Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Lão nông đại gia bán mấy củ sâm đủ tiền mua nhà trên phố cho con đi học

Untitled-1
Tại miền sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, người dân làm giàu nhờ vào trồng và bán sâm nhưng tính đến nay chỉ có ông Hồ Văn Bông là người duy nhất bán sâm xuống phố để mua nhà cho con đi học
Vietnamnet đưa tin ngày 31/10, “lão nông đại gia” Hồ Văn Bông (40 tuổi, ở thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã đào 5kg sâm và bán 6.000 cây sâm giống, lấy nửa tỷ đồng ôm tiền xuống phố.
Nguyên nhân là vì thương 4 đứa con không có trường lớp để học ở nơi miền rừng heo hút nên ông quyết định bán sâm để đầu tư việc học cho con cái.
Gia đình ông Bông và 4 đứa con trong căn nhà mới mua ở trung tâm huyện để cho con đi học. Ảnh từ Vietnamnet
Gia đình ông Bông và 4 đứa con trong căn nhà mới mua ở trung tâm huyện để cho con đi học. Ảnh từ Vietnamnet
Gia đình ông Bông và 4 đứa con trong căn nhà mới mua ở trung tâm huyện để cho con đi học. Ảnh từ Vietnamnet
Sâm Ngọc Linh trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhờ khả năng hạ đường huyết rất tốt của loại sâm có gí trị nhất thế giới mọc ở núi Ngọc Linh – KonTum.
sâm Ngọc Linh
sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh nổi tiếng có khả năng hạ đường huyết rất tốt
Vườn sâm nhà ông được trồng giữa rừng hơn 15 năm nay với hơn 10.000 gốc sâm Ngọc Linh. Nếu thu hoạch sẽ hơn 1,4 tấn. Tính nhẩm thì lão nông đã có trong tay trên 100 tỷ đồng.
Với giá bình quân 70 triệu đồng/kg cho loại cây sâm từ 10 năm tuổi trở lên, còn cây giống 1 năm tuổi có giá 150.000 đồng. “Nếu để càng nhiều tuổi thì giá trị của sâm càng cao và giá lên đến 100 triệu đồng/kg”, ông cho biết.
“Đã có nhiều đại gia lên xem vườn sâm và đề nghị sang nhượng với giá 100 tỷ đồng nhưng mình không bán. Để thêm 5 năm nữa, ít ra cũng thu được hơn 200 tỷ đồng”, ông Bông nói.
Theo ông Bông, sau khi dự án trồng sâm của tỉnh và huyện được Chính phủ phê duyệt, có nhiều doanh nghiệp từ các nơi lên khảo sát mua đất để trồng sâm nên giống sâm bây giờ rất khan hiếm.
So với các hộ khác trong làng thì vườn sâm của ông chẳng là gì cả: “Ở trên này, nhà ai cũng có vườn sâm như của để dành cho con cháu. Nhà ít cùng vài nghìn gốc, nhiều đến vài chục nghìn gốc. Cách đây hơn 10 năm, sâm Ngọc Linh rẻ như khoai sắn. Nhưng kể từ khi cây sâm tự nhiên bị săn lùng không còn nữa, sâm của bà con mình trồng và bảo vệ trên rừng có giá nên ai cũng có tiền tỷ trong tay”, ông Bông tiết lộ.
Đoàn khảo sát triển khai dự án sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt. Ảnh từ Vietnamnet
Đoàn khảo sát triển khai dự án sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt. Ảnh từ Vietnamnet
Đoàn khảo sát triển khai dự án sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt. Ảnh từ Vietnamnet
Vì thế, nhiều “lão nông đại gia” nơi miền sâm Ngọc Linh đều ở tuổi U40, nhưng khối tài sản của họ khó ai sánh kịp. Với họ, tiền không là vấn đề phải suy nghĩ mà vấn đề quan trọng là làm gì với số tiền đó.
Khi được hỏi ai là người giàu nhất vùng núi Ngọc Linh, ông Bông cho biết: “Nhiều lắm không kể hết”. Vườn sâm của anh Hồ Văn Hình, Hồ Văn Du, Hồ Văn Dê, Nguyễn Văn Lượng,… mỗi vườn có 100.000 đến 130.000 gốc từ 5-20 năm tuổi, nếu thu hoạch cho 300-500 tỷ đồng.”
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch huyện Nam Trà My, nói thêm, tại xã Trà Linh có 500 hộ thì đến 95% trồng sâm. Mỗi hộ dân sở hữu hàng nghìn gốc sâm Ngọc Linh có giá trị hàng trăm tỷ đồng. “Nhà ít thì trồng khoảng một nghìn gốc sâm. Nếu bây giờ nhổ hết bán hầu như nhà nào ở xã Trà Linh cũng có tiền tỷ”, ông Bửu nói.
Trưởng thôn 2, xã Trà Linh là ông Hồ Văn Do, nói rằng hiện ở xã Trà Linh có hàng trăm nông dân giàu có từ việc trồng sâm. Nhưng đầu tư việc học cho con cái chỉ có gia đình ông Bông.
Chuyện lão nông đại gia Hồ Văn Bông mang nửa tỷ đồng tiền bán sâm Ngọc Linh xuống trung tâm huyện Nam Trà My mua nhà phố cho con đi học đã trở thành một điển hình của lớp nông dân đại gia kiểu mới, khiến nhiều người khâm phục cách nghĩ, cách làm. Ngoài mua nhà, ông Bông còn sắm máy vi tính để giúp con học tốt hơn.
Ngoài mua nhà, ông Bông còn sắm máy vi tính để giúp con học tốt hơn. Ảnh từ Vietnamnet
Ngoài mua nhà, ông Bông còn sắm máy vi tính để giúp con học tốt hơn. Ảnh từ Vietnamnet
Hỏi tại sao không mua ô tô, xây nhà kiên cố như bao đại gia sâm khác, ông Hồ Văn Bông cười bảo: “Xây cái nhà to, mua cái ô tô cũng thích. Nhưng cả hai vợ chồng mình suốt ngày ở vườn sâm trong rừng, xây cái nhà to, mua cái ô tô để làm chi”.
Tính đến nay có hơn 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang lập dự án trồng sâm tại Ngọc Linh với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Mai Nhi 
Xem thêm:

Những việc làm quái gở của " quan";‘Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân’;Vụ "cả sở làm sếp": Nói bổ nhiệm "vì dân" là lấp liếm ( nói lấp để...liếm là chuẩn không phải chỉnh); Bí thư Hà Tĩnh 'ngã ngửa' khi thuỷ điện xả lũ

Vịn cớ “không phép” để đập bỏ cây cầu “lòng tốt của dân”.

Thanh Niên 
Nhận thấy cây cầu cũ đã xuống cấp, một số hộ dân nhà số chẵn ở đường 36, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM đã tự nguyện góp tiền xây một chiếc cầu bắc qua con rạch nhỏ. Sau hơn 1 năm được sử dụng, phường phát hiện ra cầu xây trái phép liền đập bỏ.
Hình minh họa.
Có thể bạn quan tâm
Sự việc khiến cho nhiều người dân tại địa bàn bất bình, vì cho rằng chính quyền đã quá cứng nhắc khi xử lý "mạnh tay" như vậy.
"Chủ trương của Nhà nước khi xây dựng nhiều công trình là kêu gọi chính quyền và nhân dân cùng làm. Xét về bản chất, đây là việc làm tốt của người dân, có thể gọi là cây câu "lòng tốt của dân", vậy mà chính quyền lại vin vào một lỗi rất nhỏ để hủy hoại công sức và lòng tốt của người dân", một người địa phương nói.
Chưa hết vui mừng, đã lo lắng
Đường 36 (thuộc khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh) là một con đường đặc biệt. Giữa lòng đường, rạch Cầu Quán rộng 2m phân đôi con đường thành hai phía (đường của số nhà chẵn và đường của số nhà lẻ). Đường bên số nhà lẻ rộng rãi, ô tô có thể đi vào được. Tuy nhiên đường bên các hộ nhà chẵn rất hẹp, chỉ hai chiếc xe máy đi tránh nhau là choán hết đường.
Chính quyền địa phương đã xây dựng một cây cầu nhỏ, chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua, nằm vị trí cuối con đường. Hiện tại cây cầu đã xuống cấp, có hiện tượng mục bể, viền bao một bên cầu bị "trôi" mất, phần lõi sắt trơ xương.
Để đảm bảo an toàn đi lại, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, ngụ nhà số 2/1, cùng nhiều số hộ nhà số chẵn quyết định hùn tiền xây dựng cây cầu mới ngay chính giữa đường 36.
Chị Thảo cho biết: "Cây cầu cũ cuối con đường hư hỏng nhiều, đi lại rất nguy hiểm. Ngõ bên chúng tôi có rất nhiều người già, thỉnh thoảng đi cấp cứu nhưng xe chỉ vào được đường số nhà lẻ, thanh niên phải bế các cụ chạy vòng xuống cuối đường rồi vòng lên rất mệt. Xe ba gác đi gom rác phải kéo từng bì đi vòng rất khó nhọc... Thấy vậy, tôi cùng một số hộ dân bàn tính với nhau hùn tiền xây cây cầu mới nằm trên vị trí đường rộng nhất thông qua ngã ba. Khi ý kiến được đưa ra, tất cả các hộ đều đồng ý. Cuộc sống người dân ở đây khó khăn nên hộ nào ủng hộ được chừng nào hay từng đó, số còn lại gia đình tôi bỏ ra".
Trước khi triển khai, các hộ dân đã mời thợ xây có thâm niên và kinh nghiệm xây cầu về tính trọng tải cây cầu sao cho an toàn nhất.
Theo lời họ: "Chúng tôi cần xây chiếc cầu chắc chắn, đảm bảo đi lại lâu dài, không tiếc kinh phí". Cuối tháng 2/2014, chị Thảo đại diện các hộ dân thuê thợ về làm cầu. Kết cấu gồm 5 thanh thép hình chữ I loại phi 200 bắc qua con rạch, đổ bê tông cát đá 1x2. Ngày 4/3/2014 chiếc cầu có diện tích rộng 2,6m, dài 2,9m được hoàn thành. Sau 1 tuần, chiếc cầu đưa vào sử dụng trong sự mừng rỡ của người dân.
"Khánh thành chiếc cầu, chúng tôi mua bánh kẹo về ăn mừng. Nhờ chiếc cầu mới, đi lại được thuận tiện hơn nhiều, xe ba gác, xe chở rác có thể băng qua bên đường các hộ nhà số chẵn. Trước đây cỏ mọc rậm quanh con rạch, rác thải ùn tắc tạo mùi hôi thối. Từ khi xây cầu, con rạch được dọn vệ sinh, không còn mùi hôi nữa. Buổi trưa, thỉnh thoảng các bà già bế cháu ra cầu ngồi hóng mát, trò chuyện rất vui vẻ", bà Nguyễn Thị Mai (55 tuổi, ngụ nhà số 2/4) cho hay.
Niềm vui có cây cầu mới chưa được bao lâu, cuối tháng 3/2014, người dân sững sờ khi thấy cán bộ phường xuống lập biên bản. Ngày 19/4/2014, các hộ dân nhận được thư mời của UBND phường Hiệp Bình Chánh, 8h sáng lên UBND làm việc với lý do "Trao đổi về vấn đề xây dựng cầu không phép".
"Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản cầu cũ xuống cấp đã lâu mà nhà nước chưa có điều kiện làm lại, người dân có tiền thì hùn nhau xây thêm chứ không nghĩ "bị liệt" vào danh sách không phép. Chỉ khi UBND phường mời lên làm việc, chúng tôi mới vỡ lẽ", chị Thảo thở dài.
Vẫn bị quy là "trái phép" dù được lòng dân
Ngày PV xuống địa phương làm việc, rất nhiều người dân tập trung tại chiếc cầu bị phá bỏ, buồn bã trình bày: "Cây cầu mới đó còn chắc chắn, giờ trở thành hoang phế rồi. Hơn 30 triệu đồng chúng tôi "bóp miệng" góp lại xây cầu giờ cũng tan biến. Cũng tại mình thiếu hiểu biết nên mới xảy ra sự đáng tiếc này".
"Sau khi giải quyết xong xuôi, ngày 19/5, chúng tôi làm đơn nhận lỗi xây cầu trái phép do thiếu hiểu biết, xin phường cho giữ lại cây cầu. Trong đơn, không chỉ riêng hộ nhà chẵn, các hộ nhà lẻ cũng đồng tình ký vào đơn. Để chắc chắn, tôi lên phường hỏi ý kiến thì gặp phó chủ tịch phường ngoài cổng, ông này cho rằng đang bận nên trả lời ngắn gọn: "Chị yên tâm. Tôi đang gửi công văn ra quận xin giữ lại cây câu dân sinh đó rồi'", chị Thảo thuật lại.
Nghe câu trả lời trên, người dân đường 36 thở phào nhẹ nhõm, họ cứ nghĩ chắc rằng cây câu chắc chắn ấy sẽ được giữ lại. Không ngờ, ngày 15/1/2015 vừa qua, họ sững sờ khi nhận được công văn của phường yêu cầu phá dỡ cây cầu. Ngay hôm sau, UBND phường thực hiện cưỡng chế.
Bà Mai ứa nước mắt: "Nhìn họ đập cầu mà chúng tôi chua xót quá. Để có tiền góp xây cầu, tôi phải đi vay mượn. Để phá cây cầu, phường phải dùng đến máy khoan bê tông phá. Đến buổi chiều tối, lớp bê tông trên cầu mới phá được. Người dân bức xúc, lấy điện thoại quay lại thì bị một cán bộ dọa nạt "bắt hết lên phường những người dám quay phim, chụp ảnh". Tiếc quá, xót quá".
Nghe lời bà Mai nói dứt lời, rất nhiều người ứa nước mắt theo. "Phá cây cầu xong mà UBND phường cũng không làm rào chắn lại. Hôm trước đi làm khuya về, quên mất chiếc câu đã bị phá, may có anh bạn hốt hoảng gọi lại, chứ không tôi đã rơi tõm xuống mương rồi. Chiếc cầu mới bị phá, phường có sửa lại cầu cũ cho chúng tôi đi lại không?", anh Lâm Văn Hậu (ngụ số nhà 2/3) bức xúc.
Trao đổi với PV, ông Vũ Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho rằng: Rạch Cầu Quán là tuyến rạch trọng điểm thoát nước chung của toàn khu vực khu phố 7 và khu phố 8 phường Hiệp Bình Chánh (khoảng 1.800 hộ dân). Tuyến rạch này do Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố trực tiếp quản lý. Việc đầu tư xây dựng công trình trên tuyến rạch Cầu Quán đều phải có ý kiến chấp thuận của Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố.
Ông Bảo cũng cho rằng: Một số ít hộ dân tại đây (đại diện là chị Nguyễn Thị Thanh Thảo) đã tự đầu tư kinh phí xây dựng cầu tạm không phép bắc qua rạch Cầu Quán.
"Hành vi xây dựng cầu tạm của một số hộ dân không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chưa được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, cấp phép xây dựng. Mặt khác, cây cầu xây dựng tạm có quy mô nhỏ, không có lan can bảo vệ, dạ cầu thấp có khả năng gây ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước của người dân khu phố 7, 8.
Từ tháng 3/2014 khi phát hiện cây cầu xây không phép, UBND phường đã nhiều lần trao đổi trực tiếp với chị Thảo đề nghị liên hệ các cơ quan chức năng lập thủ tục xin phép xây dựng theo quy định nhưng chị Thảo và các hộ dân vẫn không thực hiện. Vì vậy, phường mới cưỡng chế phá bỏ cầu để đảm bảo tính mạng của chính người dân", ông Bảo nói.
Chị Thảo trình bày: Nhận được giấy mời, chị cùng đại diện 3 hộ dân nữa lên phường “làm việc", đại diện bên phường là nữ cán bộ tên Trang. Suốt buổi trao đổi, chị Trang không hề nhắc đến cây cầu có phép hay không phép. Đại diện phường chỉ xoay quanh vấn đề: Những hộ nhà lẻ đã hùn tiền làm đường nhưng còn “âm” 20 triệu. Nếu những hộ bên số nhà chẵn muốn xây cầu bắc qua để đi bên đường số nhà lẻ thì phải góp cho họ số tiền thiếu. Chị Trang nói: “Thôi thì bên hộ nhà chẵn góp 10 triệu để giảm số tiền bị “âm" bên đó". Chị Thảo trả lời: “Thật sự rất nhiều hộ dân bên tôi cũng có hoàn cảnh khá khó khăn. Họ đã góp tiền làm cầu rồi, giờ gia đình tôi bỏ 5 triệu đồng, số còn lại tôi sẽ về vận động thêm bà con”.
Sau khi về đến nhà, trình bày sự việc, tất cả các hộ dân đều đồng ý góp tiền làm đường bên kia. Ngày hôm sau, chị Thảo đại diện hộ nhà chẵn đưa sang đại diện hộ nhà lẻ 10 triệu đồng, lấy ý kiến họ, nhưng tất cả đều bảo: “Không bị “âm" tiền, số tiền đó cất đi, khi nào con đường bị hỏng thì lấy kinh phí đó sửa".
Theo Hà Lê
(Xa lộ & Pháp luật)

‘Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân’

“Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân” - chiều 31-10, ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dươnghiện là bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương, giải thích với Pháp Luật TP.HCM về việc ông đã ký nhiều quyết định bổ nhiệm khiến sở này có tới 43 lãnh đạo trên tổng số 45 biên chế (đến thời điểm hiện nay sở này có 44 lãnh đạo, hai nhân viên - PV).
Người dân rất tin chúng tôi
Phóng viên: Trước khi rời khỏi vị trí giám đốc Sở LĐ-TB&XH, ông đã bổ nhiệm tới 43 lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên. Lý do được đưa ra là nhu cầu công việc, số lượng công việc ở Sở LĐ-TB&XH quá lớn. Nhu cầu đó cụ thể như thế nào, thưa ông?
‘Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân’ - ảnh 1
Ông Lưu Văn Bản: Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Các báo đăng tải vẫn chưa hết thông tin. Tôi đang làm báo cáo giải trình với đồng chí bí thư Tỉnh ủy về nội dung này, khoảng 3-4 ngày nữa sẽ xong.
Tôi khẳng định trong thời gian làm giám đốc Sở, tôi đã tận tâm, tận lực vì dân, vì người có công với cách mạng, vì người nghèo, vì những người yếu thế của xã hội. Nếu các bạn về thăm tỉnh Hải Dương, hỏi rằng chính sách đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh trong năm năm qua đã tốt chưa, tôi tin rằng họ sẽ trả lời là rất tốt! Người dân rất tin tưởng vào chúng tôi.
. Ông cho rằng bản thân ông và đội ngũ lãnh đạo của Sở đã làm rất tốt công việc an sinh xã hội. Vậy ông giải thích thế nào khi có đơn tố cáo ông bổ nhiệm cán bộ vì tính chất riêng tư và tận dụng lúc gần chuyển công tác để ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm, các hợp đồng lao động?
+ Không sao cả! Tôi cho rằng trong cuộc sống, mình cứ cố gắng làm được nhiều việc tốt. Trong quá trình làm những việc tốt ấy, mình còn có những thiếu sót là không tránh khỏi.
‘Tôi bổ nhiệm lãnh đạo là vì nhân dân’ - ảnh 2
Trụ sở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương. Ảnh: HẢI ĐƯỜNG
. Nhưng rõ ràng việc lùm xùm trên ảnh hưởng tới hoạt động của cả tỉnh...
+ Khi dư luận đặt vấn đề đó, tôi không có ở nhà (ông Bản vừa đi công tác châu Âu - PV). Khi về nước, tôi đã xin lỗi cán bộ của ngành thương binh - xã hội vì làm tổn thương đến họ. Họ là những con ong chăm chỉ, cần cù miệt mài vì người dân mà bây giờ họ bị tổn thương, tôi rất đau lòng. Đó là lỗi lớn nhất của tôi. Còn bản thân tôi, ngày mai như thế nào cũng được, không quan trọng.
. Rõ ràng dư luận có lý do để thắc mắc, bởi một sở có quá nhiều lãnh đạo thì lấy nhân viên đâu làm việc...
+ Điều đó đúng. Tôi thừa nhận một sở có 45 công chức mà tới 43 người làm lãnh đạo là nhiều so với bình thường. Nếu chỉ xét ở góc độ đó thôi, tôi thấy mình có khuyết điểm chắc chắn. Nhưng tôi không vì cá nhân, không vì vụ lợi... Khi làm việc đó, tôi vì cán bộ, vì nhân dân. Cán bộ được bổ nhiệm là những người trẻ, là những người mới ra trường, lương còn thấp. Nhưng họ là những người nhiệt huyết, đam mê và muốn được cống hiến. Tôi làm như thế một phần là khích lệ, động viên họ.
Tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm
. Có trường hợp được bổ nhiệm nào là con ông cháu cha không, thưa ông?
+ Không có! Cán bộ ở đây đều được học hành cơ bản và quan trọng nhất là được đào tạo và luôn lăn xả với công việc. Trong quá trình bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tôi cũng như nhiều người khác có thể có những thiếu sót. Tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm đó và không đổ lỗi cho ai cả.
. Ông có nghĩ rằng sau khi vụ việc được giải quyết rõ ràng, mọi người sẽ yên tâm làm việc hơn?
+ Không! Theo tôi biết thì nhiều cán bộ ở Sở LĐ-TB&XH đang rất nản. Trong số đó có người phải nghỉ việc, những người ở lại cũng rất hoang mang.
. Tôi thấy ở Hà Nội và TP.HCM, việc đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết chính sách và các vấn đề doanh nghiệp cũng rất nhiều và phức tạp nhưng họ không có nhiều cán bộ bằng Hải Dương. Ông nghĩ sao?
+ Tôi không so sánh vì tình hình đảm bảo an sinh xã hội ở mỗi nơi khác nhau. Tỉnh Hải Dương có đặc thù riêng. Ví dụ, khi tôi về làm giám đốc, khâu giải quyết chính sách cho người có công còn tồn đọng trên 10.000 hồ sơ cho một loại đối tượng, trong khi tổng cộng có tới 12 loại đối tượng. 11 loại đối tượng còn lại thì chị tự nhân cấp số lên. Có những trường hợp hai năm không được giải quyết, thiệt thòi về quyền lợi rất nhiều. Tôi rất đau lòng!
. Ông khẳng định là các cán bộ được bổ nhiệm làm rất tốt công việc chuyên môn?
+ Họ làm rất tốt việc giải quyết chính sách cho người có công, người nghèo và các chính sách liên quan bảo hiểm xã hội.
. Cám ơn ông.
HẢI ĐƯỜNG

Vụ "cả sở làm sếp": Nói bổ nhiệm "vì dân" là lấp liếm

01/11/2016 11:14

(NLĐO)- Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng nguyên giám đốc sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương giải thích việc "bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng là vì dân" là trả lời lấp liếm, rất vô trách nhiệm.


Sáng 1-11, bên hành lang Quốc hội (QH), đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của QH, cho rằng câu trả lời của ông Lưu Văn Bản, nguyên giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Hải Dương, rằng "bổ nhiệm nhiều cán bộ cấp phòng là vi dân" là "lấp liếm, rất vô trách nhiệm". "Một đồng chí lãnh đạo Sở mà nói bổ nhiệm nhiều lãnh đạo là vì dân thì quả thực tôi không thể hình dung và tôi cũng không biết vì dân là ở lý do gì"-ĐB Bản nói.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương trả lời như trả lời về việc bổ nhiệm lấp liếm, rất vô trách nhiệm
ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương trả lời như trả lời về việc bổ nhiệm lấp liếm, rất vô trách nhiệm
Trước đó, giải thích với báo chí về việc ông đã ký nhiều quyết định bổ nhiệm khiến LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương có tới 43 lãnh đạo trên tổng số 45 biên chế (hiện nay là 44 lãnh đạo trên tổng số 46 biên chế-PV), ông Lưu Văn Bản, nguyên giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh (Hải Dương), nói: "Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân”-
Trao đổi với báo chí, ĐB Nhưỡng đề nghị ông Bản trả lời "là vì dân" ở điểm nào trong quyết định bổ nhiệm cán bộ như vậy, bởi một cơ quan cũng bằng ấy chức năng người ta bố trí khác mà ở Hải Dương lại bố trí khác. "Phải chăng ở Sở LD-TB-XH tỉnh Hải Dương thì việc nhiều hơn, chức năng, nhiệm vụ nhiều hơn? Và tôi hỏi đã làm được những gì cho nhân dân ở chỗ đó. Tôi biết, công việc nhiều năm nay ở Sở LĐ-TB-XH Hải Dương đã có bê bối, có nhiều sự việc xảy ra, kiện tụng, tham mưu cho lãnh đạo địa phương chưa đến nơi đến chốn"- ông Nhưỡng nêu.
Từ phân tích trên, ông Nhưỡng cho rằng: "Bây giờ lại nói là vì dân thì không thuyết phục được các đại biểu Quốc hội, không thuyết phục được nhân dân, cử tri. Tôi cho rằng, trả lời như thế là chưa tròn trách nhiệm của lãnh đạo trước Đảng, nhân dân".
Trả lời về việc ông Lưu Văn Bản cũng nói việc báo chí đưa thông tin làm cho cán bộ hoang mang, bất an, thậm chí nghỉ việc, ông Lưu Bình Nhưỡng, bày tỏ: "Tôi cho là lỗi không phải của báo chí mà lỗi là của chính những người lãnh đạo đã đặt các cán bộ của sở này vào những vị trí mà đến bây giờ họ chính là nạn nhân. Có những người được bổ nhiệm nhưng bị phát hiện như thế thì lại là nạn nhân. Những người lãnh đạo đã đặt họ vào những vị trí gây khó cho họ. Không nên đổ lỗi cho ai mà những người lãnh đạo như thế phải nhận lỗi trước Đảng, nhân dân".
"Còn nếu anh chứng minh được có sự chỉ đạo nào đó thì phải rõ ràng còn trong phạm vi, thẩm quyền của mình thì anh phải chịu trách nhiệm. Đã là cán bộ công chức phải chịu trách nhiệm trước hành vi, việc làm của mình. Tôi không tán thành vào việc đổ lỗi cho cơ quan báo chí, các cơ quan khác"- ông Nhưỡng nói.
Đánh giá về việc ông Bản có nói các cán bộ bổ nhiệm là các em mới ra trường, nhiệt tình, tâm huyết nhưng lương thấp nên muốn giúp đỡ bằng cách đưa các em lên, ông Lưu Bình Nhưỡng bình luận: "Nếu mà nói vì lương thấp bổ nhiệm thì lại tự nhiên lại phản lại vì dân. Người mà không đủ năm công tác, cống hiến lại cho lương cao thì anh lại tiêu pha thêm tiền của của nhân dân. Như thế thì sao lại nói vì dân được. Ở đây, vì dân là vì cái chung chứ không phải vì những người công tác ở sở đó".
Ông Nhưỡng cũng cho rằng tất cả những cán bộ, lãnh đạo đều có phần nào đó quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan và đây là câu chuyện chúng ta đều bàn nhiều, trong các văn bản của Đảng, Nhà nước cũng nêu một đồng chí lãnh đạo phải có trách nhiệm nhưng anh không thể quan tâm một cách vô nguyên tắc.
"Không thể vì lương thấp. bổ nhiệm cao, nếu ai cũng làm như thế thì tiền thuế của dân sẽ phải trả vô tội vạ. Tôi cho rằng, phát biểu như thế là không thuyết phục"-ĐB Nhưỡng nhấn mạnh.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng qua những phát biểu, báo chí phản ánh thì Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hải Dương cần vào cuộc một cách hết sức nghiêm túc, quyết liệt, thẳng thắn trong vụ việc. Không chỉ ở Sở Lao động mà phải rà soát lại tất cả các sở, ban, ngành và đây có thể coi là bài học cho các sở, ngành của các tỉnh trong cả nước để chấn chỉnh lại công tác cán bộ là công tác rất quan trọng của Đảng, Nhà nước nhưng dễ bị lợi dụng, lạm dụng, bẻ cong, ảnh hưởng đến bộ mặt của Nhà nước, người dân.
Văn Duẩn-Phương Nhung

Bí thư Hà Tĩnh 'ngã ngửa' khi thuỷ điện xả lũ

- Trực tiếp kiểm tra thuỷ điện Hố Hô sáng nay, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết thuỷ điện này xả lũ khi chưa có sự chỉ đạo của tỉnh.
Ông Sơn cho biết, từ hôm qua đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chỉ đạo xả lũ, kể cả hồ Kẻ Gỗ. Thế mà sáng nay, khi kiểm tra tại công trình thuỷ điện Hố Hô thì đoàn kiểm tra rất bất ngờ vì công trình này tự ý xả nước từ tối qua.
mưa lũ miền trung
Cảnh thuỷ điện Hố Hô xả lũ sáng 1/11. (Ảnh: Lê Minh)
“Tôi khẳng định là tỉnh chưa ban hành lệnh xả, tuy nhiên, khi kiểm tra, thuỷ điện Hố Hô đã xả và thay đổi lưu lượng xả từ đêm qua. Việc này đã vi phạm chỉ đạo của tỉnh”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu, thuỷ điện Hố Hô chấp hành không nghiêm túc. Kiểm tra sâu hơn, thuỷ điện Hố Hô chưa kiểm soát, điều tiết lưu lượng nước xả của hồ đồng thời không tính toán được việc xả lũ vùng hạ lưu ngập lụt như thế nào.
“Chúng ta phải có bản đồ ngập lụt, chưa có hệ thống cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh. Từ nay đến cuối năm cứ lặp lại như thế này thì vùng hạ lưu của Hà Tĩnh vẫn cứ tiếp tục ngập lụt. Tôi đề nghị sau việc này cần phải có giải trình cụ thể” - ông Sơn nói.
mưa lũ miền trung
Ông Lê Đình Sơn kiểm tra việc xã lũ tại thuỷ điện Hố Hô. (Ảnh: Lê Minh)
Đại diện thuỷ điện Hố Hô cho biết, do nước lũ về quá nhanh nên buộc phải xả. Tuy nhiên lưu lượng xả rất thấp, chỉ xả ở mức 126 m3/giây.
Trong đêm, do nước về quá cao, xấp xỉ khoảng 800 m3/giây nên công ty đã tăng lưu lượng xả.
“Việc này chúng tôi đã xin chỉ đạo cả đêm, không điều tiết thì sẽ tràn mất”, vị đại diện thuỷ điện Hố Hô nói.
Ông Sơn cho rằng, việc xả lũ hoàn toàn phải có tính toán, chứ không thể 2h đêm mới xả. Xả lũ thì phải tính toán xả ban ngày, chứ không thể trong đêm tăng lượng xả, người dân sẽ không chủ động tránh được.
Lê Minh

Nợ công 2011-2015 tăng 18,4%/năm, gấp 3 lần tăng GDP; Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí?; 230.000 tỷ xây đường bộ cao tốc Bắc-Nam: 'Canh bạc mạo hiểm'

(NLĐO)- Giải trình về vấn đề nợ công trước QH sáng 1-11,, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn với tốc độ tăng 18,4%/năm, cao gấp 3 lần tăng trưởng GDP.

Sáng 1-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ cônggiai đoạn 2016-2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Cần làm rõ nguyên nhân nợ công
Đai biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu ý kiến đề nghị thành viên Chính phủ làm rõ nguyên nhân nợ công và giải pháp thời gian tới?
Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), nhiều công trình được đánh giá là cấp bách, trọng điểm chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Lấy ví dụ, ĐB Kim Bé cho biết đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu nhưng 5 năm tới chỉ đầu tư một số công trình cống đập ngăn mặn, trong khi khu vực này có kênh rạch chằng chịt.
“Nếu ko đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng thuỷ lợi sẽ không mang lại hiệu quả, khó giữ được sự trù phú của vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, khó hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” - ĐB tỉnh Kiên Giang nêu mong muốn của người dân.

ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM) lưu ý tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài cần theo danh mục định hướng sẵn - Ảnh chụp màn hình
ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM) lưu ý tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài cần theo danh mục định hướng sẵn - Ảnh chụp màn hình
ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM), Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM (HFIC), đánh giá kế hoạch dự kiến chi đầu tư cho phát triển từ 25%-26%, chi thường xuyên, chi trả nợ và chi tài trợ 72%, chứng tỏ đã có sự chuyển dịch cơ cấu chi một cách tích cực trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy nhiên, ĐB Phạm Phú Quốc cũng lưu ý để giảm nợ công, cần làm 2 “động tác” là nuôi dưỡng tăng thu và giảm chi. Trong đó, nguồn lực lớn nhất thời gian qua chưa khai thác hết phục vụ nuôi dưỡng nguồn thu chính là nguồn lực xã hội. “Chính phủ phải tạo hành lang thông thoáng để doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phát triển, để người dân mạnh dạn tham gia đầu tư phát triển kinh tế thay vì gởi tiết kiệm hoặc cất ở nhà” - ông Quốc kiến nghị.
Tổng Giám đốc HFIC cũng lưu ý trong thu hút nguồn vốn ưu đãi, vốn ODA cần tỉnh táo, tránh rơi vào bẫy nợ nần. Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khi tiếp cận phải theo một danh mục định hướng sẵn, “không phải để nguồn vốn FDI vào rồi chúng ta phải trả một cái giá vì môi trường sau này”.
Đầu tư trung hạn rất khó khăn
Giải trình về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011-2015 là 18,4%/năm, cao gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế. Trong điều hành hàng năm, chúng ta phải thực hiện đảo nợ.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn với tốc độ tăng 18,4%/năm, cao cấp 3 lần tăng trưởng kinh tế - Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn với tốc độ tăng 18,4%/năm, cao cấp 3 lần tăng trưởng kinh tế - Ảnh: Quochoi.vn
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Tài chính cho hay tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch; tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước… 5 năm qua cũng không đạt. Trong khi đó, chính sách giảm thu được điều chỉnh thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất… Ngược lại, chi an sinh xã hội, chi giảm nghèo, chi lương tăng; thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng nông thôn mới, giao thông… cũng là một trong những lý do.
“Chính phủ cũng trình Quốc hội tăng tỉ lệ bội chi hàng năm để tăng cường đầu tư phát triển. Dự toán năm 2011-2015, bội chi 872.000 tỉ đồng, thực tế thực hiện hơn 1 triệu tỉ đồng. Do vậy, riêng nợ công tăng 1,2 triệu tỉ đồng. Nhận định nợ công tăng nhanh là hoàn toàn đúng” - Bộ trưởng Tài chính giải thích.
Về giải pháp xử lý, ông Đinh Tiến Dũng cho biết cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, quản lý ngân sách cũng như các chính sách theo đề án tái cơ cấu ngân sách nhà nước và đảm bảo an toàn nợ công. Ngoài ra, từng bước tái cơ cấu nợ công, cụ thể là đẩy mạnh nợ trong nước và giảm dần nợ nước ngoài; tái cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất nợ công.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng đầu tư công trung hạn sẽ rất khó khăn do nguồn lực hạn hẹp - Ảnh chụp màn hình
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng đầu tư công trung hạn sẽ rất khó khăn do nguồn lực hạn hẹp - Ảnh chụp màn hình
Giải trình về kế hoạch đầu tư trung hạn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ kế hoạch đầu tư công là vấn đề hết sức khó, nhiệm vụ, mục tiêu rất nhiều để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, QH, các chỉ đạo của Chính phủ, các kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm, kế hoạch tái cơ cấu toàn nền kinh tế. Trong khi đó, ngân sách có hạn, khả năng huy động các nguồn lực cũng khó.
“Từ trước đến nay tồn tại 2 quan điểm ngược chiều nhau. Một bên là cần tập trung đầu tư ưu tiên cho một số ngành, lĩnh vực, địa phương có tính động lực, có tính đầu tàu để thúc đẩy phát triển nhanh hơn nhưng những địa phương khó khăn cũng cần quan tâm để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển. Đấy là nhu cầu lớn trong khi khả năng rất hạn hẹp”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu khó khăn.
Phương Nhung-Văn Duẩn

Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí?

LĐ - 256 LAN HƯƠNG - XUÂN HẢI

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
LTS: Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng máy bay thương mại thay vì chuyên cơ khi đi công cán nước ngoài là một hình ảnh đẹp. Sự kiện này còn mang đến thông điệp: Muốn tiết giảm chi tiêu công thì bên cạnh những chiến lược vĩ mô thì mỗi cán bộ cho tới người đứng đầu Chính phủ cũng cần có những thay đổi từ những việc cụ thể, đóng góp vào nỗ lực giảm gánh nặng lên ngân sách. Qua sự kiện này, báo Lao Động đã thực hiện trao đổi với một số chuyên gia, cũng như ghi nhận các ý kiến đại biểu Quốc hội trong các phiên thảo luận ngày hôm qua (31.10).  
Đánh giá của các ông về hành động của Thủ tướng khi từ chối chuyên cơ để dùng máy bay thương mại khi đi công tác. Cụ thể là chuyến công cán tại Thái Lan vừa qua?
- Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh):
Tôi rất hoan nghênh việc này. Thủ tướng đã bớt sử dụng chuyên cơ đi công tác để giảm lãng phí, điều đó không những giảm lãng phí mà nhân dân nhìn vào cũng rất hoan nghênh. Điều này cũng khiến khoảng cách giữa lãnh đạo và người dân trở nên gần gũi, hòa đồng hơn. Nhiều lãnh đạo ở các quốc gia khác cũng từng làm như vậy, cũng đi bộ, đi xe đạp, cũng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Tuy vậy, cũng đặt ra yêu cầu là những ngành dịch vụ công phải làm sao để đảm bảo an toàn cho các lãnh đạo cao cấp, điều này cũng có nghĩa là đảm bảo tốt hơn, an toàn cho nhân dân.
- TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 1
 Ông Cao Sỹ Kiêm.
Hành động này của Thủ tướng là thể hiện nói đi đôi với làm. Trước đây, các bộ, ban, ngành cũng hô hào tiết kiệm nhưng chỉ là chung chung. Việc Thủ tướng đi máy bay thương mại mang ý nghĩa thông điệp là ông ấy nói được thì sẽ làm được và là tấm gương cho các cấp Trung ương, địa phương, bộ, ban, ngành phải tự suy nghĩ. Mà hơn thế, hành động của Thủ tướng thể hiện việc làm tiết kiệm không cần đao to búa lớn mà chỉ cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất đến việc lớn”.
- Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội):
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 2
Ông Đỗ Đức Hồng Hà. 
Trước hết, tôi thấy việc làm của Thủ tướng đúng là một tấm gương cho tất cả cán bộ công chức của chúng ta noi theo học tập.
Người đứng đầu của Chính phủ làm gương cho tất cả mọi người thì tất cả mọi cán bộ, công chức cũng sẽ tiết kiệm. Các cụ mình cũng dặn, “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè, hà tiện”, cho nên là nếu chúng ta chú trọng đến tiết kiệm sẽ giúp nền kinh tế, xã hội phát triển, giảm nợ công, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Khi đó, mục tiêu về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ sớm thành công.
Việc Thủ tướng khi mới nhậm chức đã không mua xe mới mà vẫn dùng xe cũ đến việc đi máy bay thương mại là thể hiện trách nhiệm, đạo đức, tầm nhìn xa của người đứng đầu Chính phủ.
Tôi không những ủng hộ bằng lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể là tôi cũng không nhận xe ôtô công khi về làm việc ở Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Một trong những vấn đề nóng hiện nay là tình trạng lãng phí trong sử dụng tài sản công như xe công, nhà công vụ thời gia qua. Vậy, cần có những giải pháp nào để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này?
- Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh):
Việc lãng phí là do chưa tách bạch rõ chi phí từ nguồn ngân sách, nên một số tài sản công lại được sử dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Ngược lại, cũng có một số người phải sử dụng một phần lương của mình để trang trải cho công việc.
Do đó, để giải quyết cơ bản chi phí cho các cá nhân là cán bộ công chức thì phải giải quyết đồng bộ với cơ cấu tiền lương, thu nhập cho hợp lý. Khi đã giải quyết được “phần gốc” này thì sẽ trả lời được những câu hỏi, như cán bộ đi làm bằng phương tiện gì, điện thoại sử dụng thế nào, nhà ở dành cho cá nhân hay cho cả gia đình v.v...
Có những quốc gia chi trả tất cả vào lương thì khi anh đi thuê nhà như thế nào đó là việc của anh. Trong cơ cấu tiền lương đã tính đến tất cả các chi phí đó rồi. Giải quyết được vấn đề tiền lương trên cơ sở như vậy thì mới hợp lý. Chứ bây giờ lương 10 triệu mà khoán chi phí đến mấy chục triệu, gấp mấy lần lương thì rõ ràng khó giải thích, nhân dân nghe cũng không thể nào chấp nhận được.
Để giải quyết vấn đề này, ông Nghĩa cho biết: Không nên tách chi phí công ra khỏi lương. Theo ông Nghĩa, có thể thí điểm trước ở một số trường hợp, nhưng để giải quyết tận gốc vấn đề thì phải có giải pháp tổng thể, đi từ vấn đề thu nhập, tiền lương của cán bộ, công chức.
- TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 3
Ông Lưu Bích Hồ.
Từ những việc làm cụ thể, Thủ tướng đều thể hiện quan điểm là Chính phủ kiến tạo, liêm khiết. Đó là việc tốt. Việc đi máy bay thương mại sẽ tiết kiệm được số tiền rất nhiều. Tôi nghĩ thời gian tới nên khuyến khích các bộ trưởng, thứ trưởng nên đi máy bay hạng vé economy để tiết kiệm chi phí. Thậm chí các trợ lý của bộ trưởng, thứ trưởng đi theo cùng đoàn cũng nên đi vé hạng economy thôi. Tôi từng đi công tác ở New Zealand, Phần Lan… và thấy nền hành chính của họ minh bạch, công khai và tiết kiệm, các công sở từ cấp bộ trở xuống không đi xe ôtô riêng, chỉ đi xe ôtô dịch vụ. Chỉ có Thủ tướng và vài vị lãnh đạo cao cấp có xe riêng.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 4
Ông Đinh Tiến Dũng.
Hiện quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản nhà nước bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm, tính chuyên nghiệp thấp, còn nặng về hành chính, bao cấp; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý tài sản công hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu tài sản, việc sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích gây lãng phí, thất thoát vẫn diễn ra.
- TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tôi đưa ra mấy giải pháp thế này: Thứ nhất, việc đi máy bay thương mại của Thủ tướng chỉ có tính nêu gương, việc làm nhỏ mà ý nghĩa lớn. Người dân đang trông chờ vào việc lớn hơn liên quan đến lợi ích quốc gia, từ đó chúng ta cần triển khai tiết kiệm ở nhiều lĩnh vực lớn khác để mang lợi ích quốc gia lớn hơn.
Thứ hai, qua việc làm này ta thấy tính tự giác là tốt nhưng chúng ta cần hoàn chỉnh cơ chế, kỷ cương. Ví dụ, căn cứ vào tiêu chí, tiêu chuẩn và chế tài cụ thể để xử lý vi phạm. Việc làm tốt dù nhỏ, mình cũng phải tuyên truyền, nhưng bên cạnh đó, các vi phạm dù nhỏ cũng phải xử lý nghiêm để làm gương, đặc biệt là các vụ việc lớn liên quan lợi ích quốc gia.
Thứ ba, việc đi máy bay thương mại của Thủ tướng không chỉ giải quyết chi phí, đầu tư công, tiết kiệm thời gian, chi phí nguyên liệu mà nên rộng rãi trên các lĩnh vực thì tác dụng lớn hơn. Thêm vào đó, cần tạo đội ngũ cán bộ từ dưới lên trên thống nhất về suy nghĩ, hành động, quản lý và xử lý được ăn khớp, nhịp nhàng để biến hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn của Thủ tướng được nhân rộng ý nghĩa tiết kiệm ở mọi lĩnh vực, tạo động lực thúc đẩy đất nước, để chính sách tiết kiệm thực sự tạo nên phát triển biền vững.

230.000 tỷ xây đường bộ cao tốc Bắc-Nam: 'Canh bạc mạo hiểm'

(Tin tức thời sự) - Đầu tư cho ngành giao thông vận tải phải lấy phương thức vận tải tối ưu làm quan điểm đầu tư, không phải đầu tư bằng mọi giá cho đường bộ.

Nằm trong một loạt siêu dự án vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét có dự án cao tốc Bắc - Nam. Dự án được đề xuất xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến là 229.826 tỷ đồng (tương đương hơn 10 tỷ USD), gồm: huy động tư nhân 136.282 tỷ đồng; vốn tham gia của Nhà nước cho giải phóng mặt bằng, tư vấn, xây lắp, dự phòng là 93.543 tỷ đồng.
Nêu quan điểm về dự án trên, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói thẳng là không ủng hộ xây dựng dự án này mà cần đẩy mạnh phát triển giao thông thủy và giao thông hàng hải. 
230.000 ty xay duong bo cao toc Bac-Nam: 'Canh bac mao hiem'
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên
PV:- Xin ông nói rõ hơn quan điểm của mình?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên:- Quan điểm của tôi là không ủng hộ làm dự án trên. Tôi vẫn cho rằng, đầu tư cho ngành giao thông vận tải phải lấy phương  thức vận tải tối ưu làm quan điểm đầu tư chứ không phải đầu tư bằng mọi giá cho đường bộ.
Khoảng cách từ biển vào đến biên giới ở Hà Tĩnh, thế giới hay gọi là “vùng cán xoong”, chỉ có 70 km. Nếu chạy theo trục dọc đó, chúng ta đã có đường sắt Bắc-Nam, có đường Hồ Chí Minh, rồi đường bộ chạy từ sông Bưởi đi vào, quốc lộ 1A cũng mới cải tạo xong. Nhiều tuyến giao thông song song như thế, thử hỏi có cần phải làm thêm đường nữa không?
Chưa kể giao thông hiện đang được phân  theo khu. Quy hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là phát triển hai đầu tàu TP.HCM và Hà Nội, tức cụm kinh tế trọng điểm khu vực miền Nam và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hàng hóa vận chuyển từ Bắc vào Nam không thể giống với hàng hóa vận chuyển từ Nga tới Ukraine.
Tôi lấy ví dụ như sản xuất phân đạm, miền Nam có nhà máy đạm Cà Mau, nhà máy đạm Phú Mỹ, miền Bắc lại có nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy đạm Bắc Hà, lân Văn Điển... hàng hóa không cần phải vận chuyển từ Bắc vào Nam nữa.
Xi măng chúng ta chuyển clinker, xuất khẩu gạo cũng vậy... như vậy thì vận chuyển bằng đường bộ tốt hay đường thủy tốt hơn? Còn loại hàng hóa nào phải vận chuyển bằng đường bộ từ Bắc vào Nam nữa, tôi cho là tỉ trọng rất ít.
Thay vì đặt ra vấn đề đầu tư cao tốc Bắc-Nam, chúng ta cần đảm bảo đường Hồ Chí Minh chạy tốt bốn mùa để phân luồng giao thông từ miền Trung, Tây Nguyên và TP.HCM ra phía Bắc tốt hơn. Trên tuyến đường này cần làm nhiều đường ngang, nối từ ven biển miền Trung lên Tây Nguyên. Khi đó áp lực giao thông của quốc lộ 1 sẽ giảm rất nhiều.
Một vấn đề nữa, Nghị quyết Trung ương 4 khóa IX xác định Việt Nam là quốc gia biển và chiến lược đến năm 2020 là 60% GDP phải liên quan đến biển. Vậy chúng ta đầu tư cho biển cái gì?
Mới đây, Thủ tướng đã ký với Campuchia, Lào, Myanmar mở đường cao tốc từ TP.HCM đi Phnompenh, từ Hà Nội - Vinh - Viêng Chăn… để kéo sang Thái Lan, tạo trục giao thông Đông-Tây. Như vậy phải có tiền để đối ứng. Nếu đi vay ODA của Hàn Quốc, Nhật Bản… thì cũng phải có tiền để giải phóng mặt bằng, chứ không lấy tiền ở đâu? Dồn tất cả vào dự án cao tốc Bắc - Nam là canh bạc quá mạo hiểm.
Nếu thử cân đối vốn đầu tư trong 5 năm giành cho ngành giao thông vận tải là 130.000 tỷ, vốn trung ương là 75.000 tỷ thì có tới 70.000 tỷ cho đường cao tốc Bắc - Nam.  5.000 tỷ còn lại là dành cho phát triển sân bay Long Thành, nghĩa là không còn nguồn nào để đầu tư cho ngành đường sắt, đường thủy và hàng hải?.
PV:- Hiện đang có đề xuất vay vốn từ Trung Quốc để thực hiện dự án trên, thưa ông?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên:- Không nên e ngại nguồn vốn từ Trung Quốc hay nước nào. Đồng vốn vốn dĩ không xấu, làm nó xấu là do cách quản lý, sử dụng của chính chúng ta.
Tôi hiểu, người ta ngại vốn Trung Quốc là vì khả năng giải ngân chậm, dự án hay bị kéo dài dẫn tới đội vốn, rẻ hóa đắt. Nhưng tất cả những vấn đề đó không phải do lỗi từ đồng vốn, nó là lỗi của chúng ta.
PV:- Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đang xin cơ chế chỉ định thầu cho dự án trên, đồng thời muốn chẻ nhỏ dự án trên thành nhiều dự án nhỏ có vốn dưới 10.000 tỷ đồng để không phải trình Quốc hội, ông đánh giá thế nào?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên:- Dự án này chắc chắn phải trình ra Quốc hội. Có hai cách, một là Bộ GTVT sẽ trình cả gói hai là trình tựng dự án nhỏ. Nếu sử dụng chiêu trò láu cá, chẻ nhỏ dự án thì bắt buộc Bộ GTVT phải trình phương án duyệt ngân sách hàng năm, bao gồm ngân sách cho phát triển trung hạn và ngắn hạn. Với cách thức này, đến một hào Bộ GTVT cũng phải trình.
PV:- Không ủng hộ xây cao tốc Bắc - Nam nhưng theo ông có giải pháp nào giải quyết nhu cầu về giao thông, vận tài hàng hóa hiện nay?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên:- Như tôi đã nói, phải phát triển phương thức vận tải,  trong giao thông phương thức vận tải sẽ quyết định tổng mức đầu tư.
Nếu đã xác định quốc gia phải đi lên từ biển thì cần tăng cường đầu tư hàng hải, vận tải biển. Nhưng cũng đừng ngộ nhận rằng chúng ta phải xây dựng được một tập đoàn vận tải biển hoành tráng. Nước Mỹ GDP 17.000 tỉ USD/năm mà làm gì có tập đoàn vận tải biển. Các tập đoàn vận tải biển lớn hiện nay đều của Đài Loan, Hàn Quốc…
Vấn đề của chúng ta là phải đầu tư cảng, thiết bị bốc xếp, cơ sở hậu cần đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Hãy nhìn sang Singapore xem họ đã phát triển logistic tốt như thế nào.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Hoài An

Tin bài nổi