Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Tin sốc: Nhóm Giang Trạch Dân hối lộ cho tổ chức Liên hợp quốc

Vụ bê bối nhận hối lộ của Liên Hiệp Quốc có liên quan đến phe cánh của Giang Trạch Dân


Mạng lưới hoạt động của Ng Lap Seng có liên quan đến Stanley Ho (Hà Hồng Sân), Edmund Ho…Chiến dịch chống tham nhũng đang áp sát Hồng Kông (Ảnh tổng hợp bởi Epoch Times).
Một loạt các cuộc đột phá lớn đã đạt được trong vụ án tỷ phú bất động sản Macau Ng Lap Seng hối lộ cựu Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc John W. Ashe. Vụ án này, cùng với nhiều vụ án tham nhũng khác ở Macau đều có liên kết với những cận thần của Giang Trạch Dân trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Macau được tách khỏi Hồng Kông chỉ bởi một vùng nước hẹp, và nơi này luôn được coi là một kênh chính thức dành cho các quan chức ĐCSTQ tham nhũng và rửa tiền. Đầu năm nay, và cũng là lần đầu tiên, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) đã cử một trưởng nhóm kiểm tra kỷ luật đóng địa bàn hoạt động ngay tại Văn phòng Hồng Kông và Macau Quốc vụ viện.
Gần đây, Trưởng nhóm kiểm tra kỷ luật – bà Lí Thu Phương (Li Qiufang) đã nói với báo chí rằng họ đang điều tra nạn tham nhũng có hệ thống tại Hồng Kông và Ma Cau. Trong khi đó, một vài vụ án tham nhũng lớn thường xảy ra tại Macau.
Chúng bao gồm những bước đột phá lớn trong việc phá chuyên án hối lộ đầy phức tạp của Ng Lap Seng, việc bỏ tù cháu trai của ông trùm sòng bài Macau Stanley Ho vì đã cầm đầu đường dây bán dâm,  cùng với việc việc bắt giữ cựu công tố viên trưởng Macau Ho Chio Meng vì tội tham nhũng.
Tất cả những vụ án trên đều có liên quan đến các doanh nhân Macau và các lực lượng chính trị của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cùng với cận thần của Giang là cựu Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng.

Vụ án hối lộ của Ng

Ngày 16 tháng 3 năm 2016, Francis Lorenzo – Phó đại diện thường trực Cộng hòa Dominica tại Liên Hợp Quốc đã nhận tội giúp Ng đưa hối lộ cho ông John W. Ashe.
Một người phụ nữ Trung Quốc bị tình nghi cũng đã bị bắt vào ngày 17 tháng 3. Tình tiết mới nhất này đã cho thấy rằng, Hồng Kông cũng có liên quan đến vụ án trên.
Vào ngày 18 tháng 3, một người phụ nữ có nguyên quán Trung Quốc tên là Julia Vivi Wang (bí danh Vivian Wang), Phó chủ tịch của 2 tổ chức phi chính phủ thuộc Liên Hợp Quốc là South-South News và International Organization for South-South Cooperation (IOSSC). Bà này bị phạt phải đóng nửa triệu USD vì đã hối lộ để mua những chức vụ lãnh sự ngoại giao Antigua tại Hồng Kông cho chồng mình và một người đàn ông khác.
Bản cáo trạng viết vào năm 2012 đã cáo buộc rằng, bà Wang bắt đầu sử dụng tài khoản ngân hàng New York của 2 tổ chức phi chính phủ trên để nhận tiền từ Trung Quốc và hối lộ 2 quan chức của Liên Hợp Quốc là Ashe và Francis Lorenzo. Thời điểm đó, Lorenzo đang là Chủ tịch của 2 tổ chức phi chính phủ này.
Tờ New York Times đăng tin rằng, ông Ashe đã gửi email cho bà Wang vào tháng 3 năm 2013, đính kèm một bức thư gửi cho chồng của Wang, nói rằng Antigua sẽ mở một “văn phòng đầu tư” ở Hồng Kông và khẳng định rằng, chồng của Wang sẽ được bổ nhiệm làm đặc phái viên kinh tế hoặc lãnh sự danh dự. Và một doanh nhân Trung Quốc khác cũng sẽ được bổ nhiệm giữ vị trí Phó lãnh sự.
Dựa theo lời khai của Lorenzo, vị trí này có thể giúp người ta có được quyền công dân thông qua các thỏa thuận đầu tư và kinh doanh. Bản cáo trạng cũng đề cập đến nhiều quan chức chính phủ Antigua, trong đó có cựu Thủ tướng Antigua đã tham gia vào việc hối lộ trên.
Vụ án này cũng tiết lộ rằng nguồn quỹ của Ng đã gửi tặng cho IOSSC số tiền là 1,5 triệu USD. Sau khi Ng bị bắt, Liên Hợp Quốc đã bác bỏ và cho rằng tổ chức này không liên quan đến số tiền 15 triệu USD vẫn đang tồn tại trong nguồn quỹ này.
Tháng 10 năm ngoái, nhà chức trách Mỹ ra lệnh bắt giữ 6 người, trong đó có Ashe, Lorenzo, Ng (còn được gọi là David Ng),  trợ lý của Ng tên là Jeff C.Yin (bí danh Yin Chuan), Giám đốc Điều hành Quỹ phát triển bền vững toàn cầu Shiwei Yan (bí danh Sheri Yan), và Giám đốc Tài chính của Yan tên là Heidi Hong Piao (bí danh Heidi Park).
Yan, Lorenzo, và Park đã nhận tội. Ng bị tạm giam tại Mỹ và được phép đóng tiền bảo lãnh 50 triệu USD.

Mạng lưới mở rộng


Sơ đồ miêu tả mối quan hệ
Cùng với những tiết lộ gây chấn động bên trong những câu chuyện của vụ án tham nhũng quốc tế này, một mạng lưới giữa Ng với các đối tác chính trị và kinh doanh của ông; cũng như với các cán bộ cấp cao của ĐCSTQ cũng đã được phát hiện một cách rộng rãi.
Sinh ra ở tỉnh Quảng Đông, David Ng chuyển đến Macau vào năm 1979. Ông thành lập công việc kinh doanh của mình bằng cách bán vải ở các quầy hàng trên đường phố.
Theo một nguồn tin từ lĩnh vực bất động sản tại Macau, thời điểm này Ng vẫn không có gì nổi bật tại Macau, nhưng rất giỏi đầu tư những khoản tiền lớn để tạo nên một mạng lưới chính trị và kinh doanh rộng lớn, thậm chí David Ng cũng đã tạo mối quan hệ rất tốt với những quan chức cấp cao tại Bắc Kinh.
David Ng đã duy trì một mối quan hệ chặt chẽ với cựu Trưởng đặc khu Macau Edmund Ho và ông trùm casino Hà Hồng Sân (Stanley Ho). Vào đầu những năm 1990, họ đã cùng nhau thành lập một tập đoàn, mang tên Nam Van Development Co. SARL. Tập đoàn này quy tụ số tên tuổi lớn nhất của Macao, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị Stanley Ho, Phó Chủ tịch Edmund Ho, và Ng giữ cương vị là Giám đốc Điều hành.

Thắt chặt mối quan hệ với phe cánh của Giang

Daivd Ng là thành viên của Ủy ban Trù bị Đặc khu Hành chính Macau và đã được Giang Trạch Dân chấp nhận.
Ông cũng giành được hợp đồng xây dựng cầu Lotus, nối thành phố Chu Hải và Macau. Đây là một trong những dự án chiến lược quan trọng nhất trước khi chế độ cộng sản tiếp quản Macau từ năm 1999.
Ông Merchant Circle – Trợ lý Kinh doanh của cựu Trưởng đặc khu Macau Edmund Ho, cho hay rằng, David Ng có đủ khả năng để giành chiến thắng trong vụ đấu thầu xây dựng cầu Lotus và nắm giữ những chức vụ quan trọng, chẳng hạn như là thành viên của Ủy ban Trù bị Đặc khu Hành chính Macau. Ng đã nỗ lực hết mình để lọt vào mắt xanh của Giang.
Riêng Stanley Ho và Edmund Ho được coi là 2 lực lượng nòng cốt của Giang tại Macau.
Giang chỉ định cho Edmund Ho giữ chức vụ Trưởng Đặc khu Hành chánh đầu tiên của Macau, và đã buộc Edmund Ho phải thông qua đạo luật gây tranh cãi có tên Điều 23 pháp chế về chống lật đổ tại Macau.
Stanley Ho đã thường xuyên được Giang xem như một vị khách danh dự, “vợ” thứ tư của ông ta đã từng hát chung vài bài hát với Giang. Tình huống này đã khiến cho công chúng mỉa mai và trở thành một trò đùa rất phổ biến.
Nhưng điều mà David Ng đã khiến cho tên tuổi của mình trở nên lẫy lừng ở xã hội phương Tây chính là sự tham gia của ông trong việc đóng góp về mặt chính trị – bơm một khoản tiền nước ngoài cho Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 1996, giúp ông Bill Clinton tái đắc cử.
Tại thời điểm đó, Giang vẫn còn đang nắm quyền. Mặc dù David Ng chưa bao giờ bị truy tố vì vụ bê bối này, nhưng ông đã trở thành nguyên mẫu của một doanh nhân Trung Quốc trong bộ phim truyền hình Mỹ khá nổi tiếng “Sóng gió chính trường” (House of Cards).
Tháng 9 năm ngoái, David Ng bị bắt vì đã mang một lượng lớn tiền mặt vào nước Mỹ, và bị cáo buộc vì đã vi phạm một số tội, kể cả hối lộ và trốn thuế.
Vào năm 2006, tạp chí SAPIO của Nhật Bản tiết lộ một bài viết rất chi tiết liên quan đến việc gia đình của Clinton đã chấp nhận sự đóng góp rất lớn từ các điệp viên Trung Quốc. Bài viết này cũng đề cập đến một số quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ tại Mỹ. Đồng thời, tác giả bài viết đã thẳng thừng tuyên bố rằng, chỉ huy của tất cả các điệp viên cộng sản chính là Giang Trạch Dân.

Chau Chak Wing

Liên quan đến vụ án John Ashe nhận hối lộ, Liên Hợp Quốc đã ra lệnh điều tra tỷ phú người Úc gốc Trung Quốc Chau Chak Wing – ông chủ của tập đoàn Kingold Quảng Châu. Vì ông Chau bị cáo buộc là đã mua chuộc ông Ashe để cho mình tham dự một cuộc họp tại thành phố Quảng Châu.
Theo Shi Cangshan, một chuyên gia [phân tích các vấn đề về] Trung Quốc cho biết, ông Chau đã từng giúp cho Tăng Khánh Hồng và phe cánh của Giang tham gia vào các nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài.
Tương tự như David Ng, ông Chau cũng là nhà tài trợ chính trị ở hải ngoại lớn nhất của nước Úc, đã dành tặng hàng triệu đô la Úc cho đảng Tự Do và Đảng Lao động của Úc.
Trong những năm 1970, từ Trung Quốc, Chau đã di cư đến Hồng Kông và sau đó đến nước Úc. Từ năm 1989, ông ta thường xuyên bay qua bay lại giữa Úc và Quảng Châu. Chau đã duy trì một mối quan hệ cá nhân rất gần gũi với Vương Hiểu Linh – cháu gái của vợ Tăng Khánh Hồng.
Căn nhà sang trọng 300 mét vuông mà Vương Hiểu Linh cư trú tại Quảng Châu được xây dựng bởi công ty của Chau. Chau không những phải bỏ ra 3 triệu nhân dân tệ Trung Quốc (tương đương 460,000 đô la Úc) để tu bổ, mà còn tạo điều kiện cho Vương Hiểu Linh chỉ cần trả 20% trị giá của căn nhà.
Như đã đề cập ở phía trên, người phụ nữ bị buộc tội tên là Shiwei Yan (bí danh Sheri Yan). Bà là người Mỹ gốc Trung Quốc, là vợ của một cựu Đại sứ quán thuộc Bộ Ngoại giao Úc. Bà này cũng từng làm việc cho ông Chau trong vòng 5 năm.
Bà Yan là một người rất nổi tiếng trong xã hội Úc. Trước đây, bà có rất nhiều kinh nghiệm trong  việc giữ liên lạc chặt chẽ với nhiều doanh nhân và chính trị gia ở Trung Quốc đại lục.
Tạp chí Sydney Morning Herald cho biết, chồng của bà Yan tên là Roger Uren – một nhà điều hành truyền thông, đồng thời là cựu chuyên gia phân tích tình báo Úc – đã từng được dự đoán sẽ trở thành Đại sứ quán Úc tại Bắc Kinh. Hiện nay, ông này đang làm việc cho đài truyền hình Phượng Hoàng – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ có trụ sở tại Hồng Kông.
Dịch sang tiếng Anh bởi Thomas Leung. Hiệu đính bởi Sally Appert.

Hồ sơ Panama: Truyền thông Trung Quốc biện hộ cho Tập Cận Bình, bốn người còn lại rất khó mở miệng?


Gia tộc của các Đảng viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được điểm mặt chỉ tên sau khi Hồ sơ Panama được công bố (Ảnh: Epochtimes)
Gia tộc của các Đảng viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được điểm mặt chỉ tên sau khi Hồ sơ Panama được công bố (Ảnh: Epochtimes)
Hồ sơ Panama đã cho biết, người nhà của 9 lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ đã từng thông qua một hãng luật ở Panama để thành lập các công ty quốc tế, trong đó bao gồm cả Đặng Gia Quý – anh rể của đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình. Vào thứ ba tuần trước truyền thông Trung Quốc đại lục đã cho đăng một bài viết biện hộ cho ông Tập Cận Bình, nhưng bài viết này lập tức đã bị gỡ xuống.
Liên minh các Phóng viên Điều tra quốc tế vào đầu tháng 4 này đã công bố báo cáo điều tra về “Hồ sơ Panama”, tiết lộ người nhà của 9 quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã từng thành lập các công ty quốc tế tại nước ngoài, Lưu Vân Sơn – người đứng đầu cơ cấu tuyên truyền cũng có tên trong danh sách này.
Cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ lập tức phong tỏa cẩn mật toàn bộ những bản tin và các thảo luận có liên quan đến đề tài này. Nhưng đã có không ít cư dân mạng vẫn “vượt tường” để thu thập các tin tức từ hải ngoại. Bởi vì ông Đặng Gia Quý – anh rể của đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có tên trong hồ sơ Panama, nên cụm từ “anh rể” trong phút chốc đã lọt vào top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất Trung Quốc.
Ngày 8 tháng 4, ông Hồ Đức Hoa – con trai của Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang đã là người đầu tiên lên tiếng về việc này. Ông biểu thị việc thành lập công ty quốc tế là để tham gia vào thị trường cổ phiếu ở Hồng Kông, “đường đường chính chính” không hề phạm pháp.
Ngay tiếp theo sau đó, ngày 12 tháng 4, trang tin Giới Diện của Thượng Hải cũng đã cho đăng bài viết biện hộ cho ông Tập Cận Bình.
Trang Giới Diện đã cho đăng lại một bài viết của một Blogger ở hải ngoại với tựa đề “Tập Tổng quản đã quản giáo được cháu con họ hàng của mình chưa?”, bài viết chủ yếu nêu ra 4 luận cứ:
1, Ông Đặng Gia Quý vào năm 2009 có mua 2 công ty quốc tế, nhưng việc thành lập công ty quốc tế này không phạm pháp.
2, Thực tế công ty không có vận hành, cho nên không hề liên quan đến vấn đề rửa tiền, trốn thuế.
3, Anh vợ của Tập chủ tịch doanh thương phát đạt chủ yếu là nhờ những mối quen biết của cha mình, không liên quan đến việc lấy quyền công để mưu lợi tư.
4, Cuối cùng, trước khi ông Tập chuẩn bị “thượng đài” nhậm chức đã yêu cầu người nhà hủy bỏ các vòng liên kết thương mại của mình.
Từ đó, bài viết này kết luận ông Tập Cận Bình sớm đã có biện pháp quản thúc người nhà.
Bình luận viên Đường Đình Viễn nói: “Sau khi bí mật từ Hồ sơ Panama bùng nổ, cụm từ ‘anh rể’  trong phút chốc đã leo lên bảng từ khóa tìm kiếm nhiều nhất mà cũng là nhạy cảm nhất, điều này hầu như đã xóa mờ đi mọi mối quan tâm khác của bất cứ ai. Bài viết này được phát đi trong bối cảnh như thế này, cũng đích xác có thể chuyển hướng nhìn nhận của rất nhiều người đối với sự kiện này, cho nên, tôi cho rằng đây càng giống một hành vi chịu sự chỉ thị, truyền thông Trung Quốc trông không giống như đang chủ động. Bởi vì đã có rất nhiều những vết xe đổ của những bản tin không chỉ thị, bất cứ phát biểu nào của truyền thông đại lục trước một cụm từ nhạy cảm như vậy, ‘có khả năng tạo thành hậu quá khó lường’ như vậy đều phải cẩn thận vô cùng.”
Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế vào đầu tháng 4 này đã công bố hai loạt báo cáo, tiết lộ tên tuổi của 72 nguyên thủ quốc gia, các lãnh đạo của các chính phủ tiền nhiệm cũng như đương nhiệm đã từng thông qua hãng luật Mossack Fonseca  để thành lập các công ty quốc tế.
Tập hồ sơ đã nhắc đến 9 cái tên trong số những quan chức cấp cao của ĐCSTQ, có 5 người có quan hệ mật thiết với Giang Trạch Dân. Trừ Bạc Hy Lai – người đã bị kết án ra, 4 người còn lại đến giờ vẫn chưa có bất cứ hồi ứng gì.
Ông Đường Đình Viễn nói: “Bài viết này đã gây ra một áp lực đối với những nhân vật khác có mặt trong Thường ủy mà đã từng bị nhắc tên trong Hồ sơ Panama, bởi vì nếu một khi ông Tập Cận Bình chứng minh được sự minh bạch, công chúng tự nhiên sẽ chuyển hướng chú ý về phía họ, vấn đề của gia tộc Tập Cận Bình rất dễ để nói rõ, nhưng gia tộc của Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lệ thì không dễ dàng như vậy”.
Liên minh các Phóng viên Điều tra Quốc tế biểu thị rằng, vào đầu tháng 5 này họ sẽ công bố “nội dung chấn động hơn nữa”.

Không có nhận xét nào: