Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa

Thợ lặn của dự án Formosa chết chưa rõ nguyên nhân


(VTC News) - Một thợ lặn từng phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương của dự án Formosa đã chết chưa rõ nguyên nhân vào ngày hôm qua.
Theo một nguồn tin riêng của VTC, hôm qua 24/4, một thợ lặn trước đó có làm việc phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương của dự án Formosa đã tử vong. 
Theo xác nhận của bệnh viện, nạn nhân là anh Lê Văn Ngầy, ở tỉnh Khánh Hòa - vốn là thợ lặn của công ty Nibel (trụ sở đóng ở tỉnh Quảng Bình), một nhà thầu của Formosa.
Một thợ lặn tử vong chưa rõ nguyên nhân
Một thợ lặn tử vong chưa rõ nguyên nhân 
Công an thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) xác nhận nạn nhân đã được khám nghiệm tử thi và bàn giao cho gia đình, đưa về quê mai táng.

Bên cạnh đó, hai thợ lặn khác của công ty Nibel chia sẻ với phóng viên VTC: "Em làm nghề lặn trên 10 năm rồi, từ khi cá chết, cảm thấy trong người mệt, ê ẩm, đau xương, đau đầu, tức ngực, khó thở... sau khi em bị phổi, khó thở, công ty chuyển đi nơi khác".
Hai thợ lặn cho biết sức khỏe suy yếu từ sau khi cá chết hàng loạt
Thợ lặn cho biết sức khỏe suy yếu từ sau khi cá chết hàng loạt (ảnh chụp từ video)

Phóng viên VTC sẽ tiếp tục liên hệ với các cơ quan chức năng để có câu trả lời sớm và chính xác nhất.

Video: Thợ lặn tử vong chưa rõ nguyên nhân
Vũ Nguyên

TS Trần Bắc Hải (từ Úc) | 

Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa

Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường.




Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì "bài Hoa". Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới.
Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng - Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư.
Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).
Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới.
Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.
Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình.
Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào.
Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.
Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.
Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.

Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.
Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.
Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.
Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.
Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố trong đó khoảng 10000 người định tiến về Phnom Penh. Cuộc bạo loạn này đã làm chết thêm 5 người nữa.
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.
Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.
Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.
Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.
Mà họ còn dấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.
Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).
Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.
Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.
theo Trí Thức Trẻ

Các bạn chọn cá, tôm hay chọn gang, thép?


(GDVN) - Có lẽ lúc ấy, người dân cũng chỉ biết khóc mỗi khi nhìn ra biển, mỗi khi nhìn thấy một Formosa sừng sững.

Trả lời kênh truyền hình VTC 14 sáng nay, 25/4, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho rằng: “Được cái nọ thì phải mất cái kia”.

Ông giám đốc đối ngoại cũng không ngần ngại, nói thẳng toẹt ra rằng: “Nhiều khi không được cả hai thì phải lựa chọn. Muốn bắt cá tôm hay muốn xây một nhà máy thép hiện đại?”.

Ý kiến của ông Phàm là bài toán hay chính là một lời thách thức bởi: “Người dân ở đây cũng như nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường”.

Và ông còn khẳng định chắc chắn: “Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”.
Giám đốc đối ngoại Formosa cho rằng không thể vừa có nhà máy thép, vừa có nhiều tôm cá (Ảnh: baogiaothong.vn)
Vậy là đã rõ, dù Formosa chưa có lời thú nhận rằng việc súc xả đường ống bằng hóa chất độc hại là nguyên nhân gây tôm cá đồng loạt ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Dù các cơ quan chức năng đang cố tìm nguyên nhân độc tố gây tình trạng cá, tôm chết trắng bãi biển.

Thậm chí, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: “Trong trường hợp cần thiết thì có thể phải thuê chuyên gia nước ngoài tìm nguyên nhân cá tôm đồng loạt chết”.

Bộ Công Thương hỏa tốc lập đoàn công tác đến Formosa sau vụ cá chết

(GDVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký văn bản hỏa tốc thành lập Đoàn công tác đến làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa.
Như vậy, lời phát biểu của Giám đốc Chu Xuân Phàm được hiểu như lời “tự thú” gián tiếp rằng, nguyên nhân cá chết là do Formosa.

Rõ ràng, Formosa đã đặt người dân ven biển Bắc Trung Bộ lâm vào cảnh phải chấp nhận thiệt thòi, phải hy sinh cuộc sống bám biển để hi sinh, để đổi lấy một nhà máy gang thép hiện đại.

Mỗi khi Formosa súc xả đường ống…thì cứ việc ngồi chờ đến khi hóa chất độc hại loãng dần vào đại dương thì mới giong buồm ra khơi mà đánh bắt.

Khi lập dự án xây dựng nhà máy gang thép, Formosa có đặt ra điều kiện này với Bộ Tài nguyên- Môi trường, với tỉnh Hà Tĩnh?
Để giờ đây, khi nhà máy đã xây dựng xong thì Formosa mới lật ngửa bài “đánh đổi” giữa sự tồn tại của nhà máy gang thép và cuộc sống của người dân các tỉnh miền Trung, ngành du lịch của các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do Formosa xả thải.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Giám đốc đối ngoại nhà máy Formosa nói không thể chọn cả nhà máy lẫn tôm cá. Vậy thì bạn chọn tôm cá hay gang thép?

XEM KẾT QUẢ
Nhiều người băn khoăn rằng: Vì sao đợt súc xả đường ống lần này thì vùng biển từ Vũng Áng tới Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế bị ảnh hưởng mà không phải là các địa phương từ Vũng Áng đổ ra phía Bắc?

Thật dễ hiểu bởi vì phù hợp với dòng chảy hải lưu theo bản đồ của Viện Khoa học thủy lợi rằng: Một năm có hai mùa để dòng chảy hải lưu thay đổi. Vào tháng 2 thì dòng hải lưu chảy theo hướng Bắc- Nam và đến tháng 8 thì dòng hải lưu đổi chiều theo hướng Nam- Bắc.

Như vậy có nghĩa là, nếu Formosa súc xả đường ống vào cuối năm thì các địa phương như Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình…lãnh đủ chuyện “đừng có mà mơ ra khơi”.

Người dân ven biển dọc miền Trung ngồi ngắm nhìn một Formosa hoành tráng, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 28 tỷ đô la Mỹ.

Dự án có tổng quỹ đất và mặt nước lên tới 3.300 ha, được cấp phép hoạt động tới 70 năm.

Hà Tĩnh đang tự hào vì khu kinh tế Vũng Áng sẽ đem lại tiềm năng kinh tế, ngành gang thép hiện đại.

Cá chết ở đâu đó dạt vào bờ, chắc gì đã phải do xả thải?

Với lời cam kết ban đầu là sẽ áp dụng ngặt nghèo về xả thải, nên Bộ Tài nguyên- Môi trường mới cấp phép cho đường ống xả thải nằm tít dưới lòng biển, sâu 17 m so với mặt nước biển.

Họ hứa, họ cam kết là chuyện của hứa với cam kết. Quan trọng là họ có làm theo lời đã hứa, đã cam kết?

Ngay chính Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Võ Tuấn Nhân cũng trăn trở: “Họ xả cái gì, xả như thế nào”?.

Nếu Formosa đồng loạt hoạt động thì biển vùng Bắc Trung Bộ có còn như ngày xưa? Có lẽ lúc ấy, người dân cũng chỉ biết khóc mỗi khi nhìn ra biển, mỗi khi nhìn thấy một Formosa sừng sững.

Việt Hoài

Không có nhận xét nào: