Kỳ 2: TỪ LỆCH CHUẨN
NỀN TẢNG PHÁP LÝ DẪN TỚI SỰ LỆCH CHUẨN QUAN HỆ QUẢN LÝ…
Phạm
Viết Đào.
BlognvPhamVietDao
Bài liên quan:
Bài liên quan:
Những hệ lụy phía sau sự “an bài chính trị” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…( kỳ 1):
Kỳ 1: Nguyên nhân sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng ?
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có đoạn kể về Tào Tháo:”Tào Tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có, thuở nhỏ thích chơi bời phóng túng, thích săn bắn, ít chịu học hành và tỏ ra tinh ranh. Người chú ruột thấy Tào Tháo như vậy thường mách với Tào Tung về các việc làm của cháu. Tào Tháo biết vậy nghĩ cách, một lần giả bị trúng gió ngã lăn ra. Người chú chạy đi gọi Tào Tung, nhưng khi thấy cha đến thì Tào Tháo lại tươi tỉnh như bình thường. Tào Tung hỏi nguyên do, Tào Tháo nói rằng:Vì chú không thích con nên bày đặt điều xấu thôi…Từ đó Tào Tung không tin lời người chú mách tội của Tào Tháo nữa…”
Câu chuyện
quan hệ “ quản lý “ giữa Tào Tháo, Tào Tung và chú ruột…trong
Tam Quốc diễn nghĩa nó gần giống với cái quan hệ giữa Thủ tướng, với lãnh đạo
Tập đoàn Vinashin và các bộ quản lý chuyên ngành vừa qua…Trong câu chuyện này,
Tào Tháo giống với tư thế của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin; Tào Tung là Thủ tướng
còn các Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải,
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước… thì giống với “ông chú” của
Tào Tháo thời Tam Quốc…
Tất các các
việc làm của Tập đoàn Vinashin giống y chang các hành động tinh ma của Tào Tháo
thời Tam Quốc: Việc lập ra các dự án ma, xin Thủ tướng mua tàu mới nhưng lại đi
mua tàu cũ; đầu tư dàn trải vào những dự án khó có khả năng thu hồi vốn, kinh
doanh ngoài luồng; thực chất lỗ, mất vốn nhưng lại khai là lãi, bảo tồn được
vốn…Ông bố Tào Tung ( Thủ tướng) vì là thân tình, vì thương con, con mình
đẻ ra do liên kết máu mủ ruột rà nên tất yếu tin con mình hơn là tin lời “ông
chú” thiện ý, muốn giáo dục cháu theo đúng nề nếp, gia phong.
Mới đây,
Vietnamnet có tổ chức đối thoại trực tuyến với CEO Đặng Thành Tâm; xin trích
một đoạn đối thoại dưới đây:
Nhà báo
Lê Vũ Phong: Nói chuyện về kinh doanh, anh đảm nhiệm rất nhiều vị
trí ở rất công ty, còn tư vấn nữa thì anh chia sẻ thời gian ở rất nhiều vị trí
ấy như thế nào?
Ông Đặng
Thành Tâm: Tôi cũng nói thật đó là vấn đề chia sẻ thời gian thôi.
Tôi ví dụ
ông chủ tịch Toyota, doanh số của ông ấy 180 tỷ USD, gần gấp đôi GDP của VN,
sao người ta không bảo là anh làm lắm thế? Nhưng đâu có phải, làm việc thì nó
có hệ thống và mình đi vào hệ thống.
Trong đây
cũng có người hỏi tôi có hai câu: Anh quản trị công ty như thế nào? Anh kiểm
soát công ty như thế nào?
Tôi bảo là
mỗi người thì có một cách quản trị, tôi thì tôi Management by Objective, có
nghĩa là tôi quản trị theo mục tiêu. Đối với tôi, giám đốc hay ai nhận nhiệm vụ
đó tự đề xuất chứ tôi không giao việc vì về sau mà không làm được thì người ta
lại bảo anh giao khó quá.
Thế là tự
anh xây dựng mục tiêu cho anh, nếu thấp quá thì tôi chê bai. Bao giờ người ta
cũng khôn, để mục tiêu thấp thôi để vượt kế hoạch vì vượt kế hoạch thì thưởng.
Nhưng mà như thế thì lợi nhuận không cao được. Mình phải động viên người ta
nâng mục tiêu lên.
Thế nếu là
tôi thì tôi sẽ đưa ra một số tiêu chí là tổng công ty có thể hỗ trợ cái
gì, còn mặc quí vị muốn làm thế nào thì làm, miễn sao đạt được chỉ tiêu. Đó là
quản trị theo mục tiêu.
Về quản lý,
tôi chỉ quản lý đầu và đuôi thôi. Quản lý đầu vào có nghĩa là mình phải xem xét
cái kế hoạch, quản lý đuôi là kết quả kết hoạch đó. Thỉnh thoảng mình mới kiểm
soát người ta, gọi là kiểm soát nội bộ để xem trong cái mắt xích dây chuyền thì
anh em làm có tốt hay không.
Nhưng mà
thỉnh thoảng thôi để anh em người ta còn làm, chứ suốt ngày mò mò xem người ta
làm gì là người ta khó chịu, không làm được đâu. Thứ hai là những người giỏi
thường có cá tính, nếu anh mà cứ suốt ngày săm soi là người ta cũng không làm
được.
Chúng tôi
hay tổ chức các sinh hoạt cộng đồng. Khi đó mọi người giao lưu, kể chuyện một
cách tự nguyện mà, người ta chia sẻ cả những cái vướng mắc. Tưởng rằng thế thôi
mà đến tai chưa hết, tại vì dở thì người ta thường không nói. Kiểm tra cấp cao
là phải rất khôn khéo chứ không phải là cho gián điệp đi theo.
Mình làm
việc thế nào để họ cảm thấy mình thực sự tin tưởng họ thì họ mới cống hiến.
Nhưng như không có nghĩa là không có hệ thống kiểm tra. Không có hệ thống kiểm
tra thì bao giờ cũng phát sinh các vấn đề.”
Qua đoạn
đối thoại trên cho thấy: nội dung về công việc mà CEO Đặng Thành Tâm tiến hành
rất giống các quy định tại Điều 9 và Điều 11 của NĐ101; cùng có nội dung công
việc quản lý, quản trị công việc đầu tư kinh doanh như nhau; chức trách giống
nhau thế nhưng ông Đặng Thành Tâm lại thành công trong khi đó thì ông Nguyễn
Tấn Dũng với chức trách Thủ tướng lại không làm ra kết quả, thất bại ? Không thể
nói ông Đặng Thành Tâm tài hơn ông Nguyễn Tấn Dũng ! Không thể kết luận bộ máy
quản trị của ông Đặng Thành Tâm tài hơn, chất lượng hơn đội ngũ cán bộ Vinashin
do Thủ tướng bổ nhiệm…
Có điều nếu
xem xét cụ thể, CEO Đặng Thành Tâm có các thao tác quản lý còn lỏng và mở hơn
các quy định tại Điều 9 và Điều 11 của NĐ101 nhưng lại thành công và phát
triển; còn Vinashin do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành lập thì lụn bại, thất
thoát vốn. Vì sao ?
Vấn đề là
do xuất phát từ cái cơ chế. Cơ chế vận hành do ông Đặng Thành Tâm tổ chức ra là
cơ chế quản trị của một doanh nghiệp và ông được toàn quyền điều hành, nghĩa
là: Đặng Thành Tâm, một doanh nhân được phép kinh doanh, làm những điều mà pháp
luật không cấm. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng, là quan chức trong bộ máy
hành chính nhà nước lại đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của tổ
chức Đảng nên ông chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép; điều lệ Đảng
ấn định …Đó là cái sái thứ nhất khi xem xét về vai trò, chức năng nhà quản lý
của 2 ông Đặng Thành Tâm và Nguyễn Tấn Dũng…
Điều thứ 2
nếu xem xét về cơ chế lợi ích: Nếu Thủ tướng thành công, cả nước được; còn nếu
thua lỗ cả nước chịu; điều này khác với cơ chế phân chia lợi ích của CEO Đặng
Thành Tâm. Chính từ cái trục xoay phân chia lợi ich này mà dẫn tới các hệ quả,
hệ lụy như thực tế đã diễn ra. Cơ chế của Ceo Đặng Thành Tâm lỏng mà được việc;
Còn cơ chế do Nghị định 101 tạo ra tưởng chặt mà lại thành sơ hở.
Về bản
chất, khi ban hành NĐ 101, Thủ tướng đã nhập vai nhà doanh nghiệp, người đại
diện chủ sở hữu cao nhất “ Thái thượng hoàng” của các Chủ tịch
Hội đồng quản trị các Tập đoàn kinh tế trong đó có Vinashin. Việc nhập vai mới
này đã đẩy ông vào cái thế nhập nhèm về chức năng, quyền hạn theo quy định của
luật pháp hiện hành; việc nhập vai này đã đẩy Thủ tướng vào cái vị trí, cái cơ
chế vừa đá bóng, vừa thổi còi là một xu thế lỗi thời, thế giới đang tìm cách xa
lánh, bởi nó tạo ra mộ sản phẩm quản lý “dở ông dở thằng”…
Ông cha
từng đúc kết: gần chùa gọi bút bằng anh; do sự nhập nhèm vè danh
phận này dẫn tới sự hủ bại quan hệ. Chính Khổng Tử có lần khuyên học trò ( đại
ý ): muốn làm được cái gì cho ra hồn trước hết con người ta phải có chính danh;
về nguyên tắc: chức phận của quản lý nhà nước phải là chức năng cầm cân nảy
mực; muốn nảy mực đúng đường ngay mực thẳng thì nhà quản lý lúc nào cũng phải
mặt sắt đen sì; còn “ lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình” thì có
ngày chết đứng như Từ Hải là phải lắm…
Ai vào thăm
Đại nội Huế, tại sân điện thờ chính có 2 thế lực, 2 linh vật được tạc tượng
bằng đồng để thờ: Con Nghê và Con Phượng: Con phượng thì múa, con nghê
thì chầu…Tại sao lại sinh ra cơ chế: Phượng múa-Nghê chầu ngay
ở nơi vua trị nhậm ?
Nếu ta ví
Con Phượng là các nhà doanh nghiệp, các tập đoàn 90-91 thì Con Nghê là linh vật
phụ trách khâu quản lý nhà nước, là con giám sát giống như chức năng của Chính
phủ, của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…Sở dĩ người ta phải dùng Con Nghê vì loại
linh vật này chỉ ăn sương, nó hưởng linh khí của trời đất chứ không thuộc loài
phàm ăn, tục uống, bạ gì ăn nấy như các sinh vật phàm trần khác…
Cái cơ chế
quản lý sinh ra theo Nghị định 101 đã tạo điều kiện cho Con Nghê lý ra chỉ ăn
sương và hưởng linh khí của trời đất để giam sát cái chức năng múa của Con
Phượng; thế nhưng do cơ chế xô, Nghê ta cũng nhảy vào sân chầu múa may với Phượng:
nhận lại quả phong bì, khoác vai bá cổ với loài Phượng thì còn giám quản cái
nỗi gì ?! Phượng đã là “ phàm phu “ rồi mà Nghê cũng thành tục tử, thành phường
giá áo túi cơm thì còn gì là giám quản?
Đến đây,
xin nhắc lại câu nói của CEO Đặng Thành Tâm trong bài đối thoại với Vietnamnet
:”Con mèo mà quí vị bỏ cục mỡ ngay miệng mà nó không ăn thì không phải là
con mèo. Con người có cả cái xấu cái tốt. Anh đưa 1 cái lợi ích trước mặt
người ta rồi người ta vi phạm anh bảo người ta xấu nhưng không phải, đó là
tại anh thôi. Nếu anh kiểm tra giám sát tốt thì anh sẽ giữ được cán bộ của anh.
Cán bộ nhà nước cũng thế thôi, không kiểm tra giám sát thì dễ thất thoát…”
Đấy, cái cơ
chế do Nghị định 101 tạo dựng ra là cơ chế Mỡ để miệng mèo; Cơ chế này đã phàm
tục hóa Nghê-Chính phủ-Thủ tướng…
Vua muốn
yên ổn trị vì trên ngai vàng trong sân Đại nội phải tạo vị trí, chỗ đứng cho
nhà ông Nghê-và nhà chị Phượng; phải tạo điều kiện cho các anh chị này làm tốt
chức năng, phận sự; khi 2 vị này thông đồng với nhau, ngoặc ngoẹo với nhau,
chia chác với nhau thì loạn là điều khó tránh.
Một ví dụ
nhỏ, ông Đặng Thành Tâm, có thể ứng xử trong vấn đề nhân sự:” Thế còn
tuyển nhân sự thì tôi không cử người vào. Trong cả cái tập đoàn đầu tư Sài Gòn,
họ hàng tôi không nhận vào. Tôi không muốn rằng cái hệ thống nó bị lệch lạc,
người ta hiểu sai đi. Tôi mà cử người vào thì sau này cái đơn vị không thành
công họ bảo tại người của anh chứ em có bảo được đâu thì thành ra lỗi của
mình.”
Ông Nguyễn
Tấn Dũng lại không thể làm như ông Đặng Thành Tâm vì vướng cơ chế và quan hệ
cấp trên, cấp dưới, người trước, người sau, đồng hương, đồng khói… Điều này đã
bộc lộ trong phiên chất vấn tại diễn đàn Quốc hội vừa qua khi một đại biểu Quốc
hội chất vấn: Tại sao lại bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình vừa Chủ tịch Hội đồng
quản trị lại kiêm Tổng Giám đốc Vinashin, một việc làm trái với Luật Doanh
nghiệp? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải thích: Ông Phạm Thanh Bình được bổ
nhiệm 2 chức trách này từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông là người kế nhiệm
nếu thay thấy có phần nể nang; mặt khác đã cho tìm người thay mà chưa tìm được
? Đấy cái tổ con chuồn chuồn ở chỗ đấy? Chưa kể có ý kiến còn cho rằng ông Phạm
Thanh Bình còn là đồng hương với ông Nguyễn Tấn Dũng?
Như vậy, từ
cái sấy nẩy cái ung; từ sự bất cập, nhập nhèm về cơ chế, sở pháp lý; chức trách
nhiệm vụ lại không được chuẩn tắc theo quy định pháp luật hiện hành; Tâm lý “
gần chùa gọi bụt bằng anh “, nhờn luật pháp đều là con đẻ của mô hình quản trị
theo NĐ101. Có thủ trưởng nào xuất 20.000 đ cho nhân viên ra cửa hàng mua ram
giấy, nhưng nhân viên lại đen tiền đó đi uống bia được không? Thế mà Thủ tướng
giao cho Vinashin mua tàu mới, nhưng lại đia mua tàu cũ lại dễ hơn nhân viên
hành chính đia mua một ram giấy ?
Chính chúng
là thủ phạm xô đẩy Vinashin đến sự sối loạn, bục vỡ, suy sụp giống với như một
ngôi nhà không được thiết kế theo đúng chuẩn tắc pháp lý về kiến trúc, xây
dựng.
Do không
theo chuẩn tắc nên đáng lẽ các kết cấu nương tựa vào nhau, tôn nhau lên, thì
lại xô nhau, cấu xe, chụp giật nhau làm biến dạng, méo mó kết cấu dẫn tới bục
vỡ, suy sụp…Hiện nay về bản chất Vinashin đã phá sản, mất khả năng thanh toán
đứng về góc độ kinh tế doanh nghiệp. Có điều phải tái cơ cấu, phải nâng nó dậy
là vì ý chữa cháy cho nghĩa chính trị xã hội nhiều hơn lợi ích kinh tế theo
đúng nghĩa của ngôn ngữ thị trường…
P.V.Đ
https://doithoaionline.wordpress.com/2011/01/06/mo-hinh-cac-t%E1%BA%ADp-doan-kinh-t%E1%BA%BF-thanh-l%E1%BA%ADp-theo-ngh%E1%BB%8B-d%E1%BB%8Bnh-1012009nd-cp/
( Còn nữa... )
( Còn nữa... )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét