Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Những hệ lụy phía sau "sự an bài chính trị" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( Kỳ 3 )

Phạm Viết Đào.

Kỳ 3: Nguyên nhân xô đẩy sự rối loạn “đấu pháp” giữa 2 “hiệp đấu” của “êkip” Nguyễn Tấn Dũng…

Bài liên quan:

Xem thêm:

-Chuyện phiếm: Vinashin diễn nghĩa – Bộ tiểu thuyết mới của La Quán Cơm

-VINASHIN DIỄN NGHĨA… ( Hồi 1 );

-VINASHIN DIỄN NGHĨA ( hồi 2) | DA VÀNG BLOG


Để dẫn dắt một đội bóng nhà nghề, trước mỗi trận đấu, huấn luyện viên trưởng bao giờ cũng lựa chọn đấu pháp thích ứng với đối thủ mà mình sắp phải giao đấu.
Khi đã xác định rõ sở trường, sở đoản, điểm mạnh điểm yếu của đối phương; huấn luyện viên trưởng phải tính toán, sắp xếp đội hình cầu thủ vào vị trí tương thích để ho gánh vác các nhiệm vụ chiến thuật, thực thi các ý đồ chiến lược…
Thường thì huấn luyện viên trưởng một đội bóng nhà nghề bai giờ cũng chọn đấu pháp trước, trên cơ sở nhu cầu khách quan của nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược mà chọn cầu thủ, sắp xếp nhân sự tương thích…
Ông Nguyễn Tấn Dũng là một nhà cầm quân với trách nhiệm không khác mấy một huấn luyện viên trưởng của một “ ê-kip” bóng đá nhà nghề; Thế nhưng, ông lại không được dẫn dắt đội bóng của mình như một huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Những cầu thủ trong “ ê-kip” của Nguyễn Tấn Dũng không hoàn toàn do ông được toàn quyền định đoạt; Nhân sự bộ máy nhà nước nói chung, Chính phủ nói riêng và ngay cả những tập đoàn kinh tế lớn đều do Bộ Chính trị, Ban Tổ chức TW quản lý, quyết định, quản lý ( vì Đảng lãnh đạo toàn diện)…
Khi vụ Vinashin đổ bể, ông Dũng đã giải trình trước Quốc hội đại ý: ông làm theo sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, ông chỉ là 1 đảng viên cao cấp trong guồng máy đảng; Do vậy ông chỉ chịu trách nhiệm chính trị chứ ông không chịu trách nhiệm hành chính ?
Hai nhiệm kỳ thủ tướng vừa qua của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể ví với 2 “ hiệp đấu” của một trận bóng đá. Tạm thời người viết chưa bàn sâu, mổ xẻ trách nhiệm, dấu ấn cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với những hệ lụy xảy ra trong “ hiệp đấu” thứ nhất ( nhiệm kỳ đầu) qua vụ đổ bể của dự án đầu tư Vinashin, Vinalines…
Về dự án đầu tư cho ngành đóng tàu đầy tham vọng có lẽ dựa vào thực tiễn: Việt Nam có bờ biển dài, có nhiều hải cảng quan trọng thường được tàu bè các nước lui tới vì nằm trong khu vực Biển Đông-Thái Bình Dương, một vùng biển sôi động bậc nhất thế giới vì có nền kinh tế sôi động của các quốc trong khu vực.Chắc nhìn vào thành quả ngành đóng tàu và hoạt động hàng hải của Hàn Quốc, Sangapo… nên Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chọn đầu tư kinh tế biển làm mũi đột phá.
Để tạo ra được những mũi đột phá, những quả đấm thép, những đầu tàu xốc dậy cả nền kinh tế quốc gia bằng kế hoạch đầy tham vọng…
Trong bóng đá có mấy loại đấu pháp mà các huấn luyện viên thường áp dụng: Bóng đá tổng lực ( Cơn lốc màu da cam)-toàn đội tấn công khi có bóng, toàn đội phòng ngự khi mất bóng; Phòng ngự chặt, phản công nhanh- đấu pháp này thường bố trí khung trung vệ rắn và một đội ngũ tiền vệ hùng hậu, luôn tư thế sẵn sàng dốc bóng vào khung thành đối phương…
Dễ dàng nhận thấy, trong nhiệm kỳ thứ nhất ( hiệp 1), Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng lối đá tổng lực, thể hiện trong việc dốc vốn liếng vào các dự án đóng tàu biển; Thế nhưng, những cầu thủ của êkip Nguyễn Tấn Dũng thay cho việc dốc sức thực thi ý đồ chiến thuật chiến lược của những cầu thủ bóng đá nhà nghề thì nhanh chóng bộc lộ là những tay “ cá độ” có hạng, liều lĩnh: hy sinh đời bố củng cố đời con; hàng loạt số tiền đầu tư, dốc vào dự án con số suýt soát 100.000 tỷ VNĐ tương đương gần 5 tỷ USD đã nhanh chóng tan chảy vào các con tàu sắt vụn hoặc cho vay không đòi lại được…
Kết cục, kết thúc nhiệm kỳ 1 thủ tướng ( hiệp 1), “ ê-kip” Nguyễn Tấn Dũng gần như vỡ trận; lối đá tổng lực, đấu pháp cơn lốc màu gia cam đã bị phá sản; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc nhiệm kỳ 1 ( hiệp 1) vào đầu năm 2011 và tiếp tục lao vào nhiệm kỳ 2 vào tháng 7/2011 ( hiệp 2) với những thách thức, áp lực mới…
Như vậy, kết thúc hiệp 1, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã để lại một hậu quả nặng nề: Con tàu Vinashin, Vinalines chìm; Lần đầu tiên, những thất thoát do Chính phủ gây ra con số lên tới hàng tỷ USD; trong khi đó, trong nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải vụ đánh bạc của Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PMU 18 con số mới tới hàng triệu USD đã làm sốc dư luận; Còn trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì mới chỉ xảy ra những vụ tham ô lẻ tẻ…
Vào cuối năm 2010, sau vụ Vinashin, Vinalines đổ bể, dư luận rồ lên một dự án lớn khác, đó là dự án vay Trung Quốc 56 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam; Dự án này đã bị Quốc hội bỏ phiếu không thông qua do áp lực dư luận, chủ yếu là mạng xã hội, sẽ bàn tiếp bài sau…
Như vậy, bước qua nhiệm kỳ 2, từ tháng 7/2011 ( hiệp 2 ), trước áp lực dư luận do hậu quả nặng nề của vụ chìm “con tàu  Vinashin và Vinalines”, ê-kip Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải thay đổi đấu pháp. Vả lại êkip Nguyễn Tấn Dũng định chơi tiếp “canh bạc “ thứ 2 đó là dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam bị ngăn nên buộc chuyển nhiệm vụ chiến lược sang lối đá “ phòng ngự-phản công”…
Lối đá phòng ngự-phản công là chiến thuật thường được các đội bóng lớn của Anh sử dụng.Chiến thuật này thường tập trung phòng thủ khu vực, khi cướp được bóng thì ngay lập tức phát động phản công nhanh bằng những đường chuyền dài vượt tuyến.
Ưu điểm: ghi bàn phản công bao giờ cũng dễ hơn khi đối thủ đã lùi về đông. Nhược điểm: cần khả năng phán đoán phòng thủ bắt bài tốt, cần những tiền đạo di chuyển thông minh khôn khéo, gặp những đối thủ bo thủ đông thì sẽ khó khăn trong việc triển khai bóng.
Ngoài ra, các vị trí tiền vệ phải chịu áp lực rất lớn trong cả nhiệm vụ tấn công lẫn phòng ngự. Khi các tiền vệ cánh chơi thiếu kỉ luật phòng ngự, đó sẽ là vấn đề thực sự với các HLV. Bên cạnh đó, những vị trí tiền vệ trung tâm khó có thể đảm nhiệm tốt cả 2 vai trò đánh chặn từ xa và kiểm soát thế trận…
Như vậy qua thử thách hiệp 1, gần như êkip Nguyễn Tấn Dũng, với lối đá “ cơn lốc màu nước biển” ( sóng biển Đông) , dốc toàn lực mà không nên cơm cháo gì, chưa tạo lập ra được những tiền đạo ghi bàn thắng mà đã bị vỡ trận. Do vậy, khi bước qua hiệp 2, trận đấu buộc phải điều chỉnh, thay đổi đấu pháp đã khiến cho êkip Nguyễn Tấn Dũng chuyển sang thế bị động phòng thủ, chống chế để không bị vỡ trận tiếp hơn là tìm cách phản công nhanh ghi điểm …
Chưa nói, khi bước vào hiệp đấu thứ 2 ( nhiệm kỳ 2) êkip Nguyễn Tấn Dũng phải chịu thêm một áp lực mới, lớn ngoài tâm lý vỡ trận của hiệp 1: đó là Nghị quyết TW 4 được ban hành đầu tháng 1/2012.
Nghị quyêt TW 4 ban hành tương ứng với thời lượng khi hiệp 2 mới vào trận được “dăm phút” ( quy đổi: một nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm=60 tháng; từ tháng 7/2011 tới tháng 1/2012 thời gian tương ứng 5 phút trong hiệp đấu bóng đá 45 phút)…
Do buộc phải thi đấu trong hoàn cảnh như vậy, nhà cầm quân Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo êkip của ông theo chiến thuật tranh bóng của những cầu thủ tiền vệ…
Nguyễn Tấn Dũng cũng tỏ ra là một nhà cầm quân nắm được các mảng miếng tranh cướp bóng của các cầu thủ tiền vệ hàng đầu thế giới.
Hiện nay, những cầu thủ tiền vệ như Hồng Sơn của Việt Nam, Wesley Sneijder, Mesut Oezil hay David Silva đang được coi là những tiền vệ công hay nhất thế giới thời. Họ những cầu thủ chạy nhanh nhất hành tinh, những ‘Quỷ lùn’ đáng sợ nhất...bởi những đường ban lắt léo, biến hóa, xảo quyệt, ma mãnh…
Đó cũng chính là lý đo dư luận phân thân đánh giá trái chiều nhau về Nguyễn Tấn Dũng: có ý kiến cho Nguyễn Tấn Dũng là người theo Mỹ, có ý kiến Nguyễn Tấn Dũng là người theo Tàu…là do bởi những đường ban lắt léo, giảo hoạt của lối đá của các cầu thủ tiền vệ trung tâm Nguyễn Tấn Dũng
Theo người viết bài này: Nguyễn Tấn Dũng là người theo chủ thuyết thực dụng, lợi ích của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill: Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn…
Khi chửi Mỹ được giá thì Nguyễn Tấn Dũng chửi Mỹ, khi chửi Trung Quốc được coi là người yêu nước thì Nguyễn Tấn Dũng cao giọng chống Tàu…Do đó, nhìn nhận, đánh giá con người Nguyễn Tấn Dũng cập nhật trong hiệp 2 là phải nhìn nhận theo phẩm cách của một “ tiền vệ’ trung tâm trong bóng đá…
Còn hiện tại, Nguyễn Tấn Dũng đang phấn đấu để trở thành một con người tử tế; Để xem Nguyễn Tấn Dũng sẽ tử tế tới mức nào, chúng ta phải xem xét xem Nguyễn Tấn Dũng sẽ gia nhập vị trí nào của đội hình bóng đá “ phủi”…nào sắp tới…

( Còn nữa…)

Không có nhận xét nào: