng của chúng, theo một bài báo được xuất bản bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, virus corona đã có 149 mẫu đột biến dị.
Theo Bành Phái của Trung Quốc, ngày 04/3 các nhà khoa học Đại học Bắc Kinh cho biết, họ đã phân tích 103 bộ gien SARS-CoV-2 (COVID-19), được phát hiện đến thời điểm này, đã tìm thấy 149 thay đổi về chủng virus, và hầu hết chúng xảy ra gần đây.
Nghiên cứu cho thấy một loại virus corona mới đã được phân biệt thành hai tiểu loại: L - loại phổ biến nhất (70%) và S - tỷ lệ của nó là 30%. Trong 149 loại đó có 101 loại có hình S và L, trong đó loại S thì vẫn gần với SARS-CoV-2 hiện tại, nhưng loại L thì có kháng lực và khả năng xâm nhiễm mạnh hơn loại corona 19 gốc rất nhiều.
Các nhà khoa học lưu ý rằng tiểu loại L phổ biến hơn trong giai đoạn đầu của vụ dịch ở Vũ Hán, nhưng tần suất của nó đã giảm vào đầu tháng 1.
Theo các tác giả của báo cáo, sự can thiệp của con người đã gây áp lực chọn lọc mạnh mẽ lên tiểu loại L, tiểu loại có thể mạnh hơn và lan nhanh hơn. Mặt khác, phân nhóm S, tiểu loại tiến hóa cũ hơn và ít gây hấn hơn, có thể do áp lực chọn lọc yếu hơn.
"Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng phân nhóm S rất có thể là phiên bản gốc của SARS-CoV-2. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ủng hộ quan điểm cho rằng phân nhóm L mạnh hơn so với phân nhóm S và sự can thiệp của con người đã thay đổi tỷ lệ lưu hành tương đối các kiểu con của L và S ngay sau khi dịch bệnh bùng phát", bài báo viết.
Trung Quốc phát hiện kinh ngạc về 150 biến dị của virus corona - Ảnh 3.

'Cuộc chiến' tận diệt khoáng sản, hủy hoại tài nguyên tại Đà Nẵng

Thứ Tư, 4/3/2020 12:54 GMT+7

(PLVN) - Tình trạng “ăn dày” tài nguyên và bất chấp hậu quả đang là xu thế đáng báo động ở huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Phóng viên ghi lại những hình ảnh tại mỏ đá Trường Bản (Công ty TNHH xây dựng Trường Bản) và một số mỏ đất đồi tại xã Hòa Sơn về tình trạng bức tử khoáng sản tại địa bàn thời gian qua.
Thoạt nhìn không ai có thể cầm lòng trước những hình ảnh một góc thuộc thành phố đáng sống nay lại trở nên tiêu điều đến thế, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến mức triệt để, các xe liên tục ra vào mỏ để chở khoáng sản đi tiêu thụ, lượng xe mỗi ngày nhiều đến nỗi không thể đếm .ợi nhuận cao, kỹ thuật khai thác đơn giản thế nên doanh nghiệp nào cũng gắng hết sức mình khai thác sao cho tận thu được nhiều nhất. Dưới bàn tay “thần kỳ” của chủ các công ty khai thác khoáng sản tại tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, giờ đây khó ai có thể nhận ra và tin nổi được cảnh tượng đang diễn ra trước mắt mình.
 Đồi bị "xẻ thịt"
Là nguồn tài nguyên khoáng sản vô giá, nhưng việc khai thác tại đây dường như đang thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương. Không có đơn vị kiểm tra cũng như các thiết bị giám sát tại mỏ như quy định, để doanh nghiệp mặc sức tung hoành, tàn phá tài nguyên tại địa bàn.  
Nhằm có lợi nhuận cao, các chủ khai thác tại đây áp dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng máy móc lạc hậu, khai thác bát nháo, giảm chi phí xử lý môi trường, gây ô nhiễm trầm trọng cho toàn khu vực nơi này. Có tài nguyên không thể không khai thác nhưng việc sa đà đào bới hàng loạt các ngọn núi lớn để đem đi bán thu phục vụ lợi ích cho cá nhận, tập thể như hiện nay sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề. Những ngọn núi xanh tươi cây cối ngày nào giờ biến thành bãi sa mạc hoang sơ, đổi sang màu máu.
 Ngọn núi ngày càng bị tàn phá nặng nè
Tình trạng xe quá khổ, quá tải ngang nhiên hoành hành trên khắp mọi nẻo đường tại huyện hòa vang đã được xếp vào danh sách đỏ. Con đường từ các mỏ đất, đá nằm ngay khúc cua ra quốc lộ 14 và tuyến đường tránh quốc lộ 1A chẳng kém là bao, vốn đã nhỏ và nguy hiểm nay lại càng nguy hiểm hơn. Thế nên mỗi lần xe chở đất, đá đi ra, những xe khác dễ mất tầm nhìn và tai nạn giao thông tại điểm này là không thể tránh khỏi.
Tiếng ồn động cơ máy móc, xe cộ đã làm mất đi sự yên bình vốn có của mảnh đất nơi đây. Khi có mặt và chứng kiến tận nơi, chúng tôi mới thấu hiểu được nỗi khổ cực hàng ngày của hàng trăm hộ dân sinh sống, an cư lập nghiêp tại nơi đây đang phải “sống dở chết dở”, ăn chung, ở chung với bụi đường.
Đường sá xuống cấp một cách nghiêm trọng vì hoạt động của những chiếc xe ben, xe hổ vồ, xe tải... Chúng cõng trên mình đá, đất nặng đến vài chục tấn. Hàng trăm chuyến xe hạng nặng, tự ý cơi nới, đắp cao thành thùng chở đất, đá mang Logo như Đạt Phú, Phước Bảo, Út ,T…  nối đuôi nhau chạy rầm rộ trên các tuyến đường trong khu dân cư đông đúc.
 
Những đoàn xe chạy liên tục, tung khói bụi mù mịt
Xe mang logo "T" 
Đất nước Việt Nam được ví là “rừng vàng, biển bạc”, nguồn tài nguyên vô giá được thiên nhiên ban tặng, trải dài khắp cả nước và Đà Nẵng là một trong những nơi được thiên nhiên ưu ái nhất với tài khoản khoáng sản dồi dào. Tuy nhiên, nhiều nơi trên địa bàn thành phố đua nhau đào bới khai thác vô tội vạ khiến nhiều loại tài nguyên dần cạn kiệt, phong cảnh tiêu điều. Thiết nghĩ Đà Nẵng cần cần phải nhanh chóng giải quyết tình trạng “ăn vào tài nguyên” - một hành vi “bóc lột” thiên nhiên rất đáng báo động.
Danh Tạo

Hà Nội vừa xảy ra trận mưa lớn nhất trong vòng 50 năm


Trận mưa lớn tại Hà Nội vào chiều qua (3/3) được đánh giá là trận mưa lớn nhất trong vòng 50 năm (tính từ năm 1971 đến nay).
Hà Nội, mưa đá
Mưa lớn khiến Hà Nội chìm trong biển nước. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có báo cáo số 70 về tình hình dông, lốc, sét và mưa đá tại các tỉnh miền núi phía Bắc từ tối ngày 2/3 đến 5h ngày 4/3.
Theo báo cáo, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ tối ngày 2/3 đến ngày 3/3, tại 7 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc (Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng và Sơn La) đã xảy ra dông, lốc, sét và mưa đá.

ĐỘNG VÂT LẠ

#NWS

''Động Vật Bí Ẩn'' tiếp tục Xuất Hiện ở Trung Quốc sau '' Quạ Đen Mắt Đỏ "

Đầu tư thuỷ điện ở Lào, Việt Nam chung tay huỷ hoại sông Mekong?


Sau gần một thập kỉ phản đối xây dựng đập thuỷ điện Luang Prabang, Việt Nam nay lại “tự bắn vào chân mình”.
Published
  
on
 
Liệu chúng ta có phải là thế hệ cuối cùng được mưu sinh trên dòng Mekong hùng vĩ? Ảnh: Thanh Niên.
Cuối năm 2019, giữa lúc giới khoa học đang đầy quan ngại về tình trạng của dòng Mekong trước biến đổi khí hậu và thuỷ điện, chính phủ Lào công bố kế hoạch xây dựng thuỷ điện Luang Prabang sau khi đã hoãn hơn 10 năm. Đáng chú ý hơn, nhà đầu tư lớn nhất của dự án này là một công ty quốc doanh đến từ Việt Nam – đất nước có tiếng nói phản đối dự án mạnh mẽ nhất trước đó.
Quyết định này không chỉ đe doạ tương lai của dòng sông, mà còn đánh mất uy tín cùng những nỗ lực bảo vệ sông Mekong của chính phủ Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Lại một con đập nữa

PV Power (Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) góp 38% vốn (tương đương khoảng 1,6 tỷ USD) trong dự án thuỷ điện Luang Prabang dự kiến khởi công năm 2020 và hoàn tất năm 2027. Dự án có công suất 1.460MW này là một phần trong kế hoạch bán “vốn tự có” để xóa đói giảm nghèo của chính phủ Lào.