Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Trung Quốc đặt lời chế bài Đông Phương Hồng để bôi ông Tập Cận Bình


Liu Yunshan (top), a member of the Standing Committee of the Political Bureau of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, walks past Chinese president Xi Jinping as they arrive at the opening session of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC) at the Great Hall of the People in Beijing on March 3, 2014. (WANG ZHAO/AFP/Getty Images)
Lưu Vân Sơn (phía sau), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đi phía sau chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tham dự phiên khai mạc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 3 năm 2014. (Nguồn: Wang Zhao/ AFP / Getty Images)


Ở Trung Quốc, có một từ lóng phổ biến trên Internet là “bôi nhọ cao cấp”, mô tả một thủ đoạn dùng lời khen để bóng gió làm mất uy tín người khác. Trong thời gian diễn ra Hai Phiên Họp (các phiên họp chính trị hàng năm của chế độ cộng sản Trung Quốc) gần đây, cụm từ này thường xuyên được nhắc đến để chỉ cái cách mà cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm mất thể diện của lãnh đạo Đảng – ông Tập Cận Bình – một cách bất thường.

Vào đầu tháng ba, một bài hát có tên “Phía Đông lại đỏ”, được chuyển thể từ bài hát “đỏ” của chế độ Trung Cộng là “Phía Đông màu đỏ”, đã xuất hiện trên mạng Internet của Trung Quốc đại lục. Bài hát gốc từng được sử dụng để ca tụng Mao Trạch Đông nhiều năm về trước.

Bài hát “Phía Đông lại đỏ” có giai điệu giống như bản gốc. Chỉ có một chút thay đổi ở lời bài hát, như từ “Mao Trạch Đông” đã được thay thế bằng từ “Tập Cận Bình”. Bài hát ca rằng “Tập Cận Bình đã kế thừa Mao Trạch Đông”, và một từ nguyên gốc là “vị cứu tinh” được đổi thành “ngôi sao may mắn”. Hình ảnh chính của video bài hát là cảnh ông Tập đang duyệt binh trong một cuộc diễu hành quân sự và tham quan các vùng nông thôn.

Ngày 9 tháng 3, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin rằng bài hát đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người ngay sau khi được đưa lên Internet, nhưng nó đã nhận phải các bình luận phản đối một chiều. Một số cư dân mạng nói rằng có cảm giác bài hát này là một chiêu “bôi nhọ cao cấp”.

Bài hát đã sớm bị các nhà chức trách xóa đi.

Kể từ nửa cuối năm ngoái, cả chính phủ và người dân Trung Quốc đều đã công bố các ca khúc “đỏ” tập trung ca ngợi ông Tập, chẳng hạn như bài “Nếu bạn kết hôn, hãy cưới Bố Tập”, “Không biết phải gọi ông như nào”, “Bố Tập thần tượng của đất nước”, vân vân.

Tập Cận Bình là người lãnh đạo cao nhất, nhưng các phòng ban dưới quyền ông vẫn được kiểm soát bởi phe cánh của Giang.
– Xin Ziling, Cựu Giám đốc Nhà xuất bản Quân đội Trung Quốc

Vào ngày 10 tháng 3, Minh Kính, kênh truyền thông tiếng Trung ở hải ngoại đã dẫn lời một nguồn tin thân cận với các giới chức cao cấp của Bắc Kinh, rằng ông Tập “rất không hài lòng” với lời tâng bốc buồn nôn của hệ thống tuyên truyền, và ông đã yêu cầu rõ rằng: “Đừng gọi tôi là Bố Tập”. [Cư dân mạng gọi ông là Tập Đại Đại (Xi DaDa)]

Vợ ông Tập Cận Bình

Ông Tập không phải là người duy nhất chịu đựng sự “bôi nhọ cao cấp”. Vợ của ông, bà Bành Lệ Viện, cũng đã phải đối mặt với nó.

Theo kênh truyền thông tiếng Trung ở hải ngoại là Bowen Press (Bác Văn Xã), sau Gala Ngày hội Mùa xuân năm 2016, đài CCTV đã công bố cho truyền thông biết danh sách tên nhân viên của các đội sản xuất Gala. Trong danh sách này có một giám đốc điều hành tên là “Bành Lệ Quyên”.

Cái tên này giống tên chị em gái của bà Bành Lệ Viện. Điều này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc.

Người sử dụng Internet Trung Quốc đã lặp lại nhiều lần các khẳng định vô căn cứ, coi bà Bành Lệ Quyên này là chị em của bà Bành Lệ Viện.

Có tin đồn rằng chị em của Bành Lệ Viện đã được chuyển công tác tới đài CCTV và trở thành một nhà sản xuất, và bà ấy có thể là người đừng đầu ban văn hóa và nghệ thuật của CCTV. Điều này làm dấy lên một sự phản đối trong quần chúng, và một số đã sử dụng tin đồn này để tấn công ông Tập và vợ.

Bowen Press nói rằng bà Bành Lệ Quyên của CCTV không phải là chị em của bà Bành Lệ Viện; chỉ là có tên giống nhau. Bowen Press nói thêm: “lời đồn và dư luận trong công chúng đã lên quá cao, nhưng CCTV và các cơ quan khác đã vờ làm thinh hoặc vờ không biết về vấn đề này. Họ chỉ chờ đợi và quan sát Tập Cận Bình cùng vợ của ông trở thành người chịu tội. Bất cứ ai với sự lý trí thông thường đều có thể hiểu; điều này rõ ràng muốn nói tới những động cơ ‘bôi xấu cao cấp’ bí ẩn của một nhóm người nào đó”.

‘Lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc’

Vào ngày 13 tháng 3, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Tân Hoa Xã, đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Ghi chép phóng viên: tìm kiếm niềm tin kinh tế của Trung Quốc từ bên trong và bên ngoài khách sạn Kuntai”. Trong bài báo xuất hiện cụm từ “lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc”.

Sau đó, bài báo gốc trên Tân Hoa Xã đã được gỡ bỏ. Công ty truyền thông Trung Quốc Sina đã in lại chữ “lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc” thành “lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc”, nhưng nhiều trang web chính thức khác đã sao chép bài báo ban đầu mà không sửa đổi câu chữ trong một thời gian dài.

Không rõ sự việc này có bị che giấu hay không.

Những thủ đoạn của phe Giang sẽ không ảnh hưởng đến cục diện chính
– Xin Ziling


Chuỗi các sự kiện

Tại Trung Quốc, một loạt các sự việc đã xảy ra gần đây, cho thấy phe Tập và phe đối thủ của ông là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đã bước vào giai đoạn đối đầu cuối cùng.

Vào ngày 19 tháng 2, ông Tập đã tiến hành kiểm tra ba kênh truyền thông chính của ĐCSTQ, và sau đó Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) cũng đã cho nhân viên đến Ban Tuyên Giáo Trung ương.

Nhà cựu tài phiệt Nhậm Chí Cường đã đặt vấn đề về các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, nói rằng, “các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đều do ĐCSTQ sinh ra và kiểm soát”. Sau đó, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn đã tập họp các chính trị gia cánh tả để chỉ trích ông Nhậm theo đúng kiểu Cách mạng Văn hóa.

Vương Mân, Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc phụ trách Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, và Y tế Cộng Đồng, đã bất ngờ bị bắt giữ trong thời kỳ diễn ra Hai Phiên Họp của ĐCSTQ.

Báo Unbounded News của khu tự trị Tân Cương đã đăng bài “Bức thư Rút lui” có ý nhắm vào ông Tập. Bí thư Tân Cương, Trương Xuân Hiền, đã trả lời “sẽ nói sau” khi được hỏi liệu ông có ủng hộ sự lãnh đạo của ông Tập không. Ông Trương được thăng tới chức bí thư nhờ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, người thuộc phe cánh của Giang Trạch Dân.

Phe cánh Giang làm mất uy tín của Tập

Cựu giám đốc Nhà xuất bản Quân đội Trung Quốc Tân Tử Lăng (Xin Ziling)  tin rằng loạt sự việc gần đây nhằm “bôi nhọ” ông Tập và vợ ông đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông ở nước ngoài, nó rõ ràng cho thấy âm mưu làm mất uy tín ông Tập của phe của Giang.

Ông Tân nói rằng kể từ khi ông Tập nắm quyền, các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã chủ trương thay đổi thái độ với ông Tập, gán cho ông có lập trường kiểu “Mao cánh tả” và cố ý xuyên tạc các bài phát biểu của ông.

Ông Tân cho biết Lưu Vân Sơn là người phụ trách công tác tuyên truyền, và ông này được Giang Trạch Dân trực tiếp đề bạt các chức vụ.

“Tập Cận Bình là người lãnh đạo cao nhất, nhưng các phòng ban dưới quyền ông vẫn được kiểm soát bởi phe cánh của Giang. Những người này có định hướng chính trị khác nhau. Những gì họ đang cố gắng làm là biến Tập Cận Bình thành vật tế thần”, ông Xin cho biết.

Ông Tân cũng tin rằng những thủ đoạn của phe Giang sẽ không ảnh hưởng đến cục diện chính. Ông cho biết việc dọn dẹp phe cánh Giang là xu hướng lịch sử, và Ban Tuyên Giáo Trung ương cùng Lưu Vân Sơn sẽ là những người đầu tiên lãnh hậu quả lớn nhất.

Thông qua nhiều kênh khác nhau, chính quyền của Tập Cận Bình đã phát ra nhiều tín hiệu cho thấy sự không hài lòng với cơ quan tuyên truyền. Các bản tin cũng nói rằng người đứng đầu Ban Tuyên Giáo, Lưu Kì Bảo, sẽ bị sa thải trong năm nay, và vị trí của Tưởng Kiến Quốc, phó trưởng ban Ban này, cũng đang bị đe dọa.

“Ban Tuyên Giáo Trung ương chắc chắn sẽ được tái cải tổ”, ông Tân nói. “Thật khó để nói liệu Lưu Vân Sơn có thể giữ chức vụ đến hết nhiệm kỳ không”.

Ông Tôn Văn Quảng, giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Sơn Đông tin rằng vụ việc này phản ánh sự chia rẽ trong chính phủ Trung Quốc, và có ai đó đang cố ý phá ông Tập.

Ví dụ, sau khi Nhậm Chí Cường nói rằng ĐCSTQ kiểm soát các phương tiện truyền thông là không thích hợp, Ban tuyên giáo Trung ương nhanh chóng khuyến khích ông ta, nhưng rất nhanh sau đó đã trừng phạt, bắt ông này dừng lại. Điều này ngụ ý một sự phân chia về các vấn đề chính trong cấp cao nhất của ĐCSTQ.

Tác giả: Wang Taotang, Epoch Times và Li Zhen, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn

Bài báo này được dịch qua tiếng Anh bởi Susan Wang và viết lại bằng tiếng Anh bởi Sally Appert.

(Việt Đại Kỷ nguyên)

Không có nhận xét nào: