(An Ninh Quốc Phòng) - Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?
Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
Pháp luật quy định rõ, bất kỳ cá nhân nào hoạt động trên đất Việt Nam cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Thế nhưng, một doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và đầu tư trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải, hủy hoại môi trường sinh thái như thế mà đoàn cán bộ lại không thể vào kiểm tra? Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài “không thể xâm phạm” như thế? Ai đã đặt ra “luật rừng” là phải có chỉ đạo của Thủ tướng mới được tiến hành kiểm tra Vũng Áng?
Nhìn lại vụ xả chất thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, vốn đầu tư Nhật Bản, đã được Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện năm 2008, vi phạm luật về bảo vệ môi trường Việt Nam. Khi đó, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” và buộc Vedan chịu phạt và bồi thường thiệt hại cho người dân. Tại sao chúng ta có thể “thẳng tay” đối với công ty Vedan mà KCN Vũng Áng lại là ngoại lệ? Có điều gì mờ ám ở dự án này? Liệu có “ông lớn” nào đang chống lưng đằng sau hay không? Hay các dự án của Trung Quốc thì không cần tuân theo luật pháp Việt Nam?
Nội dung Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ban hành ngày 23/08/1993 chỉ công nhận “quyền bất khả xâm phạm” đối với các cơ quan đại diện Ngoại giao của nước ngoài. Chúng ta lại có trường hợp ngoại lệ ư? Đây có được xem là “vi hiến” hay không?
Chưa kể, Điều 69 Luật Đầu tư 2014 quy định rõ: “Cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành “giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật”.
Phải chăng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT và Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh không phải là “cơ quan quản lý nhà nước” theo điều luật này? Đáng lẽ ngay từ đầu, khi chuẩn bị cấp phép đầu tư dự án, chúng ta phải kiểm tra và đặt trạm quan trắc môi trường từ các nhà máy ra biển Đông; chưa kể lên lịch kiểm tra định kỳ hàng năm. Tại sao lại xảy ra hệ lụy hủy hoại môi trường không thể kiểm soát như thế? Ai sẽ chịu trách nhiệm khi cuộc sống của người dân vì thế nào lâm vào khốn cùng, môi trường bị hủy hoại?
Nếu doanh nghiệp nước ngoài biến khu vực đầu tư của mình thành cứ điểm “bất khả xâm phạm” gây hại môi trường, làm hại cuộc sống người dân như thế thì có cần “trải thảm đầu tư” chào đón họ không? “Yếu tố nước ngoài” ở đây là gì?
Đã có những cửa hàng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, cấm người Việt; đã có những “làng Trung Quốc” chỉ sử dụng bảng hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc mọc lên nhan nhản khắp mảnh đất hình chữ S do hệ lụy từ các dự án đầu tư mà Trung Quốc làm chủ; bây giờ đến chuyện các cơ quan chức năng “không có quyền” vào kiểm tra tại Vũng Áng… Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam?
Thùy Linh
Bóng ma Trung Quốc đằng sau dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 (Kỳ 2)
Với doanh số mỗi năm chỉ vỏn vẹn vài chục triệu USD, chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm gì liên quan đến ngành điện, công ty chuyên doanh mực in của Malaysia - Toyo Ink lại được giao thực hiện...
Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?
Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết,...
Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam
Thành phần nòng cốt trong "đội quân không tiếng súng" này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác "doanh nhân", lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo...
Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”
Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược...
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi vềbanbientap@nguyentandung.org
(Kinh tế) - Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay.
Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành có trụ sở tại Đài Loan, được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai).
Hai anh em họ Vương được xem như những “huyền thoại” kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Con gái của Vương Vĩnh Khánh, bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,…
Theo xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty trên đều đứng trong Top 1000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2015. Tổng doanh thu của 4 công ty này đạt hơn 60 tỷ USD và vốn hóa thị trường đạt gần 70 tỷ USD.
Thống trị ngành thép, dệt – nhuộm
Tại Việt Nam, dự án đình đám nhất của Formasa là khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án vào khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Từ khi khởi công đến nay thì Formosa đã để xảy ra khá nhiều điều tiếng như xây dựng trái phép, sập giàn giáo… và mới đây nhất là nghi án xả thải ra biển.
Tuy nhiên, trước khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì hệ thống Formosa đã có rất nhiều công ty lớn hoạt động tại Việt Nam, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai.
Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17400 và 13.300 tỷ đồng.
Formosa Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300ha diện tích của KCN Nhơn Trạch 3 để xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện… Sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa
Một số công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
(Theo Trí Thức Trẻ)
(Chính trị) - Bước chân đến ấp Láng Cháo (xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên và giật mình vì tưởng vừa đi lạc vào một khu phố Trung Quốc. Người ta không nghĩ đây là Việt Namvì những bảng hiệu tiếng Trung Quốc trước những quán ăn, cửa hàng tạp hóa, massage…
Nhiều bảng hiệu có tiếng Trung Quốc to đùng, nổi bật, bên dưới là những hàng chữ tiếng Việt nhỏ, khiêm tốn nằm khuất phía dưới. Quán nhậu, tiệm hớt tóc, massage, cửa hàng tạp hóa đều… ưu tiên ngôn ngữ Trung Quốc.
Hết giờ làm việc, công nhân từ nhà máy nhiệt điện túa ra. Tiếng “xì xồ” bằng ngôn ngữ Trung Quốc làm con đường nhỏ trở nên náo nhiệt. Những chiếc xe chở hàng quá tải trọng vẫn còn ra vào nhà máy, chạy ầm ầm, khói bụi mịt mù.
Các quán nhậu tấp nập, từng tốp công nhân Trung Quốc í ới rủ nhau vào quán trước khi trở về khu nhà nghỉ, các tiệm hớt tóc, massage chuẩn bị đón khách….
Đỗ Xuân Dũng, chủ quán nhậu tiết canh vịt cho biết: “Người Trung Quốc chỉ uống khoảng 2 chai bia là nghỉ. Họ có thói quen đi nhậu chừng 2 người, nhiều nhất là 4 người. Không như công nhân Việt Nam, đi từng top từ 5 người trở lên và uống đến say quắc”.
Từ ngày có nhà máy nhiệt điện do người Trung Quốc xây dựng, dân tứ xứ đổ về vùng đất hẻo lánh này không còn yên tĩnh. Nhiều hàng quán, treo bảng hiệu tiếng Trung Quốc, chủ yếu phục vụ cho các “thượng đế mắt một mí”.
Theo Điều 18 Luật Quảng cáo quy định, trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Cũng theo ghi nhận, có rất nhiều phức tạp liên quan tới lao động Trung Quốc tại Láng Cháo. Việc quá nhiều người Trung Quốc tập trung tại khu vực này cũng khiến tình hình an ninh trật tự bộc lộ không ít vấn đề.
Mới đây một tốp người Trung Quốc đánh nhau với người Việt trong một vụ quẹt xe, họ liều lĩnh định đốt xe người Việt, may mắn công an đến can thiệp kịp thời. Những cuộc tình giữa thanh niên Trung Quốc và gái Việt Nam đẫm nước mắt. Chuyện những công nhân làm việc trên cao trong nhà máy nhiệt điện chẳng may bị phóng điện hoặc trời mưa trơn trợt, bị té ngã xuống đất chết tức tưởi, được mang xác đi âm thầm, không ai biết. Chuyện dân miền biển rủ nhau góp tiền chơi hụi, bị giật tiền tỷ…
Câu chuyện trên đã được cảnh báo ngay từ khi Trà Vinh cho phép Công ty China Chengda Engineering tuyển trên 2.100 người lao động Trung Quốc làm việc tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3.
Quy định về viết biển hiệu tại Việt Nam như sau:
Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam (Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009). Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về biển hiệu bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài…; biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải tháo dỡ biển hiệu vi phạm (Nghị định 75/2010/NĐ-CP, ngày 12.7.2010).
Không chỉ có Trà Vinh, báo cáo của nhiều tỉnh thành khác cũng cho biết tình trạng tương tự. Báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Bình Thuận ngày 31/3, cho biết tại công trường Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong, Bình Thuận) còn 528 lao động (LĐ) người Trung Quốc. Trong số đó chỉ có 283 lao động có giấy phép, còn lại là lao động “chui”.
Tại Thanh Hóa, nhà thầu Viện Nghiên cứu và thiết kế ximăng Hợp Phì (Trung Quốc) đưa 163 lao động Trung Quốc sang làm việc có thời hạn từ nay đến tháng 12/2014 tại Nhà máy ximăng Công Thanh.
Ồn ào nhất phải kể đến lao động Trung Quốc tại dự án Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Hiện đã có vài ngàn lao động Trung Quốc được đưa sang Việt Nam. Đa số, lao động làm việc tại đây cũng không có giấy phép lao động do Việt Nam cấp.
GS- TSKH Nguyễn Mại -nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, trách nhiệm trên thuộc về các cơ quan quản lý địa phương. Quản lý quá lỏng léo, không có biện pháp kiểm tra, giám sát.
Do đó, không còn lạ khi thấy các khu phố của người Trung Quốc ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam như: Đà Nẵng, Ninh Bình, Hải Phòng… Đi cùng với vấn đề này là những lo ngại về vấn đề văn hóa, an ninh, xã hội tại các khu vực trên.
Nêu quan điểm về vấn đề này, bà Phạm Chi Lan cho biết: “Điều tôi lo sợ nhất là sự im lặng, làm ngơ hoặc tiếp tay cho hiện tượng này. Điều này sẽ làm mất tính độc lập, chủ động của nền kinh tế Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc”.
Dưới đây là những hình ảnh ở “xóm Trung Quốc” tại nhà máy nhiệt điện tại ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh:
An Vinh
“Củ cà rốt” của Trung Quốc và nguy cơ hàng triệu hecta đất Việt Nam bị “thâu tóm”
Chỉ “một tấc đất” của cha ông để lại nơi biên giới hay đảo xa bị mất là có thể xảy ra những xung đột căng thẳng. Nhưng hàng ngày, hàng giờ có thể có hàng “triệu...
Vũng Áng là “lãnh thổ” của Trung Quốc?
Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu...
Trà Vinh: Bảng hiệu chữ Trung Quốc khắp nhà máy nhiệt điện
Người dân gọi khu vực gần nhà máy nhiệt điện này là "xóm Trung Quốc". Bước chân đến ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, người ta không nghĩ đây là Việt Nam...
Cận cảnh “phố người Trung Quốc” ở Trà Vinh và bài toán an ninh
Chỉ một ấp nhỏ thuộc xã ven biển miền Tây đã có đến hàng chục nhà hàng, quán ăn, quán giải khát nhưng chủ yếu phục vụ cho các “thượng đế” là người Trung Quốc. Chưa kể gần đây,...
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi vềbanbientap@nguyentandung.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét