Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Phát hiện chấn động: Tấm, Cám có thật ở Bắc Ninh?

Pháp Luật VN  1 đăng lại 1 liên quan

Truyện cổ tích Tấm Cám được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân từ bao đời nay. Cứ tưởng đó chỉ là những nhân vật trong truyền thuyết, nhưng ngay từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Phong Châu đã tìm lại các địa danh, gặp lại nhiều nhân vật, và có bài viết cho rằng Tấm, Cám là những nhân vật có thật trong lịch sử.
Phát hiện chấn động: Tấm, Cám có thật ở Bắc Ninh?
Hình minh họa
Đền Tấm Cám bên chùa Dạm
Làng Thuận Quang ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chính là quê hương Tấm Cám. Ngay cạnh đường số 5, cách ga Phú Thụy chừng 300m còn một ngôi chùa gọi là chùa Bà, thờ “Bà Tấm, Bà Cám”.
Làng Thuận Quang mang tên cũ là Cổ Lỗi, thuộc huyện Gia Lâm. Vì Tấm là một người thuộc loại khác thường, làng Cổ Lỗi được nhà vua đổi thành Siêu Loại.

Tình báo Mỹ: Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo ở Biển Đông

08:50 AM - 10/02/2016 Thanh Niên Online

Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng phi pháp Trung Quốc xây trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam -
Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nhận định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông nhằm phục vụ tham vọng chủ quyền của nước này tại đây.

Chốn biệt giam, tử tù đón Tết như thế nào?


Đào Thanh Tuy | 

Chốn biệt giam, tử tù đón Tết như thế nào?
Phạm nhân chăm sóc vườn rau chuẩn bị Tết.

Tết, là quãng thời gian mọi người quây quần bên gia đình, người thân. Cô độc trong 4 bức tường lạnh lẽo, tử tù cũng có đón Tết theo cách riêng của mình.



LTS: Trong bốn bức tường của chốn biệt giam lạnh lẽo, nơi không có hoa mai cũng chẳng có hoa đào thì tử tù- những người đang đối diện với sự rình rập của thần chết nghênh xuân, đón Tết thế nào?
Những người không bao giờ sợ vấn nạn “thực phẩm bẩn”
Không có lịch nhưng các tử tù tính thời gian vô cùng chuẩn xác. Bởi thế, dù không được thông báo trước nhưng tử tù nào cũng biết rõ là khi nào thì Tết đến, xuân về.

Những con người của cuộc Ðổi mới vĩ đại

TP - Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh ba năm liên tục đi khảo sát thực tế ở mọi miền đất nước, đã có lúc rơi nước mắt trước đời sống khó khăn của người dân. Ðêm trước đổi mới, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã rất “phân vân về kinh tế hợp tác” và đã bỏ ngăn sông cấm chợ, ban hành chỉ thị 100…
Từ phải sang, Tổng Bí thư Lê Duẩn; Chủ tịch Hội đồng nhà nước (Chủ tịch nước) Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng.Từ phải sang, Tổng Bí thư Lê Duẩn; Chủ tịch Hội đồng nhà nước (Chủ tịch nước) Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng.
Ðêm trước đổi mới, Tổng Bí thư Trường Chinh đã chỉ đạo thay đổi căn bản đường lối đại hội VI… Ðêm trước đổi mới, có những tâm tư, trăn trở, những quyết định  khó khăn chưa từng có tiền lệ của các chính khách giữ trọng trách lớn với vận mệnh đất nước…
Ðêm trước đổi mới
Giữa năm 1978, Trung Quốc thông báo không bán bông cho chúng ta nữa. Chỉ còn Liên Xô thì sản lượng vải sẽ giảm đi một nửa. Tôi đến báo cáo với Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Chúng ta sẽ chỉ lo được cho dân hai năm một bộ quần áo...”.

Hãy thôi say sưa tự ca ngợi mình

Cập nhật : 01:00 | 10/02/2016

( Ảnh minh họa bài viết do blog P.V.Đ đưa )


 Không lấy gì làm lạ khi hội nhập diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột. 
Từ khi các “xa lộ thông tin” băng thông rộng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tuyến vận tải hàng không xuyên lục địa hình thành và liên kết với nhau ở mọi nơi trên thế giới, trái đất chúng ta bỗng biến thành một “ngôi làng” thực sự. Một trận động đất hay sóng thần ở Nhật Bản, một vụ xả súng giết người hàng loạt ở Paris nước Pháp cũng ngay lập tức khiến cả nhân loại bàng hoàng.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành quá trình rộng khắp, không thể  một ai với ý muốn chủ quan, duy ý chí có thể ngăn chặn được. Không lấy gì làm lạ khi quá trình này diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào quá trình này. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Thảm cảnh cá Hồ Tây sau trận pháo hoa Giao Thừa Bính Thân 2016 ???

Ảnh Phạm Viết Đào chụp chiều mồng 2 Tết ( 9/2/2016) dọc theo đường Trích Sài

Sách sử ghi chép về những lần rồng xuất hiện ở Trung Quốc

Posted By ETvn Video 03 On In Chuyện lạ | No Comments

Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền của Việt Nam và Trung Hoa, đã trở thành biểu tượng tâm linh mạnh đối với người của hai dân tộc này. Vậy rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Hoa đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của rồng, điều đó thật hấp dẫn để kiểm tra lại xem rồng có thực sự tồn tại hay không.
Phần tạp ký của “Ký sự về Huyện Nghĩa” từ triều đại nhà Thanh viết như sau: “Vào năm 1503 sau Công Nguyên (Triều Minh, năm Hồng Di thứ 16), 5 con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý (3 dặm) phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa.
(Ảnh: eth.qipaoxian.com)[1]
(Ảnh: eth.qipaoxian.com)
Mây kéo đến đầy trời và biển bắt đầu nổi sóng. Một vị Thần trong trang phục màu xanh lá cây từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay đi. Bấy giờ, một vị thần màu xanh lá cây khác hạ xuống, và những con rồng bò quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, các vị thần và năm con rồng đã bay đi mất.

Kỳ quan cột đá Cao Biền

PHAN THIÊN - TRẦN HÒA

(GDVN) - Cột đá hình rồng phượng nặng trên 50 tấn được đồn đoán là vật trấn yểm của Cao Biền trên đỉnh núi Dạm (Bắc Ninh) đã thu hút nhiều nhà khoa học.
Cột đá khổng lồ
Ông Lê Viết Nga – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh bật mí về một bảo vật quý hiếm mà ông và các nhà khoa học trên khắp cả nước đang đau đầu nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra một lời giải hợp lý nhất. Đó chính là cột đá khổng lồ ngự trị trên đỉnh núi Dạm, bên cạnh ngôi chùa Dạm cổ kính đất Kinh Bắc thuộc xã Nam Sơn (TP. Bắc Ninh).
Toàn cảnh cột đá Cao Biền. Ảnh: Văn Phan
Khi chúng tôi có mặt dưới chân núi Dạm đã thấy cột đá khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi. Càng tiến lại gần, mọi người càng kinh ngạc trước khối đá to lớn ước lượng trên 50 tấn mà người xưa không biết bằng cách nào, đã đưa lên núi Dạm thành công.

Trung quốc quyết tâm chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam - Phim tài liệu cực hay

Cú " penalty 11m" đầu xuân vào " khung thành" chế độ của Báo Lao Động

Con tàu quốc gia không chạy về phía hoàng hôn

 LÊ THANH PHONG
Việt Nam đang đứng ở đâu trên thế giới? Đó là câu hỏi đặt ra và phải có câu trả lời chính xác. Không cần phải dựa vào bảng xếp hạng của các tổ chức trên thế giới, chỉ cần bằng sự tự kiểm điểm trung thực và nghiêm khắc với chính mình, chúng ta sẽ biết rõ mình đang ở đâu.

Ảnh của Phuong Thanh Nguyen.













    Một Việt Nam phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả và là một quốc gia ổn định, là địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Nhưng còn phải xóa đói giảm nghèo có nghĩa là còn đói nghèo, ổn định nhưng chưa ổn định trong sự phồn vinh. Việt Nam chưa giàu mạnh vì Việt Nam là một quốc gia không sản xuất được sản phẩm đủ sức làm giàu.

    Sốc với dữ liệu dự đoán chính xác đại dịch toàn cầu, tâm dịch là Trung Quốc !

    Wednesday, June 3, 2015 18:34
    0
    Dù bạn tin hay không nguyên lỹ vũ trụ vẫn hoạt động , ác hữu ác báo là phép tắc vĩnh hằng
    Truyền thông chính quy mấy hôm nay đã chính thức đăng tin về đại dịch Ebola, và gần đây là căn bệnh lạ khiến người bị mắc chết trong vòng 24h, cùng bùng phát dịch Mers-CoV, Trung Quốc láng giềng Việt Nam cũng đã ghi nhân có ca nhiễm bệnh v..v..
    Công trình nghiên cứu tổng hợp dưới đây sẽ khiến bạn rất chấn động về nhiều điểm trùng hợp và đã được kiểm tra một cách minh xác. Nhiều điều tiết lộ dưới đây cũng thuộc nhiều bí mật trong những bí mật mà truyền thông che dấu. Chúng ta không còn nghi ngờ về một đại dịch toàn cầu sẽ xãy ra và làm sao để vượt qua, khi khoa học không thể giúp đỡ con người. 
    (Hình Internet) 
    Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu sâu về khoa học vũ trụ, Chu Dịch,Kinh Dịch, Sưu tầm các nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ, tài liệu của người tu luyện trên thế giới;  Các Kinh điển trong tôn giáo, cũng như vô số tiên tri, dự ngôn nổi tiếng và kiểm tra tính chân thật của lời tiên tri này. Có một kết luận rất đáng ngạc nhiên? Thấy một điểm chung lớn qua đa số cáclời tiên tri chính là sẽ có sự thanh lọc và đào thải các sinh mệnh trong thời gian sắp tới thông qua những đại nạn lớn như thiên tai, động đất, dịch bệnh lớn,…. và tiếp sau sự “tịnh hóa” đó con người sẽ tiến sang một chu kỳ mới.
    Cơ quan vũ trụ Nasa gần đây đã quan sát thấy sự trùng tổ biến đổi kinh ngạc trong hệ ngân hà, và nhiều bí ẩn đều che giấu.
    Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng “thiên nhân hợp nhất”, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, thời-không của thiên thể vũ trụ và thời-không của địa cầu là có quan hệ đối ứng. Hành vi của nhân loại có thể ảnh hưởng đến thiên tượng. Con người thuận theo trời mà hành xử, trời sẽ có điềm lành, báo hiệu nhân gian mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; trái lại trời hiển lộ điềm xấu, nhân gian sẽ có điềm báo khác thường cảnh báo về tai họa.

    Ông Võ Văn Thưởng: "Nhà nước nợ dân cái gì các đồng chí có dám công khai không?"

    Infonet  3 đăng lại 1 liên quan

    Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Thưởng đã đặt câu hỏi như vậy khi đề cập đến sự công bằng trong cách đối xử của chính quyền với doanh nghiệp. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến việc cải cách thủ tục hành chính tại TP.HCM.
    Phải công bằng với doanh nghiệp
    Ngày 30/12, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị: “Triển khai nghị quyết của Chính phủ và HĐND TP về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2016”. Sau khi nghe lãnh đạo các sở ngành báo cáo về tình hình năm 2015 và kế hoạch năm 2016 Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Thưởng đã có phần phát biểu chỉ đạo hội nghị.
    Ông Võ Văn Thưởng: "Nhà nước nợ dân cái gì các đồng chí có dám công khai không?"
    Ông Võ Văn Thưởng - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
    Đề cập đến môi trường đầu tư, ông Thưởng cho biết, năm 2014 lần đầu tiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP.HCM đã leo lên đứng thứ 4. Tuy nhiên trong đó có 3 điểm TP vẫn bị đánh giá dưới trung bình và có xu hướng giảm, đó là: Tính năng động trong điều hành của chính quyền; Chi phí tiếp cận thị trường cao; Chi phí phi chính thức.
    “Nhiều khi họp hành vì tế nhị chúng ta không nêu ra những chuyện cụ thể, ít phê bình nhau, ít chỉ ra chỗ nào tốt, chỗ nào chưa tốt để cùng rút kinh nghiệm, nên đi họp về ai cũng có cảm giác là mình tốt" – ông Thưởng nhìn nhận vấn đề.