Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Dòng Mekong đang hấp hối: Đến đập Cảnh Hồng thấy viễn cảnh đáng lo

08/04/2016 12:37 GMT+7

TTO - Sau khi Trung Quốc thông báo nước này thông qua đập thủy điện Cảnh Hồng xả lượng nước lên đến 2.190m3/s từ 15-3 đến 10-4 giúp chống hạn ở hạ lưu sông Mekong, PV Tuổi Trẻ tìm đường đến đập thủy điện này.
Dòng Mekong đang hấp hối: Đến đập Cảnh Hồng thấy viễn cảnh đáng lo
Nước từ cửa xả của đập thủy điện Cảnh Hồng đang chảy xuống hạ lưu sông Mekong, phía Trung Quốc gọi là sông Lan Thương (ảnh chụp chiều 6-4) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Cảnh Hồng là một trong sáu đập thủy điện thuộc tỉnh Vân Nam mà Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng. Các con đập này nằm chắn ngang thượng nguồn sông Mekong, bao gồm: Cảnh Hồng, Nọa Trát Độ, Đại Triều Sơn, Mạn Loan, Tiểu Loan và Công Quả Kiều.
Xả nước 2.300m3/s
Đập Cảnh Hồng cách trung tâm du lịch Cao Trang khoảng 10-15 phút đi xe. Trên đường đến con đập thủy điện này là một khu vực dân cư thưa thớt, hai bên đường luôn trong tình trạng bụi bặm vì các xe trọng tải lớn liên tục di chuyển.

Lưu Trọng Văn - Rất thanh thản được ư, thưa ngài nguyên thủ tướng?

Khoanh khac ong Nguyen Tan Dung tai buoi mien nhiem hinh anh 7
Phút trầm tư trước giờ bước vào phòng họp của ông Dũng. Ảnh Zing
Ngài ra về và tuyên bố:  Tôi rất thanh thản...được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu và được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, đang trên đà hội nhập, phát triển và sánh vai với bạn bè trên thế giới, tôi cảm thấy hạnh phúc.

Nhìn toàn cảnh đất nước hôm nay, sau 20 năm ngài cùng các đồng chí của ngài  kiên định lèo lái ra sao? 

Hòa bình? 

Chưa bao giờ Biển Đông của Tổ quốc trong cơn nguy kịch bị Trung Quốc xâm chiếm  như thế. Chưa bao giờ ngòi nổ chiến tranh trên biển đảo của Tổ quốc lại dễ bùng cháy như thế. Chưa bao giờ tính mạng và tài sản của những ngư dân của Tổ quốc khi ra khơi lại bị đe dọa như thế. 

Và trên đất nước này, chưa bao giờ mạng sống  của con người lại bấp bênh, mong manh, bị coi thường đến như thế, bởi : Muôn kẻ giết người công khai hoành hành khắp nơi khi bình thản kiếm miếng ăn, kiếm lợi từ thực phẩm bẩn, độc hại dẫn đến hàng năm hơn 200 ngàn người mắc án ung thư tử hình. Tai nạn giao thông mỗi năm hơn 30 ngàn người chết. Người dân ra đường luôn nớm nớp bởi cướp giật, chém giết và lừa đảo. Sự sợ hãi nơm nớp và lạnh lùng vô cảm lên ngôi.  Sự tử tế, tâm hồn thánh thiện trở thành xa xỉ.

Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất: Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Mỗi ngày họp Quốc hội chi phí 1 tỷ đồng

  • 743
Một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỷ đồng.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng 4/11, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đã “phê” các kỳ họp Quốc hội còn kéo dài, gây lãng phí thời gian và ngân sách. Ông cho rằng dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí chưa đề cập được trách nhiệm của Quốc hội về vấn đề này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận “đề nghị của đại biểu về rút ngắn thời gian họp của Quốc hội rất đúng” và phù hợp với Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội.
Kỳ họp Quốc hội lần này có thể rút ngắn từ 5-10 ngày
“Tôi đã tiếp cận với nhiều đại biểu Quốc hội và họ cho rằng Quốc hội còn nhiều vấn đề cần xem xét để có thể chống lãng phí”, ông Trần Quốc Tuấn nói. Đại biểu này nêu ví dụ, kỳ họp Quốc hội hằng năm “kéo dài hơn so với nội dung thực chất cần giải quyết”, đặc biệt là kỳ họp cuối năm.
“Điển hình như kỳ họp này, qua nghiên cứu nội dung cho thấy có thể thấy rút ngắn thời gian kỳ họp từ 5-10 ngày. Thay vì 41 ngày thì có thể rút còn trên dưới 30 ngày. Có như vậy, chúng ta vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước”, ông Tuấn nói.

Những tuyên thệ để đời của vua chúa Việt khi lên ngôi

CÙNG CHỦ ĐỀ

Thời xưa các vua khi lên ngôi không ai phải tuyên thệ nhưng họ thường ban chiếu hoặc lệnh thể hiện các đường lối chính trị mà mình sẽ áp dụng. Quan trọng hơn, đó là những hành động thiết thực cho dân chúng của họ sau khi lên ngôi.

vua chúa việt, tuyên thệ, quang trung, lê lợi, (Ảnh: Internet)
Lý Thánh Tông không muốn dân bị oan sai
Năm 1055, năm đầu tiên sau khi lên ngôi, vua Lý Thánh Tông đã ban những chiếu chỉ thể hiện đường lối cai trị nhân đức của mình, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xét án và các tội nhân. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: Mùa đông, tháng 10, rét lắm, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết ngay gian, mà ăn không no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm”.

Những vị vua Việt biết thẳng thắn nhận lỗi với dân

CÙNG CHỦ ĐỀ

Con người thường ngại nói về sai lầm của mình, địa vị càng cao lại càng “ngại”. Tuy nhiên trong sử Việt có nhiều vị vua đã thẳng thắn nhận lỗi với dân. Biết lỗi và dám nhận lỗi, như vậy mới thật sáng suốt.

vua việt, vua quang trung, nhận lỗi,
Vua Quang Trung. (Ảnh: Internet)
Quang Trung tự nhận sai
Vua Quang Trung là một vị vua lừng lẫy chiến công và cũng được khen ngợi là tài ba sáng suốt. Trên chiến trường, nhà vua quyết đoán và mưu lược đã đánh thắng nhiều lực lượng từ quân Xiêm, quân Nguyễn, quân Trịnh đến quân Thanh. Trong việc trị nước, vua cũng thể hiện là người nhìn xa trông rộng với việc cải cách giáo dục và trọng dụng hiền tài. Giữa rất nhiều câu chuyện nói về tài năng lỗi lạc của ngài, có một câu chuyện rất lý thú cho thấy nhà vua rất cầu thị. Đó là việc ứng xử trước lá đơn “kiện” của dân làng Văn Chương ở Thăng Long.

Dự án thành đống sắt gỉ vẫn xin thêm nghìn tỷ trả nhà thầu Trung Quốc

Ngay khi mọi ưu đãi xin thêm đều được duyệt - tương ứng 1.159 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế dự án vẫn rất mù mờ.
Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng về việc xin hàng loạt ưu đãi của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) - chủ đầu tư dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Dự án này đã dừng hoạt động từ năm 2012 đến nay vẫn chưa thể hoạt động lại do nhà thầu - Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) đang đòi bồi thường và chi phí thiết bị trả thêm 1.200 tỷ đồng. Năm 2012 khi dự án gặp khó khăn về tài chính, MCC đã rút về nước và đem theo hơn 90% tiền thanh toán phần thiết bị mà chưa bàn giao các hạng mục quan trọng cho nhà đầu tư.
du-an-thanh-dong-sat-gi-van-xin-them-nghin-ty-tra-nha-thau-trung-quoc
Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 hoang tàn vì bị phơi nắng 4 năm. Ảnh: HD
SCIC cho biết, TISCO đã đạt được mục tiêu thuyết phục MCC cùng tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc của dự án, đồng thời tỏ thiện chí quyết tâm triển khai hoàn thành dự án. Tuy nhiên, phía nhà thầu Trung Quốc đang đòi bồi thường 57 triệu USD, trong đó có nhiều chi phí bồi thường, chi phí dịch vụ sau bán hàng, chi phí bàn giao, bảo quản, sửa chữa hiện trường, mua lại thiết bị… Đáng chú ý là khoản phí trả cho nhà thầu lắp đặt thiết bị chính lên tới 38,6 triệu USD.

'Tấm áo vá' trị giá gần 1,5 tỉ USD mang tên Nội Bài – Lào Cai

Đăng lúc: 06/04/2016 19:30
   Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến gần 1,5 tỉ USD nhưng sau 1 năm 5 tháng khánh thành, con đường này đang trở thành “tấm áo vá của chị Dậu” những năm đầu thế kỷ XX.
Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỉ USD, dài 245km đi qua năm tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Sau 5 năm triển khai, ngày 21.9.2014, tuyến đường đã chính thức được đưa vào khai thác sử dụng.
Ở cả hai chiều, tình trạng xuống cấp đều xảy ra.
Đáng nói là chỉ sau ít ngày khánh thành, tuyến đường này đã xuất hiện các vết gãy, nứt, lún sụt. Trong suốt hơn một năm qua, tuyến đường này liên tiếp xảy ra tình trạng hằn lún mặt đường, sạt lở ta luy…
Mặt đường nham nhở những dấu vết của việc sửa chữa chống chế của chủ đầu tư cũng như các nhà thầu.

Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh!

Tác giả: Theo Letu.life | Dịch giả: Minh Nữ

Ảnh: Letu.life

14418614493701
Con đường nhân sinh không thể mãi mãi bằng phẳng, trên con đường ấy rất có thể bạn sẽ gặp phải những hoàn cảnh trớ trêu không biết phải làm sao, thậm chí đưa bạn đến bước đường cùng của cuộc sống.

Bí ẩn bên trong lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn

CÙNG CHỦ ĐỀ

Dù đã cố gắng khai quật để giải mã những bí ẩn bên trong ngôi mộ của vị vua vĩ đại nhất triều Nguyên, người ta vẫn phải bỏ cuộc vì quá nhiều chuyện thần bí xảy ra.

Thành Cát Tư Hãn, lăng mộ, Bài chọn lọc,
Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn (Thiết Mộc Chân) là nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, người đưa Mông Cổ từ một bộ lạc sống trên thảo nguyên trở thành một vương triều hùng mạnh – Triều Nguyên. Vì vậy, cuộc đời và những thứ liên quan đến Thành Cát Tư Hãn cũng được dư luận quan tâm khá nhiều, trong đó có lăng mộ của ông.
Khác với nhiều triều đại, chế độ mai táng của Triều Nguyên luôn đặt sự bí mật lên hàng đầu. Do đó, tất cả các lăng tẩm của hoàng đế đều được thống nhất: “Không đánh dấu, không ghi chép, không công bố phương thức an táng. Vì thế, đến nay không ai biết mộ thật sự của ông ở đâu và bên trong đó chứa bí ẩn gì”.

Trung Quốc đặt lời chế bài Đông Phương Hồng để bôi ông Tập Cận Bình


Liu Yunshan (top), a member of the Standing Committee of the Political Bureau of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, walks past Chinese president Xi Jinping as they arrive at the opening session of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC) at the Great Hall of the People in Beijing on March 3, 2014. (WANG ZHAO/AFP/Getty Images)
Lưu Vân Sơn (phía sau), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đi phía sau chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tham dự phiên khai mạc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 3 năm 2014. (Nguồn: Wang Zhao/ AFP / Getty Images)


Ở Trung Quốc, có một từ lóng phổ biến trên Internet là “bôi nhọ cao cấp”, mô tả một thủ đoạn dùng lời khen để bóng gió làm mất uy tín người khác. Trong thời gian diễn ra Hai Phiên Họp (các phiên họp chính trị hàng năm của chế độ cộng sản Trung Quốc) gần đây, cụm từ này thường xuyên được nhắc đến để chỉ cái cách mà cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm mất thể diện của lãnh đạo Đảng – ông Tập Cận Bình – một cách bất thường.