Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Gia đình cụ Trịnh Văn Bô hiến hơn 5000 lạng vàng, chủ nhân ngôi nhà viết Tuyên ngôn độc lập 48 Hàng Ngang, suýt trở thành " dân oan"...

Một cách đòi nhà độc đáo của cụ bà Trịnh Văn Bô

Thứ sáu - 18/10/2013 17:26

·           
·     Cụ bà Trịnh Văn Bô (Hoàng Thị Minh Hồ) kể :“Trong Tuần lễ vàng tôi đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho bà mẹ chồng lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.
Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng… khoảng 15 người về ở nhà tôi.
Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.
“Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.”

Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.

Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp. 

Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô.
Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà. Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô. Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Mãi 9 năm, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
…Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!
Đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước…”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt! Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán… Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn.
Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực đã kể ở trên ghi rất rõ cái việc hợp pháp của cụ ở nhà 34 Hoàng Diệu này.
Nguon TTXVA

(THEO PHAN TẤT THÀNH)

Ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu, cạnh nhà Tướng Giáp,Cụ bà Trịnh Văn Bô đã phải "nhảy dù" vào như lính Pháp ở Điện Biên Phủ để lấy lại...


Tái bút thêm của Phạm Viết Đào: 
Người dẫn chương trình trong clip là anh Trịnh Văn Chính, con cụ Trịnh Văn Bô; Tôi nhớ anh Chính có lần qua một người bạn làm quen với tôi mời tôi đi uống bia tại 19 Ngọc Hà..
Tại cuộc gặp này anh đã kể với tôi về gia cảnh ngôi nhà 34 Hoàng Diệu mà gia đình anh đã đòi lại được...
Sở dĩ anh muốn gặp tôi vì biết tôi là một nhà báo, một blogger mạnh dạn viết về những chuyện đời ngang trái. Khi biết anh là con cụ Trịnh Văn Bô tôi nghĩ có viết cũng chẳng ăn thua gì vì báo chính thống chắc không chịu đưa; còn blog thì nhằm nhò gì...
Anh Chính kể với tôi, gia đình anh đã vào được ngôi nhà 34 Hoàng Diệu nhưng có 1 cán bộ của Văn phòng TW vẫn vào chiếm 1 phòng, hàng ngày vẫn ra vào khu 34 Hoàng Diệu. 
Tôi tư vấn cho anh Chính 3 giải pháp: 
1/Nếu là tôi tôi sẽ thay khóa cửa thì anh ta không vào được; 
2/ Nuôi một con chó thật dữ, tự khắc anh ta sẽ không dám tự tiện vào;
3/ Một ngày nào đó thuê thợ mang gạch vào xây bít cửa cái phòng mà anh kia chiếm giữ, tự anh ta vào sẽ không có chỗ trú...
Còn viết lách đưa lên báo, lên mạng tôi nghĩ không hiệu quả...
Không biết sau này anh Chính làm đơn từ hay bằng cách nào trục xuất được anh cán bộ kia muốn dây dưa...
Xem clip tôi vẫn nhận ra anh Chính và nhớ lại câu chuyện này khá lâu rồi...qua tiếp xúc thấy anh Trịnh Văn Chính và anh em gia đình này quá hiền lành;Không biết họ có dám dùng biện pháp mạnh mà tôi tư vấn...để xua đuổi cái ông cùn kia không ?!
Tôi kể lại chuyện này chắc anh Trịnh Văn Chính vẫn còn nhớ !

P.V.Đ.

Hầu chuyện người hiến hơn 5 ngàn lạng vàng

TP - Tôi gặp lại cụ bà Trịnh Văn Bô mới cách đây ít ngày dịp Bộ Tài chính có hẳn một cuộc hội thảo để chuẩn bị việc ra cuốn sách Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam. Người Pháp từng nói rằng, bà là “Bộ trưởng Tài chính” của Việt Minh.
Hầu chuyện người hiến hơn 5 ngàn lạng vàng
Mừng ở tuổi chẵn trăm, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, tức bà quả phụ Trịnh Văn Bô, vẫn minh mẫn dù những sải chân chậm chạp.


Gian nan xin lại nhà
Nhớ lần đầu gặp cụ khoảng hơn hai chục năm trước...
Trong số đơn từ của bạn đọc gửi về cho Toà báo, có một lá đơn của chính bà Hoàng Thị Minh Hồ viết đề nghị can thiệp với các cơ quan có trách nhiệm để gia đình bà xin lại ngôi nhà 34 phố Hoàng Diệu mà bà cho mượn lâu nay.
Tóm tắt lá đơn cũng như diễn tiến nội vụ về sau như thế này:
...Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp.
Hai ông bà nhân cuộc gặp thân mật này đã ngỏ ý cho phép gia đình được trở về sống tại 34 Hoàng Diệu vì gia đình ông bà hiện đông các con, cháu, chắt. Cả bốn thế hệ cùng ở trong một ngôi nhà ở phố Nguyễn Gia Thiều. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.
Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.
Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô.
Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Thời điểm ấy, nhiều phóng viên khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân và cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu!
Tôi và đồng nghiệp chỉ còn cái cách muôn thuở, cái công việc đằng sau mặt báo tẻ ngắt, vô thưởng vô phạt và cũng vô trách nhiệm nữa là kính chuyển những lá đơn của gia đình bà Bô đến các cơ quan có trách nhiệm!
Mãi cho đến 9 năm sau, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
...Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!
Tôi và một số đồng nghiệp đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt!
Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn? Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực ghi rất rõ cái việc cụ hợp pháp nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.
Tôi nhớ thêm một sớm thu năm nọ, có dịp ngồi hầu chuyện lâu lâu với cụ.
Từ hồi nhỏ, 11 anh chị em của cụ đã đinh ninh lời dặn của người cha già từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục: “Việc nước cha chưa làm tròn, giờ cha đã già, sau này các con ai có điều kiện thì giúp nước thay cha”.
Tuần lễ vàng lịch sử
Cụ bà Trịnh Văn Bô tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Cụ bà Trịnh Văn Bô tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
 
 Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.  
Cụ bà Trịnh Văn Bô
(Hoàng Thị Minh Hồ)
Cuối năm 1944, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô bắt mối với Việt Minh qua ông Khuất Duy Tiến, một yếu nhân của Đảng. Ông Tiến bộc bạch, quỹ Việt Minh bỏ ra 5 xu để mua báo cũng khó. Ông bà bán ngay 16 hòm tơ bóng và xuất thêm ngân quỹ của nhà. Đến tháng 7/1945, ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cho Việt Minh tám vạn rưỡi đồng Đông Dương trị giá 212,5 lạng vàng. Đến ngày tổng khởi nghĩa, ông Khuất Duy Tiến đưa hai ông bà vào Ban vận động Quỹ độc lập. Ông bà ủng hộ Quỹ tiếp 20 vạn đồng tương đương với 500 lạng vàng và còn đi vận động cho quỹ này được hơn 1 triệu đồng Đông Dương.
Tôi ngước lên vị trí trang trọng treo tấm ảnh chụp tại Nhà hát Lớn trong Tuần Lễ vàng lịch sử. Ông bà Trịnh Văn Bô cùng thân mẫu của ông Bô, ông Phạm Văn Đồng và nhà tư sản Nguyễn Hữu Tiệp, nhà điền chủ Hà Thành (ông ngoại của GS Nguyễn Lân Dũng). Sau đây là lời kể của bà:
“Trong Tuần lễ vàng, vợ chồng tôi cũng ở trong Ban vận động. Tôi lại đóng góp 117 lạng vàng, trong đó tiền riêng của vợ chồng tôi là 103 lạng, còn tôi đưa cho bà mẹ chồng lúc đó đã 85 tuổi một thoi to nhất (14 lạng) để cụ ủng hộ quỹ. Rồi vợ chồng tôi đi vận động để mọi người ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa.
Tôi cứ tiếp tục những công việc như thế, như lo đài thọ cho Thường vụ gồm các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng... khoảng 15 người về ở nhà tôi.
Sau đó, ông Trường Chinh đi đón Bác Hồ về vào ngày 24/8/1945 và ở nhà tôi cho đến 27/9. Bác viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở nhà tôi, số 48 Hàng Ngang. Suốt thời gian này gia đình tôi đài thọ hết từ ăn uống, tiệc tùng, may mặc, đi lại. Về sau, người Pháp người ta nói rằng “Bà Trịnh Văn Bô là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh”.
Cộng lại, cả tiền và vàng, gia đình nhà tôi ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng.
Cái quý giá nhất tôi nghĩ không phải là số tiền đó mà chính là việc chúng tôi đã bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh trong suốt một tháng ba ngày và cả Thường vụ đi về, làm việc ở nhà tôi mà không xảy ra sự cố nào.
Chính ông Cụ đã gây cho tôi ấn tượng khó quên. Cứ như mình đã gặp một ông Bụt hiện hình... Khoảng 9 giờ tôi thường mang hoa quả, nước trà ngon lên mời cụ xơi.
Một lần, cụ đang đánh máy, thấy tôi lên cụ đứng dậy vươn vai và nói: “Cô chẳng có gì khổ, tuổi đời còn ít, đã có hai con trai, hai con gái, lại có cả cơ ngơi thế này”. Tôi nói: “Thưa Cụ, cháu có cái nhục đó là cái nhục mất nước”. Cụ trầm ngâm khẽ khàng: “Thế thì kiên trì, nhẫn nại cô nhé”.
Ôi chao, chỉ mỗi một câu gọn ghẽ thế mà đang từ ngồi trên nhung lụa, bỏ tất đi với kháng chiến. Ở chiến khu, ngồi chuồng trâu nhai cơm với quả cọ om (muối) nhớ đến lời Cụ kiên trì nhẫn nại... Về sau này trúc trắc trong việc đòi cái nhà này lại gẫm đến câu kiên trì của ông Cụ hồi nào… Hình như Trời Phật qua ông Cụ nói câu đó Trời Phật sẽ độ cho…”.
Chiếc tràng kỷ đặc biệt
Bữa ấy, chuyện với cụ bà mỗi lúc một thú vị. Chuyện một ông ở Yên Bái mới mang xuống tặng cụ lạng cao hổ. Vị khách không quen biết ấy giọng nói lập cập như có pha cả nước mắt: “Bà ơi, nhiều gia đình như nhà ta đã góp của góp tình mà nuôi nên nước Việt mình đấy bà ạ. Thế hệ chúng con có bổn phận là phải ghi ơn ấy phải nối chí ấy. Nhưng mà thời nay chả được mấy người”... Lạng cao đó, cụ ngâm thành hai chai rượu. Biếu bên thông gia một chai. Cụ cười: “Chai kia thì tôi uống... Cao hay cái tình, chả biết nhưng uống thấy khỏe ra nhiều...”.
... Ngó suốt lượt gian phòng khách trần thiết thì sang trọng, nhưng đồ đạc tầm tầm bày biện tuềnh toàng trong nhà cụ, tôi để ý đến một chiếc tràng kỷ.
Hỏi thêm cụ, hóa ra cái tràng kỷ này Cụ Hồ từng nghỉ lưng hồi ở 48 Hàng Ngang những đêm ngồi miệt mài với Tuyên Ngôn Độc Lập...
“Toàn bộ đồ đạc nội thất 48 Hàng Ngang, gia đình tôi hiến tất để làm di tích lịch sử, nhưng tôi đã giữ lại chiếc tràng kỷ này. Khi giữ nó lại, tôi đã nghĩ đến một cái ngày nhỡ có mệnh hệ nào thì gia đình cũng còn một kỷ vật riêng về ông Cụ...”.
Bà cụ chậm chạp đứng lên bước về phía tủ, lấy ra một lọ chè. Tỷ mẩn dốc ra, gói thành 2 ấm nhỏ. Bất ngờ, bà vẫy tôi lại bảo mang về mà uống. Thứ chè này hằng bao năm bà vẫn tự tay ướp sen. “Ông Cụ hồi ấy cũng dùng loại chè này đấy...”.
Trước lúc rời nhà bà, ngước sang vệt xanh kế bên của hàng rào chè mạn của nhà 36 Hoàng Diệu, tôi chợt nghĩ lẩn thẩn rằng, biết đâu vào một bữa đẹp trời nào đó, những sải chân chậm chạp của cụ bà Trịnh Văn Bô cùng những bước chân chầm chậm vì tuổi tác của vị đặc đẳng công thần Võ Nguyên Giáp sẽ qua lại thăm nhà nhau? Hàng xóm bây giờ thì đã đành, nhưng có một thời đẹp hơn huyền thoại là Anh Văn từ chiến khu cùng Cụ Hồ về Hà Nội đã từng lưu lại nhiều ngày tại nhà 48 Hàng Ngang của cô chú Trịnh Văn Bô thân thương trong những ngày thu Hà thành 68 năm trước?
Cũng biết mình lẩn thẩn vậy thôi... Tướng Giáp đã trăm tuổi hơn đương những ngày gian nan tuổi cao bệnh trọng trong Quân Y Viện. Còn bà Bô thu này vừa chẵn trăm niên.
Thu năm Tỵ
Có một thời gian khó nhưng đẹp như cổ tích, như huyền thoại của nước Nam ta. Cái thuở ban đầu dân quốc ấy! Hàng ngàn, hàng vạn cây vàng, lượng vàng không phải mang bán đấu giá và bình ổn thị trường vàng như thời điểm vừa rồi mà là sự hằng tâm hằng sản của dân ta với chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ...



Kẻ bảo kê cho FLC "lộng hành" ngay giữa Thủ đô là ai?

 Ngay sau bài báo “Xung quanh việc Faros lên sàn: Cổ phiếu “cắt tiết” nhà đầu tư, Chủ tịch FLC có chém gió?”, Báo điện tử Người Tiêu Dùng tiếp tục nhận được rất nhiều chia sẻ, động viên và tâm tư của độc giả. Đó chính là lý do chúng tôi tiếp tục đăng loạt bài về chân dung tập đoàn tai tiếng FLC như một cách làm tròn bổn phận của tòa soạn với sự tin yêu của bạn đọc trong suốt thời gian qua.

flc2
Phối cảnh tòa nhà FLC Green Home (18A đường Phạm Hùng, Hà Nội).
Tinh thần 8B Lê Trực đã "bỏ qua" FLC?

Mới đây, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã phong tỏa tài khoản của chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực. Trước mắt, để đẩy nhanh tiến độ, thành phố giao UBND quận Ba Đình ứng tiền ngân sách cho việc phá dỡ, tuy nhiên sau này toàn bộ chi phí phá dỡ, tiền lãi phát sinh, chủ đầu tư 8B Lê Trực phải chịu. Đó là bài học cho một công trình sai phép xây dựng ở thủ đô mà chính quyền Hà Nội kiên quyết xử nghiêm với sai phạm.

Tưởng rằng lỗi của chủ đầu tư cao ốc 8B Lê Trực là lớn nhất, nhưng xem chừng còn kém xa "đẳng cấp" FLC tại công trình FLC Green Home (18A đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm). FLC đã không thèm xin phép xây dựng, tự thay đổi dự án được cấp phép bãi đỗ xe, cây xanh và văn phòng với giấy phép xây dựng là 5 tầng thành dự án “Khách sạn và văn phòng lưu trú” với chiều cao dự kiến là 35 tầng. FLC đã cho mình cái quyền đứng trên cả luật pháp, với ý đồ đẩy chính quyền TP. Hà Nội vào thế việt vị với sai phạm của họ. Và kết quả là công trình không phép, sai phạm đó đã mọc lên "chình ình" giữa thủ đô.

Tổng thầu thi công cho công trình tai tiếng này chính là Công ty Cổ phần Xây dựng Faros nổi danh trong mấy ngày qua với cái tên rất kiêu: “Ông vua tốc độ thi công lên sàn”. Trên trang chủ website http://faros.vn vẫn là hình ảnh công trình FLC Green Home với thông tin: “Nằm tại trung tâm đô thị mới, phía Tây thủ đô Hà Nội, FLC Green Home được kỳ vọng là một kiểu mẫu mới về căn hộ ở. Cao 35 tầng, khu tầng hầm kiểu mẫu tự động để xe rộng rãi, tích hợp đầy đủ tiện ích được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng đồng bộ và an toàn".

Tại một số sàn giao dịch bất động sản khác, dự án FLC Green Home được quảng bá khá rầm rộ. Trang web có địa chỉ www.chungcuflcgreenhome.xyz (có địa chỉ liên hệ mua chung cư chỉ thẳng đến FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ) cho biết dự án này có nhà thiết kế của Anh, diện tích tổng thể là 10.629 m2, diện tích sàn xây dựng dự kiến khoảng 1.200m2 - 1.600 m2, 500 căn hộ và cao 50 tầng. Mỗi tầng có 10 căn hộ, 6 thang máy và 2 thang bộ…

Thậm chí, website này còn quảng bá FLC Green Home có bể bơi, sân đỗ trực thăng trên cao, siêu thị, nhà trẻ, ngân hàng, phòng khám… Thời gian giao nhà dự kiến cuối năm 2017.

ong-trinh-van-quyet--chu-tich-flc-1030
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Chính quyền địa phương có bị... "tê liệt" trước sai phạm?

Dự án “FLC Green Home” do Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Magnus Capita làm chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng xong phần móng mà không có giấy phép xây dựng. Cần phải nói rõ, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Magnus Capita, Công ty Faros cũng đều thuộc tập đoàn FLC của Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết, người đang được giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nghi ngờ là chỉ giỏi "chém gió". Chúng ta hãy cùng nhìn sự thách thức pháp luật của FLC Green Home hay nói đúng hơn là phong cách làm việc “bừa, ẩu” của Tập đoàn FLC.

Ngày 18/12/2015, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình. Ngày 24/2/2015, UBND quận Nam Từ Liêm ra quyết định (số 5992) xử phạt 50 triệu đồng đối với Công ty Magnus Capita vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Quyết định xử phạt số 5992 nêu rõ biện pháp khắc phục: “Công ty Magnus Capita phải xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày UBND phường Mỹ Đình 2 ban hành quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm trật tự xây dựng. Quá thời hạn trên, nếu Công ty Magnus Capita không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị cưỡng chế phá dỡ”.

Thế nhưng, thời hạn theo yêu cầu của quận trôi qua nhiều ngày, Công ty Magnus Capita vẫn không xuất trình được giấy phép xây dựng. Vì thế, ngày 24/3/2016, UBND quận Nam Từ Liêm ra quyết định số 1085 “cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Quyết định 1085 nêu rõ lý do cưỡng chế là Công ty Magnus Capita không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả tại quyết định 5992. Biện pháp cưỡng chế theo quyết định 1085 là phá dỡ công trình (phần móng đã xây xong) vi phạm trật tự xây dựng không có giấy phép xây dựng.

Vụ việc còn nghiêm trọng hơn khi mà, đầu tháng 6/2016, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo giao Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra làm rõ sai phạm tại dự án này và kiên quyết xử lý vi phạm (nếu có), báo cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 10/6... Thế nhưng, tất thảy mọi cố gắng của chính quyền Hà Nội để phá dỡ công trình sai phạm này đều rơi vào im lặng !? Không biết, Chủ tịch quận Nam Từ Liêm đã báo cáo lại Thành ủy, UBND TP. Hà Nội những gì? Không biết việc kiên quyết xử lý vi phạm (nếu có), mà thực chất là đã quá rõ có được thực hiện đúng như chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hay không? Chỉ biết rằng FLC Green Home vẫn “bình yên vô sự” khiến cho dư luận hình dung ra một FLC đang "lộng hành" ở ngay giữa Thủ đô là hoàn toàn có cơ sở. FLC đang "cậy tiền" hay "cậy ai" mà lại có thể "gấu" đến như vậy?

FLC phạm luật: Có truyền thống !

Nói như vậy, có lẽ phiến diện nếu như không điểm lại sai phạm tại cao ốc FLC Landmark (đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm) vượt tầng, sai phép. Trên sân thượng của FLC Landmark có 18 căn hộ xây “chui” và nhiều cư dân sinh sống tại đây. Theo Giấy phép xây dựng, tòa nhà FLC Landmark gồm 3 khối: khối tầng hầm gồm 2 tầng, khối văn phòng cho thuê có 5 tầng và khối chung cư cao cấp gồm 25 tầng. Trong đó, khối chung cư cao cấp có 300 căn hộ, diện tích sử dụng 124 m2, 153 m2 và 159 m2; khối văn phòng 5 tầng có tổng diện tích hơn 10.000 m2, tầng 1 và 2 tập trung cho trung tâm thương mại, tầng 3, 4, 5 là khu vực văn phòng làm việc; 2 tầng hầm diện tích lớn làm bãi đậu xe. Rõ ràng theo đúng như Giấy phép xây dựng tòa nhà này là 32 (tính cả tầng hầm), ngay cả trang điện tử flc.vn, cũng ghi rõ “FLC Landmark Tower có diện tích đất xây dựng 2.467 m2, số tầng 32”. Ngoài việc FLC Landmark có “18 căn hộ chui” trên sân thượng thì theo thông tin chúng tôi có được, khối văn phòng cho thuê của tòa này còn có một tầng 5B có nghĩa là vượt phép xây dựng 1 tầng. Vụ việc này cũng “chìm xuồng” theo cách phạt cho tồn tại. “Kỷ cương, phép nước” trở thành trò đùa.

FLC đã và sẽ thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng bằng những việc làm trái pháp luật. Nhưng thật lạ kỳ, ở mỗi vụ việc như vậy, dường như các cơ quan có trách nhiệm đều “tê liệt” trước các sai phạm. Dư luận, cử tri mong muốn UBND TP. Hà Nội sẽ thanh tra toàn diện việc chấp pháp tại các dự án của FLC trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, lấy tinh thần xử lý quyết liệt, triệt để của vụ cao ốc 8B Lê Trực để đảm bảo sự “thượng tôn pháp luật” với những sai phạm của Tập đoàn FLC. Đó cũng chính là hành động đanh thép và thiết thực mà Hà Nội nên làm để đáp lại lời kêu gọi về một Chính phủ liêm chính mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết. Ngược lại, nếu các sai phạm có hệ thống của FLC tiếp tục "chìm vào quên lãng", cũng đồng nghĩa với việc uy tín của chính quyền thành phố sẽ "lún sâu" vào sự bất tuân pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hệ lụy "nhờn thuốc" trong quản lý trật tự xã hội.

Bão Thần Sấm có lẽ đã phơi bày “tử huyệt” dự án nhiều nghìn tỷ ở Quảng Ninh của FLC khi bùn, đất và vật liệu xây dựng lại tràn xuống tàn phá nhà dân. Một số cơ quan chức năng thuộc tỉnh Quảng Ninh đã cấp phép thiếu tính toán dựa trên các phân tích khoa học, hay FLC đã thi công ẩu mà xem thường cuộc sống của người dân. Dân nghèo không chơi golf nhưng lại lầm than vì đại dự án ngốn quá nhiều ha đất rừng này... Những thông tin trên sẽ được báo Người Tiêu Dùng gửi tới độc giả trong bài tiếp theo: Dân lầm than vì đại dự án của FLC Quảng Ninh.

Tiểu Gia

(Người Tiêu Dùng)

Không thể để quan chức tham nhũng “hạ cánh” an toàn?

Khi các quan đã “hạ cánh” mà không được an toàn thì rất nhiều kẻ tài mỏng, giỏi luồn lách chạy chọt cũng phải e sợ.

http://www.bbc.co.uk/staticarchive/b9f6f9695290514470c305217aee5b314d7df869.jpg

Có bốn vụ việc mà dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, đều có bóng dáng trách nhiệm của quan chức.

Đầu tiên là những sai phạm trong công tác cán bộ, đưa ông Trịnh Xuân Thanh vòng vèo qua nhiều chức vụ, rồi giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Nói như Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV thì xử lý những sai phạm cá nhân của ông Trịnh Xuân Thanh là chuyện đương nhiên phải làm, nhưng đằng sau đó phải làm rõ những cá nhân, tập thể nào dung túng cho sai phạm của Trịnh Xuân Thanh.

Vụ việc thứ hai là từ vi phạm nghiêm trọng xả thải từ nhà máy của Formosa làm ô nhiễm biển ở 4 tỉnh miền Trung đã lòi ra việc dự án này được cấp phép hoạt động tới 70 năm.

Theo kết quả kiểm tra thì trách nhiệm chính thuộc về UBND tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có phần trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Hiện nay, lãnh đạo Chính phủ đương nhiệm đang phải nỗ lực giải quyết hậu quả ấy. Nhưng cho tới giờ, việc xử lý trách nhiệm của cá nhân và tập thể tại tỉnh Hà Tĩnh chưa thật rõ ràng.

Và dư luận vẫn đang chờ câu trả lời: Ai chịu trách nhiệm từ những tổn thất này? Chẳng lẽ lại là trách nhiệm của tập thể, rồi hòa cả làng?

Vụ việc thứ ba là sự cố đường ống nước sông Đà vỡ 18 lần có liên quan tới ông Phí Thái Bình – nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và các cộng sự khi ông này còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinaconex.

Theo kết quả điều tra, từ thời điểm năm 2004, các thành viên của HĐQT Vinaconex gồm: Ông Phí Thái Bình - Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Văn Tuân - Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.

Ông Phí Thái Bình và các cộng sự gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà, nhưng lại được đề nghị không truy tố. ảnh: chinh phu.vn
Dù kết luận là “gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng thật bi hài là ông Phí Thái Bình lại được “liên ngành tư pháp” đề nghị miễn truy tố vì phạm tội lần đầu, thân nhân tốt...

Sau nhiều phản ứng gay gắt của dư luận, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã yêu cầu kiểm tra lại việc không khởi tố ông Phí Thái Bình, nhưng cho tới nay đã 1 tháng trời trôi qua, vẫn không có thêm thông tin gì mới.

Ba vụ việc trên chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại được một phen choáng váng khi ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố cho biết, mỗi năm Hà Nội chi tới 700 tỷ đồng cho cắt tỉa cây hoa cảnh. Và chỉ tính riêng Đại lộ Thăng Long chỉ dài 24km đã tiêu hết 53 tỷ đồng/năm.

Trong khi lương công nhân chỉ hơn 3 triệu đồng mỗi tháng, vậy hàng chục tỷ đồng ấy đã chạy đi đâu?

Những con số khổng lồ và vô lý tới mức Chủ tịch UBND thành phố - ông Nguyễn Đức Chung cũng phải thốt lên rằng “không thể chấp nhận được”.

Đây là bốn vụ việc điển hình giống nhau ở hai điểm: Một là đều gây ra hậu quả nghiêm trọng, phung phí tiền bạc của nhân dân. Hai là mặc dù gây ra hậu quả nhưng chưa có xử lý, kỷ luật thích đáng.

Nhìn ở một góc độ rộng hơn thì qua những vụ việc này rõ ràng Đảng phải siết chặt công tác cán bộ, vì những việc này đều do những người có chức vụ quyền hạn gây ra.

Ở cấp bé thì cán bộ mặt trận biển thủ cả tiền của người nghèo (Hà Tĩnh); Hiệu trưởng câu kết biển thủ gần 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa; dê đi lạc vào trang trại của Bí thư Huyện ủy Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa); hơn một nghìn con gà cấp cho người nghèo, nhưng lại chạy đến nhà của một loạt cán bộ xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Ở tỉnh Khánh Hòa, tiền hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi đa phần rơi vào tay trưởng thôn và người thân… rồi thì quan xã lập mưu ký khống, cấp “bò ảo” lấy tiền chia nhau.

Lối hành xử trắng trợn ấy của các quan xã, quan huyện chẳng phải là của hiếm. Chẳng thế mà khi còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước, trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Doan đã phải thốt lên rằng: “Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.

Ở cấp cao hơn chút nữa thì các quan không ăn dê, bò, gà... nhưng lại mắc sai phạm dẫn tới thiệt hại hàng chục tỷ đồng; hay tiêu tiền vào những việc như cắt tỉa cây cảnh một cách vô tội vạ.

Dư luận đặt ra câu hỏi: 53 tỷ đồng/năm để cắt tỉa cây ở Đại lộ Thăng Long đã rơi vào túi ai? ảnh: kiến thức.
Trong rất nhiều điều tốt đẹp để lại cho các thế hệ sau này, Bác Hồ có tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào năm 1948, trong đó chỉ rõ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình.

Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công.

Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh.

Trên thực tế, trải qua 86 năm lãnh đạo đất nước, Đảng cũng đã nhiều lần thẳng thắn nhận khuyết điểm và sửa chữa những khuyết điểm ấy.

Đã có nghìn đảng viên bị khai trừ và kỷ luật hàng nghìn tổ chức cơ sở đảng.

Dù vậy, nạn nhũng nhiễu, tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn vẫn chưa thuyên giảm được bao nhiêu.

Lo lắng ấy cũng đã được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề cập: Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”.

Xuất hiện sự cấu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm... gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách Nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.

Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, thấy thấp thoáng "bóng dáng" của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao.

Lâu nay Đảng, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu nâng cao đạo đức công vụ, trách nhiệm người đứng đầu, nhưng còn đó cán bộ vẫn thể hiện thái độ coi thường luật pháp, coi thường nhân dân – những người làm chủ đất nước, những người bầu họ làm lãnh đạo. Ngoài mặt thì tỏ vẻ vì dân, song thực chất chỉ tìm cách thu vén cho lợi ích cá nhân.

Có lần, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nói thẳng rằng: “Đấy là do chính cán bộ cố tìm cách lách luật làm sai, bị đồng tiền làm cho lóa mắt, lại được bao che, hoặc có xử lý cũng xuê xoa cho nên mới nhờn”.

Thậm chí, ông Hùng còn nói rằng, đối với những kẻ có máu tham nhũng thì yêu cầu thu hồi tài sản đặt ra cũng chỉ là một phần của quá trình xét xử, nhưng dứt khoát phải nghiêm khắc, phải xử tử hình. Để thực hiện cho được hành vi tham nhũng thì những kẻ ấy thậm chí dùng luật rừng với những ai chống lại hoặc có ý định nói ra sự thật. Với những kẻ như vậy thì dứt khoát không thể dành cho nó sự sống.

Nhưng trên thực tế thì để xử lý được một cán bộ cũng khá phức tạp, vì tính tiêu cực, bè phái khi lựa chọn cán bộ mà có lần Tổng Bí thư đã chỉ rõ “thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ”.

Còn nói như GS.Nguyễn Minh Thuyết thì “Tham nhũng thành cả dây, nhất là tham nhũng chính sách thì rất khó moi ra mà xử lý được, nhất là khi đứng sau một ông quan nhỏ lại có ông anh, bà chị nào đó giữ chức rất to”.

Các văn kiện của Đảng cũng đã chỉ ra rằng, chính sự sơ hở, buông lỏng, thậm chí tiêu cực đã tạo ra “lỗ kim” cho những “con lạc đà” cơ hội, trục lợi, tham vọng địa vị... “lọt” qua, làm xói mòn lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Cũng vì kỷ cương không nghiêm cho nên mới dẫn tới tình trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ”, tranh thủ thay đổi nhân sự hay xây sửa, mua sắm tài sản công... hòng kiếm trác vài khoản trước ngày hạ cánh.

Họ liều lĩnh, bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp và cũng đạp lên cả danh dự, nhân phẩm của chính minh. Hẳn nhiên là vậy, vì nếu trọng danh dự, trọng nhân phẩm thì chẳng đời nào họ lại làm những chuyện để cho người đời dè bỉu.

Thế nên biện pháp hữu hiệu nhất lúc này không còn là giáo dục nữa mà phải quy trách nhiệm, xử lý nhanh và nghiêm khắc, không chỉ cách chức mà còn phải xử lý trách nhiệm hình sự với những kẻ có “máu tham nhũng”.

Khi các quan đã “hạ cánh” mà không được an toàn thì rất nhiều kẻ tài mỏng, giỏi luồn lách chạy chọt cũng phải e sợ.

Nói như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Ai đó cảm thấy không đảm đương được công việc hãy tự nguyện trao lại mái chèo, hoặc Đảng buộc họ phải ra đi”.

Ngọc Quang

(GDVN) 

Chỗ ngồi của Obama, Putin ở G20 2016 nói lên điều gì?

Khi các lãnh đạo thế giới tập trung ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20, giới quan sát không chỉ chú tâm tới những kế hoạch lớn lao mà cả những chi tiết rất nhỏ để đoán biết thông điệp đằng sau.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng - SCMP, vị trí đứng của mỗi lãnh đạo và quan chức cấp cao trong bức ảnh tập thể nói lên nhiều điều về vị thế của họ trên vũ đài chính trị quốc tế.
Trong phiên chụp ảnh chung tại hội nghị lần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đứng cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là chủ nhà của hội nghị vào năm tới ở Antalya và Đức sẽ đảm nhiệm vai trò đăng cai vào năm 2018.
147299611042985-1--copy-

 Ảnh chụp tập thể các lãnh đạo quốc gia tại hội nghị G20.

Kế bên bà Merkel và ông Erdogan là Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tại hội nghị G20 năm 2014 tại Brisbane (Australia), Putin đứng ở rìa ngoài cùng bức ảnh. Năm đó, ông Putin bị lên án vì cuộc khủng chính trị mà phương Tây cho là Nga gây ra ở Ukraine.

Năm nay, Trung Quốc gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Putin là thượng khách hàng đầu trong hội nghị.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Nam Phi Jacob Juma và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đều đứng ở hàng đầu trong bức ảnh tập thể.
14730054207428-abe-tap-can-binh

 Vẻ mặt của ông Tập và ông Abe cách đây 2 năm tại APEC

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được xếp ở hàng thứ hai. Khi ông Tập và Abe bắt tay ở Hàng Châu hôm 4/9, dấu hiệu rõ ràng nhất là chủ nhà Trung Quốc mỉm cười với Abe.
Đây là sự đối lập hoàn toàn với hình ảnh Tập Cận Bình cách đây 2 năm tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Khi đó, ông Tập không mỉm cười và cả hai không nhìn vào mắt nhau.
147299611018876-3--copy-

 Ông Tập mỉm cười hiếm hoi với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Tổng thống Mỹ gặp một sự cố nhỏ khi bước xuống từ chuyên cơ không sử dụng xe thang trải thảm đỏ của phía chủ nhà cung cấp mà chỉ dùng một thang sắt khiêm tốn.
Ít phút trước khi ông Obama có mặt ở Hàng Châu, các quan chức Mỹ và Trung Quốc cãi cọ nảy lửa về những sắp xếp ngoại giao giữa hai bên.
Khi ông Tập gặp gỡ bà Merkel, ông trao đổi với nữ Thủ tướng Đức lâu hơn so với những lãnh đạo khác. Khi gặp người đồng cấp Park Geun-hye, dù cả hai đều cười nhưng không nồng ấm bằng bà Merkel.
Tuy nhiên, ảnh hưởng chính trị không phải là yếu tố duy nhất xác định chỗ đứng của các vị nguyên thủ quốc gia.
Theo luật bất thành văn, chỗ đứng của họ phụ thuộc vào số năm mà họ giữ chức vụ cao nhất của quốc gia.
Đó là lí do vì sao ông Obama ngồi hàng đầu trong hội nghị lần này. Tại G20 năm 2009 tại London, chỉ ít tháng sau khi nhậm chức, ông Obama được xếp đứng hàng hai.
Những lãnh đạo tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde hay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thường đứng ở hàng thứ ba khi chụp ảnh chung.
Quá trình sắp xếp chỗ ngồi ở hội nghị G20 cũng lắm công phu.
Tại hội nghị năm 2009 tại London, Thủ tướng Anh khi đó là Gordon Brown từng đề nghị Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy một chỗ ngồi đối diện Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sau khi ông Sarkozy dọa về trước.
Ghế ngồi trong hội nghị thượng đỉnh năm 2013 ở Saint Petersburg cũng được điều chỉnh khoảng cách lớn hơn giữa Obama và Putin trong bối cảnh căng thẳng hai bên về vấn đề Syria gia tăng.
Video: An ninh Trung Quốc quát nạt đoàn tùy tùng của Tổng thống Obama
Món ăn trong buổi yến tiệc cũng được xem là một dạng “quyền lực mềm” mà nước chủ nhà muốn gửi gắm. Tại Hàng Châu lần này, nước chủ nhà giới thiệu các món ăn đa dạng của vùng đất Chiết Giang, một trong tám chiếc nôi văn hóa ẩm thực lớn ở Trung Quốc.
Những món ăn nổi tiếng Hàng Châu như cá giấm Hồ Tây, thịt lợn Đông Pha hay "gà bọc bùn nướng" chắc chắn xuất hiện.
Đạo diễn tài danh Trương Nghệ Mưu được bổ nhiệm làm tổng đạo diễn trong đêm gala tại hội nghị lần này. Một dàn giao hưởng sẽ biểu diễn bên bờ Hồ Tây thơ mộng.
Nguồn: Dân Việt

Australia “nhắc nhở” Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tại G20

Dân trí Trong cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hàng Châu, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã hối thúc Bắc Kinh giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
 >> Philippines phát hiện các sà lan Trung Quốc gần bãi cạn tranh chấp
 >> Philippines nghi Trung Quốc bồi đắp bãi cạn tranh chấp tại Biển Đông

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (Ảnh: ABC)
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (Ảnh: ABC)
Theo ABC News, trong cuộc gặp song phương với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi tại thành phố Hàng Châu hôm qua 4/9, Thủ tướng Malcolm Turnbull đã không ngần ngại đề cập tới vấn đề Biển Đông, một chủ đề mà Trung Quốc vẫn cố né tránh đưa ra bàn thảo công khai tại G20 năm nay.
Theo đó, Thủ tướng Turnbull đã khẳng định lập trường của Australia trong vấn đề Biển Đông, đồng thời hối thúc Trung Quốc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại vùng biển này, trên cơ sở “phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Đáp lại phát biểu của lãnh đạo Australia, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi Canberra tôn trọng lợi ích của Trung Quốc. Theo đó, ông Tập đã nhắn nhủ Thủ tướng Turnbull cần “tôn trọng lựa chọn của mỗi bên trong quá trình phát triển và tôn trọng những lợi ích cốt lõi của nhau cũng như các lợi ích lớn khác”.
Theo Reuters, việc ông Turnbull đưa vấn đề Biển Đông vào cuộc hội đàm với ông Tập được xem là lời “nhắc nhở” của Australia đối với Trung Quốc. Australia từ trước đến nay vẫn duy trì quan điểm ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại về các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp hoặc quân sự hóa đảo của Trung Quốc tại khu vực này.
Thủ tướng Australia không phải là lãnh đạo cấp cao duy nhất đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp song phương với lãnh đạo nước chủ nhà bên lề hội nghị G20. Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã thẳng thắn trao đổi vấn đề này với Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp hôm 3/9. Ông Obama đã nhấn mạnh rằng Bắc Kinh, với tư cách là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cần tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý ràng buộc theo công ước này trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Vấn đề đầu tư nước ngoài
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Turnbull, ông Tập nói rằng ông hy vọng chính phủ Australia tiếp tục thực thi chính sách về môi trường đầu tư “công bằng, minh bạch và rõ ràng” cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
Hồi tháng trước, Bắc Kinh đã tỏ ra không hài lòng về việc Canberra ngăn không cho các nhà thầu Trung Quốc tham gia dự án mạng lưới điện quốc gia lớn nhất Australia, trị giá 7,7 tỷ USD, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Ngoài ra, Australia mới đây còn xuất bản cuốn cẩm nang phát cho các nghị sĩ nhằm cảnh báo về các dự án đầu tư của Trung Quốc vào nước này. Bắc Kinh gọi đây là các động thái mang tâm lý bảo hộ thương mại của Canberra.
Đáp lại phát biểu trên của Chủ tịch Trung Quốc, ông Turnbull cũng nhắn nhủ ông Tập cần “tiếp tục cải cách kinh tế Trung Quốc” để tạo cơ hội cho việc ra đời các phát minh cũng như đẩy mạnh các hoạt động giao thương và đầu tư.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Australia, đồng thời là nước đầu tư nhiều dự án lớn tại đây.
Thành Đạt
Tổng hợp

Tây Hồ thịnh yến – tiệc ông Tập thết đãi lãnh đạo G20

(Quốc tế) - Lãnh đạo G20 được thưởng thức rượu vang Trung Quốc cùng các món ăn truyền thống trong tiệc Chủ tịch Tập Cận Bình thết đãi ở Hàng Châu.

Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 1
Theo QQ, tiệc “Tây Hồ thịnh yến”, chiêu đãi lãnh đạo các nước trong hội nghị thượng đỉnh G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới), được tổ chức ở khách sạn Tây Tử nằm ven Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc tối hôm qua. Đây là khách sạn năm sao, thành lập năm 1958 chuyên đón tiếp các lãnh đạo Trung Quốc và tới năm 1979 mới mở cửa đón công chúng. Từ đó đến nay, khách sạn này là nơi chuyên tổ chức các hội nghị quốc tế và sự kiện lớn ở Hàng Châu.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 2
Bát đĩa dùng trong tiệc chiêu đãi lấy cảm hứng thiết kế từ phong cảnh tự nhiên của vùng sông nước Hàng Châu, với màu sắc chủ đạo là xanh lục và xanh lam.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 3
Tây Hồ, thắng cảnh du lịch nổi tiếng ở Hàng Châu, được tái hiện trên đồ gốm sứ Trung Quốc.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 4
Chương trình biểu diễn và thực đơn chiêu đãi được bọc ngoài bằng vải gấm thêu hoa.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 5
Bên trái ghi thực đơn chiêu đãi, gồm súp nấm, cá, tôm, cua, thịt bò và rau củ theo mùa. Tráng miệng có kem, hoa quả, cà phê và trà. Ngoài ra, tiệc còn phục vụ rượu vang đỏ và trắng do Trung Quốc sản xuất. Bên phải là 12 tiết mục nghệ thuật của Trung Quốc và nước ngoài được trình diễn trong bữa tiệc, do các nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật Chiết Giang và học viện âm nhạc Chiết Giang đảm nhiệm.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 6
Nhân viên bày biện bàn tiệc.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 7
Đồ uống cho bữa tiệc gồm có bia Tây Hồ, nước khoáng, rượu vang.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 8
Rượu vang sản xuất năm 2012 ở Bắc Kinh được rót sẵn vào ly cho khách.
Tay Ho thinh yen - tiec ong Tap thet dai lanh dao G20 - Anh 9
Lãnh đạo các quốc gia tham dự G20 ngồi ở bàn dài. Một bức tranh vẽ cảnh Tây Hồ lớn làm nền cho bữa tiệc. Bức tranh dài 30 mét, cao 6 mét, do một nhóm nghệ sĩ thực hiện trong 20 ngày.
(Theo Vnexpress)

Hơn 500 học sinh Nghệ An bỏ học trước ngày khai giảng

CN, 09/04/2016 - 07:23

Ảnh: Lao Động
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo tỉnh Nghệ An vừa cho biết có 510 học sinh trung học từ lớp 6 đến lớp 12 trong tỉnh này sẽ bỏ học trước ngày khai giảng năm học mới. Trong số này có hơn 200 em ở bậc từ lớp 10 đến lớp 12.
Sở Giáo Dục Nghệ An nêu nguyên do phần lớn học sinh trung học bỏ học là do học kém. Ngoài ra, một số em học sinh bỏ học vì gia đình khó khăn và nhà ở xa trường. Trong số 510 em học sinh sẽ bỏ học, có 300 em là nam sinh. Số học sinh dân tộc thiểu số bỏ học chiếm khoảng một nửa, 256 em.
Tình trạng học sinh bỏ học giờ đây đang được các quan chức chính quyền Cộng Sản Việt Nam đề cập với thái độ gần như dửng dưng. Báo Dân Việt hồi tháng 8 vừa qua dẫn lời ông Hoàng Đức Thắm, giám đốc Sở Giáo Dục tỉnh Quảng Trị, nói rằng tỉnh này có gần 1,100 học sinh bỏ học một năm là "chuyện bình thường". Ông Thắm cho biết, trong năm học 2015-2016, Quảng Trị có 1,086 học sinh bỏ học, trong đó cấp trung học phổ thông có 623 em, trung học cơ sở có 400 em, và tiểu học có 63 em. Quan chức này nói rằng số học sinh bỏ học của tỉnh so với các năm trước là “bình thường”, và so với các tỉnh khác cũng “bình thường”. Nguyên nhân học sinh bỏ học chủ yếu là do lười học.
Huy Lam / SBTN