Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Mỹ: một cậu đạp xích lô thành nhà khoa học nguyên tử; Việt Nam: một tiều phu thành Tổng Bí thư Đảng-Ai ưu việt hơn ?

Từ người gánh củi trở thành Tổng Bí thư

"Đốn củi 3 năm thiêu 1 giờ"-Thành ngữ nghề đốn củi...

Một lần, trong cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh xuống xã Trà Bui, huyện Trà Mi (Quảng Nam - Đà Nẵng). Nhân dân đến gặp rất đông và hỏi xin... một cái ti vi. Trưa hôm ấy, ông không ngủ, đi đi lại lại trong phòng, trăn trở: "Mình là Chủ tịch Quốc hội, không thể quyết định cái cụ thể, nhưng không lẽ ước muốn đơn giản của bà con như thế mà không thực hiện được sao?".
a
Một tấm gương mẫu mực.
"Nhân tố Nông Đức Mạnh" đã được ông Vũ Ngọc Linh, nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, phát hiện năm 1976. Điều này đã khiến ông Linh, dù nhiều năm không xuống Hà Nội, vẫn không hề bất ngờ về việc ông Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.
Thỉnh thoảng, ông Nông Đức Mạnh lại trở về quê hương Bắc Cạn, nơi từng có một bà chủ quán, nay đã mất, nhưng ông không thể nào quên. Ở Bắc Cạn, ai ai cũng có thể tự kiếm củi lấy, nhưng bà chủ quán đó đã mua củi giúp ông, nhờ đó ông có thể học hành.

Có lẽ, nhờ một tuổi thơ bươn chải như vậy mà theo nhận xét của ông Vũ Mão, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội: "Lòng nhân hậu toát ra từ gương mặt anh Mạnh". Chủ tịch Quốc hội trăn trở rất nhiều về những khó khăn của dân vùng sâu: "Giúp bà con nâng cao dân trí không phải chỉ bằng cách miễn thi cử cho họ 1-2 điểm, mà phải làm sao tạo điều kiện để họ tự vươn lên". Ông nhắc lại hồi đi học ở Leningrad, một lần khi bài kiểm tra chỉ đạt điểm 4 (thay vì điểm 5), ông thầy giáo người Nga đã nặng lời với ông và yêu cầu về học lại. Lần sau, ông Mạnh thi được 5 điểm, thầy giáo nói: "Đây mới thực sự là anh!".
Những người gần gũi với ông kể, ông luôn tìm cách giúp đỡ những người dân mà ông gặp, có khi kín đáo cho họ một ít tiền. Nhưng điều mà Chủ tịch Quốc hội tập trung tâm sức nhất để làm là giảm oan ức cho người dân. Tiến sĩ Phùng Huy Quách, Thư ký Kinh tế của Chủ tịch Nông Đức Mạnh cho biết: "Ông rất quan tâm đến các vấn đề kinh tế, trong ông luôn nung nấu một điều gì đó". Ông thường nhắc nhở những người giúp việc bằng một kinh nghiệm mà ông gọi là "sai lầm" của chính ông: "Khi làm Trưởng ty Lâm nghiệp Bắc Thái, tôi đã để cho một lâm trường phá một khu rừng nứa để trồng bồ đề. Cứ nghĩ theo lý thuyết, rừng đại trà công nghiệp sẽ cho năng suất cao hơn, nhưng kết quả không như vậy. Việc này làm tôi ân hận mãi".
Ông Vũ Ngọc Linh kể: "Chỉ sau hai khoá Đại hội Đảng, anh ấy trưởng thành từ một cán bộ cấp phòng lên Bí thư tỉnh uỷ, Uỷ viên dự khuyết TƯ. Nhưng thú thực, khi bàn giao chức Bí thư, tôi chưa nghĩ anh ấy sẽ đi xa như vậy. Chín năm trước, khi anh Mạnh làm Chủ tịch Quốc hội, cũng có nhiều người băn khoăn. TƯ đã phải bàn lại hai lần. Lúc ấy anh còn quá trẻ so với các đồng chí khác. Tôi đã cẩn thận theo dõi cách anh điều khiển Quốc hội khoá IX, thấy anh tiến lên rất nhanh. Sau Đại hội VIII, tôi tiếp tục theo dõi và bắt đầu nghĩ rằng, anh ấy rất có thể sẽ trở thành Tổng bí thư".
(Theo TBKT SG, 28/4)

Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam













Trở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ của cuộc sống.

Công việc hiện tại của Tiến sĩ Võ Tá Đức là nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm các nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Mỹ.

Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam
TS Võ Tá Đức hồi còn nhỏ tại Việt Nam.
Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em ở Phú Yên, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi đường phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
Đến năm 1981, ba Đức cố xoay xở tìm cách cho cậu theo một người bà con tìm đường sang Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ VN bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.
Cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa ấy suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù.
Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa Vật lý Trường Đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh.
Nói về thành công của mình, Tiến sĩ Đức cho biết: "Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn”.
Theo Hạ Anh
Dân Việt

Không có nhận xét nào: