Sưu tầm của Hai Xe Ôm.
Hiện tượng hy hữu của nhà thơ-BT Trần Tuấn Anh:
Làm thơ thì không ai biết; làm chính trị thì " bất thình lình" như trong bụi chui ra...
Hiện tượng hy hữu của nhà thơ-BT Trần Tuấn Anh:
Làm thơ thì không ai biết; làm chính trị thì " bất thình lình" như trong bụi chui ra...
Trong lịch sử suốt
hơn 70 năm thành lập chính phủ, có 4 hội
viên Hội Nhà văn VN đã lọt vào được danh sách nội các chính phủ, đó là 4 nhà
thơ Tố Hữu, Xuân Thủy, Nguyễn Khoa Điềm và nhiệm kỳ này là nhà thơ Trần Tuấn
Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương...
Điều đáng lưu ý: cả 4
vị là thành viên Chính phủ đều xuất thân là hội viên hội nhà văn VN mảng thơ...
1. Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920
Tố
Hữu có câu thơ được nhiều người đọc nhắc, họa lại:
Tròn năm 50 tuổi: Đảng và thơ
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ…
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ…
-Tố Hữu: 1981: Phó Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là
Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
2. Nhà thơ Xuân
Thủy sinh năm 1912
Với bài thơ nhiều người đọc biết:
Này này đế quốc biết hay chăng?
Ngươi đã già nua ta trẻ măng
Trái đất ngươi ôm, ôm
chẳng nổi
Trời kia ta với cả cung
trăng!
Ngoài
chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) [3] và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris…
3. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điền sinh năm 1943
Nguyễn Khoa Điềm có 2 bài thơ nói về nhân dân
trong 2 giai đoạn được nhiều người đọc hay nhắc tới: dó là những câu thơ nói về
những “tình huống lừa…nhau” trong thời
tao loạn:
Người dạy ta nghèo ăn
cháo rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích…
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích…
(Đất nước…)
Giai đoạn ông thôi chức Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa về nghỉ hưu tại Huế:
Nhân dân
Cúi
mình trên đồng lúa
Lao
lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn
mình trong các cuộc xuống đường
Cặm
cụi với sách vở
Họ
là nhân dân thứ thiệt
Nhưng
trên diễn đàn cao nhất nước
Có
người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để
hưởng luật biểu tình!
Tôi
nghĩ mãi
Ai
đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao
lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự
sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà
chính là sự can đảm
Đi
tới dân chủ.
Tháng
11/2011
Tháng 11 năm 1996, Nguyễn Khoa Điềm làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa
- Thông tin…
4. Nhà thơ Trần Tuấn Anh sinh năm 1964
Ông Trần Tuấn Anh được kết nạp
vào Hội Nhà văn VN năm 2014 chuyên mảng thơ; xem tên nhà thơ này: Kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014
Thơ của nhà thơ Trần Tuấn Anh không rõ được đăng và xuất bản
tại đâu, ít người biết…
Sau đây là tiểu sử của
nhà thơ-Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh:
Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh:
Họ
và tên: Trần Tuấn Anh
Ngày sinh: 1964
Quê quán: Quảng Ngãi
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII
Tháng 7/2008, Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định phê chuẩn ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành
phố, giữ chức Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2004-2009.
Tháng 8/2010, Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định điều đồng, bổ nhiệm ông Trần Tuấn Anh giữ chức Thứ trưởng Bộ Công
thương.
Tháng 3/2015, ông Trần Tuấn Anh được bổ
nhiệm làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
9/4/2016: tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội
Khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công thương.”
( Báo
Giao thông: http://www.baogiaothong.vn/tieu-su-bo-truong-bo-cong-thuong-tran-tuan-anh-d145334.html )
Mấy
điều đáng lưu ý về tiểu sử của nhà thơ-BT Bộ Công thương Trần Tuấn Anh:
-Ông Trần Tuấn Anh sinh năm 1964; từ năm 1964 đến năm 2008, không thấy tiểu
sử nêu ông Trần Tuấn Anh học trường nào, làm gì, ở đâu?
Chỉ từ tháng 7/2008, năm ông Trần Tuấn Anh tròn 44 tuổi mới thấy ông có
hoạt động, còn 44 năm trước đó chắc ông… “bất động” hay hoạt động gì đó không
đáng đưa vào tiểu sử ?
Hay đây là giai đoạn ông đầu tư cho sự nghiệp văn học, "bí mật" làm thơ để được kết nạp vào Hội nhà văn VN ???
Con đường quan lộ của nhà thơ Trần Tuấn Anh làm cho nhiều nhà thơ Việt Nam thấy cái
nghề làm thơ ở xứ ta không đến nỗi…hẻo ?!
H.X.Ô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét