Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

ĐỖ MINH TUẤN CHỬI RẤT HAY TỔ SƯ CÁI " NHÓM LỢI ÍCH" ĐỊNH MỜI TÀU VÀO QUY HOẠCH HÀ NỘI; HÀ NỘI SẼ TRẢ LỜI VIỆC CHO TRUNG QUỐC QUY HOẠCH HAI BỜ SÔNG HỒNG ?

Đỗ Minh Tuấn

25 phút
Tổ sư cái nhóm lợi ích nào ngoắc với thằng Tàu để vẽ ra cái trò cho nó quy hoạch kiểu nuôi chó lợn trên ban thờ thế này! Lãnh đạo ở tầm nào mà ngu dốt tham lam hèn hạ thế? 
Hay bọn tay sai không chính thức của Tàu đang kỳ HNTW cần nó bảo kê để doạ phe nhóm khác và doạ nhân dân? 
Sao không rước Tàu về quy hoạch mả tổ của họ nhà nó để ăn tiền bẩn của nó, vì đã dám bán rẻ tổ tiên gốc của dân tộc thì tổ tiên ngọn nhà nó đem đổi nhân dân tệ là chuyện bình thường. 

Chúng nó mua bằng cấp, mua chức quyền nên có danh xưng TS, GS dởm nọ kia vẫn ngu dốt cũng không hiểu chính lịch sử cái dân tộc mà chúng đang cưỡi đầu cưỡi cổ. 
Lịch sử gần đây thời CS thôi, năm 1966 bọn Tàu bố nuôi khốn nạn của lũ chó Tàu TB đỏ VN bây giờ bày trò sang giúp làm đường sắt để uốn lượn qua núi đào hầm bí mật tổ tiên nó cất giấu của cải khi sang cướp Việt Nam bị đánh cho chạy mất dép không thể mang về. 
Thế là của cải tổ tiên ta bị tổ tiên nó cướp nhưng không mang về nước được thì thời nay con cháu nó theo gia phả nhân danh hữu nghị Mác Lê Nin giả dối khốn nạn, giả vờ giúp đỡ làm mấy cái đường sắt vớ vẩn để lẻn vào nước Việt đào bới cướp về . 
Bây giờ lại bày ra trò cho nó quy hoạh để nó trấn yểm hết huyệt đạo, khai thác hết những đồ cổ của vạn năm trước dưới sống Hồng sao? 
Chúng mày có biết dưới sống Hồng có cả một nền văn minh Việt có dấu vết của các văn minh phương Tây như là chứng tích của cội nguồn văn hoá Việt lan toả ra thế giới từ vạn năm trước mà bọn Viễn Đông bác cổ ngu dốt mù quáng với tinh thần lấy Trung Quốc làm trung tâm văn hoá không bao giờ hình dung nổi? 
Vũ Khiêu với Trần Ngọc Thêm, hai ông phỗng văn hoá mà chúng mày bày ra làm ngoáo ộp doạ trí thức và làm cò mồi cây cảnh - những hình mộm văn hoá nội nón rách quyền lực để đuổi chim cho chế độ ấy có tư vấn cho chúng mày việc đó không?
Hay chỉ làm cây cảnh chụp ảnh, lấy chữ ký, doạ dẫm bọn lãnh đạo ngu dốt, rồi viết sách báo nói nhăng nhít về văn hoá Việt để lừa dân chạy tội cho thể chế?
Mười cái đảng ở Việt Nam có được lập ra cũng không đáng đổi lấy một khúc cát sông Hồng chữ đừng nói một hội nghị. Vì long mạch của đất Việt chạy từ Ba Vì qua sông Hồng chạy đến Quảng Ninh.
Chúng mày quen mời thầy cúng bái xem phong thuỷ đặt mồ đặt mả để được lên chức mà sẵn sàng dể cho bọn chó Tàu quy hoạch những đất thiêng như vậy sao?
Hay đây là đòn chúng mày đánh nhau tranh ghế, gắp than bỏ vào tay BT Hà Nội để kích động nhân dân căm thù ông này vì nghĩ ông ta có bố gốc Tàu đã gây ra Formosa thì sẽ chất thêm tội để dân căm thù phỉ nhổ?
Nếu có đánh nhau thì tránh ra chỗ khác mà đánh nhau, đừng đánh nhau trên sống Hồng, đất thiêng của cả giống nòi từ hàng vạn năm nay nhé!
Chúng mày hết trò rồi mới nghĩ ra việc cho thằng Tàu xuống sông Hồng để trấn yểm đất thiêng, phá tan huyệt đạo và long mạch rồi lại quả cho chúng mày bằng tiền chính chúng mày ăn cắp ăn cướp của nhân dân, của con cháu ngàn đời.
Hay đây là thế lực thù địch nào đó xúi giục chúng mày, đưa chúng mày vào tròng, mất công mất tiền họp hành đăng báo để làm nhân dân thêm căm thù, kinh tởm những con chó Tàu hớn hở khoe lông?
Các vị to to hãy thôi chúi mũi vào Vũ Huy Hoàng như trẻ con chơi trò doạ búp bê tham nhũng, hãy để ý đến chuyện tày đình này để chứng tỏ mình sạch nước cản về trách nhiệm với những điều thiêng của Tổ tiên gửi lại.
Không nhìn vượt qua đũng quần Trung Quốc thì đừng có nói những chuyện phát triển, rồi hội nhập nọ kia, thối lắm, vì nói cao xa mới mẻ đến đâu cũng chỉ là thứ vẹt Tàu loại hai nói tiếng Tây thôi!

Đ.M.T.

Quy hoạch hai bên sông Hồng: Nói có sự tương đồng là vội vã

TP - UBND thành phố Hà Nội đang tái khởi động nghiên cứu quy hoạch hai bên sông  Hồng có sử dụng kinh phí tài trợ của 3 tập đoàn bất động sản. Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, không thể đặt ra vấn đề tương đồng ở đây được, bởi đặc trưng của dòng sông Hồng rất khác so với các nước.
Quy hoạch hai bên sông Hồng: Nói có sự tương đồng là vội vãTheo KTS Đào Ngọc Nghiêm, quy hoạch 2 bên sông Hồng vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo thoát lũ. Ảnh: Hồng Vĩnh.
KTS Đào Ngọc Nghiêm nói: Trong quy hoạch hai bên sông Hồng, theo tôi vấn đề an toàn dòng chảy, an toàn thoát lũ là yếu tố quan trọng nhất. Trong lịch sử dòng chảy, thế sông có nhiều biến động khó lường. Cả dòng thượng nguồn sông Hồng chảy qua Trung Quốc trong khi ta không nắm rõ những tác động thượng nguồn. Tôi được biết có rất nhiều trạm thủy điện trên thượng nguồn nên đã có tác động khá nhiều đến hạ lưu phần qua các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Yêu tố cần quan tâm là tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và lượng mưa trên thượng nguồn. Từ năm 2011, lượng nước mưa đã vượt quá lượng tính toán. Ví dụ, khi tính toán lượng nước mưa bình thường tần suất chỉ khoảng 200ml nhưng thực chất thời gian vừa qua đã thấy lên đến 400ml. Nói về thế sông, bãi giữa trước đây hoàn toàn bồi, nên đã hình thành ra điểm dân cư bãi giữa, gần như 1 phường.

Sau đó đã bị lở đi rất nhiều, cuối cùng không còn dân cư ở đó. Như vậy sông Hồng biến động rất lớn, bình thường mùa cạn có thể ở cốt 2 so với mực nước biển nhưng khi dâng cao năm 1971 đến 11,5. Sông Hồng còn góp phần quan trọng vào giao thông đường thủy, kết nối nhiều tỉnh thành.
Ngoài ra, sông Hồng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng và văn hoá lịch sử. Nhiều căn cứ quân sự đóng gần sông Hồng. Nhiều làng nghề, nhiều di tích nằm dọc hai bên sông. Tính riêng đoạn qua nội thành Hà Nội đã có gần 30 di tích, trong đó nhiều di tích quốc gia cần bảo tồn…Tôi cũng nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch, phát triển hai bên sông Hồng là rất cần thiết.
Đã có nhiều dự án đề xuất xây dựng thêm nhiều công trình cao ốc dọc hai bên sông Hồng. Vậy theo ông nên xem xét đề xuất này ra sao?
Như tôi đã nói yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo thoát lũ. Đây là an nguy của hàng triệu dân. Thứ hai, khi quy hoạch phải xác định sông Hồng là trục cảnh quan chính của thành phố, kết nối sự phát triển hai bên bờ Nam-Bắc, ưu tiên không gian xanh, nơi vui chơi và công trình phục vụ cộng đồng.
Thực tế, đây là nơi tạo ra những điểm dân cư, càng ngày càng có sức hút nhưng thành phố vẫn chưa có giải pháp quản lý chặt chẽ. Nếu trước kia chỉ là điểm dân cư nhỏ lẻ thì từ những năm 1960 đã hình thành nhiều khu dân cư lớn tại Ngọc Thụy, Phúc Xá, Long Biên, Đầm Trấu…và đến nay đã lên tới hơn 20 vạn dân.
KTS Đào Ngọc Nghiêm.
Những năm qua, đã có nhiều dự án quy hoạch hai bên sông Hồng. Vậy vì sao đến nay vẫn chưa có đồ án nào được duyệt?
Đúng là chúng ta đã có nhiều đồ án nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng trong những năm qua. Tôi ví dụ như năm 2000 – 2007, chúng ta có dự án Seoul – Hà Nội nghiên cứu quy hoạch tổng thể 2 bên sông Hồng. Đồ án đã được hoàn thành và tổ chức lấy ý kiến người dân. Đã có nhiều tổ chức quốc tế tham gia cùng chúng ta.
Như vậy có thể thấy 2 bên sông Hồng có sự hấp dẫn lớn với những nhà nghiên cứu, nhưng cũng là nơi thể hiện tầm nhìn rất khác nhau. Từ đó đến nay chưa có dự án nào được duyệt, kể cả những dự án rất công phu mà chúng ta đã phối hợp với Hàn Quốc mới chỉ nghiệm thu dự án.
Nguyên nhân là mỗi dự án dường như mới chỉ xem xét một vài khía cạnh mà chưa có đánh giá, giải pháp tổng thể. Trong khi đây là vấn đề phức tạp, cần đa ngành, xem xét nhiều yếu tố bao gồm cả các vấn đề về an ninh quốc phòng; đòi hỏi sự thận trọng, kế thừa các nghiên cứu và phải có tầm nhìn.
Chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn sang các nước châu Âu, châu Á… nhưng có thể khẳng định đặc trưng của dòng sông Hồng rất khác so các nước khác, ngay cả những nước trong khu vực, sát với Việt Nam. Do đó không thể đặt ra vấn đề tương đồng ở đây được.
Mục tiêu khai thác khác, yếu tố an ninh quốc phòng rất quan trọng. Do đó, ai nói có sự tương đồng là kết luận rất vội vã. Yêu cầu quy hoạch hai bên sông Hồng đặt ra là rất cấp thiết nhưng tôi biết đến nay thành phố mới giao nhiệm vụ quy hoạch phân khu sông Hồng mà chưa có tiến triển gì nhiều.
Phải có định hướng phát triển 2 bên sông Hồng, không thể chỉ căn cứ vào quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 mà phải nghiên cứu tác động của dòng sông Hồng đến các tỉnh thành.
Quy hoạch hai bên sông Hồng có ảnh hưởng đến các tỉnh thành, vậy có cần ban chỉ đạo cấp vùng?
Tôi cho rằng Hà Nội phải chủ trì nhưng có sự tham gia của đa ngành, các thành viên Chính phủ. Việc lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế là yêu cầu quan trọng.  Nên là 1 liên danh trong nước và nước ngoài,  không thể giao cho nước ngoài cả. 
Luật Xây dựng hiện nay đã đặt ra vấn đề lựa chọn tư vấn phải đấu thầu rộng rãi  chứ không thể chọn. Trường hợp chọn phải được sự cho phép của Chính phủ. Công tác phản biện khá quan trọng, và cần thiết phải có chuyên gia, đặc biệt là cộng đồng tham gia trong công tác quy hoạch. Phải tính đến yếu tố cộng đồng, có vai trò cộng đồng. Phát triển hai bên sông Hồng phải vì dân do dân, không thể áp đặt. Và phải tính đến khai thác của người dân 2 bên sông Hồng. Ví dụ không gian xanh công cộng hiện đang rất thiếu.
Cảm ơn ông!
Minh Tuấn, Trần Hoàng (thực hiện

Hà Nội sẽ trả lời về việc cho Trung Quốc lập quy hoạch hai bờ sông Hồng


N. Huyền



Chiều muộn ngày 20/3, phóng viên Báo điện tử Infonet đã liên lạc được với ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng – người phát ngôn của UBND TP Hà Nội. Qua điện thoại, ông Quý Tiên ngắn gọn cho biết “đã biết sự việc và đang họp” rồi tắt máy.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Infonet bản chất sự việc không như những gì báo chí đang đăng tải.
Ngày 20/3, thông tin trên một số báo cho biết, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp hồ sơ, số liệu cho đơn vị tư vấn để nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng.
Theo đó, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco)  mời tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng.
UBND TP Hà Nội đồng ý để các cơ quan của Thành phố cung cấp số liệu thủy văn lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.(Ảnh minh hoạ)
Những số liệu được UBND thành phố Hà Nội đồng ý để các cơ quan của thành phố cung cấp cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gồm: số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Cụ thể, Văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội ngày 14/3 nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đề nghị về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Báo chí cũng đưa tin, đầu tháng 2/2017, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở này bàn giao tài liệu liên quan đến lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.
Đầu tháng 3/2017, Geleximco đã cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đề nghị xin được cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội liên hệ với UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường để được cung cấp các số liệu trên.
Sau ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội, đề nghị UBND thành phố Hà Nội giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Sau đề nghị kể trên, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trước đó, trong đó có chỉ đạo tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan đến nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng, cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Theo thông tin mà phóng viên Infonet có được, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội không phải là đơn vị duy nhất được UBND TP giao thực hiện lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Bởi trước đó, vào trung tuần tháng 1, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 13/TB-UBND về chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, Nguyễn Đức Chung về việc giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Các hồ sơ thiết kế quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của các đơn vị tư vấn trước đây đã nghiên cứu liên quan dọc 2 bên sông Hồng, bàn giao cho 3 nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sungroup), Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) để cung cấp cho các đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc nghiên cứu quy hoạch dọc 2 bên sông Hồng phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại, khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo quỹ đất, ưu tiên tái định cư tại chỗ, phát triển giao thông vận tải và du lịch đường sông. Bên cạnh đó, đồ án cần nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến đường dọc hai bên sông kết hợp làm đê ngăn lũ.
Nghiên cứu quy hoạch phân làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một là lập quy hoạch hai bên sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Giai đoạn 2 là quy hoạch 2 bên sông Hồng đoạn còn lại trên địa bàn thành phố.
Các nhà đầu tư có thể mời thêm nhiều đơn vị tư vấn thiết kế tham gia nghiên cứu lập nhiều phương án quy hoạch để có thể lựa chọn được phương án khả thi nhất. Việc xem xét, lựa chọn ý tưởng thiết kế sẽ được cơ quan quản lý  thực hiện trước ngày 30/3/2017.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và đơn vị liên quan tổng hợp rà soát các hồ sơ, tài liệu hiện có, tài liệu chưa có cần bổ sung để phục vụ nghiên cứu lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng.

BÍ THƯ NGUYỄN XUÂN ANH TUYÊN BỐ 6/2016: SAU KHI RÀ SOÁT TP SẼ ĐÓNG CỬA RỪNG SƠN TRÀ...THẾ MÀ 8 THÁNG SAU ?

Tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp do ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng và ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì vào sáng 24-6, ông Nguyễn Trọng Khải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và chuyển giao công nghệ K&H, đã đề nghị cần làm trong sạch đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng tại TP này.
Doanh nghiệp lo lắng
Ông Khải nói rằng có tình trạng cán bộ tín dụng yếu kém và mất đạo đức. “Các doanh nghiệp vốn yếu kém rồi nhưng khi các thủ tục vay ngân hàng thì cán bộ tín dụng bóp cho phá sản luôn sau đó đưa người nhà vào mua lại doanh nghiệp đó” - ông Khải nói và cho biết không muốn chỉ rõ đích danh.
Ông Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền hình cáp Sông Thu, thì tố rằng Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) đang phát sóng qua cáp truyền hình. Theo ông Hồng, Viettel vốn không được kéo cáp để phục vụ truyền hình cho người dân.
“Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Sở TT&TT cũng thổi còi rồi. Nếu cứ để thế này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh loại hình này: - ông Hồng nói.
Đà Nẵng: 'Chúng tôi sẽ đóng cửa rừng Sơn Trà' - ảnh 1
Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, lo lắng cho rừng Sơn Trà và biển Đà Nẵng đang bị uy hiếp. Ảnh: LÊ PHI
Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho hay hiện mỗi tháng TP Đà Nẵng có 11 khách sạn mới. Nếu như năm 2015 cả TP có 17.600 phòng khách sạn thì năm 2016 đã lên tới 20.166 phòng, chỉ đầu năm mà tăng đến 2.500 phòng phục vụ du lịch.
Theo ông Vinh, với số lượng phòng ốc tăng như vậy là rất nhanh, chứng tỏ khách du lịch tới TP tăng mạnh, tuy nhiên nếu không quản lý sẽ vỡ trận, thất thu thuế.
Đặc biệt, ông Vinh lo ngại tình trạng khách du lịch nước ngoài đến du lịch chui và ô nhiễm môi trường biển vì tất cả nước sinh hoạt trong khu dân cư đang đổ ra biển. “Nếu không làm thì biển sẽ ô nhiễm ngay, còn ai tắm nữa, du khách sẽ không tới nữa” - ông Vinh lo lắng.
Ông Huỳnh Tấn Vinh cũng đề nghị bí thư Thành ủy và chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cử ngay những nhân viên mẫn cán đến bảo vệ rừng Sơn Trà vì nơi đây đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Thậm chí có tình trạng buôn bán động vật hoang dã tại khu vực rừng này khi xe đông lạnh chạy thẳng lên rừng. Ông Vinh cũng đề nghị đưa hình ảnh, voọc chà vá chân nâu trở thành biểu tượng du lịch của Đà Nẵng.
Phải trả giá bằng sinh mạng chính trị
Về ý kiến cán bộ tín dụng ngân hàng cố tình bóp chết doanh nghiệp để thâu tóm, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu xử lý. Ông Thơ cho biết ông tin là có hiện tượng này nên cần phải giải quyết.
Về cạnh tranh không lành mạnh giữa Cáp Sông Thu và Viettel, lãnh đạo Sở TT&TT cho hay sở này đã có một vài chỉ đạo về vụ này. “Tuy nhiên, nếu anh nói Viettel chưa chấp hành thì chúng tôi sẽ xem xét xử lý” - vị lãnh đạo này nói.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nhìn nhận tại TP đã xảy ra hiện tượng du khách nước ngoài đi du lịch chui, gây thất thu thuế và tạo ra phản cảm văn hóa.
“Tôi nghe hiện tượng này rất nhiều, yêu cầu Sở Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan phải có cuộc họp để bàn xử lý vấn đề này. Phải xử lý cả việc du khách nước ngoài đến đây du lịch mà không dùng hướng dẫn viên tại Đà Nẵng mà mang hướng dẫn viên riêng của họ đến. Thậm chí, còn có những tour du lịch 0 đồng, đi du lịch nhưng tới các cửa hàng hàng khép kín để mua bán hàng của nước họ, giao dịch bằng tiền ngoại tệ của nước họ luôn. Những cái này cần phải họp lại xử lý gấp” - ông Thơ chỉ đạo.
Đà Nẵng: 'Chúng tôi sẽ đóng cửa rừng Sơn Trà' - ảnh 2
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ . Ảnh: LÊ PHI
Về hệ thống xử lý nước thải ven biển. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng TP sống còn là vì biển, biển chết là chúng ta chết, nên phải quyết cải tạo lại hệ thống thu gom nước thải ven biển.
“Tới đây TP sẽ làm hệ thống xử lý nước thải từ đường Phạm Văn Đồng vào tới hết phía Nam. Hệ thống nước thải này mùa nắng phải được thu gom xử lý. Đầu tư mở rộng cống thu gom, tăng dung tích chứa để những cơn mưa đầu mùa thì phút đầu tiên thì sẽ thu gom được; sau 1-2 tiếng khi cống sạch rồi thì có thể ra biển” - ông Thơ nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng cho biết vừa rồi TP đã quyết định đóng cửa một nhà máy vì vi phạm về môi trường. Tới đây đối với các nhà máy ô nhiễm TP sẽ tiếp tục cho đóng cửa.
Ông Thơ nhấn mạnh TP Đà Nẵng sẽ không đánh đổi môi trường để lấy nhà máy. Đối với TP Đà Nẵng, môi trường phải là ưu tiên số một.
Liên quan đến việc phá rừng ở Sơn Trà, ông Thơ cho biết đã cách chức, thay thế hàng loạt kiểm lâm và đang vận động chi cục trưởng Kiểm lâm nghỉ việc sớm. Đối với những cán bộ kiểm lâm, quản lý rừng thời gian qua bị bắt thì sẽ được đưa ra xử lý sớm. “Còn thông tin đưa xe đông lạnh vào rừng thì phải kiểm tra ngay. Thông tin này rất khủng khiếp” - ông Thơ nói.
Trong khi đó, trước việc này, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, tuyên bố những ai bao che cho việc xâm hại rừng Sơn Trà sẽ phải trả giá bằng sinh mạng chính trị của mình.
“Chúng tôi sẽ chấm dứt việc giao khoán đất rừng trên Sơn Trà. Sau khi rà soát TP sẽ chính thức đóng cửa rừng Sơn Trà. Nếu vi phạm là lập tức phải trả giá” - ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Ông Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết đã vi phạm thì phải xử lý và không có chuyện chạy chọt. Riêng cánh cửa chạy chọt tới ông thì đã đóng và sẽ không bao giờ chạy được. 
LÊ PHI

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

Thứ 2, 06:06, 27/03/2017

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.
Liên quan đến việc quy hoạch sông Hồng, PV VOV.VN đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội, Nhà Sử học Dương Trung Quốc về vấn đề này.
P/V: Hà Nội là mảnh đất kinh kỳ, ngàn năm văn hiến, gắn liền với sông Hồng. Gần đây TP Hà Nội đã đặt ra vấn đề quy hoạch lại 2 bên bờ sông. Với tư cách là một nhà nghiên cứu Lịch sử, ông nghĩ như thế nào về việc này?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Ai cũng biết Thăng Long xưa Hà Nội nay nằm trên lòng của con sông Hồng, dấu tích của một thời rất nhiều hệ thống mặt nước, ao hồ đầm. Cách đây hơn 1000 năm, khi Lý Công Uẩn rời đô ra Đại La, việc làm đầu tiên là đắp đê, tu xá.
quy hoach song hong khong phai chuyen lam cho xong hinh 1
Đại biểu Quốc hội, nhà Sử học Dương Trung Quốc nói về dự án quy hoạch sông Hồng.
Theo nguyên lý xưa, "nhất cận thị, nhị cận giang", một đô thị có phát triển được hay không cũng nhờ vào con sông. Hà Nội là một đô thị nhưng lại phát triển không bình thường, không phát triển 2 bên bờ sông. Vào những năm 1925, 1926, khu vực này bị một trận lụt rất lớn, từ đó người Pháp đắp một con đê rất cao chạy dọc bờ sông Hồng, tạo ra một khoảng cách ngăn cách giữa TP Hà Nội và bên kia sông. Vì vậy, có một thời gian dài, Hà Nội chỉ phát triển một bên bờ sông Hồng. Khu vực ngoài đê, sự quản lý rất lỏng lẻo, cùng với sức ép của dân số, phát triển thời kỳ đô thị hóa đã tạo ra một không gian dân cư rất lộn xộn 2 bên bờ sông và để lại "di sản" lớn hiện nay.
Do đó, cùng với sự phát triển của Hà Nội, không chỉ là mở rộng không gian mà việc phát triển đồng đều tả và hữu ngạn con sông là một nhu cầu vô cùng bức thiết, thể hiện sự văn minh, đúng đắn và rất kịp thời.  Sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội, nó có thể là nguồn lực rất lớn về nước, giao thông, cảnh quan, về khí hậu. Nếu giải quyết tốt sẽ mang lại lợi ích ngược lại sẽ có không ít tai họa cả về mặt khí hậu và mặt trị thủy. 
Tôi đã đọc tài liệu của Quân đội nhân dân Việt Nam khi thẩm vấn De Casteri, thì ông ấy là một người có trình độ tri thức rất cao. Trong đó ông ấy có nói, tôi mới đến Hà  Nội thôi đã lên chiến trường rồi nhưng giờ ngắm lại mới thấy nó quá đẹp. Ông ấy chính là người đưa ra ví von rằng nhìn cầu Long Biên giống như một tháp effel ngả giữa lòng Hà Nội. Nhưng ông ấy cũng phát hiện ra một điều tại sao thành phố này lại quay lưng lại với con sông của nó. Ông ấy cảm nhận bãi giữa sông Hồn giống như Paris, tại sao không cải tạo biến bãi giữa đó thành một không gian sinh thái.
PV: Trong văn hoá của người Việt, dòng sông mang một điều gì đó rất gắn bó, thân thuộc. Đặc biệt, với người Hà Nội, sông Hồng như một phần cuộc sống tinh thần, vật chất, thưa ông
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trong cái nhìn xưa nay về dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy. Xưa kia các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông, nói đến hà bá, thủy thần, thủy quái,… như vậy người xưa muốn gửi gắm vào đó một sự trân trọng và cả thận trọng trong cách ứng xử.
Dòng sông vừa là mạch nguồn giao thông, cửa ngõ ra vào, liên quan cả về vấn đề an ninh quốc phòng, là dòng sông hữu nghị.
Một trong những lý do người Pháp muốn đánh Hà Nội là đòi quyền đi lại trên dòng sông Hồng, họ muốn nối kết giữa Việt Nam với một thị trường mà họ rất quan tâm là thị trường phía nam Trung Quốc.
Chính phủ và Hà Nội  cần rất quan tâm và thận trọng bởi đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về kinh tế, văn hóa, mà còn cần đo cả về tâm lý xã hội, thì chúng ta mới có sự đồng thuận cao.
P/V: Sông Hồng không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên, mà nó còn mang các giá trị văn hóa, lịch sử, nhưng có vẻ như hiện nay dòng sông này chưa được đối xử đúng với vai trò, vị trí vốn có của nó, thưa ông?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đương nhiên, thứ nhất chúng ta chưa khai thác đúng mức, thứ 2 chúng ta chưa đầu tư. Chúng ta mới chỉ khai thác được một phần nhưng vẫn chưa bài bản. Quản lý con sông là một hệ thống từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, không phải chỉ ở mỗi Hà Nội, do đó phải có sự thống nhất về quản lý, quy hoạch. Bàn câu chuyện Hà Nội, nhưng chỉ có thể thành công nếu như liên kết được với thượng nguồn, hạ nguồn.
P/V: Vậy khi quy hoạch sông Hồng, chúng ta nên xây dựng như thế nào?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Hà Nội hiện đang thiếu lá phổi cải thiện môi trường sinh thái, do đó xây dựng môi trường sinh thái phải được đưa lên ưu tiên hàng đầu. Đây cũng chính là yếu tố quyết định chất lượng  sống của con người trong xã hội hiện đại.
Chúng ta vẫn đang có  tư duy kinh tế thuần túy, đổi cái này để lấy cái kia; đổi mặt bằng này lấy cái mặt bằng khác nhằm khai thác lợi ích. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án này phải nhìn lâu dài, có triết lý, mục tiêu để thay đổi bộ mặt của Hà Nội, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và sinh thái.
Ngày nay thậm chí chúng ta đã chặt nhỏ bãi giữa sông Hồng, chia cho các quận quản lý. Theo tôi, hoàn toàn không nên làm như vậy, mà nên thu về một mối. Khi thực hiện quy hoạch cần giải được câu hỏi người dân ở đó sẽ sống ra sao, sau đó mới tính đến những lợi ích khác.
 P/V: Trong quá trình thực hiện quy hoạch lại 2 bên bờ sông Hồng, có lẽ sẽ không tránh khỏi sự va chạm với các di tích lịch sử mà gần nhất là cầu Long Biên. Liệu có sự mâu thuẫn không giữa quan điểm của những người làm xây dựng muốn bỏ cũ xây mới và ý chí bảo vệ các giá trị truyền thống của các nhà sử học?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Thực tế vẫn luôn luôn có những xung đột lợi ích giữa bảo tồn và phát triển. Nhưng quy luật chung là muốn phát triển, trước hết phải bảo tồn tốt. Lâu nay chúng ta nghĩ rằng "phú quý sinh lễ nghĩa", nhưng đúng ra phải có lễ nghĩa mới sinh được phú quý.
Nếu chúng ta quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, hàm lượng văn hóa, thì giá trị sinh ra sẽ cao hơn. Du lịch là một lĩnh vực minh chứng rõ nhất. Tại sao chúng ta không tư duy theo hướng đó? Còn việc bảo tồn như thế nào, thì phải tranh thủ trí tuệ từ người dân và từ nhân loại.
P/V: Trước đây cũng đã có dự án quy hoạch sông Hồng của Hàn Quốc được đưa ra xem xét, nhưng vì có những ý kiến trái chiều nên đã dừng lại. Vậy ông nghĩ như thế nào về việc chúng ta mời các đơn vị nước ngoài thực hiện dự án này, thưa ông?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi cho rằng việc sử dụng những nguồn tri thức nước ngoài cũng rất cần thiết nhưng chỉ có thể thành công bền vững khi dựa trên cơ sở nội lực của chính chúng ta.Ta chỉ nhờ vào viện trợ nước ngoài khi những yếu tố đó ta còn thiếu. Nhưng ngay cả khi đó, cũng không thể giao phó cho họ, mà phải coi đó là cơ hội để học hỏi, chuyển giao công nghệ.
Quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng là vấn đề lớn, không phải chỉ làm cho xong. Tôi cho rằng, trước hết chúng ta cần khai thác tối đa nguồn lực trong nước, sau đó mời chuyên gia nước ngoài để bổ sung những gì chưa có. Trong đó, phải tiến đến tự quản lý, vì đây không chỉ đơn giản là vấn đề về địa lý mà còn liên quan đến cảnh quan, văn hóa, chính trị. Nếu như 2 bên bờ sông Hồng được xây dựng trở thành kiến trúc ngoại lai thì không phù hợp, mà nó phải gắn với không gian, kiến trúc và lối sống của người Hà Nội.
P/V: Theo ông, có nên xã hội hoá việc qui hoach, xây dựng hai bên bờ sông Hồng hay không?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trong việc nàyvai trò đầu tiên thuộc về nhà nước và TP Hà Nội. Việc giao cho doanh nghiệp còn tùy thuộc vào từng mảng và thế mạnh của họ. Nhưng nếu ta giao phó hoàn toàn cho doanh nghiệp làm thì rủi ro nhiều hơn. Mặc dù ta đánh giá rất cao vai trò của doanh nghiệp tham gia vào chương trình, nhưng những lợi ích của doanh nghiệp rất dễ đánh đổi những giá trị mà chúng ta đang bàn tới.
Chúng ta sẽ khắc phục bằng một quy trình, lộ trình phù hợp, đừng vội vã, nôn nóng, mà phải có tầm nhìn lâu dài. Nguy hiểm nhất là chúng ta chỉ có cái nhìn ngắn hạn, theo nhiệm kỳ.
PV: Theo ông, nên qui hoạch sông Hồng như thế nào để nó có những nét rất đặc trưng?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Về hình dáng người ta vẫn hay nhắc đến là sông nhĩ hà, nó như cái vành tai bao bọc Hà Nội lại, đó là hình thái tự nhiên. Dòng sông Hồng đỏ, sắp tới nó còn đỏ được nữa không, nếu như sắp tới thượng nguồn họ xây đập Cái đó nằm ngoài mong muốn của chúng ta nhưng chúng ta cũng cần cố gắng để tạo ra những giá trị tốt nhất. Cái tốt, cái tối ưu của nó là gì, đó là phục vụ cho cộng đồng, mang lại an toàn, tích cực cho xã hội. Người dân nào cũng sẽ ủng hộ chủ chương này, nhưng chủ chương này phải minh bạch, phải rõ ràng. Bây giờ là lúc đang đấu tranh chống tham nhũng. Mọi cái phải được công khai, không thể tạo ra những hố đen vì lợi ích của ai đó.
PV: Xin cảm ơn ông!
Vũ Hạnh - Tạ Bình - Nguyễn Trang/VOV.VN

Trung Quốc khó thành công với chiến lược 'dùng tiền mua yêu mến'

Trung Quốc dành tới 10 tỷ USD mỗi năm để củng cố quyền lực mềm, nhưng nó lại đang khiến hình ảnh nước này ngày một xấu đi. 

Tại các biển quảng cáo điện tử ở Quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ), những hình ảnh về nông thôn Trung Quốc liên tục xuất hiện. Ở Phnom Penh - thủ đô Campuchia, trẻ em chơi đùa bên dưới những tòa chung cư do Trung Quốc xây dựng. Một số nơi trên thế giới, trẻ em còn học tiếng Trung trong các chương trình do Chính phủ Trung Quốc tài trợ.
Từ nhiều năm nay, người mua hàng trên khắp thế giới đã quen với dòng chữ "Made in China" trên hầu hết sản phẩm họ mua. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc đang muốn quảng bá thương hiệu quốc gia để hấp dẫn các nước khác theo cách mà Mỹ đã làm với văn hóa, sản phẩm và giá trị của mình.
Một thập kỷ trước, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu xây dựng "quyền lực mềm" để hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh. Theo David Shambaugh - giáo sư tại Đại học George Washington, Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD mỗi năm cho mục tiêu này. Ông đánh giá đây là một trong những chương trình xây dựng hình ảnh quốc gia tốn kém nhất thế giới. Shambaugh cho biết Mỹ cũng chỉ chi chưa đầy 670 triệu USD cho việc này năm 2014.
trung-quoc-kho-thanh-cong-voi-chien-luoc-dung-tien-mua-yeu-men
Trung Quốc đang nỗ lực giành tình cảm của các nước trên thế giới. Ảnh: Economist
Trung Quốc lấy cảm hứng về khái niệm quyền lực mềm từ học giả Mỹ - Joseph Nye. Ông đã đưa ra thuật ngữ này từ năm 1990. Sau nhiều năm tranh cãi, đến năm 2007, Chủ tịch Trung Quốc khi đó - ông Hồ Cẩm Đào mới nêu ra vấn đề này, cho rằng Trung Quốc cần xây dựng quyền lực mềm.
Và người kế nhiệm ông – ông Tập Cận Bình đã rất tích cực trong quá trình này. Ông là chủ tịch đầu tiên của Trung Quốc tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) đầu năm nay. Với bài phát biểu ủng hộ toàn cầu hóa và kêu gọi đoàn kết chống biến đổi khí hậu, ông đã giành được khá nhiều lời khen ngợi.
Trung Quốc tập trung củng cố quyền lực mềm qua việc quảng bá văn hóa. Từ năm 2004, nước này đã chi cả núi tiền cho việc tổ chức các lớp học ngôn ngữ, nấu ăn, nhảy múa và mừng Tết Nguyên đán tại hơn 140 quốc gia trên thế giới.
Ông Tập muốn thuyết phục nhà đầu tư thế giới rằng Trung Quốc không phải quốc gia đáng sợ, và họ có thể cùng tồn tại với Mỹ mà không tạo ra xung đột. Dự án "Một vành đai, một con đường' của Trung Quốc – đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên khắp châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu cũng nhằm gửi thông điệp nước này muốn sử dụng khối tài sản mới để làm giàu cho toàn cầu.
Các công ty tư nhân Trung Quốc cũng đang tích cực tham gia quá trình quảng bá hình ảnh đất nước. Năm 2015, đại gia thương mại điện tử - Alibaba đã trả 260 triệu USD mua tờ báo Hong Kong - South China Morning Post. Người giàu nhất Trung Quốc – Wang Jianlin đã mua nhiều xưởng phim và chuỗi rạp phim Hollywood. Hàng loạt công ty Trung Quốc khác cũng chi đậm cho M&A với nhiều công ty tên tuổi trên thế giới.
Những nỗ lực của Trung Quốc đã phần nào có tác dụng. Trong một số khảo sát toàn cầu, người châu Phi đã có quan điểm tích cực hơn về nền kinh tế lớn nhì thế giới, một phần nhờ số tiền Trung Quốc đã rót vào lục địa này.
Tuy nhiên, tại Mỹ, tình hình lại không sáng sủa như vậy. Một năm trước khi ông Tập nhậm chức, hơn nửa người Mỹ có ấn tượng tích cực với người Trung Quốc, theo nghiên cứu của Pew Research. Tuy nhiên, tỷ lệ này cuối năm ngoái chỉ còn 38%. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại nhiều nước khác.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giúp họ được nhiều quốc gia ngưỡng mộ. Tuy nhiên, hậu quả môi trường và xã hội nó để lại cũng khiến họ nhận nhiều chỉ trích.
Trung Quốc cũng ngày càng mất đi sức hút trong mắt doanh nghiệp ngoại, từ Mỹ, châu Âu đến Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc. Thuế cao, lương nhân công tăng, môi trường cạnh tranh khắc nghiệt từ các công ty nội và chính sách bất nhất đã khiến hàng loạt doanh nghiệp ngán ngẩm và phải rời bỏ Trung Quốc thời gian qua.
Lý thuyết của Nye cho biết quyền lực mềm là thứ không được tạo ra bởi Chính phủ. Ông lý giải hình ảnh của nước Mỹ được tạo nên từ người dân - "mọi thứ từ các trường đại học, các quỹ từ thiện đến Hollywood và nhạc pop". Trong khi đó, chiến lược của Trung Quốc gần như hoàn toàn do Chính phủ dẫn dắt.
Economist cho rằng Trung Quốc đang cố kết hợp quyền lực cứng và quyền lực mềm để tạo ra lợi thế cho mình. Nhưng thay vì nâng cao hình ảnh đất nước, chiến lược này chỉ đang phản tác dụng với họ.
Hà Thu (theo Economist/CNBC

Tôm hùm chết hàng loạt ở Trà Vinh: Báo động tình trạng ô nhiễm!; Nước suối ở Phú Thọ bị ô nhiễm: Dân không dám rửa tay chân, lúa ngô giảm năng suất

Lao Động 

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở Trà Vinh đã xảy ra trong những ngày qua chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân chính là môi trường nuôi đang ô nhiễm đến mức báo động…
Tom hum chet hang loat o Tra Vinh: Bao dong tinh trang o nhiem! - Anh 1
Tôm chết, gây thiệt hại nặng nề, nhiều người nuôi đã phải treo ao.
Tôm tiếp tục chết trên diện rộng
Tính đến tháng 3.2017, toàn tỉnh Trà Vinh đã có hơn 7.000 hộ thả nuôi gần 600 triệu con tôm sú giống trên diện tích 9.315ha và 2.240 lượt hộ thả nuôi hơn 524 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 1.000ha. Hiện đã có hơn 500 hộ thiệt hại hơn 44 triệu con giống tôm sú trên diện tích 213ha (chiếm 32,3% diện tích thả nuôi) và 487 hộ thiệt hại hơn 100 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên tổng diện tích 183ha (chiếm 18,5% so với diện tích thả nuôi).
Chỉ tính riêng tại huyện Cầu Ngang, hiện đã có gần 1.479 lượt hộ thả nuôi hơn 136 triệu con tôm sú giống trên diện tích hơn 714ha mặt nước. Và hơn 2.000 lượt hộ thả nuôi hơn 528 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 1.000ha mặt nước. Đến nay, đã có 523 lượt hộ thiệt hại với hơn 45 triệu con giống tôm sú trên diện tích 221,95ha, chiếm 31,05% diện tích thả nuôi. Còn thiệt hại ở tôm thẻ chân trắng là 453 lượt hộ với hơn 75 triệu con giống trên diện tích 150,72ha…
Tôm chết một phần do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa trái mùa, đồng thời nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (từ 5-7 độ C) nên dịch bệnh trên tôm nuôi tăng đột biến và lây lan rộng, chủ yếu là bệnh gan tụy và đốm trắng.
Anh Nguyễn Văn Tươi (ấp Long Hanh, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang) cho biết: “Đầu vụ nuôi vừa rồi, tui thả hơn 100.000 con giống tôm sú và thẻ chân trắng trên diện tích 4.500m2 mặt nước của 2 ao nuôi công nghiệp, cộng với 2 ao thả lan. Cả 4 ao sau đó đều chết sạch, đến giờ tui chưa dám thả lại do thấy thời tiết còn phức tạp, có thể tôm sẽ chết tiếp”.
Do trời và do người…
Ông Dương Văn Đởm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cầu Ngang - cho biết: Tình trạng tôm chết hàng loạt diễn ra từ năm 2012 và đến nay vẫn chưa dừng lại. Ngoài những nguyên nhân do… “ông trời”, thì vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động.
Thông thường, nước trong ao nuôi tôm phải qua ao xử lý trước khi thải ra sông rạch, nhưng hiện nay người nuôi đều xả thẳng ra sông. Có giai đoạn, nghề nuôi tôm phát triển mạnh, các ao xử lý trước đây giờ đã bị người dân cải tạo để chuyển qua nuôi. Để sau đó, bà con lại lấy nước từ chính những sông rạch này để nuôi lại.
“Thêm vào đó, không ít hộ thả tôm bị chết, họ xử lý ao chưa triệt để đã vội thả lại giống mới. Nhiều năm qua, nguồn nước nuôi tôm cứ luẩn quẩn trong bài toán ô nhiễm, việc vận động và khuyến cáo người dân luôn được làm thường xuyên nhưng gần như chẳng ăn thua. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi vì lợi nhuận đã thả con giống sớm vụ không tuân thủ lịch thời vụ của địa phương” - ông Đởm nói.
Ghi nhận thực tế của PV cho thấy, tôm sú thường chỉ thả 1 vụ/năm, còn tôm thẻ chân trắng là 2 vụ/năm. Song, nhiều hộ dân đã thả nuôi vượt quá giới hạn, khiến vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng. Nghề nuôi tôm ở Trà Vinh xuất hiện từ năm 1990, sau đó phát triển mạnh đến năm 1994 thì xảy ra dịch bệnh, tôm chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cố gắng bám trụ nhưng sau cùng chịu không nổi nên đành buông con tôm. Cũng nhờ vậy, môi trường nuôi có được một khoảng thời gian để “nghỉ ngơi”, ổn định lại.
Từ đây, liên tiếp 3 năm (từ 2009-2011), người nuôi tôm liên tục trúng đậm, nhà nhà phất lên, nghề nuôi tôm hồi sinh, rồi phát triển rầm rộ, sau đó là quay lại “vết xe đổ” ô nhiễm của giai đoạn trước.
“Việc khuyến cáo người dân hiện nay coi như vô phương. Chúng tôi đã tính đến chuyện tham mưu cho lãnh đạo huyện ban hành quy định về thả nuôi tôm, có thể trong năm đầu sẽ tuyên truyền vận động cho người dân hiểu, khi áp dụng vào thực tiễn nếu hộ nào không tuân thủ sẽ có chế tài xử lý” - ông Đởm cho biết thêm.
TRẦN LƯU

Nước suối ở Phú Thọ bị ô nhiễm: Dân không dám rửa tay chân, lúa ngô giảm năng suất


Nhiều tháng nay, người dân xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) sống dọc suối Đập Tràn ngày đêm phải gồng mình sống chung với cảnh nguồn nước suối bị ô nhiễm kéo dài.

Bà Đinh Thị Sen, khu 1, xã Yên Lương, cho biết: "Người dân từ trước đến giờ vẫn dùng nước suối để tắm, giặt… nhưng nay đến rửa chân tay cũng không dám, vì chỉ nhúng chân tay vào nước là bị nổi mẩn ngứa. Do đó, nguồn nước để sinh hoạt rất khó khăn… Không chỉ cá tôm chết, cây lúa, cây ngô trồng dọc bờ suối cũng giảm năng suất, cây còi cọc khó lớn…".

Anh Nguyễn Trung Kiên, khu 1, xã Yên Lương, Thanh Sơn, chia sẻ: "Nhiều năm nay nước suối đã có màu như vậy. Có thời gian, nước ô nhiễm liên tục khiến cá, tôm chết nổi lềnh bềnh trắng bờ. Nhiều nhà có ao cá dọc suối, cứ thấy nước có bọt trắng là phải đóng cửa cống, nếu không… công cốc hết!".

Suối Đập Tràn chảy từ xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, Hòa Bình - nơi có một nhà máy giấy nằm ngay đầu nguồn. Theo anh Nguyễn Trung Kiên, trung bình một tháng, từ thượng nguồn dòng nước đen và ngầu bọt (không có mùi) chảy xuống khoảng 3-4 lần. Khu 1 và khu 2 nước suối bị ô nhiễm nặng nề, nhất khi dòng nước đen và ngầu bọt như xà phòng kéo dài nhiều ngày liền, chỉ đến khi có mưa lũ mới trôi hết. Nhưng cũng chỉ sau một thời gian, tình trạng ô nhiễm lại tiếp tục.

Theo phản ánh của người dân xã Yên Lương, việc ô nhiễm kéo dài ở suối Đập Tràn chính quyền địa phương đã biết. Bản thân người dân đã nhiều lần kiến nghị giải pháp tại các cuộc họp khu dân cư, tiếp xúc cử tri… nhưng rồi mọi chuyện vẫn như cũ. Dân cứ kêu, còn dòng suối gắn với đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân vẫn tiếp tục ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn sinh thủy cạn kiệt…

Ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch UBND xã Yên Lương cho hay, chính quyền và bà con nhân dân rất bức xúc. Nhiều lần xã đã báo cáo lên cấp trên để tìm phương án xử lý dứt điểm việc gây ô nhiễm nguồn nước nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp để hạn chế một cách triệt để.

Ông Nguyễn Hữu Tám, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn thừa nhận, suối Đập Tràn bị ô nhiễm nhiều năm nay là có thật. Huyện đã biết và đã nhiều lần làm việc với chính quyền cũng như Nhà máy giấy nơi đầu nguồn nước để cùng bàn biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, hai địa phương chưa tìm được tiếng nói chung trong việc khắc phục. Lý do Nhà máy giấy được cấp phép xả thải, còn việc kiểm tra lại không thuộc thẩm quyền của huyện… Vì vậy, câu chuyên ô nhiễm kéo dài ở suối Đập Tràn sẽ vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Như vậy, việc ô nhiễm nguồn nước suối Đập Tràn ở xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn sẽ còn tiếp tục kéo dài và nguồn sinh thủy dần bị hủy hoại, biến đây thành dòng suối chết, nếu hai địa phương không cùng có những giải pháp triệt để…

Người dân xã Yên Lương ngày đêm mong muốn các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước suối này, nếu không sức khỏe của hàng trăm người dân đang sinh sống ở Yên Lương sẽ còn bị đe dọa.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)