Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Tổng thống Obama hủy gặp Tổng thống Philippines vì những lời tục tĩu

Dân trí Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy cuộc hội đàm đầu tiên với người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte sau khi ông Duterte dùng những lời tục tĩu để lăng mạ ông, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết hôm nay 6/9.
 >> Tổng thống Philippines đả kích Tổng thống Mỹ Obama


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải). Ảnh: (Getty)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải). Ảnh: (Getty)
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Ned Price cho biết, Tổng thống Obama sẽ không hội đàm song phương với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, thay vào đó ông sẽ hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổng thống Philippines lăng mạ ông Obama ngay trước cuộc hội đàm song phương đầu tiên giữa họ dự kiến diễn ra chiều nay 6/9 bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông không cần người đồng cấp Mỹ Barack Obama “lên lớp” về vấn đề nhân quyền khi họ gặp nhau tại Lào. “Cần phải tôn trọng người khác. Đừng chỉ ném ra câu hỏi và những tuyên bố. Hoặc nếu không tôi sẽ chửi ông ngay giữa hội nghị”, ông Duterte nói.
Về phần mình, sau khi biết ông Duterte lăng mạ mình, ông Obama đã yêu cầu các trợ lý tìm một thời điểm thích hợp khác để họ có thể có một cuộc hội đàm tích cực, mang tính xây dựng, nói cách khác, ông Obama vẫn có ý định hội đàm với ông Duterte. Nhà Trắng cũng cho biết, ông Obama không có ý định nặng nề về vấn đề nhân quyền khi ông gặp ông Duterte.
“Tôi luôn muốn chắc chắn rằng nếu tôi hội đàm với ai, đó phải là một cuộc hội đàm thực sự tích cực”, ông Obama chia sẻ với báo giới.
Ông Obama đặt chân đến thủ đô Viêng Chăn của Lào vào đêm qua 5/9 sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc. Ông dự kiến sẽ có một bài phát biểu tại hội nghị ASEAN tại Lào về tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ.
Minh Phương
Tổng hợ

Sốc với thú vui ấu dâm và giải trí trinh nữ của lãnh đạo cấp cao Triều Tiên - Tin Tức Mới Radio VN

Dạy và học chữ Hán đã được bọn "Hán nô" an bài ?

Phạm Văn Dũng với Hung Lee và 38 người khác.
13 giờ
anh để đời sau con cháu còn được là người Việt Nam!!
Đất nước này ko phải của riêng tôi hay những người như tôi mà còn là của các bạn..! Vậy tại sao lại đùn đẩy việc đấu tranh cho 1 nhúm người như thế..
Hãy làm người Việt Nam theo đúng nghĩa là người Việt Nam !! Hãy lên tiếng ..!!

VOA: Trung Quốc có đánh Việt Nam không?

(Bạn đọc) - “Trung Quốc có đánh Việt Nam không?” – ắt hẳn đây sẽ là câu hỏi lớn của tất cả người dân Việt Nam hiện nay. Trang VOA vừa có bài viết phân tích về vấn đề này của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc – chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Kính mời các độc giả tham khảo.

Đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như Mặt trận Tổ quốc hợp tác chặt chẽ với nhau chống lại các uy hiếp từ bên ngoài. Gần đây, trên các diễn đàn mạng, người ta xôn xao trước tin tức Việt Nam cho chở các xe thiết giáp và súng đại bác từ Bắc vào Nam. Rộ lên tin đồn: Trung Quốc sắp tấn công Việt Nam. Điều đó liệu có thật hay không?
Liệu cuộc chiến Việt – Trung có xảy ra không?
Riêng tôi, tôi không tin. Tôi không tin là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam dù trên biển hay trên đất liền. Có bốn lý do chính:
Thứ nhất, Trung Quốc không có lý do gì chính đáng để phải tấn công Việt Nam bằng biện pháp quân sự. Tham vọng của Trung Quốc lâu nay, như chính họ nhiều lần tuyên bố một cách công khai, là hợp pháp hoá con đường lưỡi bò bao trùm lên hơn 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam.
Chiến thuật để hiện thực hoá tham vọng ấy là xâm lấn từ từ, từ từ, theo kiểu cắt lát salami (salami slicing) theo cách nói trong tiếng Anh hoặc tằm ăn dâu theo cách nói của người Việt. Chiến thuật này có hai đặc điểm: tiến hành từng bước nhỏ và kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí, nhiều thập niên.
Với Việt Nam, chiến thuật này bắt đầu với việc chiếm cứ Hoàng Sa (1974), sau đó, một số hòn đảo, bãi đá và rạn san hô trong quần đảo Trường Sa (1988), rồi tuyên bố về con đường chín đoạn (hay con đường lưỡi bò) trên Biển Đông; gần đây nhất, họ bồi đắp các bãi đá và rạn san hô thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Trước các hành động ấy, Việt Nam chỉ lên tiếng một cách yếu ớt. Trung Quốc chỉ cần có vậy. Quốc tế cũng sẽ quen dần, cuối cùng xem tất cả việc làm của Trung Quốc là những chuyện đương nhiên. Đến lúc ấy, Trung Quốc có thể xem là đã hoàn toàn thắng lợi. Trung Quốc không cần phải tuyên chiến với Việt Nam. Vô ích.
Thứ hai, tấn công Việt Nam, chưa chắc đã thắng, Trung Quốc còn đẩy Việt Nam ngả vào Mỹ một cách nhanh chóng hơn. Điều ai cũng thấy là sau khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam có xu hướng ngả hẳn về phía Mỹ. Các phái đoàn Mỹ sang Việt Nam dồn dập, các phái đoàn Việt Nam sang Mỹ cũng dồn dập không kém.
Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn dừng lại ở mức đối tác toàn diện nhưng không ai có thể khẳng định rằng quan hệ ấy sẽ không được đẩy mạnh lên thành đối tác chiến lược với những sự hợp tác mật thiết hơn về phương diện quốc phòng. Mọi người đều thấy điều đó, Trung Quốc lại càng thấy rõ hơn ai hết.
Chắc chắn Trung Quốc chỉ muốn tay không cướp đất" chứ chưa sẵn sàng chống lại Mỹ trên Biển ĐÔng
Chắc chắn Trung Quốc chỉ muốn tay không cướp đất” chứ chưa sẵn sàng chống lại Mỹ trên Biển ĐÔng
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, sau chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc cử ngay phó Thủ tướng Trương Cao Lệ sang thăm Việt Nam và hứa hẹn Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay. Bởi vậy, từ phía Trung Quốc, đánh Việt Nam không những vô ích mà còn có hại: đẩy Việt Nam theo Mỹ, và qua đó, khiến Mỹ càng có thêm lý do để can thiệp vào tình hình trên Biển Đông. Mà đó là điều Trung Quốc e ngại nhất: chắc chắn họ chưa muốn, hoặc chưa dám trực tiếp đối đầu với Mỹ.
Thứ ba, tấn công Việt Nam, Trung Quốc sẽ đánh mất hầu hết các quốc gia khác ở châu Á. Chính sách của Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình là giấu bớt nanh vuốt để chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế, điều họ gọi là phát triển trong hoà bình. Dưới thời Hồ Cẩm Đào và đặc biệt, thời Tập Cận Bình, Trung Quốc dần dần bộc lộ tham vọng trở thành cường quốc trong khu vực, họ hết gây gổ với Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam.
Tuy nhiên, điều chắc chắn là Trung Quốc tự biết mình chưa đủ mạnh để có thể trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Họ, một mặt, hăm he một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, mặt khác, vẫn muốn mua chuộc các nước còn lại trong khối Đông Nam Á. Việc tấn công Việt Nam chắc chắn khiến tất cả các nước lo sợ và một phản ứng đương nhiên sẽ xảy ra với các nước ấy là cầu cứu đến Mỹ, lúc ấy, Mỹ càng có lý do để tăng cường sự hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương.
Cuối cùng, thứ tư, Trung Quốc có nhiều cách để uy hiếp và vô hiệu hoá các phản ứng chống đối của Việt Nam chứ không nhất thiết phải sử dụng đến biện pháp quân sự. Một trong những cách ấy là sử dụng con cờ Campuchia như điều họ từng làm sau năm 1975 khi Việt Nam quyết định ngả theo Liên Xô.
Hiện nay, trong các quốc gia thuộc khối ASEAN, Campuchia là nước thân thiện với Trung Quốc nhất. Đầu tháng 7, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, 23 viên tướng Campuchia cũng sang thăm Trung Quốc. Khi Việt Nam và Mỹ lên tiếng về một tầm nhìn chung trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông, Campuchia cũng đặt vấn đề với Việt Nam về vấn đề biên giới chung giữa hai nước. Có lẽ Campuchia sẽ không dại dột để gây chiến với Việt Nam nhưng họ lại đủ sức quấy nhiễu các vùng biên giới để gây sức ép với Việt Nam theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Nói tóm lại, theo tôi, chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc sẽ không xảy ra, nhưng những lục đục giữa Việt Nam và Campuchia thì có lẽ sẽ càng ngày càng thường xuyên và càng trầm trọng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Trung Quốc ‘diễu võ giương oai’ ở Hoàng Sa?

Trung Quốc ‘diễu võ giương oai’ ở Hoàng Sa?

Thực tế cho thấy cứ khi nào bị láng giềng, cộng đồng quốc tế chỉ trích về các hành vi hung hăng, cứng rắn trên biển, Trung Quốc lại tổ chức tập trận ở ngay vùng biển nằm trong khu vực tranh...
Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

Thành phần nòng cốt trong "đội quân không tiếng súng" này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác "doanh nhân", lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo...

Trung Quốc tỏ thái độ thân thiện với Nga nhân thượng đỉnh G20

RFI

mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hàng Châu ngày 04/09/2016.REUTERS/Damir Sagolj
Hôm nay 05/09/2016, hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc bước sang ngày thứ hai và cũng là ngày cuối cùng. Lãnh đạo các nước tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để nguyên thủ Trung Quốc và Nga, thông qua các cử chỉ ngoại giao thân thiện, đã gặp nhau ngày hôm qua, chủ ý cho phương Tây thấy là hai nước xích lại gần nhau để đối phó với các áp lực của phương Tây. Thậm chí tổng thống Vladimir Putin còn mang theo cả một hộp kem để tặng đồng nhiệm Tập Cận Bình.
Từ Hàng Châu, thông tín viên Heike Schmidt gửi về bài tường trình :
« Người ta không rõ hương vị kem của Nga như thế nào, nhưng trong mọi trường hợp, thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hào hứng với món kem và nồng nhiệt đón tiếp tổng thống Vladimir Putin. Với những cử chỉ thân mật như vỗ vai, nói chuyện hàn huyên và mỉm cười hiểu ý nhau, chủ tịch Trung Quốc đã dành cho đồng nhiệm Nga một vị trí ưu đãi.
Tổng thống Vladimir Putin đứng ở hàng đầu trong bức ảnh chụp chung các lãnh đạo, trong lúc tại thượng đỉnh G20 trước đây ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã bị đối xử lạnh nhạt, do cuộc xung đột ở Ukraina.
Đối phó với những căng thẳng trong quan hệ với các đối tác phương Tây, cả Nga và Trung Quốc đã xích lại gần nhau. Nguyên thủ hai nước tuyên bố muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược, nhất là trong hồ sơ Biển Đông, qua việc tiến hành cuộc tập trận được dự trù trong tháng Chín này, bất chấp việc Washington tố cáo Bắc Kinh ngăn cản tự do lưu thông trong vùng biển chiến lược này.
Về hồ sơ Syria, Trung Quốc dường như sẵn sàng dấn thân mạnh mẽ hơn cùng với Nga để ủng hộ chế độ Bachar Al Assad. Cả hai nước cùng lên án việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc và khẳng định : Nga và Trung Quốc kiên quyết hỗ trợ nhau để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia ».

Putin 'ủng hộ TQ về Biển Đông'...

  • 6 giờ trước

Image copyrightEPA
Image captionTổng thống Vladimir Putin họp báo hôm 5/9

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ làm hại tình hình.
“Việc này không có lợi,” ông Putin tuyên bố.
Ông nói Nga ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines mà Trung Quốc từ chối tham gia.
“Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
  • Phản ứng về phán quyết của tòa
  • Putin: Nga ủng hộ Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA

    Hải Võ | 
    Putin: Nga ủng hộ Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA
    (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

    Đó là tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về vấn đề biển Đông trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5/9 - theo Sputnik News (Nga).

    Sputnik cho hay, ông Putin nhận định "sự can thiệp của các nước ngoài khu vực" không có lợi đối với tình hình biển Đông.
    Sputnik dẫn lời Tổng thống Putin nói rằng Nga ủng hộ lập trường của Bắc Kinh khi không thừa nhận phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc do Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan công bố hôm 12/7.
    Theo đó, ông Putin nói: "Đây là lập trường về luật pháp chứ không phải về chính trị. Quy trình trọng tài cần phải do các bên tranh chấp cùng đưa ra, tòa trọng tài cũng nên tiếp thu lập trường và quan điểm của các bên.
    Trong vấn đề này, PCA đã không trưng cầu ý kiến của Trung Quốc và không có ai lắng nghe lập trường của Trung Quốc."
    "Làm sao có thể thừa nhận những quyết định như thế là công bằng? Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này," Tổng thống Nga nhấn mạnh.
    Putin khẳng định Moscow không thay đổi lập trường "không can thiệp tranh chấp ở biển Đông" của nước này.
    Putin: Nga ủng hộ Trung Quốc không thừa nhận phán quyết của PCA - Ảnh 1.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Xinhua)
    Đề cập đến cuộc tập trận hải quân chung trên biển Đông giữa Nga-Trung từ 12-19/9 tới, Putin cho rằng sự kiện này "không ảnh hưởng đến lợi ích của bất kỳ quốc gia nào", "tập trận giúp ích cho vấn đề an ninh của Nga và Trung Quốc".
    Đây là lần đầu tiên ông Putin công khai tuyên bố quan điểm của nước Nga về phán quyết PCA.
    theo Thế giới trẻ

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Chuyện vui mùa khai giảng

Đức Bảo Phạm đã chia sẻ ảnh của Hồ Chí Bửu.
2 giờ · 


Ðề bài 1: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều 
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! " Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 
1 điểm.

 Đề bài 4: Viết về nhân vật Thúy Kiều
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."


Ðề bài 2: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)
Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được ???

Kết quả hình ảnh cho lời phê lạ, ngộ
Đề bài 3 : Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng **** lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"
 (
O điểm).
 


Đề bài 10 :"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"
Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "


Đề bài 12: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

 Đề bài 5:"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."




Đề bài 6:"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"


 H1
Đề bài 9 : "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."





Buôn dưa thời @
Đề bài 11: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế 
dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"
Đề bài 7: "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

Đề bài 8: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."
Đề bài 13: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."


Trong hình ảnh có thể có: 6 người , ngoài trời