Thưa quá vị
và các bạn
Từ tuần này,
blog Phạm Viết Đào sẽ mở chuyên mục: Ghi điểm cho quan chức…
Để tránh gặp rắc
rối như Trương Duy Nhất đã “lạm dụng “ mạng xã hội mở mục bình chọn, để hạ uy
tín quan chức; Mục ghi điểm này sẽ không ghi điểm liệt, điểm âm, điểm kém… mà
chỉ ghi điểm được dư luận đánh giá là tốt cho các quan chức từ cao tới thấp và những việc đáng lưu ý nhưng chưa thể ghi điểm...
Mục này nhằm
lên tiếng động viên, ủng hộ các quan chức nhà nước đã chủ động, dám nghĩ, dám có những việc
làm có lợi thiết thực cho dân căn cứ vào những thông tin báo chí đã đưa…
Tuần này
blog Phạm Viết Đào xin ghi điểm cho các quan chức sau:
1/ Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Trong tuần qua có mấy việc chủ blog thấy Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc xứng đáng được ghi điểm:
-Thủ tướng chỉ
đạo xem xét dừng khởi tố vụ chủ quán cà phê Xin chào;
- Thủ tướng chỉ
đạo xử lý nghiêm vụ cá chết hàng loạt…( ghi điểm cho chủ
trương do Thủ tướng đã ban hành; còn chờ kết quả của các việc làm cụ thể của
các cơ quan chức năng của Chính phủ…; Đây là một phi vụ kiểm chứng sức mạnh,
cái uy, và cái tín của các chính sách do đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
trực tiếp ban hành…)
- Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải bảo vệ và ủng hộ kinh doanh;
- Thủ tướng yêu
cầu kiểm tra phản ánh về vụ bắt người tại Đồng Nai;
- Phó Thủ
tướng chỉ đạo xác định nguyên nhân đổ cột điện đường dây 500kV
Những
việc kể trên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều dựa một phần vào kênh thông tin báo
chí đã đưa. Đó là việc làm đáng hoa nghênh.
Tiền
nhiệm Thủ tướng có 2 quan chức thường sử dụng kênh thông tin báo chí đó là ông
Hồ Chí Minh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt:
-Ông
Hồ Chí Minh thường nghe ngóng các thông tin báo chí đưa về các gương người tốt
, việc tốt; cho kiểm tra và kịp thời thưởng huy hiệu mang hình ảnh của ông.
-
Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp quản lý
dựa vào thông tin báo chí đưa sau khi đã cho tham mưu kiểm tra và nhiều quyết
sáh của ông đã rất kịp thời.
Riêng
Phạm Viết Đào, thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một công chức làm việc tại Bộ Văn
hóa-Thông tin, mặc dù viết báo nghiệp dư nhưng đã có được 6 bài báo được Thủ
tướng Võ Văn Kiệt bút phê, yêu cầu các cơ quan chức năng của Chính phủ kiểm
tra, giải trình…
Thông tin đang
lưu tại Tienphong: Khi một nhà báo 6 lần
được Thủ tướng hồi âm…
Sỡ dĩ Thủ tướng Võ Văn Kiệt có được nhiều chính sách,
quyết sách la biết nghe, sàng lọc thông tin báo chí chứ không chỉ dựa vào bộ
máy chức trách của Chính phủ; Dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, theo người viết
bài này, đã thành lập được một Tổ chuyên theo dõi báo chí, đọc tin giúp Thủ
tướng là những nhà báo có tâm và có nghiệp vụ báo chí vững vàng, đó là 2 nhà
báo Dương Quang Minh và Dương Đức Quảng…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên kiện toàn lại bộ máy
đọc tin báo chí giúp Thủ tướng, hình như là Vụ Văn xã gì đó, chọn về đây những
nhà báo có nghiệp vụ báo chí, trung thực và có tâm…
2/ Tuần này
chưa ghi điểm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các việc sau đây đã thấy các
phương tiện báo chí đưa nhiều hoạt động của ông đáng lưu ý như:
-Đẩy nhanh tiến
độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng;
-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
thăm khu dân cư mẫu và dự án Formosa
TBT Nguyễn
Phú Trọng là người rất chịu khó tiếp xúc cử tri và tác phong làm việc của ông
Trọng là chỉ chọn lựa thông tin qua bộ máy chức năng của Đảng và chính phủ mặc
dù ông xuất thân là một nhà báo?
Chưa khi
nào thấy TBT đưa ý kiến, thông tin báo chí để đưa ra một quyết sách, một chủ trương
cụ thể nào cả…Không nhẽ thông tin báo chí lại chỉ là ý kiến tham khảo ngoài
luồng, ngoài tai hay không đáng tin cậy ?
Khi tiếp xúc cử tri, thấy TBT Nguyễn Phú Trọng có phát
biểu, giải đáp điều nọ điều kia khi cử tri thắc mắc; những ý kiến của ông Trọng
phần nhiều mang thông điệp “ tuyên giáo” hơn là thông điệp của một người đứng
đấu hệ thồng chính trị: Vua không phải
nói chơi ?!
Chưa thấy báo chí đưa một ý kiến nào đó mà ông Trọng
phát biểu với cử tri, sau đó ông đã trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chức
năng đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng phải làm cho ra nhẽ ý kiến chỉ
đạo của TBT…
Theo dõi trang tin Chính phủ thấy TBT chỉ thị: Đẩy nhanh tiến
độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng;
Chỉ thị này được trang Chính phủ đưa:”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Nội chính Trung ương
tiếp thu ý kiến Cuộc họp, hoàn chỉnh văn bản, trình Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng ký ban hành để triển khai thực hiện./.”
Như mọi
người đều biết, một chỉ thị quan trọng được TBT phát ra
và giao cho một cơ quan
chức năng của Đảng; Thế nhưng, người đứng đầu lại là 1 ủy viên Trung ương thì sức ép, lực
đấy… của nó khó lòng đạt được mong muốn; Vì mọi người đều
Việc thứ 2 theo thông tin
báo chí đưa: TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Dự án Formosa-Vũng Áng vào thời điểm
cá chết hàng loạt tại vùng biển miền trung, dư luận báo chí và cả một số nhà
chuyên gia đều đặt nghi vấn cho thủ phạm Formosa…
Trong chuyến thăm Dự án Formosa này chỉ thấy quan chức Hà
Tĩnh tháp tùng TBT mà không thấy một quan chức chuyên môn của Chính phủ đi cùng
chứng tỏ: các quan chức Chính phủ đã lường trước các hệ lụy chính trị của
chuyến thăm nên họ tránh chăng ?
Trong khi dư luận báo chí đang rầm rộ đến nảy lửa đổ dồn về Dự án
Formosa thì vị Trưởng ban Đối ngoại của Formosa , người Trung Quốc cũng đã
tuyên bố gần như ngửa bài, thách thức công luận báo chí: Các bạn chọn cá, tôm hay
chọn gang, thép? ( Đã sinh Du sao lại còn sinh ra Lượng… )
Rõ ràng bộ phận tham mưu cho TBT việc đi thăm Formosa
là một sự tham mưu thiếu cẩn trọng, thiếu chín chắn về chính trị, đẩy TBT vào
tình thế bị “ ném đá” không đáng bị; Tham mưu, lập trình này chắc do vị ủy viên
TW của Hà Tĩnh đang là dự khuyết, trẻ người non dạ đẩy TBT vào thời điểm vùng
biển miền Trung đang dậy sóng…
TBT cũng có thể đến thăm Vũng Áng Formosa, vì vừa quan xảy ra nhiều chuyện lình
xình, rất cấn sự lãnh đạo sát sao, sáng suốt để định hướng cho việc tiếp nhận
những dự án đầu tư nước ngoài: chuyện mất an toàn lao động, chuyện chính quyền
Hà Tĩnh lạm quyền ký kèo dài đời dự án theo kết luận của Thanh tra Chính phủ;
rồi quan hệ mất an toàn giữa nhà đầu tư với cư dân Hà Tĩnh; Rồi chuyện người
lao động Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp; Và chuyện tác động môi trường của dự
án đầu tư…; Chuyện dung hòa dữa văn hóa Việt và văn hóa Hán khi có hàng ngàn
người Trung Quốc và nước ngoài đến Vũng Án để làm ăn, sinh sống..
Đó là những vấn đề nổi cộm, nếu TBT Trọng phát ý kiến
thì đáng ra phải có ý kiến chỉ đạo sáng suốt về các vấn đề gai góc trên để cài
đặt lại hàng loạt mối quan hệ phức tạp, cam go…
Đáng tiếc những vấn đề trên dư luận nhân dân đang lo
lắng, chờ ý kiến mang tính chỉ đạo của người đứng đầu hệ thống chính trị nhưng
chưa thấy hay những sự chỉ đạo này mang tính chất bí mật công tác, bí mật quan
hệ đối ngoại…
Được biết, thăm Dự án Formosa-Vũng Áng là chuyến thăm
kèm theo sau chuyến đi dự lễ Kỷ
niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng bí thư Hà Huy Tập; Theo dõi lễ
kỷ niệm một vị TBT tiền bối của Đảng nhưng không thấy sự xuất hiện của ông Võ
Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo, là quan chức Đảng cao nhất phụ trách mảng
này và bà Nguyễn Thị Kim Tiến-Bộ trưởng Bộ Y tế, theo nhiều nguồn tin bà là cháu ngoại ông Hà Huy Tập ?
Sinh thời, ông Hồ Chí Minh đã bị TBT Hà Huy Tập (
đảm nhận TBT từ 7 năm 1936 đến 30
tháng 3 năm 1938 ) gây dư luận hiểu nhầm ; theo
GS.TS MẠCH QUANG THẮNG thì ông Hồ Chí Minh đã bị Hà Huy Tập làm Quốc tế CS
hiều nhầm dẫn tới cảnh phải “ngồi chơi xơi nước” giai đoạn 1938 hoạt động ở Liên Xô:
“Con người ta khó mà tránh được sự hiểu
lầm từ người thân, bạn bè, đồng chí, từ tổ chức. Hồ Chí Minh đã bị QTCS và một
số học trò của mình hiểu lầm. Năm 1933, trong cuốn“Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương”, tác giả
Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) đã cho rằng Hồ Chí Minh “đã phạm một loạt sai lầm
cơ hội chủ nghĩa…mà chúng ta không thể bỏ qua”[2]. Hà Huy Tập đem những quan điểm của
Hồ Chí Minh trong các văn kiện thành lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930 ra để đối
chiếu với những quan điểm của Đại hội VI QTCS. So sánh như vậy, thì hèn gì mà
không hiểu lầm.
Hà Huy Tập cho rằng: “Hội
nghị đã bỏ quên cách mạng phản đế…, đã nhận định một cách cơ hội chủ nghĩa cách
mạng Việt Nam tách rời cách mạng thế giới nói chung và tách rời cách mạng Đông
Dương nói riêng. Sở dĩ sai lầm như vậy là vì đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các đại
biểu Hội nghị hợp nhất còn mang nặng những tàn tích của chủ nghĩa quốc gia và
chủ nghĩa dân tộc sô vanh.” Đến nỗi mà ngày 31-3-1935, trong Thư
của Ban Chỉ huy ở ngoài gửi
QTCS, có “đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết
điểm đã qua”[3].”
Tại sao
QTCS và một số người trong Trung ương ĐCS Đông Dương hiểu lầm Hồ Chí Minh ?
TBT Nguyễn Phú Trọng là một TS xây dựng Đảng chắc ông nắm rõ
điều tế nhị này ? Đây có thể là một trong những lý do mà tại Hà Nội không có
đường Hà Huy Tập, trong khi đó đều có các tên đường: Trần Phú, Lê Hồng Phong,
Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai…
Mở ngoặc thêm:
Ông Hà Huy Tập là người có họ hàng với ông Hồ Chí Minh, bà Hà Thị Hy, bà nội
của ông Hồ Chí Minh, mẹ của ông Nguyễn Sinh Sắc là người trong dòng họ Hà của
ông Hà Huy Tập…Thế mà ông Hà Huy Tập vì lập trường giai cấp vẫn có thể có những
phát ngôn hiểu lầm, gây khó khăn cho người bà con, anh em Nguyễn Ái Quốc?
Trên đây là một
vài lý do chưa ghi điểm cho TBT Nguyễn Phú Trọng trong tuần này; Xin chờ thứ 2
tuần sau vậy; Mong ông Trọng cố gắng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét