Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Biển Đông, Hoa Đông: Trung Quốc vượt “lằn ranh đỏ” sẽ bùng nổ xung đột

VietTimes -- Không bất ngờ trước những hành động của Trung Quốc sau phán quyết ngày 12.07 của Tòa Trọng tài quốc tế. Mỹ, Nhật Bản đồng loạt có những động thái gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, Hoa Đông nhằm đối phó Trung Quốc đồng thời kêu gọi ủng hộ quyết định của Tòa Trọng tài quốc tế The Hague.

Trịnh Thái Bằng - /
Các máy bay ném bom B1, B2, B 52 trên căn cứ đảo GuamCác máy bay ném bom B1, B2, B 52 trên căn cứ đảo Guam
Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông
Mỹ ngay từ đầu đã duy trì chính sách quyết liệt chống Trung Quốc trong các động thái bồi đắp và mở rộng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, xuất phát từ nguy cơ đe dọa quyền lực thống trị của Washington trên Thái Bình Dương.
Nhằm đáp trả những hành động mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc (PLA) trên Biển Đông, Mỹ tiến hành sứ mệnh “duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không” trên vùng biển quốc tế, đưa các chiến hạm hải quân đi vào vùng nước 12 hải lý của các đảo bồi đắp phi pháp của Trung Quốc, tiến hành hai chuyến bay tuần thám bằng máy bay P-8 Poseidon và cả bằng máy bay B-52. Mỹ cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho hai quốc gia chính có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc trên Biển Đông như tổ chức huấn luyện diễn tập đa quốc gia với quân đội Philipines và rỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Trong những chính sách này, nổi bật là việc Mỹ ký các hiệp định với Philipines cho phép triển khai lực lượng luân phiên trên 5 căn cứ quân sự Philipines và đưa lực lượng Lính thủy đánh bộ tham gia công tác huấn luyện, viện trợ cho các hoạt động tuần tra kiểm soát không phận và vùng biển chủ quyền Philipines.
Ngày 23.05.2016 Mỹ chính thức rỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với, kể từ sau chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên có hai cụm tàu sân bay tấn công chủ lực cùng hoạt động trên vùng nước Biển Đông, nhiều lần tuyên bố chính thức kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế La Haye.
Một điểm đặc biệt là Mỹ không phê chuẩn UNCLOS, lo ngại rằng một số quy định trong Công ước quốc tế về biển có thể đe dọa đối những quyền lực tối thượng mà Mỹ có được từ sau Đại chiến thế giới thứ II. Nhưng Washington kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các quy định trong các điều khoản của UNCLOS, đồng thời thúc giục các quốc gia có tranh chấp đấu tranh với Trung Quốc trên quan điểm tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều đó cho phép trước mắt Lầu Năm Góc có thể triển khai lực lượng quân sự đến bất cứ điểm nào trên vùng nước Biển Đông và biển Hoa Đông và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống cần thiết đe dọa lợi ích quốc gia Mỹ.

Triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc
Ngày 07.07.2016, Mỹ và Hàn Quốc chính thức ký thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Lý do chính thức được được đưa ra là nhằm bảo vệ Hàn Quốc từ những động thái ngày càng hiếu chiến và kho vũ khí tên lửa đạn đạo có khả năng đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên. Bắc Kinh cho rằng động thái này là tạo dựng lá chắn tên lửa đe dọa an ninh của Trung Quốc và sự cân bằng sức mạnh hạt nhân trong khu vực.
Do Triều Tiên có tiềm lực pháo binh nòng dài rất lớn và có số lượng tương đối hạn chế về tên lửa đạn đạo tầm gần. Nguy cơ đe dọa Hàn Quốc chủ yếu từ lực lượng pháo binh và pháo phản lực. Hệ thống THAAD trển khai trên bán đảo Triều Tiên có khả năng ngăn chặn tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung của Trung Quốc trên vùng nước biển Hoàng Hải, Hoa Đông, bảo vệ lực lượng quân đội Mỹ trong khu vực này nhiều hơn là các tên lửa đạn đạo vốn không rõ ràng về số lượng và chất lượng, có thể được phóng đi từ Triều Tiên.
Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào trước những động thái này? Có lẽ sẽ bắt đầu tuần tra răn đe hạt nhân với tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới (SSBN) trên vùng nước có thể đe dọa được lãnh thổ Mỹ, hoặc việc triển khai THAAD sẽ thúc đẩy Trung Quốc có những hành động đơn phương đối với Hàn Quốc, hoặc Triều Tiên sẽ có những động thái cứng rắn hơn về quân sự. Cho đến thời điểm này, Bắc Kinh ngoài việc tiến hành các hoạt động tuần tra trên không bằng máy bay ném bom chiến lược H-6K vẫn chưa có một động thái cụ thể nào đáp trả THAAD trên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ yểm "bộ ba chiến lược" B-52, B-1 và B-2 ở Guam
Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông báo cho biết: lần đầu tiên các máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1 và B-2 sẽ cùng có điểm đóng quân cố định tại căn cứ không quân Andersen ở Guam. Máy bay ném bom B-52 được triển khai tới Guam trên cơ sở luân phiên nhiều năm. Nhưng đây sẽ là lần đầu tiên máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 Lancer và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit được triển khai trên đảo.
Với động thái cùng lúc triển khai các máy bay ném bom chiến lược, Mỹ đang gia tăng sự hiện diện lực lượng quân sự lớn trên vùng nước Tây Thái Bình Dương nhằm răn đe các hoạt động gia tăng sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh trên đảo mà Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp trên Biển Đông. Các máy bay ném bom B-1 và B-2 được thiết kế để có thể bí mật thâm nhập hoặc chọc thủng hệ thống phòng không tiên tiến của đối phương. Các máy bay này đều có thể mang theo vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường dẫn đường vệ tinh có độ chính xác.
Trong tình huống phức tạp và sự phát triển ở cấp độ cao tính dân tộc chủ nghĩa cực đoan Trung Quốc, việc triển khai các phương tiện tấn công chiến lược thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành những hoạt động quân sự đáp trả. Có thể dẫn đến việc hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 hiện diện trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp hoặc tăng cường lực lượng các chiến hạm phòng không Trung Quốc trên Biển Đông. Điều đó sẽ gây căng thẳng gia tăng với các nước ven biển láng giềng. Nguy cơ xung đột sẽ rất cao nếu các biện pháp đáp trả này được thực hiện.
Máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 đậu trên đường băng tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Nhật Bản tăng cường sức mạnh đối phó Trung Quốc
Nhật Bản sau phán quyết ngày 12.07 của Tòa Trọng tài The Hague cũng chính thức ủng hộ phán quyết có lợi cho Philipines và có những tuyên bố kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ quyết định của Tòa quốc tế. Hơn thế nữa, truyền thông Nhật Bản còn thúc giục chính phủ Tokyo tham gia vào sứ mệnh duy trì “tự do hàng hải” bằng sự hiện diện của các chiến hạm Nhật cùng với các hạm tàu Mỹ trên Biển Đông.
Những tuyên bố này tạo lý do cho Bắc Kinh có nhưng động thái mạnh trên vùng nước xung quanh đảo Senkaku khi Trung Quốc bị đẩy vào thế cô lập và đả kích trên trường quốc tế. Những hành động của Nhật Bản với Philiphines cho thấy quốc gia này đang tăng cường chủ động hợp tác với Mỹ và Philipines trong một thế trận đối đầu với Trung Quốc ngay trên Biển Đông.
Theo tin chính thức được công bố trên đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK ngày 09.08, chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc mua và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn  tên lửa đạn đạo (ABM).
Thông báo này được đưa ra sau khi Triều Tiên thử nghiệm hai tên lửa đạn đạo tầm trung Ngô Đông trên vùng biển Nhật Bản. Một trong những tên lửa này được cho là đã rơi xuống trong vùng EEZ 200 dặm của Nhật Bản. Nếu thông tin này trở thành hiện thực dù chưa rõ ràng, THAAD sẽ ngăn chặn nguy cơ từ Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, Nhật Bản sẽ là tuyến chiến đấu phòng thủ tên lửa gần nhất, có thể vô hiệu hóa được sức mạnh tên lửa đạn đạo tầm gần của Trung Quốc đe dọa căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản và Guam.
Nhật Bản cũng công bố ý định phát triển các tên lửa đạn đạo tầm gần, một  hệ thống tên lửa đất đối hải, dự kiến nhằm bảo vệ quần đảo Senkaku trước các cuộc tấn công đổ bộ từ hướng biển Hoa Đông.
Triển khai hệ thống tên lửa chống tàu phong tỏa biển Hoa Đông
Ngày 14.08.2016 Tờ Yomiuri Shimbun đưa tin, Bộ Quốc phòng đưa ra một bản báo cáo trong nội bộ chính phủ, nội dung đề cập đến việc phát triển của một hệ thống phòng thủ biển bằng tên lửa hành trình chống tàu dẫn đường vệ tinh dọc theo tuyến quần đảo Ryukyu nhằm bảo vệ quần đảo tiền đồn Senkaku từ các đe dọa trên hướng biển Hoa Đông.
Tuyến phòng thủ biển của chuỗi đảo Nhật Bản 
Hệ thống các tổ hợp tên lửa cơ động này sẽ có phạm vi tấn công khoảng 190 dặm (300 km). Các tổ hợp tên lửa này sẽ sẵn sàng cho triển khai vào năm 2023. Bộ Quốc phòng Nhật Bản không đưa ra bất cứ ý kiến nào xác nhận hoặc phủ nhận các thông tin được đăng tải của báo. Nếu đúng, chương trình quy mô lớn cho thấy quyết tâm của Nhật Bản không chỉ để bảo vệ vùng lãnh thổ chủ quyền, mà còn xây dựng một hệ thống tên lửa phòng thủ trên các hòn đảo, đe dọa phong tỏa hành lang thương mại vận tải biển và cũng là hành lang cơ động của hải quân Trung Quốc qua quần đảo Miyako của quốc gia này tiến vào Thái Bình Dương.
Mặc dù Nhật Bản có thừa khả năng bảo vệ quần đảo Senkaku bằng lực lượng tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tiêm kích đa năng, việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng thủ biển trên quần đảo Ryukyu khẳng định một kế hoạch đồn trú lực lượng phòng thủ biển trên các quần đảo, một kế hoạch tương tự đã từng có trong quá khứ.
Ngoài những kế hoạch gia tăng binh lực trong tương lai, yếu tố then chốt của việc gia tăng sức mạnh phòng thủ biển Nhật Bản là Trung đoàn bộ binh Phía Tây thuộc Lực lượng phòng vệ lục quân Nhật Bản được đào tạo đổ bộ tấn công đường biển và đường không, sẽ được triển khai trên quần đảo Senkaku nếu tình huống cần thiết trong tương lai gần. Nhật Bản dự định xây dựng một Lữ đoàn đổ bộ bắt nguồn từ hạt nhân là Trung đoàn bộ binh phía Tây, được trang bị 52 xe đổ bộ lưỡng cư AAV - 7 và 17 chiếc máy bay trực thăng cánh quạt trục xoay V-22 Osprey.
Binh sĩ Nhật Bản thuộc Trung đoàn bộ binh phia Tây diễn tập với lính thủy đánh bộ Mỹ tại Hawaii trong bài tập thực hành đổ bộ tấn công với xe thiết giáp lưỡng cư  AAV - 7A1, tháng 8.2014.
Những tuần sau phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế thuộc PCA tại The Hague, liên quan đến vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc, đánh dấu bằng sự gia tăng quân sự trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tình huống căng thẳng lan rộng và ảnh hưởng đến cả hai miền Triều Tiên và Nhật Bản, hình thành một hình thái mới về chiến lược quốc phòng của các quốc gia này. Tất cả các nước liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc đều củng cố sức mạnh quân, ngoại trừ Philippines, có những bước đi nhằm làm suy giảm căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh.
Philippines được coi là quốc gia cứng rắt nhất trong tất cả các quốc gia tham gia trong những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, đột nhiên có những hành động làm dịu tình hình, thậm chí đề xuất cùng với Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán song phương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan bằng giải pháp hòa bình và thương lượng. Điều này khiến danh tiếng của Tổng thống mới Philippines, Rodrigo Duterte bị ảnh hưởng với rất nhiều ý kiến trái chiều.
Trong tình huống hiện nay, căng thẳng trong khu vực tiếp tục leo thành cho đến khi các bên có thể tìm được một giải pháp phù hợp trong danh dự và công bằng, hoặc sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” theo một hình thức nhất định nào đó. Những "lằn ranh đỏ" có thể là: Trung Quốc bắt đầu bồi đắp đảo trái phép trên bãi cạn Scarborough, Trung Quốc tung quân chiếm quần đảo Senkaku. Những sự cố này chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng cường sự hiện diện lực lượng quân sự của nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Úc, Trung Quốc và các quốc gia khác trên điểm nóng, hình thành nguy cơ xung đột “không chủ ý” hoặc va chạm quân sự, có thể bùng phát thành xung đột cường độ thấp.
Trong mọi tình huống tiềm năng, sự gia tăng sức mạnh quân sự trên các vùng nước tranh chấp sẽ đe dọa không đơn thuần chỉ là an ninh một vùng biển, nó có thể đe dọa tuyến đường vận tải huyết mạch qua Biển Đông, biển Hoa Đông, gây chấn động đến các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và năng động như ASEAN. Điều đó cũng có thể là nguyên nhân cho một cuộc khủng hoảng kinh tế - địa chính trị toàn cầu mới với hậu quả không lường trước được.
TTB

Tin liên quan

Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội, 2/9/2015.
Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Truyền thông nhà nước đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân Lễ Độc lập năm nay kêu gọi phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới.
Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân. Ông thúc giục "mọi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân" và, vẫn theo lời ông, phải "đi vào cuộc sống."
Phát biểu được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và kêu gọi nhà cầm quyền lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân để thực hiện những cải cách sâu rộng, cụ thể về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, đến đời sống xã hội và chính sách bảo vệ chủ quyền giữa những vấn nạn về tham nhũng, tai tiếng về nhân quyền của Việt Nam và mối đe dọa từ Trung Quốc.
Anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc nhân ngày Quốc khánh năm nay:
“Trong tiêu đề của Việt Nam rằng ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’, cả ba điều đó tại Việt Nam hiện nay gần như không đạt được điều nào cả. Quyền tự do của công dân thì bị xâm phạm. Độc lập của đất nước thì không thật sự toàn vẹn vì lãnh thổ bị xâm chiếm, kinh tế bị lệ thuộc nước ngoài. Còn về hạnh phúc thì đời sống người dân cơ cực-đau khổ, đặc biệt là người dân ở các tỉnh miền Trung hiện nay do thảm họa môi trường. Đời sống dân hết sức khó khăn mà chính quyền không có sự quan tâm đúng mức, cần thiết.”
Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trí thức trong giới văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến, nói Lễ Độc lập đối với phần lớn dân chúng nhìn chung chỉ là một ngày nghỉ, không mấy ai háo hức chờ đón trong ý nghĩa thiêng liêng của nó:
“Đối với tôi, ngày hôm nay như là một ngày bình thường. Chính quyền vẫn làm những buổi kỷ niệm tưng bừng. Còn người dân đa phần coi đây là một ngày được nghỉ để đi du lịch, thư giãn, giải trí. Trong tình hình đất nước như thế này, với bao nhiêu biến cố từ biển đảo cho đến vấn đề Formosa thì tinh thần người dân bị tổn thương, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Lễ lạc phải đi kèm với một cuộc sống sung túc thì người ta mới đón nhận được. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh này, người dân Hà Tĩnh vẫn xuống đường và họ vẫn bị đàn áp. Như thế, rất khó có một tâm trạng ‘vui chung’. Các vấn nạn xảy ra cho xã hội như thế, người dân không hoàn toàn tập trung vào lễ lạc được.”
Trong cảm xúc chia sẻ trên Facebook, anh Paulus Lê Sơn, một nhà hoạt động trẻ ở Nghệ An, viết rằng:
“Độc lập ơi độc lập, 
Sao tên người cứ mãi xa xôi 
Dân nước Nam bao giờ mới thấy
Dân chủ tự do như mấy anh Tây.”
Và anh kết thúc bài viết của mình với dòng thơ: “Ngày độc lập sao ta vẫn mơ độc lập?”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ với hoài bão này:
“Đó không phải là tâm trạng của một tác giả đâu. Tôi cũng mơ như thế đấy. Tôi mơ một cái độc lập thật sự, chúng ta có một chủ quyền thật sự. Chiến tranh đã quá lâu rồi, lệ thuộc quá nhiều rồi.”
Người bạn trẻ tên Hà ở Hà Nội tiếp lời:
“Em mong muốn trong tương lai, đất nước mình được thật sự dân chủ, phát triển; người dân được thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không chỉ là những khẩu hiệu. Mọi mặt ở đây đều gắn liền với vấn đề chính trị. Phải dựa trên cải cách về chính trị. Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do-dân chủ của người dân. Nền kinh tế phải được là kinh tế thị trường không có sự định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam bị rối loạn bởi sự định hướng rất sai trái và quản lý không hiệu quả. Về mặt xã hội thì bị băng hoại bởi thực trạng giáo dục. Đạo bây giờ còn bị suy thoái. Em mong muốn những khẩu hiệu [độc lập-tự do-hạnh phúc] đó phải được thực hiện dựa trên những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.”
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhấn mạnh đến một nước Việt Nam "độc lập-tự do-hạnh phúc", sáu chữ vàng mở đầu các văn bản hành chánh chính thống và là tôn chỉ trong các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.

Xung đột ở Biển Đông từ góc nhìn lịch sử văn hóa

  •   TRẦN NGỌC VƯƠNG - PHAN VĂN THẮNG
  • Thứ bảy, 20 Tháng 8 2016 16:42
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Xung đột ở Biển Đông từ góc nhìn lịch sử văn hóa
Phan Văn Thắng: Thưa giáo sư, Biển Đông nay đang thực sự trở thành một thùng thuốc súng lớn, vào hạng lớn nhất của thế giới. Chiến tranh đang bên miệng hố. Hầu hết các thế lực đều can dự vào đây, trong khu vực và ngoài khu vực, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, và gần đây là Nga, Pháp…Tất nhiên là có các nước ASEAN, lục địa và hải đảo. Các nước đều có lý do để can dự. Thứ nhất, đó là vì chính lợi ích của họ. Thứ hai, họ muốn khẳng định giá trị của mình, vị thế của mình trong đời sống chính trị - an ninh thế giới. Biển Đông đang là một hàn thử biểu về nhiều phương diện của tình hình thế giới, từ kinh tế đến chính trị, an ninh đến văn hóa. Hoàn toàn không đơn giản mà Nga, và Campuchia,và Lào đã có thể quay lưng với Việt Nam một cách phũ phàng như chúng ta thấy. Bởi vậy, trong cuộc trao đổi lần này, tôi muốn được cùng giáo sư tiếp cận từ phương diện văn hóa của tình hình biển Đông.
Thưa giáo sư, ông có đồng ý với ý kiến cho rằng, Biển Đông, không chỉ là câu chuyện thuốc súng, mà còn là câu chuyện văn hóa, một cuộc xung đột đa lợi ích có yếu tố văn hóa, có nguồn gốc văn hóa của mỗi bên can dự?
Trần Ngọc Vương: Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa các quốc gia, các cộng đồng cư dân là điều có thể quan sát được như một hiện tượng phổ biến, thậm chí là tất yếu trong suốt lịch sử nhân loại. Là người có chuyên môn lịch sử, thiết nghĩ anh không cần tôi chứng minh, giải thích hay đưa ra ví dụ. Đã có tranh chấp thì dần dà phải có cơ chế và phương thức để giải quyết nó, bởi xét cho cùng, sự sống là phụ thuộc lẫn nhau giữa các cộng đồng lớn nhỏ, ngay trong tự nhiên đã vậy! Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, những điều kiện cụ thể - lịch sử khi và nơi xảy ra tranh chấp, mà các cơ chế và phương thức giải quyết không hoàn toàn giống nhau.Tuy vậy nhìn trên tổng thể thì cái cơ chế giải quyết tranh chấp của nhân loại theo thời gian càng ngày càng tiến bộ hơn, văn minh hơn, cũng tức là càng ngày càng hữu lý hơn và vì thế, công bằng hơn…
Xung đột trên biển Đông sẽ được giải quyết một cách “đến nơi đến chốn” hay chỉ là sự nhường nhịn trong ấm ức, điều đó trước hết phụ thuộc vào việc chỉ ra nguyên nhân của xung đột. Ai cũng rõ là từ thuở “khai thiên lập địa” cho đến cuối thế kỷ XIX các quốc gia xung quanh biển Đông đều “sống với biển” một cách khá bình thản, thậm chí có thể nói, khá “nhún nhường” và giữa họ chưa từng có những tranh chấp, xung đột nào đáng kể, “ở tầm quốc gia”. Những xung đột lớn đến từ phía biển, từ góc nhìn của toàn bộ các quốc gia châu Á mà nói, chỉ trở nên là những sự kiện “quốc nạn” khi xuất hiện các thế lực “ngoại dương” – tức các thế lực mang đến châu lục này  cái “vết nhơ trong lịch sử nhân loại” là chủ nghĩa thực dân! Và những “tiếng gầm của biển” kia chỉ được tạm lắng khi phần lớn các quốc gia châu Á thanh toán xong cái hiện tượng – vết nhơ ấy. Xung đột trên biển Đông lần này bùng phát lại do một thực thể khác, là từ quốc gia có vị thế lớn nhất trong khu vực, từng “ăn đời ở kiếp” với nhau, là “hàng xóm vĩnh viễn”, giờ tự nhiên “trở mặt” với hầu hết các quốc gia duyên hải và đảo quốc khác trong và quanh biển Đông. Ai cũng biết, quốc gia “trở mặt” ấy là Trung Quốc…Nếu chỉ tính từ thời điểm biển Đông trở nên “căng thẳng”, trở thành điểm nóng trong các bản tin thời sự quốc tế, cho tới nay thì mới 7 năm (từ 2009). Trung Quốc trở nên “quái trạng” cả với thế giới, cả với các quốc gia trong khu vực. Tại sao họ lại chủ động gây nên tình trạng đó, tại sao từ một quốc gia nạn nhân của “bè lũ cướp biển quốc tế” họ lại “tự diễn biến” thành tên cướp biển cơ hồ duy nhất của thế giới đương đại, khi mà hầu hết những tên cướp biển khác đã “hoàn lương”?  Trả lời thấu đáo câu hỏi này, chắc chắn là phải đụng tới những kiến giải văn hóa, như anh đề xuất.

Phan Văn Thắng: Các nguồn gen văn hóa của các bên đã góp phần quy định cách hành xử của các bên can dự trên biển Đông như thế nào?

Trần Ngọc Vương: Đúng vậy. Theo lẽ tự nhiên, và về sau trở thành những tiêu chí “cứng” trong các bộ luật biển và hàng hải quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982, các quốc gia quần đảo thủ đắc nhiều “quyền” nhất đối với các đảo và vùng lãnh hải bao quanh quốc gia của họ.Tiếp đó là các quốc gia duyên hải, thứ đến các quốc gia có vùng lãnh thổ giáp biển. Những quốc gia không có đường bờ biển dĩ nhiên ít liên quan nhất đến các quyền lợi biển và những tranh chấp trực tiếp trên biển. Cũng là điều tự nhiên khi các quốc gia biển từ trong lịch sử lâu đời đã hình thành nên các truyền thống văn hóa biển, ở đó in lại dấu vết của nhiều chặng mà quốc gia đó coi biển là không gian sinh tồn tự nhiên của họ. Nhưng trong lịch sử nhân loại, cần lưu ý răng các cộng đồng cư dân chủ yếu  xác định không gian sinh tồn của họ gắn với đất, với lục địa. Các đảo quốc cũng được hình dung bằng việc tồn tại của các đảo, nghĩa là được hình dung bằng lãnh thổ chứ không ở đâu được xác định bằng lãnh hải!Trước cả việc hình thành nên các quốc gia – dân tộc như ngày nay, các nền văn minh tối cổ thông thường nhất là được định danh gắn với các con sông lớn,cũng tức là gắn với những nguồn nước lớn và các vùng bình nguyên lớn mà các con sông đó thành tạo nên.Các bộ luật biển, các điều ước, công ước về biển đảo đều phải quy chiếu với “đường bờ biển”, nói khác là phải quy chiếu với đất liền, là vì thế.
Văn hóa và các truyền thống văn hóa ở các cộng đồng tộc người được hình thành và bảo lưu trong suốt quá trình tiếp xúc và hành xử với giới tự nhiên – môi trường sống và kiếm sống, tiếp xúc và hành xử với các cộng đồng khác. Trong trường hợp ta đang bàn tới, tôi quan tâm hàng đầu đến hai bộ phận của truyền thống văn hóa là các giá trị văn hóa và các hành vi văn hóa của các cộng đồng và các quốc gia hữu quan. Phân loại các quốc gia và cộng đồng hữu quan theo giá trị văn hóa và hành xử của họ có thể nhận ra sự chi phối trong chiều sâu của những quan niệm thuộc các lớp và các thời kỳ khác nhau, sự tự ý thức về cộng đồng mình thông qua đại diện là các chính quyền đang cầm quyền ở đó. Sử dụng cụm từ “các nguồn gen văn hóa” mà anh đề nghị, có thể thấy trên biển Đông, qua tranh chấp và xung đột cũng như các đề nghị giải quyết xung đột, nổi lên mấy loại “gen” chính: gen “đế quốc – thực dân”, gen “văn hóa tiểu nông – nhược tiểu” và gen “pháp quyền dân chủ”.
1.       Phan Văn ThắngGiáo sư có thể xác định tính chất, bản chất gen văn hóa của một số quốc gia – cộng đồng liên quan  mà ta đang bàn đến, như Trung Quốc, Nga, Nhật, Mỹ, Ấn Độ, các nước ASEAN và Việt Nam thể hiện qua tranh chấp ở  biển Đông?Tôi nghĩ là có một trạng thái văn hóa mà lâu dần nó trở thành một thuộc tính của các nền văn hóa, đó là văn hóa trong chính trị, cũng có thể gọi là văn hóa chính trị. Và tương tự, có một loại gen đó là gen văn hóa chính trị. Ông có đồng tình với quan niệm này không?
Trần Ngọc Vương: Ở đâu cũng vậy, từ khi các cộng đồng phát triển đến trình độ tổ chức nên các quốc gia, thì đại diện cho cộng đồng, cho quốc gia trước hết là các nhà lãnh đạo, cũng gọi là tầng lớp cầm quyền. Lịch sử các quốc gia thường được các bộ sử, đặc biệt là sử của các quốc gia Đông Á, trình bày thành lịch sử của các triều đại, tức là các dòng họ kế tục nhau cầm quyền trong các quốc gia đó. Cai trị, lãnh đạo quốc gia là một công việc vô cùng hệ trọng, ở mọi thời điểm, chỉ trừ những trường hợp ngoại lệ, mọi cá nhân lẫn tầng lớp cầm quyền đều phải nỗ lực để hiểu biết và hành động sao cho phù hợp tối đa- dĩ nhiên trước hết là theo quan điểm của họ - với tư cách người đại diện và kẻ thống trị cộng đồng. Hai bình diện hữu cơ của công việc cầm quyền, cai trị một cộng đồng là đối nội và đối ngoại, và liên tục trong lịch sử, các nhà cai trị phải “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, vừa tác động vào thực tiễn chính trị vừa tổng kết, đúc rút nên các lý thuyết, ít ra cũng là các bí quyết, cai trị - lãnh đạo.Văn hóa chính trị đương nhiên, là một góc nhìn văn hóa quan trọng hàng đầu khi muốn tìm hiểu, muốn bàn bạc về một quốc gia, một “cộng đồng trưởng thành tới hạn” bất kỳ nào đó. Gen văn hóa chính trị, hiểu “gen” ở đây là gen di truyền xã hội chứ không phải di truyền sinh học, là chuyện có thật, không những thế, tìm biết về nó là hết sức quan trọng để có thể giải mã thành công một cộng đồng quốc gia.
Phan Văn Thắng: Như vậy là chúng ta đã đồng ý với nhau rằng trong lịch sử xã hội đã và đnag có một loài “gen văn hóa chính trị”.  Vậy bây gời chúng ta hãy nói tới cái mà ta gọi là “gen văn hóa chính trị” nàycủa các quốc gia can dự vào tình hình biển Đông hiện nay. Xin giáo sư hãy bắt đầu từ nhân tố Trung Quốc.
Trần Ngọc Vương: Trong các bài viết của tôi, bắt đầu từ năm 1979 “Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ”(tạp chí Triết học số 4/1980) và các bài viết, các bài trả lời phỏng vấn, đặc biệt trong cuốn sách “Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tham vọng của Trung Quôcđộc chiếm biển Đông” (2014, chủ biên), tôi đã kiên trì khẳng định luận điểm rằng nền văn minh Trung Quốc từ đầu và trải qua gần 5000 năm phát triển là một nền văn minh lục địa, lấy điểm xuất phát là vùng thượng và trung lưu sông Hoàng Hà.Biển và đại dương vốn là những thành tố xa lạ, nằm ở ngoại vi hoàn toàn trong sự chú ý của giới cầm quyền lẫn não trạng cư dân của họ.Từ sau ngày phát động cải cách 1978, giới cầm quyền Trung Quốc đại lục mới ráo riết và cấp bách nhận thức lại vai trò của thành tố biển. Tuy nhiên, khi phát động lên một chiến dịch tuyên truyền thấm đẫm sắc thái dân tộc chủ nghĩa nhắc nhở với toàn dân về thế kỷ “quốc nhục” (từ gữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX) bị các cường quốc xâu xé và bắt nạt hay xâm lược, khi hô hào và phất lên ngọn cờ thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” cũng tràn ngập tinh thần dân tộc chủ nghĩa, không phải lập tức giới cầm quyền Trung Quốc và các nhà hoạch định “đại chiến lược” của họ, cả chính thống lẫn lực lượng ngoại vi, đã ấn định mục tiêu làm chủ biển và đại dương như là chìa khóa then chốt mở ra con đường tới vị trí siêu cường cho quốc gia của họ.Ngoài bộ máy tuyên truyền chính thức của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trực tiếp điều hành và quản lý, tôi lưu ý tới hai xuất bản phẩm được sự cổ vũ nhiệt tình của truyền thông nhà nước và hệ thống xuất bản, làm thành những chiến dịch tuyên truyền rầm rộ cả trong lẫn ngoài Trung Quốc, là cuốn tiểu thuyết khảo cứu của nhà văn – nhà dân tộc học Khương Nhung mang tiêu đề “Tôtem sói” và cuốn chuyên luận mang màu sắc luận cương chính trị“Trung Quốc mộng” của Giáo sư, Đại tá Lưu Minh Phúc – cuốn sách này và tác giả của nó không dấu diếm tham vọng sẽ trở thành “Tân Thiên hạ thái bình quốc sách” và bậc minh sư chiến lược thời nay của Trung Quốc đại lục. Hai cuốn sách này, với hai hình thức trước tác khác nhau, đều đặc biệt chú trọng việc phục hồi lại bản chất “bị mai một” của nền văn minh truyền thống, trên hai bình diện dường như tự mâu thuẫn: “sói tính” trong huyết quản ngàn năm của người Trung Hoa, biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan và bất khuất nữa qua tính biểu tượng của con vật “tổ” làm chủ thảo nguyên, và tính khoan hòa, hướng nội, yêu hòa bình của một nền văn minh trồng trọt có độ ổn cố cao nhất thế giới! Gạt đi sắc thái dân tộc chủ nghĩa cực đoan của họ, tôi chia sẻ luận điểm chung giữa họ rằng bản chất, “gen văn hóa” của nền văn hóa, văn minh Trung Hoa là văn hóa lục địa!
Nhưng từ đỉnh cao nhất của hệ thống quyền lực, từ năm 2009, Tập Cân Bìnhđã để “lọt vào mắt xanh” một tài liệu quan trọng thứ ba: hình vẽ mang tính phác thảo (khá tùy tiện) đường lưỡi bò trên biển Đông từ kho lưu trữ của chính quyền Quốc dân đảng. Tôi cứ hình dung với họ Tập, đường “lưỡi bò” như một thứ phát hiện mang tầm “Eureka” để giới lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bám víu vào đó, khởi động cả một bộ máy và huy động một nguồn nhân tài vật lực khổng lồ, quyết tâm hiện thực hóa cho bằng được thứ chỉ là “sản phẩm trên giấy lộn của trí tưởng tượng” ấy. Sức thôi miên của đường lưỡi bò kia lớn đến mức,dù tôi nghĩ là Tập Cận Bình biết rất rõ một đòi hỏi khắc nghiệt về hành xử đối với một bậc quân vương trong mấy nghìn năm lịch sử chính trị Trung Quốc: “Quân bất hồ ngôn” (vua không nói chơi!), thì rốt cuộc đã bật lên từ cửa miệng ông ta, một lời khẳng định hoàn toàn sai sự thật lịch sử “Người Trung Quốc đã làm chủ biển Đông từ thời cổ đại”. Có lẽ không một phát ngôn nào của bất cứ chính khách nào đương đại lại làm dấy lên trên khắp thế giới một làn sóng phản biện, bác bỏ sôi sục và nhiệt tình đến thế, trên toàn thế giới!
Nhưng chủ nghĩa dân tộc hóa thân vào gen văn hóa chính trị và được thể hiện đặc biệt rõ rệt ở các nhà cầm quyền tối cao và ôm ấp nhiều tham vọng ở Trung Quốc là một thứ đặc biệt, là dạng thức cực đoan và phức tạp bậc nhất của chủ nghĩa dân tộc đế chế (nationalism emperial).Quốc gia Trung Quốc như ta thấy ngày nay là kết quả của một quá trình kết tủa lịch sử rất lâu dài và phức tạp. Đan xen giữa các thời kỳ của các triều đại quốc gia – đế chế (Tần, Hán, Tùy – Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh) là những thời kỳ dường như mang tính chu kỳ của một lịch sử khác, đó là những thời cát cứ, loạn ly, ở đó tràn ngập những cuộc chiến lớn nhỏ, những xung đột của các tập đoàn quân phiệt cát cứ, mang hay không mang nội dung sắc tộc, nhiều lúc rất khó phân định là nội chiến hay ngoại xâm,và một khi lập ra được hay tái lập được một triều đại đế chế thì lại xuất hiện một nỗ lực đồng hóa khủng khiếp của các bậc “đại hoàng đế sáng nghiệp” đối với các cộng đồng tộc người hay các quốc gia bên cạnh,khiến cho các quốc gia ấy hoặc bị nội thuộc hẳn, hoặc bị “quy thuộc” thành “chư hầu”, thành “phiên quốc”, bị ước thúc, đồng hóa ngặt nghèo hay chỉ là “ky my”(ràng buộc lỏng lẻo). Cũng đáng chú ý rằng trong lịch sử Trung Quốc, nhiều triều đại lớnlại không hẳn do những thế lực xuất thân là người Hán lập nên. Nước Tần trước khi trở thành thế lực đế chế diệt sáu nước để lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc vốn bị coi là “Tây Nhung”, nhà Nguyên, như đã biết, là “Nguyên Mông”, và nhà Thanh cho tới thời điểm cuối cùng của lịch sử triều đại, vẫn là Mãn Thanh.Ba thế lực “ngoại tộc, dị tộc” đến từ ba phía, ba phương trời (Tần từ phía Tây, Nguyên Mông từ phía Bắc, Mãn Thanh từ phía Đông) đã có những đóng góp rất to lớn và quan trọng làm nên một “đế chế vĩ đại”, và lần lượt bị Hán tộc đồng hóa, những sắc dân dị tộc “tự hào mình được là người Hán”.
Nhưng cả ba phương ấy, đối với Trung Quốc, đều không là “từ phía biển”! Nhà Tần, nhà Nguyên, nhà Thanh đều không đưa lại cho Trung Quốc lãnh thổ trên biển, tri thức, kinh nghiệm, nói chi đến văn hóa biển. Vùng lãnh thổ trên biển đáng kể nhất về quy mô của Trung Quốc là đảo Hải Nam, có thổ dân thuộc nhóm Bách Việt khác Hán, vốn từng bị các triều đại , kể cả triều đại lớn, cân nhắc “nhè ra hay nuốt vào”. Tôi muốn nói tới cuộc nghị đàm nổi tiếng được ghi trong Hán sử - Khí châu Nhai nghị (nghị bàn về việc bỏ châu Nhai, tên thời Hán của đảo Hải Nam) - ở đó bộc lộ rất rõ giới hạn của một nhãn quan biển và tri thức biển của một trong những triều đại đế chế hùng cường bậc nhât của lịch sử Trung Quốc.
Khối cư dân Bách Việt định cư ở hạ lưu Trường Giang và các tỉnh duyên hải Trung Quốc mới xứng đáng được coi là có văn hóa biển. Tuy nhiên, như nhiều lần được chỉ ra, họ vốn bị coi là Nam Man, và tuy không cưỡng lại nổi sức đồng hóa khủng khiếp của văn hóa Hán tộc, trên thực tế họ vẫn bảo lưu nhiều đặc điểm văn hóa và lịch sử đặc thù. Trong danh sách thập đại đế vương chỉ có Minh Thái tổ và mãi tới thời cận đại ở vùng này mới lại xuất hiện một “đại nhân vật” gốc Bách Việt, đó là Tôn Trung Sơn, mà điều lạ lùng nhưng cũng dễ hiểu là ở nhân vật lịch sử này, chất Đại Hán lại không hề ít!
Như vậy, gen văn hóa chính trị chi phối cách hành xử và các quyết sách của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông chính là gen của một thứ chủ nghĩa dân tộc đế chế, “giấc mộng Trung Quốc” không gì khác hơn là giấc mộng trở thành đại cường quốc, và nếu có thể, là giấc mộng trở thành siêu cường vượt qua vị trí của nước Mỹ, trở thành Thiên triều của toàn thế giới.Phương thức hành xử “kinh điển” của các bậc đại đế vương trong lịch sử chinh phục “tứ di” là “gia ân” và “thị uy” đang được lặp lại hầu như nguyên vẹn ở giới cầm quyền Trung Quốc đại lục hiện nay.Lối hành xử bạo ngược kẻ cả kết hợp nét hãnh tiến của loại “nhà giàu mới nổi” của giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay tuy vẫn có sức chi phối đối với một bộ phận giới cầm quyền ở một số quốc gia có vốn văn hóa chính trị yếu kém và đang duy trì ở quốc gia của họ tính chất độc tài, tham nhũng nhưng với các quốc gia phát triển thì bị đánh giá là lố bịch, một lối ứng xử thuộc về “một thời đã qua”!
Phan Văn Thắng: Sau thế chiến II, Mỹ đã vươn lên và trở thành cường quốc biển số một của thế giới. Đó là là một sự kế tục và phát triển xứng đáng của Mỹ với tư cách là hậu duệ các quốc gia biển “tiền thân” phương Tây như Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha. Ông hãy nhận dạng “gen văn hóa chính trị” của Mỹ và sự thể hiện của nó trong môi trường biển Đông hiện nay?

Trần Ngọc Vương: Không có một lịch sử quốc gia dân tộc đa tạp và lâu dài như Trung Quốc, nước Mỹ đang hành xử ở biển Đông vừa có một số biểu hiện của một thứ chủ nghĩa quốc gia đế chế tuy không phức tạp đến khó hiểu như chủ nghĩa dân tộc đế chế của Trung Quốc do vị trí siêu cường quốc duy nhất của họ trong thế giới đương đại, vừa được dẫn dắt và chịu sự ước thúc của một nền văn hóa pháp quyền và dân chủở trình độ phát triển hàng đầu của thế giới. Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa cái gọi là công pháp quốc tế với pháp luật một quốc gia là sự vắng thiếu những phương thức và biện pháp chế tài mạnh mẽ để có thể buộc các “bị đơn” phải thực thi phán quyết của các tòa án, vậy nên thế giới rất cần những “tiếng nói quốc gia” đủ sức nặng để hiện thực hóa phần nào các đòi hỏi mà các tòa án quốc tế đã tuyên.Với cục diện phức tạp, đa cực hóa của thế giới ngày nay, để kiềm chế tham vọng vô độ và phi lý của một Trung Quốc đang “trỗi dậy một cách không hòa bình”, “nhân tố Mỹ” là nhân tố không thể thiếu để hóa giải các xung đột trên biển Đông.
Phan Văn Thắng: Nhật Bản là một đảo quốc, trong thời cận hiện đại đã vươn lên trở thành một cường quốc thế giới. Dĩ nhiên họ có một hải sử phong phú, một nền văn hóa biển đa dạng và đặc sắc. Thời gian gần đây, trước sự thách thức và lộng hành của Trung Quốc, Nhật bản đã trở mình để khẳng định lại vị thế của mình, không chỉ đối đầu với Trung Quốc ở biển Hoa Đông mà còn can dự ngày càng tích cực hơn vào tình hình biển Đông. Giáo sư đánh giá như thế nào về sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, gen văn hóa của người Nhật khi can dự vào thế sự biển Đông nói riêng và công việc quốc tế nói chung?
Trần Ngọc Vương: Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, Nhật Bản để lại nhiều ân oán với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt, từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã thực hiện được một cuộc “tái sinh huy hoàng” và hiện thời là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Trong ứng xử về biển Đông, nước Nhật vừa thể hiện được tư thế của một cường quốc kinh tế - khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển cao, vừa bảo lưu những nét đặc sắc của một nền văn hóa võ sĩ đạo – Thần đạo lại cũng vừa tự biết kiềm chế, thể hiện được những sắc thái của một thứ “văn hóa biết hối lỗi”. Chắc chắn rằng Nhật Bản cũng có một vị trí, một vai trò quan trọng trong việc khắc chế, hóa giải những xung đột ở biển Đông. Chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản vốn từng là một trong những cội nguồn của chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhưng trong điều kiện của một xã hội đã được dân chủ hóa cao độ (tuy về hình thức nước Nhật vẫn theo thể chế quân chủ lập hiến như Anh, như Thái Lan và một vì quốc gia dân chủ khác!), lòng tự trọng và tính kỷ cương ở quốc gia này sẽ là một sức mạnh quốc gia đáng nể của họ.
Từ góc độ lịch sử, điều đáng nói về quan hệ quốc gia giữa Trung Quốc và Nhật Bản là trong số các quốc gia “đồng văn” thuộc “Hán tự văn hóa quyển” thì chỉ có Nhật Bản chưa từng bị Trung Quốc xâm lược, chưa từng là “chư hầu” hay “phên dậu” của Trung Quốc, Hoàng gia Nhật Bản cũng chưa bao giờ “ nộp cống xưng thần” cho các triều đại ở Trung Quốc.Ngược lại, trong lịch sử khu vực, có những thời kỳ Nhật Bản được đánh giá cao hơn Trung Quốc và quan trọng hơn, quốc gia này đã từng xâm lược, cai trị toàn cõi Trung Quốc. Đó có lẽ là nỗi niềm “quốc sỉ” lớn nhất mà người Trung Quốc phải chịu đựng trong thế kỷ XX.  Một bí ẩn lớn cuả quốc gia này từ lúc xuất hiện nhà nước tập quyền cho tới tận ngày nay, nước Nhật chỉ có một dòng họ duy nhất nắm quyền lực tối cao,tự nhận và được dân chúng thừa nhận là hậu duệ của Thái Dương thần nữ.Sự sùng bái đối với Nhật Hoàng ở đất nước này là một tín ngưỡng, gần như một tôn giáo, mặc dù vị thế của Nhật hoàng sau Thế chiến thứ hai đã thay đổi đáng kể!Lý thuyết về sự chu chuyển của ngũ hành liên quan tới việc hưng phế của các dòng họ cầm quyền, vì vậy, không có đất sống ở Nhật Bản.Tất cả những điều vừa nói kết hợp lại dường như trở thành ưu thế văn hóa chính trị tự nhiên của Nhật Bản so với Trung Quốckhiến những người mang trong mình một thứ chủ nghia dân tộc cực đoan ở Trung Quốc nhìn vào Nhật Bản vừa tức tối nhưng lại vừa nể  trọng.
Phan Văn Thắng: Và Nga, tôi nghĩ đây là một trường hợp rất đáng bàn vì gần đây họ đã can dự vào tinhg biển Đông với rất nhiều bất ngờ, nghi ngờ, nhất là với truyền thống quan hệ với Việt Nam. Trở lại lịch sử, Nga cũng có hải sử đáng trọng mặc dù đã từng thua hải quân Nhật trên chính Hoa Đông – Biển Đông từ đầu thế kỷ XX. Dẫu sao, hải quân Nga vẫn là một lực lượng rất mạnh, có lẽ chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Giáo sư có nhận định như thế nào về nguồn gốc văn hóa chính trị của các hành động của Nga ở Biển Đông trong thời gian gần đây?
Trần Ngọc Vương: Đứng là nhiều người người bất ngờ về thái độ và lập trường của Nga gần đây về biển Đông. Nhưng nếu bình tĩnh suy xét, chúng ta sẽ thấy điều đó cũng không có gì đáng bất ngờ. Như chúng ta thấy, những cơn địa chấn chính trị trong ba thập kỷ vừa qua đã khiến mối quan hệ trước hết là quan hệ “tay ba” giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô cũ hay nước Nga ngày nay, rộng hơn nữa giữa Nga và Trung Quốc, Nga và Nhật Bản...trải qua những thử thách và biến sắc, biến dạng nghiêm trọng. Nhìn từ góc độ sự chi phối của văn hóa chính trị truyền thống, hoặc gen văn hóa chính trị như đang đề cập, thì điểm chung lớn nhất trong văn hóa chính trị ở hai quốc gia này chính là tinh thần quốc gia đế chế.Nước Nga cũng từng có sự tồn tại của một quốc gia đế chế trong ngót 1000 năm và cũng từng “hun đúc”lên niềm tự hào ngùn ngụt khi trở thành những kẻ cai trị tối cao ở một quốc gia như thế. Liên Xô là một nhà nước Liên bang,  mà  trong mắt của những người am tường lịch sử chính trị khu vực, nó thừa kế khá trọn vẹn, không những thế, còn phát huy thêm, những thành tố văn hóa chính trị của mô hình nhà nước đế chế kiểu Sa hoàng.Những người cầm quyền ở Nga hậu xô-viết đều bảo lưu trong tâm lý cai trị của mình những đặc điểm ấy. Nước Nga hơn hai mươi năm qua không còn là nhà  nước xã hội chủ nghĩa nhưng cũng chưa phải là nhà  nước dân chủ pháp quyền. Chủ nghĩa dân tộc Đại Nga lúc âm ỉ lúc công khai vẫn bền bỉ hiện hữu.Thái độ bảo hộ kiểu Đại Nga  đã là nguyên động lực làm bùng phát nhiều cuộc chiến giữa các cộng đồng gôc Nga hoặc nói tiếng Nga với chính quyền và cư dân của các nước cộng hòa sở tị làm cho nước Nga lâm vào những xung đột “ lợi ích quốc gia” không lối thoát, Đỉnh điểm của những xung khắc ấy chính là mối quan hệ càng ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng giữa nước Nga với các quốc gia còn lại trong cộng đồng các quốc gia độc lâp (SNG) mà một sự kiện kịch tính diễn ra trong thời gian gần đây là việc Nga “thu hồi Crưm”, tạo ra sự đối đầu  căng thẳng giữa Nga với quốc gia “đồng văn” gần gũi nhất là Ukrain, vốn được gọi là “”Tiểu Nga”, cũng là lý do trực tiếp của việc cấm vận kéo dài do Mỹ và các nước phương Tây chủ trì, khiến nước Nga tiếp tục lao đao, đang loay hoay đối phó. “Đồng bệnh tương lân”, không có gì đáng ngạc nhiên khi chứng kiến những phát ngôn thể hiện lập trường của Nga thời gian gần đây. Ngoài việc nỗ lực thiết lập những cấu trúc mới,  những liên minh mới, nước Nga của Putin, như một tất định nghiệt ngã và trớ trêu của lịch sử, lại cố tìm tiếng nói chung với một Trung Quốc giờ hoàn toàn ở “chiếu trên”trong một tâm thế còn đầy sự ngờ vực về những ân oán cũ!Trong những toan tính chính trị đó, một Việt Nam “tràn trề tình nghĩa” trong mắt của các chính trị gia Nga thực dụng và bối rối vì trạng thái mà họ đang lâm vào, phỏng còn mấy sức nặng để cân nhắc nhiều khi đặt lên bàn cân lợi ích?
Phan Văn Thắng: Giáo sư có nhận định gì về thái độ của Nga trong thời gian gần đây về Biển Đông?
Giáo sư Trần Ngọc Vương: Quyết định ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trên biển Đông trong thời gian vài ba tháng vừa qua, Maxcơva vừa hành động để “lấy lòng” Trng Quốc, vừa để qua đó “tự biểu quyết” chống lại sự tẩy chay và hơn thế, sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Nga do lối hành xử bất chấp dư luận và pháp lý quốc tế của họ trong vấn đề Crưm.Tuy nhiên, sau phán quyết của PCA ngày 12/7 vừa qua, những phát ngôn về biển Đông của Nga ít nhiều đã thay đổi, bởi trên thực tế, dù bày tỏ thái độ bất hợp tác quyết liệt với tòa trọng tài quốc tế với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Trung Quốc không thể cứ khư khư những lý lẽ riêng của mình mà trên thực tế cũng đã âm thầm tự điều chỉnh “ít nhiều” và người Nga không thể không nhận thấy điều đó. “Chính trị là nghệ thuật của những cái có thể”, dù có ngang ngạnh đến đâu, Trung Quốc cũng không thể không run sợ khi với sự cẩn thận kỹ lưỡng của mình, Tòa đã bác bỏ thẳng thừng một trong những “niềm hy vọng cuối cùng” của họ, rằng Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng lịch sử nào (thứ mà họ vẫn thường mang ra “dọa” các quốc gia khác do cậy vào truyền thống sử học lâu đời và liên tục bậc nhất thế giới của mình) về việc thực thi chủ quyền lịch sử trên biển Đông “từ thời cổ đại” như chính họ, chính nhân vật cao cấp nhất ở thượng đỉnh quyền lực của họ, đã khẳng định! Họ Tập đã đặt cược uy tín chính trị của mình trước thế giới trong phát ngôn này và giờ đây, cái nhận về khiến họ ê chề và bẽ bàng biết bao! Đằng sau tuyên bố bác bỏ lý lẽ về quyền lịch sử này của Trung Quốc, tôi tin rằng các thẩm phán của Tòa đã có được “sự bảo lãnh bằng vàng” của rất nhiều những nhà Trung Quốc học xuất sắc bậc nhất thế giới.
Nhiều quốc gia trong liên minh châu Âu hiện nay vốn có đội ngũ những nhà Trung Quốc học hùng hậu như vậy. Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều là những quốc gia có nhiều duyên nợ với đế chế Trung Hoa truyền thống và từ mấy thế kỷ nay đã rất kiên trì phát triển đội ngũ Trung Quốc học của mình. Đó cũng là “danh sách rút gọn” của các quốc gia từng tập hợp nhau trong nhóm “liệt cường” đánh bại và “xâu xé” Trung Quốc, làm nên cái “thế kỷ quốc nhục” mà giới cầm quyền Trung Quốc vẫn thường nhắc nhở dân chúng của họ. Thời đại chủ nghĩa thực dân đã qua đi nhưng những hậu, hệ quả và dư âm của nó thì vẫn còn và sẽ còn lại khá lâu dài. Trải nghiệm bằng chính lịch sử của quốc gia mình, người Trung Quốc biết điều đó.
Phan Văn Thắng: Gần đây nhất, Pháp, một thành viên của EU đã lên tiếng về tình hình biển Đông, họ kêu gọi và sẵn sàng can dự trực tiếp vào biến Đông. Có lẽ chúng ta nên lưu ý với trường hợp này vì Pháp vốn đã có lịch sử hàng trăm năm gắn bó với câu chuyện biển Đông ở nhiều tư thế khác nhau?
Giáo sư Trần Ngọc Vương: Tôi cho rằng, trong các quốc gia khối EU, nước Pháp có nhãn quan riêng về biển Đông và rộng hơn, có những dự đoán về triển vọng giải quyết xung đột trên biển Đông gần sát với thực tế hơn cả. Có điều đó trước hết vì so với các quốc gia châu Âu khác thời chủ nghĩa thực dân, Pháp là nước có sự hiện diện đậm nét hơn cả ở khu vực này, và hơn thế, từng là “mẫu quốc” của ba nước Đông Dương trong ngót trên dưới một thế kỷ. Đây cũng là quốc gia châu Âu từng và hiện vẫn đang có truyền thống Trung Quốc học hàng đầu của thế giới. Hàng loạt tên tuổi lớn của các học giả Pháp trong thế kỷ XIX – XX xứng đáng ở vào hàng kinh điển, được biết tới như những “quyền uy học thuật” không chối cãi trên khắp thế giới:E.E.Chavanne, M. Granet, H. và G.Maspero …Các cơ sở nghiên cứu khoa học về Viễn Đông của người Pháp luôn là địa chỉ khoa học đáng tin cậy đối với giới Đông phương học quốc tế. Cần đặc biệt lưu tâm đến “cái nhìn Pháp” về biển Đông!
Phan Văn Thắng: Là quốc gia đang vươn tới địa vị một cường quốc, Ấn Độ tham gia vào câu chuyện biển Đông bằng một tư thế riêng, có tiếng nói xét chung là tích cực và mang tính xây dựng trong việc giải quyết những xung đột mang tính khu vực. Hệ thống lại quá trình lịch sử, giáo sư có ý kiến gì về ý kiến này?
Giáo sư trần Ngọc Vương: Nền văn hóa Ấn Độ cùng nền văn hóa Trung Quốc thường được giới nghiên cứu quốc tế đánh giá là hai nền văn hóa có sự tồn tại và phát triển không bị đứt gãy hiếm hoi trong suốt lịch sử các nền văn minh nhân loại. Biệt sắc của xứ sở này là tính chất tâm linh và tính chất tồn tại hòa bình của toàn bộ cộng đồng giữa vô số tôn giáo và tín ngưỡng. Chính từ nơi đây đã sản sinh một trong những phương thức đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đặc biệt bậc nhất trong lịch sử, góp phần quan trọng làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa thực dân toàn cầu: đấu tranh bất bạo động. Người đề xướng và tổ chức thực hành phương thức đấu tranh này là Mahatma Gandhi, người mà ở Ấn Độ hàng thế kỷ nay được công chúng gọi một cách kính cẩn là “Thánh”. Là quốc gia dân chủ có dân số lớn nhất thế giới (hơn 1,2 tỷ người), mặc dù vẫn còn đối diện lâu dài nữa với những vấn đề quốc nội, trên rất nhiều bình diện Ấn Độ đang càng ngày càng có tiếng nói có sức nặng trên trường quốc tế, nhất là khi câu chuyện liên quan đến số phận chung của nhân loại.Trong lịch sử hàng mấy nghìn năm, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới khu vực Đông Nam Á rất to lớn, thậm chí có phần vượt trội hơn văn hóa Trung Quốc.
Phan Văn Thắng: Nhưng theo tôi, trực tiếp nhất và cũng là phức tạp nhất vẫn là thái độ và hành xử của cộng đồng ASEAN. Phức tạp cả về căn tính văn hóa, cả về lịch sử liên quan và nhất là lợi ích của các quốc gia thành viên. Giáo sư có thể phân tích về cộng đồng này trong vấn đề biển Đông?
Giáo sư Trần Ngọc Vương: Cộng đồng ASEAN tuy nhìn chung có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tác động tới số phận của các quốc gia thành viên, nhưng từ nguyên tắc tổ chức đến kết cấu nội tại của khối, vẫn tồn tại nhiều, thậm chí quá nhiều khác biệt, thậm chí dẫn đến bất đồng giữa các quốc gia thành viên. Trong tranh chấp và xung đột ở biển Đông, có đến một nửa số các quốc gia thành viên đáng được coi hoặc tự coi là “người ngoài cuộc”. “Bức khảm văn hóa Đông Nam Á” vốn ngay từ đầu đã không dễ hình dung, bởi xét về lịch sử các quốc gia Đông Nam Á không xuất phát từ, không chịu ảnh hưởng quyết định từ một hay một vài “nền văn hóa kiến tạo vùng” , các ngữ hệ ở khu vực này vốn đa tạp, cũng như có sự phong phú, phức tạp về số lượng tộc người, nhóm tộc người nhưng trong phần lớn các quốc gia, các nền văn hóa đều có sự tịnh tồn của ba tầng, lớp và thành tố văn hóa là thành tố bản địa, thành tố văn hóa Trung Quốc, thành tố văn hóa Ấn Độ. Cuộc tìm kiếm “sự đồng thuận ASEAN” về vấn đề biển Đông chắc chắn sẽ diễn ra đầy những sự khúc khuỷu, quanh quẩn và trở nên khó lường. Đi sâu vào tìm hiểu sự lựa chọn hành xử của các quốc gia thành viên trong cộng đồng này, tôi nghĩ cần có những tiếp cận chuyên sâu khác và trên những diễn đàn thích hợp khác!
Với tất cả những gì diễn ra trong nội khối ASEAN mấy năm vừa qua, với thực trạng lai nguyên phức tạp như đã trình bày, có lẽ đã đến lúc các nhà chính trị của khối cần xem xét lại nguyên tắc đồng thuận khi đưa ra những quyết định quan trọng để tránh rơi vào tình trạng bế tắc, bởi như đã biết, nguyên tắc đồng thuận khi ra các quyết định chỉ có thể đạt được trong một tập hợp nào đó khi tính chất đồng đẳng và đồng chất của các thành tố nội tại của tập hợp đó đã tồn tại từ trước như một tiên đề.
Phan Văn ThắngBản lĩnh văn hóa và bản lĩnh chính trị của mỗi quốc gia có mối liên hệ như thế nào? Bản lĩnh chính trị rõ ràng là phụ thuộc vào những người đứng đầu quốc gia - dân tộc ở các thời điểm lịch sử nhất định, còn bản lĩnh văn hóa thì sao?Giáo sư có thể cho một vài ví dụ thật nổi bật về mối quan hệ giữa bản lĩnh văn hóa và bản lĩnh chính trị của các quốc gia đang có can dự vào tình hình biển Đông?
Giáo sư Trần Ngọc Vương: Nhà chính trị trong một ý nghĩa nào đó là một “phân số - tham số ngẫu nhiên” của một nền văn hóa chính trị. Họ có thể là số dương mà cũng có thể là số âm… “lưu xú diệc lưu phương” (để tiếng tốt mà cũng có thể để tiếng xấu) trong lịch sử. Nhưng bất cứ nhà chính trị nào nếu họ ở tầm chi phối được đến tiến trình lịch sử thì đều mang ý nghĩa đại diện cho một hay một vài bình diện “thường tồn” trong lịch sử nền chính trị quốc gia - dân tộc”, hành động chịu sự ước thúc chặt chẽ của hoàn cảnh có trước. “Tính cách dân tộc”, tuy về khoa học cho tới nay là một khái niệm còn gây tranh cãi, nhưng là điều có thật!
                Khi ở thời điểm hiện nay, hàng ngày đau đáu với “câu chuyện biển Đông”, tôi vẫn cứ muốn ngoái lại câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”. Câu chuyện là thế này: “Trời sinh” Việt Nam là một quốc gia duyên hải, không là đảo quốc nhưng càng không phải là quốc gia lục địa, vậy mà sao xem kỹ lại những kết tủa văn hóa, thành tố biển lại mờ nhạt đến thế kia? Đọc lại lịch sử Việt tộc (người Kinh), chiêm nghiệm cả trong folklore, trong truyền thuyết, cổ tích, ca dao dân ca, phải cay đắng nhận ra rằng người Việt đau đáu với đất hơn là với nước, “úp mặt vào đất” là trạng thái thường hằng mà “xa rừng nhạt biển”. Cũng cần nói rõ hơn,người Việt “nhạt biển” còn rõ rệt hơn “xa rừng”. Sự thật này ám ảnh tôi nhiều năm về trước. Ở thời “biển còn yên, sóng còn lặng”, sau một thời gian dài bị ám ảnh, tôi đã cố tìm câu trả lời. Một phần kết quả của sự dò dẫm mang màu sắc “tâm linh” ấy là bài viết “Con đê và sự hình thành nên tính cách người Việt”. Tôi cho rằng nền văn hóa biển ở người Việt bị mai một khá nhanh chóng trong các thế kỷ “chuyển vùng” từ sự “tòng thuộc văn hóa Đông Nam Á” sang sự tòng thuộc “vùng văn hóa Đông Á”, chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa lục địa của Trung Hoa, lấy nền văn hóa Trung Hoa làm “nền văn hóa kiến tạo vùng”, nhất là trong não trạng của giới cai trị quốc gia, chỉ nhăm nhe học theo mô hình tổ chức xã hội và nhà nước của chuyên chế Trung Quốc. Chính người Việt tự đánh mất cái văn hóa biển vốn có của mình. Sự mất mát này vô hình, dường như chẳng ai chịu trách nhiệm, nhưng đau đớn lắm! Đến mức vài năm trước đây, khi nghe một “ông Tuyên giáo” ở thành phố Hồ Chí Minh, trong lúc “ra quân” dẹp biểu tình, đã cáu kỉnh “giải thích” cho nhiều bạn trẻ thành phố, rằng sao các bạn cứ phải “tranh chấp làm gì mấy cái đảo hoang chim ỉa” xa lắc tận “ngoài kỉa ngoài kia”. Tôi nghe, mà buồn đến phát khóc, phát phẫn. Dường như anh ta “phát ngôn đại diện” cho nhận thức của không ít người trong giới “có trách nhiệm” trước lịch sử! Người bạn gốc Chăm của tôi, nhà thơ Inra Sara, vài lần nói riêng với tôi không giấu niềm tự hào: nếu muốn tìm hải sử Việt Nam thì cần tìm chủ yếu và trước hết trong hải sử Chiêm Thành. Ở một góc độ nhất định, tôi cũng đồng tình với anh.
                Nhưng đánh mất và bị lãng quên chứ không phải là không có, không từng có. Tôi tin có thể tìm lại Hải sử Việt theo nguyên tắc phục chế con khủng long của các nhà cổ sinh học.
                Để giải quyết một cách căn cơ những va chạm, tranh chấp, xung đột trên biển Đông, về lâu về dài, không thể bỏ qua những tri thức và lý lẽ “thuộc về tự nhiên” này. Đó cũng là điều tôi muốn gửi gắm tới các nhà chính trị khu vực.
                Lịch sử thế giới các thế kỷ XVII - XX cho phép đoan chắc rằng bất cứ quốc gia nào ở các thế kỷ đó muốn trở thành cường quốc, đế quốc đều trước hết phải trở thành cường quốc biển. Cho tới thời điểm hiện tại, biển và đại dương vẫn tiếp tục mang lại cho con người, cho các quốc gia vô số những ưu thế so với đất liền, nhất là các quyền tự do. Nhưng để thủ đắc được cơ hội trên biển thì sự chuẩn bị từ đất liền phải đủ quy mô và tầm mức. Trung Quốc ý thức về điều này khí muộn, nhưng lại đang vô cùng khẩn trương để “rút ngắn khoảng cách” với các cường quốc biển khác. Dù họ là mối đe dọa trực tiếp đối với quyền lợi quốc gia Việt Nam, tôi cũng phải thẳng thắn mà bày tỏ, ít nhất là sự khâm phục trước khát vọng biển của họ! Và thật chua xót cho Việt Nam!   
                Dĩ nhiên, các cường quốc biển khác không phải nhắm mắt làm ngơ trước khát vọng và những yêu sách thậm vô lý của Trung Quốc.
Phan Văn Thắng:Giáo sư dự đoán gì về tương lai của biển Đông? Và nếu những dự đoán đó trở thành hiện thực, liệu sẽ tác động thế nào đến hành trình tương lai của văn hóa Việt Nam?
Căn nguyên của những tranh chấp, xung đột ở biển Đông, ai cũng rõ, là từ sự “trỗi dậy không hòa bình” của Trung Quốc. Khát vọng đưa quốc gia mình trở thành siêu cường số một của thế giới trong một khoảng thời gian ngắn kỷ lục đã làm giới lãnh đạo tối cao của Trung Quốc trở nên thiếu tỉnh táo. Các kịch bản diễn biến tình hình trên biển Đông đã trở nên rất phức tạp, mà trong chính trị quốc tế, nhất là giữa bối cảnh của thông tin thời nay, thật khó mà đoan chắc một kịch bản đơn giản nào sẽ xảy ra. Dù thế nào chăng nữa, Trung Quốc chắc chắn không thể độc chiếm biển Đông như họ mong mỏi. Nhưng họ hoàn toàn có thể làm chủ cuộc chơi trên biển Đông theo cách có lợi nhất nếu họ không tư duy quá theo lối “cùng binh độc vũ”, “lấy thịt đè người”, “mạnh vì gạo bạo vì tiền” khiến “nén bạc đâm toạc tờ giấy” như lâu nay vẫn làm.Tôi cho rằng rốt cuộc, Trung Quốc vẫn cần và sẽ phải tính đến các “quyền tự nhiên” của các quốc gia đảo và duyên hải, không phải là nhân nhượng và nhường nhịn - điều không có trong từ điển chính trị của giới cầm quyền Trung Quốc hiện nay - mà là theo những quyết sách uyển chuyển hơn, bớt thô bạo hơn nhưng cũng có thể, càng thâm độc hơn! “Gia ân và thị uy”, đó sẽ vẫn là hai lá bài song trùng mà giới cầm quyền Trung Quốc tiếp tục sử dụng, không chỉ để giải quyết những xung khắc trên biển Đông mà còn trong rất nhiều những lĩnh vực khác nhau của quan hệ quốc tế.
Việt Nam nằm ở thế “cửa ngõ, chốt chặn” của “con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc hiện nay. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có tác động rất lớn tới tương lai trên biển Đông cũng như tương lai của các mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia “đồng hình” khác. Người Việt cần biết “nghĩ cho mình, cho con cháu mình” nhưng cũng cần biết “nghĩ cho họ” nữa. Không tự đeo đẳng sứ mệnh “vì ba ngàn triệu” – bây giờ đã là “bảy ngàn triệu” – trên đời, Việt Nam vẫn cần, càng cần tới một sự trưởng thành vượt bậc về tư duy chính trị để vừa bảo vệ thành công chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, vừa không chỉ phục hồi vị trí vốn có trong mắt bạn bè quốc tế, mà còn phải vươn tới đóng vai trò khả kính, khả ái thế giới đương đại. Trên quỹ đạo đó, sẽ có quá nhiều việc phải được đặt ra và thực hiện, trong đó có việc phục dựng và tân tạo một nền văn hóa biển, mặt khác, xây dựng một nền văn hóa chính trị pháp quyền và dân chủ, bởi chỉ có như thế mới huy động được sức mạnh của toàn dân tộc để bảo vệ và phát triển đất nước.
Phan Văn Thắng: Cảm ơn giáo sư. Hy vọng chúng ta lại có dịp trao đổi các vấn đề khác.
( Văn hóa Nghệ An)