Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tiến sĩ Woody Brock ( Mỹ ): Đảng CS đang cản trở tiến trình đổi mới tại Trung Quốc ?

“Trung Quốc phải từ bỏ kế hoạch hóa tập trung nếu muốn tiến xa hơn”

Tử Cấm Thành. (Ảnh: Internet)
Tử Cấm Thành. (Ảnh: Internet)
Hỏi đáp với tiến sĩ Woody Brock về lý do Trung Quốc cần phải thay đổi triệt để mô hình kinh tế của mình để có thể tiến lên bước tiếp theo.
Ông Horace “Woody” Brock, Chủ tịch Công ty tư vấn Strategic Economic Decisions, tại tư gia ở Upper East Side, Manhattan, New York vào ngày 2/11/2015. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Trong kinh tế học, có một điều mà không ai thích nhưng người ta phải sống chung với nó: đó là “sự bất định”. Nó làm cho các quyết định kinh doanh trở nên khó khăn và phá hỏng các mô hình kinh tế. Đây là lý do tại sao kinh tế học chính thống đôi khi bỏ qua yếu tố bất ổn định và giả định rằng chúng ta hoàn toàn chắc chắn trong việc đặt kế hoạch kinh tế.
Trong đời thực, giả định này không bao giờ đúng, đây là một phần nguyên nhân khiến kinh tế học chính thống mang tiếng yếu kém trong việc dự báo các cuộc khủng hoảng tài chính.
Nhưng điều này không đúng với tiến sĩ Horace “Woody” Brock. Là một nhà kinh tế toán học được đào tạo bài bản, ông đã theo đuổi Kinh tế học Bất định và thành lập Công ty tư vấn Strategic Economic Decisions sau khi làm nghiên cứu trên phạm vi rộng tại Đại học Stanford.
Cuốn sách gần đây nhất của ông có tựa đề “American Gridlock” (tạm dịch: Tình trạng bế tắc của Mỹ), trong đó ông đề xuất các giải pháp có ý nghĩa đối với vấn đề khủng hoảng kinh tế.

“Chính phủ nên đứng ngoài cuộc”

Đại Kỷ Nguyên đã có cuộc nói chuyện với ông Woody Brock về lý do tại sao đầu tư hạ tầng lại là viên đạn ma thuật làm kích thích tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, và tại sao Trung Quốc đã đầu tư hạ tầng quá nhiều, tại sao công nhân không cần phải e sợ sự cạnh tranh từ robot; làm sao mức sống của người có thu nhập trung bình lại đang tăng trong khi chênh lệch giàu nghèo ngày càng trầm trọng; và Trung Quốc cần phải thay đổi triệt để mô hình kinh tế của mình như thế nào để có thể tiến lên bước tiếp theo.
Đại Kỷ Nguyên: Làm sao để Trung Quốc có thể phát triển hơn nữa?

Tiến sĩ Brock: Vấn đề của Trung Quốc, đó là quốc gia này không hiểu về năm bước tăng trưởng kinh tế. Trong ba giai đoạn đầu tiên, khi bạn đi lên từ một nền kinh tế có đầu tư thấp, quy mô nhỏ, năng suất thấp, từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tiêu dùng năng suất cao, thì trong ba giai đoạn đầu của quá trình chuyển tiếp này, cần phải có một pha-ra-ông, một kẻ côn đồ.
Dù có tham nhũng, nhưng những người xây dựng kim tự tháp đều biết rằng nếu họ không kịp hoàn thành chúng đúng thời hạn, họ sẽ bị chôn sống bên trong. Nên họ vẫn sẽ làm việc.
Đó là quá trình từ trên xuống dưới. Và đó là những gì Trung Quốc đã làm. Nhưng giai đoạn tăng trưởng bốn và năm thì lại hoàn toàn đi từ dưới lên – đây là hai giai đoạn quá độ sang một nền kinh tế tiêu dùng, và Trung Quốc đang thực hiện trong vô vọng.
Đại Kỷ Nguyên: Ý của ông là doanh nghiệp tư nhân?
Tiến sĩ Brock: Chẳng hạn bạn và tôi bắt đầu mở một doanh nghiệp vào thứ hai, anh ta và một người khác bắt đầu vào thứ ba. Giống như Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông – hàng tỷ doanh nghiệp nhỏ đã tạo nên sự tăng trưởng khó tin. Chính phủ nên đứng ngoài cuộc, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại từ chối tự do hóa các ngành công nghiệp nhà nước… nên sẽ không rời khỏi chỗ đó bởi vì họ tham nhũng.

“Khi một ông lớn đã muốn, ông ta sẽ trả tiền cho thẩm phán để cắt đường làm ăn của bạn”

Vấn đề là, như Ngài Acton đã nói với chúng ta từ năm 1857, “quyền lực thì đồi bại, quyền lực tuyệt đối thì hoàn toàn đồi bại”
Hỏi đáp với tiến sĩ Woody Brock về lý do Trung Quốc cần phải thay đổi triệt để mô hình kinh tế.Ông Horace “Woody” Brock, Chủ tịch Công ty tư vấn Strategic Economic Decisions, tại tư gia ở Upper East Side, Manhattan, New York vào ngày 2/11/2015. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Theo định nghĩa, khi ĐCS mạnh hơn bao giờ hết thì các yêu cầu cho phát triển tối ưu không có ở đó.
Trong giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba của quá trình tăng trưởng, Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham nhũng ở mức độ lớn, chủ nghĩa tư bản thân thiết và các doanh nghiệp nhà nước không phải là vấn đề. Nhưng giá cả sẽ bùng nổ theo cấp số nhân ở mức độ tham nhũng tương tự khi tiến vào giai đoạn bốn và năm.

“Chúng ta sẽ chỉ nằm dài trên giường như người Bắc Triều Tiên và chẳng bao giờ bắt đầu được một doanh nghiệp.”

Nếu biết rằng, khi một ông lớn muốn, ông ta sẽ trả tiền cho thẩm phán để cắt đường làm ăn của bạn, thì bạn và tôi sẽ không mở một doanh nghiệp vào thứ Hai và anh kia cũng không mở vào thứ Ba, cô nọ cũng không mở vào thứ Tư.
Chúng ta sẽ chỉ nằm dài trên giường như người Bắc Triều Tiên và chẳng bao giờ bắt đầu được một doanh nghiệp. Tăng trưởng và sự thành bại của quốc gia không liên quan gì đến lãi suất. Nó chỉ liên quan đến cơ chế khuyến khích.
Đại Kỷ Nguyên: Vậy khuyến khích gì thì phù hợp?
Tiến sĩ Brock: Trao cho người dân sự khuyến khích phù hợp thì tăng trưởng sẽ trên cả mong đợi. Không chỉ là trong hai quý, mà là trong cả 50 năm. Trao cho người dân những sự khích lệ không đúng và ở một đất nước như Bắc Triều Tiên, với nhiều tài nguyên hơn Hàn Quốc, nhưng mức tăng trưởng chỉ là 0% và giờ đây họ đang ăn thịt lẫn nhau ở phía bắc xa xôi ấy. Chấm hết. Đây chính là sự lo lắng của tôi về trường hợp của Trung Quốc.

“Điều gì làm cản trở sự đổi mới? Có phải Đảng Cộng sản Trung Quốc? Đương nhiên là vậy.”

Họ sẽ làm gì để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi từ dưới lên? Bạn phải có tài sản cá nhân, tính bất khả xâm phạm của hợp đồng, các thẩm phán không thể bị đút lót. Nếu không thì nó sẽ vô dụng.
Đại Kỷ Nguyên: Còn về giáo dục và đổi mới?
Tiến sĩ Brock: Giáo dục đơn giản chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể. Nó cũng là một phần của đầu tư vốn. Rõ ràng là chính phủ phải cung cấp các sản phẩm công cộng, cung cấp quân đội, cung cấp giáo dục, nó phải làm thật tốt.
Cơ sở hạ tầng là không cần thiết ở giai đoạn thứ năm. Bạn phải ra khỏi lối mòn. Ra khỏi lối mòn; chính phủ cũng không tồn tại.
Điều gì đang cản trở đổi mới? Có phải là Đảng Cộng sản Trung Quốc? Đương nhiên là vậy. Đổi mới có nghĩa là tất cả mọi người biết rằng họ có thể trở nên giàu có hơn nếu họ cố gắng và sự đổi mới của họ không bị đánh cắp, hoặc họ không bị đàn áp vì nó. Ý tôi là điều này rất rõ ràng.
Ví như Thung lũng Silicon không bị kiểm soát, không có chính phủ kiểm soát, nhưng đến nay thì nó là câu chuyện đổi mới thành công nhất trong lịch sử thế giới.
Luận điểm này nói về điều gì làm nên thành công hay thất bại, bạn chỉ cần quan sát! Nếu bạn muốn gây ra một cuộc Cách mạng Văn hóa, bạn cũng có thể tăng trưởng ở mức -2%, đơn giản là hãy giết tất cả những ai biết đọc.
Valentin Schmid, Đại Kỷ Nguyên tiếng AnhTâm Chính biên dịch
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: