Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Kỳ 5: Nguyễn Tấn Dũng: “sản phẩm” của tình thế hay “sản phẩm” của khối mâu thuẫn lớn của chính bản thân mình?

Phạm Viết Đào.
Nguyễn Tấn Dũng thất thần tại Hội nghị TW 13...
Ảnh P.V.Đ chụp qua TV...

Trong chùm bài:
 Những hệ lụy sau sự an bài chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

>" Đông Hùng Vương" hay " Tây Hùng Vương" đứng sau những "canh bạc" giai đoạn 2006-2011 ? ( Kỳ 4);
>Những hệ lụy phía sau "sự an bài chính trị" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( Kỳ 3 )

Dư luận của các trang mạng xã hội trong giai đoạn vừa qua nổ ra nhóm vào 2 luồng ý kiến trái chiều nhau khi bàn về về con người, sự nghiệp chính trị của Nguyễn Tấn Dũng:
1/-Nguyễn Tấn Dũng là người nhìn thấy sự thối nát của thế chế cộng sản, chán ngầy sự lệ thuộc vào Trung Quốc nên muốn mở cửa, bắt tay với Mỹ để cải cách thể chế, hướng tới dân chủ; Việc Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho con gái kết hôn với con trai của một công chức cũ của chính quyền Sài Gòn từ gần chục năm trước đã cho thấy ông “liếc mắt đưa tình” với thể chế dân chủ Mỹ ?
2/-Nguyễn Tấn Dũng là người sớm ngộ ra: do ở vào vị thế địa chính trị đặc biệt của Việt Nam, muốn tồn tại thì không cho phép các “đầu lĩnh” quá rạch ròi, minh bạch phân tuyến khi thiết lập các quan hệ bang giao đối ngoại; Các chính trị gia Việt muốn tồn tại và phát triển thì phải chịu số phận như nàng Kiều năm xưa: Thân lươn bao quản lấm đầu; Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa…
-Không chính trị gia nào có thể yên ổn trên ghế tại Hà Nội nếu bị Trung Quốc thù, lườm nguýt;  không chịu để Trung Quốc “o bế”, chăn dắt…
-Một nền kinh tế chậm lụt và hủ bại như Việt Nam, trong mối tương quan với thế giới ngày nay sẽ không thể ngóc đầu lên được, nếu không tranh thủ được nguồn vốn, mô hình kỹ trị và dựa vào thị trường Mỹ, Nhật và phương EU…
Bị giằng xé bởi cái quan hệ “ bên tình, bên hiếu” bên nào nặng hơn của nàng Kiều khi chưa, khi phải đứng trược việc phải đem cái “ngàn vàng” ra đắp đổi, cứu nguy cho cha mẹ trong hoàn cảnh bị đẩy tình cảnh éo le, khốn quẫn, oan khuất…;( bên tình: những giá trị dân chủ tây phương; bên hiếu: trùng với đảng; phải giữ cho cái Đảng không sập bởi nó đã tạo cho ông quyền lực, vai vế…)
Khi Kiều chấp nhận bán mình, “thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên”…sẵn sàng thả mình xả láng vào những “cuộc chơi đầy tháng, trận cười suốt đêm”…thì “ tấm lòng trinh bạch” là mặt hàng có giá chính trị đa cấp cao…
Ngưới viết bài này không tin: Nguyễn Tấn Dũng là con người có lý tưởng chính trị gì cao xa; càng không tin Nguyễn Tấn Dũng là người nuôi tham vọng như Tập Cận Bình, kẻ muốn mở ra chương mới, xếp đặt một chiếc ghế trong pho lịch sử Trung Quốc hàng ngàn năm đầy ngập máu, đầy ngập những đấng minh quân, bạo chúa; dân bị hủy diệt hàng triệu người dưới ngai vàng của họ nhưng tên tuổi của họ thì vẫn còn mãi với sử sách…
Do xuất phát từ 2 cách nhìn nhận này mà dẫn tới những đáp án khác nhau khi nhận định về sự nghiệp chính trị của Nguyễn Tấn Dũng:
-Những người theo quan điểm thứ nhất thì cho rằng: sự thất bại của Nguyễn Tấn Dũng là sự thất bại của khuynh hướng ngả theo phương tây; Do phe thân tàu đã nắm thế thượng phong sau Đại hội XII do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu ?
-Những người theo thuyết “ âm mưu “ thứ  hai thì cho rằng: sự thất bại của Nguyễn Tấn Dũng là sự thất bại của kẻ chơi nước cờ “ bắt cá 2 tay” nhưng do non tay nên “ xôi hỏng, bỏng không”…
Trong quá khứ đã có tấm gương “ đu giây” giữa 2 thế lực Trung-Xô đó là ông Hồ Chí Minh.
Sau đại chiến thế giới thứ 2 Liên Xô-Trung Quốc mâu thuẫn nhau vì do mâu thuẫn trong việc tranh giành “ngôi thứ” và “vai vế” ảnh hưởng với thế giới…
Ông Hồ Chí Minh chừng mực nào đó đã thành công, tranh thủ được sự viện trở từ cả 2 phía để thực hiện việc đánh đuổi quân viễn chinh Mỹ, Pháp…
Ông Hồ Chí Minh thành công vì ông mưu cầu đại sự chung việc giành chính quyền trên toàn cõi Việt Nam cho chính đảng do ông thành lập; một đảng cs chưa xuất hiện sự băng hoại, mục nát, tự phân hủy bên trong vì đất nước đang nghèo, chưa phát triển…
Để đánh giá về một con người và chính khách, người ta phải căn cứ vào chuỗi hành động mà người đó đã và sẽ “ lập trình” và các tuyên ngôn ? Vậy ông Dũng là người thân hay sơ với Trung Quốc nếu ta căn cứ vào các chuỗi hành vi của Chính phủ suốt 2 nhiệm kỳ do ông làm Thủ tướng?
Trước hết về Dự án bauxite Tây Nguyên; Đây là chủ trương do TBT Nông Đức Mạnh thỏa thuận bàn bạc với Trung Quốc; Vậy thì trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng đến đâu khi Chính phủ là cơ quan thừa hành các chủ trương, chính sách do Đảng vạch ra…
Có 2 khả năng: Chính phủ là cơ quan cấp 2 của Đảng, Chính phủ không thể không thực thực thi các nhiệm vụ đã được ban hành, đã được “ hạ chiếu chỉ ” thành nghị quyết: sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng…
Ông Dũng chỉ chống Trung Quốc tại các dàn hội nghị thôi, còn công việc chuyên môn, điều hành chính phủ thì sống chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, mọi chuyện đã có đảng lo ?
Hiện nay chúng ta chưa có đầy đủ thông tin để bạch hóa vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng trong quan hệ với Trung Quốc về dự án này ? Để làm rõ được điều này phải mất dăm bảy chục năm nữa với điều kiện các công văn giấy tờ của cơ quan Đảng, Chính phủ và Bộ ngoại giao được bạch hóa ?
2/ Chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, tuy chưa bạch hóa thông tin nhưng theo suy đoán của người viết thì: đây chắc là sáng kiến của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; về dự án này có vẻ như nhóm “ Đông Hùng Vương” đã phải dùng Quốc hội cản lại ?
Tại sao lại phải sử dụng bàn tay Quốc hội; Tại sao lại cho phép mạng xã hội lên tiếng thoải mái về dự án này; Tại sao nhóm “ đông Hùng Vương” không dùng cơ chế “ Cung Vua” trên danh nghĩa “ bề trên” để khắc chế việc làm “Phủ Chúa “ ? Yếu thế chăng ? Thiểu số chăng ?
3/ Trong nhiệm kỳ Thủ tướng 12 năm của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhiều dự án liên doanh liên quan tới cấp đất đai liên quan tới người Trung Quốc: Bauxite Tây Nguyên; Vũng Áng, Hải Vân, Quảng Ninh, Lạng Sơn; 90 % các dự án thi công các nhà máy nhiệt điện theo thông tin báo chí rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc ?
Các nhà thầu Nhật chỉ xuất hiện và có vai trò trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA Nhật; Còn các dự án có nguồn vốn của các định chế khác phần đa đều vào tay các nhà thầu Trung Quốc, bởi cãi bẫy giá rẻ sơ đẳng ?
Hiện chưa có thông tin bạch hóa đánh giá tổng thế về hậu quả, hiệu quả kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng về các dự án đầu tư do nhà thầu Trung Quốc trực tiếp thi công ? Việc này chỉ có Chính phủ biết và chỉ Chính phủ mới nắm được thông tin và có cơ sở đánh giá ?
Một mở ngoặc nhỏ, ý kiến của một chuyên gia cho biết: Nếu quan hệ Trung-Việt xảy ra trục trặc thì sự vận hành các nhà máy nhiệt điện mà Trung Quốc đảm nhận vai trò thi công có xảy ra sự cố phá hoại?
Sự vận hành của loại nhà máy này hiện nay là bằng hệ thống và phương tiện tin học, internet hiện đại chứ không điều hành thô sơ bằng tay…Khi các “hộp số” điều hành các cơ sở nhiệt điện này do Trung Quốc thiết kế, thi công thì họ có thể ngồi ở Bắc Kinh mà vẫn can thiệp, gây nổ như trường hợp các cầu cống, đường sá, những công trình xây dựng lớn ở Cao Bằng trong cuộc chiến tranh 1979 ?
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng là người có ý thức đề phòng “ hệ điều hành” Trung Quốc thì những vấn đề nêu trên chắc chắc không thể không cân nhắc, không tính toán ?
Bằng cách này hay cách khác, ông Nguyễn Tấn Dũng cần bạch hóa những chuyện này trước lịch sử, trước nhân trong quan hệ bang giao về kinh tế với Trung Quốc trong nhiệm kỳ ông làm Thủ tướng ? Nếu ông muốn chứng minh mình là người yêu nước, không bán chủ quyền để đánh đổi cái hữu nghị viển vông ?
Ông Dũng có một câu nói ông tự bộc bạch là nằm lòng mà ông đã từng phát với báo giời ? Câu này nếu được phát ra từ Trưởng Ban Tuyên giáo trước đây Định Thế Huynh, Vũ Ngọc Hoàng thì đành một nhẽ ?
Một số tuyên bố này nọ của ông Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn nọ kia tuy quan trọng đấy như nó chí phát huy sức mạnh giống cái thời Gabel của Đức Quốc xã… Thế giới ngày nay đã có nhiều bước tiến dài trong cái việc chế tác ra các vi mạch để khắc chế, vận hành hệ điều hành của một cỗ máy quan hệ…
Phải chăng do bởi sức ép trước sự va đập, tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn; Trước dư luận nội địa đã trưởng thành, Nguyễn Tấn Dũng với tư cách của một anh hai Nam Bộ, “chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời” về các kiến thức kinh bang tế thế…Do bởi ông học hành lọ mọ không đâu vào đâu nên đành phải sử dụng cái miếng võ thế tục  ” nói dzậy mà không phải dzậy; làm dzậy mà không phải dzậy…”
Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành sản phẩm của tình thế do bởi đất nước vẫn tít mù trong cơ chế cộng sản…Hay Nguyễn Tấn Dũng là sản phẩm của những khối mâu thuẫn lớn của chính bản thân mình; ông là con đẻ bản năng của guồng máy CS mà ông không ngộ ra và không thể thoát ra được ?!
Không ai khác chính ông Nguyễn Tấn Dũng phải bạch hóa với dư luận nếu ông muốn làm một người tử tế ?!

P.V.Đ.


Không có nhận xét nào: