Yêu cầu trên được đưa ra chiều 6/1 trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và tổng kết công tác năm 2015 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm.
Ông Lê Hồng Anh - Thường trực Ban Bí thư. ảnh: TTXVN.
Theo Thường trực Ban Bí thư - ông Lê Hồng Anh, trong thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm còn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường, tội phạm về kinh tế, tham nhũng.
Posted ByETvn Staff 18OnIn Trung Quốc,Chính quyền | No Comments
Khi một đoàn khách du lịch đến thăm Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, nơi trước kia từng là trường học sau đó chuyển thành nhà tù và trung tâm tra tấn dưới thời Khơ me Đỏ, người hướng dẫn viên dừng lại và hỏi có ai trong đoàn đến từ Trung Quốc không?
Khi không thấy cánh tay nào giơ lên, anh tiếp tục kể về vai trò của chính quyền Trung Quốc trong nạn diệt chủng do Khơ me Đỏ gây ra từ năm 1975-1979, khiến ít nhất 1.7 triệu người Campuchia thiệt mạng.
Sau đó người hướng dẫn viên giải thích vì sao anh hỏi xem có ai trong đoàn đến từ Trung Quốc không: “Vì người Trung Quốc rất tức giận khi tôi nói rằng chính vì chính quyền Trung Quốc nên Pol Pot mới có thể giết hại nhiều người như vậy. Họ nói đó không phải sự thật và: “Giờ chúng ta là bạn rồi, đừng nói về quá khứ.””
Huynh đệ sát cánh
Trong một phát biểu trên truyền hình vào tháng 3/2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Là lãnh đạo của một quốc gia, khi thừa kế thành quả từ những người tiền nhiệm, họ cũng cần phải gánh vác trách nhiệm về những tội ác của thế hệ trước.” Đối chiếu với phát biểu đó, một số nhà sử học độc lập từ Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tội ác diệt chủng tại Campuchia thời Khơ me Đỏ. Nhà sử học Zhang Lifan phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền những việc mà họ thấy có lợi và tránh né những vấn đề mà họ có thể bị chỉ trích, bằng cách kiểm duyệt truyền thông và cấm xuất bản sách”.
Chuyện dâm loạn tai tiếng giữa Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh có thể nói là khắp trong nước Trung Quốc không ai không biết. Từ sau khi Giang Trạch Dân thất thế, Tống Tổ Anh từng “hô mưa gọi gió” một thời có thể tự ý ra vào Trung Nam Hải đã không ngừng bị giới truyền thông cao cấp phanh phui.
Tuy vậy, Giang Trạch Dân lại không phải là tình nhân duy nhất của Tống Tổ Anh, theo thông tin được tiết lộ, bà Tống còn có quan hệ bất chính với nhiều thân tín của Giang Trạch Dân.
Giới quan chức Trung Quốc háo sắc, dâm loạn vốn không phải là chuyện lạ, trong đó Giang Trạch Dân có thể nói là nghiêm trọng hơn cả. Trong thời gian ông nắm giữ chính quyền, tình nhân Tống Tổ Anh của ông có thể nói là “quyền thế che cả bầu trời”, được rất nhiều tâm phúc của Giang Trạch Dân “chiếu cố”, “lấy lòng”, như Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu. Theo các bài báo được công bố, Tống Tổ Anh không chỉ dâm loạn vô độ với Giang Trạch Dân, mà còn có quan hệ bất chính với Tăng Khánh Hồng “nhân vật số hai trong phe cánh họ Giang” và Từ Tài Hậu “nhân vật được ưu ái nhất trong quân đội”.
Có thể xếp ông Mao Trạch Đông trong danh sách những kẻ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Trong hai mươi tám năm ông ta thống trị Trung Quốc đã có tám mươi triệu người mất mạng oan vì hệ thống chính trị do Mao dựng lên, sức sống của đất nước rơi vào thảm cảnh hoàn toàn kiệt quệ.
Trong lịch sử Trung Quốc ghi dấu ấn nhiều bạo quân, tiêu biểu là Ân Trụ Vương (1105 – 1046 TrCN), nhưng người này cũng không thể so sánh được với ông Mao Trạch Đông. Điều kinh khủng là độ tàn bạo của Mao không thể hiện ra ngoài, trong khi đa số bạo quân dùng dao giết người thì Mao chỉ cần dùng miệng. Khi nói Mao thường cười tủm, phong thái ung dung và giọng điệu êm ái nhưng toàn ngôn từ chính trị vô cùng độc địa, bất cứ ai cũng có thể bị chụp mũ biến thành phần tử đối lập hoặc phạm phải tội lỗi tày trời, bất ngờ bị biến thành đối tượng toàn dân phải giết.
Nhiều người dù chết vẫn tiếp tục còn là kẻ thù của nhân dân, nếu chết không hết tội thì còn bị roi vọt thi thể, liên lụy đến cả dòng họ. Mao chỉ thích làm cho nhân dân tàn sát lẫn nhau để mình ung dung ngồi thưởng thức màn kịch giết người. Có thể nói, vô số sinh mạng bị vùi dập trong những màn kịch dã man do Mao dựng lên.
Độ dã man của Mao không biết phải dùng từ gì để diễn tả được, những thảm cảnh mà Mao gây ra cho người dân vô tội không thể kể xiết, thế nhưng Mao lại được cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xem là “Mặt Trời phương Đông”, “vị cứu tinh của nhân dân”... Nhiều người ngây thơ đã xem Mao như thần thánh, tung hô “vạn tuế”. Loại tuyên truyền lừa dối này đã làm ảnh hưởng đến bao nhiêu thế hệ, đầu độc cho đến tận ngày nay. Cho dù sau này vị trí thần thánh của Mao không còn, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn xem Mao như vị tổ sư của mình và tìm mọi cách che giấu những tội lỗi tày trời của ông ta.
Nhưng có một người từng âm thầm ở bên cạnh làm bạn với Mao suốt 22 năm cho đến tận khi Mao đi xuống nấm mồ đã kể lại toàn bộ sự thật về Mao. Người đó chính là ông Lý Chí Tuy (李志绥) với cuốn «Hồi ức bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông» được viết sau khi ông thoát khỏi cái lồng xã hội u tối dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Cuốn sách này là một bằng chứng quan trọng của lịch sử, bác sĩ Lý Chí Tuy đã ghi lại tất cả những gì ông trông thấy, vẽ thành bức tranh sinh động về Mao Trạch Đông trưng bày trước thế nhân. Chiếc mặt nạ của Mao đã bị lột ra, vầng hào quang giả tạo chiếu quanh Mao đã tắt lịm, hình tượng của Mao hiện nguyên hình là một bạo chúa lưu manh cực độ. Trong cái cung sâu thăm thẳm và bị bao phủ quầng sáng làm chói mắt, mọi người khó mà hình dung được cuộc sống thực sự của ông ta.
Cho dù hình ảnh về Mao như bạo quân một thời đại đã đóng đinh trên cây cột ô nhục của dòng lịch sử, nhưng với những ai chưa tìm hiểu về đời sống sinh động thực sự của Mao thì tất cả vẫn chỉ hiện ra như một khái niệm mơ hồ. Bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông là ông Lý Chí Tuy đã lấp vào khoảng trống này. Có lẽ trời xanh đã an bài cho ông Lý Chí Tuy hoàn thành sứ mệnh lịch sử để xóa tan sự hoang tưởng của nhiều người do bị ĐCSTQ tuyên truyền dối trá.
Nghe nói nhiều quan chức cao cấp của ĐCSTQ sau khi đọc cuốn sách này đã lảo đảo đấm ngực dậm chân như có tang cha mẹ chết, như mộ tổ bị người ta đào lên. Họ hiểu cuốn sách cũng chính là bản án kết liễu hình ảnh của ĐCSTQ, vì thế họ hận ông Lý Chí Tuy thấu xương, chửi ông là tên phản bội. Họ tập hợp những người làm việc thân cận với Mao để cùng viết phản bác lại, tố cáo ông Lý Chí Tuy bịa đặt vu khống, sau đó còn tụ tập đám văn nô chuyên viết ca công lập đức cho Mao Trạch Đông ra trận, tô vẽ thêm những tác phẩm ngợi ca để tẩy trắng cho Mao, tiêu biểu như «Hồng tường nội ngoại», «Mao Trạch Đông trong cuộc sống»…
Bạn có nghe qua về đặc xá và đại xá chưa? Kỳ thực đây là những vấn đề có từ thời xa xưa ở nhiều nơi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua vấn đề này.
Sự khác nhau giữa đại xá và đặc xá
Với Trung Quốc thời cổ đại, mỗi khi gặp thời thái bịnh thịnh trị, nhà vua thường thi hành đại xá trong thiên hạ; nhưng đặc xá là một khái niệm của luật pháp, có bản chất khác với đại xá.
Đại xá để miễn tội và hình phạt cho một số đông người, xóa bỏ hoàn toàn triệt để tội cho họ; đặc xá chỉ miễn hình phạt cho một người nhất định, không hủy bỏ tội lỗi mà người đó gây ra. Có nghĩa là, đại xá có thể miễn chấp hành hình phạt, hay miễn truy tố hình sự; đặc xá chỉ miễn hoặc giảm mức độ chấp hành hình phạt, nhưng không miễn truy tố hình sự. Trong lệnh đại xá phải chỉ rõ loại tội và phạm vi miễn xá, những tội phạm ở trong phạm vị đều được tha bổng chứ không cần phải chỉ rõ người cụ thể nào. Còn lệnh đặc xá phải có danh sách cụ thể đối tượng được tha bổng. Nhà chính trị nổi tiếng người Myanma là Aung San Suu Kyi đã được tha trước thời hạn vào năm 2010 là được lệnh đặc xá giảm hình phạt một năm rưỡi.
Về danh nghĩa, đại xá là miễn hình phạt với phạm nhân ở phạm vi toàn bộ hoặc một bộ phận trong phạm vi toàn quốc. đại xá xuất hiện với tần suất khá cao trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài liên tục đến cuối triều nhà Thanh. Trong lịch sử, người thống trị khi thực hiện đại xá sẽ ban hành lệnh đại xá. Theo thống kê, trong lịch sử các vương triều kéo dài hơn 2000 năm ở Trung Quốc, các Hoàng đế đã thực hiện hơn 1.200 lần đại xá, các vương triều cứ khoảng hai hoặc ba năm là có một lần đại xá. Ví dụ trong 418 năm thời Tây Hán đã ban hành 186 lần lệnh đại xá, bình quân 2,24 năm đại xá một lần; trong 381 năm thời Tam quốc Lưỡng Tấn Nam Bắc triều ban hành 428 lần lệnh đại xá, bình quân 0,89 năm một lần; trong 289 năm triều nhà Đường đã ban hành 184 lần đại xá, bình quân 1,57 năm một lần; trong 319 năm triều nhà Tống đã ban hành 203 lần đại xá, bình quân 1,57 năm một lần; trong 97 năm triều nhà Nguyên đã ban hành 45 lần đại xá, bình quân 2,15 năm một lần; trong 276 năm triều Minh có 55 lần đại xá, bình quân 5,02 năm một lần. Trong 267 năm triều nhà Thanh có 19 lần đại xá, bình quân 14,05 năm một lần.
Tình hình thi hành đại xá
Những lý do đại xá vào thời cổ ở Trung Quốc có rất nhiều, nhà luật học thời mạt nhà Thanh là Thẩm Gia Bản (沈家本) từng khảo cứu về tình hình đại xá triều nhà Hán đã thống kê những lý do đại xá gồm: đăng cơ, đổi niên hiệu, lập Hậu, lập Thái tử, Hoàng hậu lâm triều, đại tang, đế quan, cúng tế trời đất, tế minh đường, lâm ung, phong thiện, lập miếu, tuần thú, rời cung, định đô, tòng quân, khắc tiệp, điềm lành, thiên tai, gặp loạn…
Posted ByETvn Staff 05OnIn Việt Nam,Tin tức Việt Nam | No Comments
Lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế giới không tăng trong 10 năm qua, trong khi đó, ở Việt Nam lại tăng trưởng theo đường thẳng đứng.
Vào ngày 5/1, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 – 2020 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của VBA, trong 5 năm qua, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có tốc độ phát triển trên 7%. Đến 2015, ước tính sản lượng bia đạt 3,4 tỷ lít, tăng 40,72% so với năm 2010 (2,416 tỷ lít); sản lượng rượu sản xuất công nghiệp đạt 70 triệu lít và sản lượng nước giải khát đạt 4,8 tỷ lít, toàn ngành nộp ngân sách 30.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 3% tổng thu ngân sách nhà nước).
Khi lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế giới không tăng trong 10 năm vừa qua (khoảng 6,2 lít/người/năm), thì tại Việt Nam lại tăng trưởng theo đường thẳng đứng, giai đoạn 2003-2005 chỉ là 3,8 lít lít/người/năm, nhưng năm 2010 đã lên tới mức 6,6 lít/người/năm – như vậy mức tăng trưởng gần gấp đôi. Dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên đến 7 lít/người/năm.