- 07:13 05/11/2013
- 743
Một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỷ đồng.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng 4/11, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đã “phê” các kỳ họp Quốc hội còn kéo dài, gây lãng phí thời gian và ngân sách. Ông cho rằng dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí chưa đề cập được trách nhiệm của Quốc hội về vấn đề này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận “đề nghị của đại biểu về rút ngắn thời gian họp của Quốc hội rất đúng” và phù hợp với Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội.
Kỳ họp Quốc hội lần này có thể rút ngắn từ 5-10 ngày
“Tôi đã tiếp cận với nhiều đại biểu Quốc hội và họ cho rằng Quốc hội còn nhiều vấn đề cần xem xét để có thể chống lãng phí”, ông Trần Quốc Tuấn nói. Đại biểu này nêu ví dụ, kỳ họp Quốc hội hằng năm “kéo dài hơn so với nội dung thực chất cần giải quyết”, đặc biệt là kỳ họp cuối năm.
“Điển hình như kỳ họp này, qua nghiên cứu nội dung cho thấy có thể thấy rút ngắn thời gian kỳ họp từ 5-10 ngày. Thay vì 41 ngày thì có thể rút còn trên dưới 30 ngày. Có như vậy, chúng ta vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước”, ông Tuấn nói.
Theo đại biểu này, trước mỗi kỳ họp, Quốc hội nên phát huy quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu. Như với các dự án luật được nêu hoặc các vấn đề không quan trọng lắm thì có thể giao quyền mạnh hơn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bàn giữa các kỳ họp Quốc hội, hoặc nâng cao quyền của đại biểu chuyên trách địa phương.
“Các kỳ họp Quốc hội chỉ nên thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, hoặc những vấn đề cực kỳ quan trọng, có tầm ảnh hưởng quốc gia. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian tại mỗi kỳ họp”, ông đề xuất
2 triệu đồng cho mỗi phút họp Quốc hội tại hội trường
Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỷ đồng. Theo đại biểu Tuấn, đây là số tiền không phải lớn nếu các cuộc thảo luận đi đến quyết định xử lý những vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, cho quốc gia.
“Song số tiền này lại là rất lớn nếu phiên họp Quốc hội không giải quyết được vấn đề đó”, ông nhận định. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội đang giữ trọng trách tại các tỉnh, thành phố và cuối năm thường phải giải quyết vấn đề quan trọng.
“Khi tham gia các kỳ họp kéo dài như thế này, họ sẽ bị kẹt với công việc ở nhà và nếu ở lại dự họp thì công việc bị đình trệ, còn đi đi, về về về thì tốn tiền xe đưa-đón”, đại biểu Tuấn cho hay. Ông mong Quốc hội đưa ra giải pháp để rút ngắn thời gian mỗi kỳ họp nhằm mang lại “chất lượng và hiệu quả cao hơn”.
Ông Tuấn cũng phê phán các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề liên quan đến Quốc hội rất lãng phí. “Thực chất, có những hội thảo nội dung không phù hợp với nhu cầu của đại biểu, nhưng đại biểu tốn thời gian, chi phí đi tham dự. Với thực tế như vậy, nguy cơ gây lãng phí đã diễn ra. Liệu trách nhiệm của ai, có phải của Quốc hội không? Liệu Quốc hội có phải là đối tượng cần được điều chỉnh của Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí hay không?”, ông đặt câu hỏi.
Đề xuất rút ngắn thời gian họp Quốc hội “là đúng”
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận “đề nghị của đại biểu về rút ngắn thời gian họp của Quốc hội rất đúng” và phù hợp với Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, việc họp bao nhiêu ngày đều căn cứ vào nội dung làm việc của từng kỳ họp Quốc hội và đều trình ra xin ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Bà Kim Ngân khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo “nghiên cứu và rà soát kỹ lưỡng xem nội dung của kỳ họp này đã sát chưa và có thể rút ngắn ở nội dung nào để có thể chỉnh sửa ở các kỳ họp sau”.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là việc làm thường xuyên của mỗi ngành, mỗi cấp, chứ không phải của cơ quan nào. Bà cho biết, Văn phòng Quốc hội có nằm trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hoạt động của Quốc hội không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của luật.
Theo Lao Động
BÌNH LUẬN
tối thiểu 10 chữtiếng Việt có dấukhông chứa liên kết
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
14:32 01/11/2013 79
07:30 01/11/2013 32
21:53 01/11/2013 13
Tin nổi bật
17:53 07/04/2016 6
14:41 07/04/2016 4 62
17:15 07/04/2016 1278
TIN TỨC MỚI NHẤT THỜI SỰ
18:07 07/04/2016 56
17:24 07/04/2016
15:26 07/04/2016 6
17:22 07/04/2016 67
14:58 07/04/2016 2 1452
15:53 07/04/2016 9
6 trọng tâm ưu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- 17:53 07/04/2016
- 9
Trả lời báo chí sau khi tuyên thệ nhậm chức sáng 7/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 6 ưu tiên mà Chính phủ, Thủ tướng tập trung chỉ đạo, điều hành.
- Trước hết, xin trân trọng chúc mừng ông vừa được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xin ông cho biết cảm nghĩ lúc này của mình?
- Tôi nhận thức sâu sắc rằng, đây là vinh dự đồng thời là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và người dân đã giao phó.
Tôi sẽ cùng các thành viên Chính phủ nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; xây dựng Chính phủ trong sạch vững mạnh, đoàn kết nhất trí, hành động quyết liệt, năng động sáng tạo, hiệu lực hiệu quả; hết lòng hết sức phục vụ phục vụ Nhân dân.
Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Hoàng Hà. |
- Thời gian qua, người dân, cử tri cả nước rất ấn tượng với những chỉ đạo kịp thời quyết liệt, sát sao của Thủ tướng trước nhiều vấn đề "nóng" của đất nước. Thời gian tới, trên cương vị Thủ tướng , xin ông cho biết những ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành?
- Thời gian tới, Thủ tướng cùng tập thể Chính phủ sẽ ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; phát huy dân chủ, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Một số trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo điều hành là:
1. Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Tập trung cải cách hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích khởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo, trọng dụng nhân tài, huy động mọi nguồn lực cho phát triển.
3. Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong hệ thống hành chính Nhà nước và trong toàn xã hội;
4. Quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí;
5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
6. Chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm an ninh an toàn cho người dân. Trước mắt tập trung ổn định cuộc sống của người dân vùng bị thiên tai, hạn hán, nhiễm mặn, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trên cương vị mới, ông có phát biểu gì với đồng bào, cử tri cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế?
- Những thành tựu to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà chúng ta đạt được trong những năm qua là nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và kiều bào ta ở nước ngoài.
Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chính phủ trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế và bạn bè trên thế giới.
Nguyễn Hưng - Công Khanh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấnNguyễn Xuân Phúc
BÌNH LUẬN
Có thể bạn quan tâm
09:32 07/04/2016 5 8
15:26 07/04/2016 6
10:21 07/04/2016 1 100
Tin nổi bật
13:38 07/04/2016 1 19
17:53 07/04/2016 6
17:15 07/04/2016 1278
- XEM NHIỀU
- CHIA SẺ
- BÌNH LUẬN
- 18:40 06/04/2016 46 130514:46 06/04/2016 12 393608:05 06/04/2016 19 512308:38 07/04/2016 26 622014:37 06/04/2016 26 6128
TIN TỨC MỚI NHẤT THỜI SỰ
14:59 07/04/2016 9 300
19:35 07/04/2016
17:22 07/04/2016 67
17:24 07/04/2016
15:26 07/04/2016 6
15:53 07/04/2016 9