Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Vì sao hai ông lãnh đạo lại vô trách nhiệm, hỗn với dân đến thế?; Nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội không hợp tác xử lý công trình vi phạmÔng Huỳnh Phong Tranh bổ nhiệm cán bộ, Tổng Thanh tra CP: Không có đoàn thanh tra nào hết!;



XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Khi một cán bộ lãnh đạo phát biểu thành lời rằng việc làm của mình là “vì cán bộ” thì có thể thấy nói họ “vô trách nhiệm” vẫn còn quá nhẹ.

Thế hệ những người thuộc loại “cổ lai hy” thời xưa thường hát bài hát có câu: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình…”.
Lời bài hát vì nhân dân quên mình của Doãn Quang Khải còn có câu:
Thề noi gương Bác Hồ/ Vì nhân dân gian lao/ Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng;
Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành”.
Ngày nay, có người cũng nhắc lại điệp khúc “vì Nhân dân” nhưng sao nhân dân lại cảm thấy trớ trêu, sao lại cảm thấy người ta không chỉ giễu cợt các thế hệ cách mạng tiền bối mà còn diễu cợt cả Nhân dân, xem nhân dân như kẻ khờ bảo sao nghe vậy.
Họ tự cho mình cái quyền hạ cấp Nhân dân thành đầy tớ cho “công bộc”, thành người nai lưng ra làm để nuôi “công bộc” chứ chẳng phải ông chủ có quyền hiến định.
Một ông Phó Chủ tịch thị xã, sau vụ Formosa đầu độc biển miền Trung đã mắng Nhân dân: “biển bị đầu độc từ cái mồm của bạn”;
Còn một ông Bí thư Thị xã khác thì tuyên bố:
Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân” để biện luận cho việc ông bổ nhiệm hơn 40 chức danh lãnh đạo khi còn làm Giám đốc sở, trước khi được bố trí làm Bí thư thị xã.
Ảnh minh họa về cả họ làm quan (Ảnh: cand.com.vn).
Vì sao hai ông lãnh đạo thị xã, một bên chính quyền, một bên đoàn thể lại có thể dùng lời lẽ vô trách nhiệm đến thế, hỗn đến thế đối với nhân dân?
Nói “vô trách nhiệm” là sử dụng cụm từ mà Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã dùng khi phát biểu: “câu trả lời của ông Lưu Văn Bản bổ nhiệm nhiều cán bộ cấp phòng là vì dân là lấp liếm, rất vô trách nhiệm". [1]
Nếu câu “do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân” đúng là của ông nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh tỉnh Hải Dương thì có thể thấy ông Bí thư thị xã Chí Linh đã không ngần ngại khi khẳng định, rằng ngày nay người ta “vì cán bộ” trước khi vì “vì Nhân dân”.
Ở đây không phải chuyện bắt bẻ về ngôn từ hay câu chữ mà xuất phát từ một quan điểm dân gian, rằng “người làm sao, của chiêm bao làm vậy”, đầu người ta nghĩ gì thì miệng người ta nói thế!
Nói các ông ấy “hỗn” chắc chắn không phải là vu vạ và cũng chẳng cần phải giải thích dài dòng bởi nhân dân đã nhận thấy họ hỗn từ lâu rồi, chỉ có điều cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra tư cách, đạo đức cán bộ có nhận thấy họ “hỗn” không thì nhân dân và truyền thông đều “sài lắc”!

Nghĩ về 27 biểu hiện suy thoái - tự diễn biến, tự chuyển hóa

Làm Bí thư thị xã, chắc hẳn ông Lưu Văn Bản phải được học hành đầy đủ và ông phải hiểu rằng mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết”.
Tuyệt đối không được phép đặt lợi ích của cán bộ, đảng viên ngang hàng hoặc cao hơn lợi ích của nhân dân (như cách phát biểu của ông Lưu Văn Bản).
Trong bài “tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích quốc gia dân tộc” đăng trên tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/4/2016 có đoạn:
Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình mới của đất nước và thế giới đã và đang đặt ra cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức, bài học kinh nghiệm “Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết” có ý nghĩa thời sự hơn bao giờ hết”. [2]
Bài báo nhấn mạnh: “Thậm chí, nếu lợi ích dân tộc và giai cấp mâu thuẫn với nhau thì phải tạm gác lại lợi ích giai cấp”.
Vậy ông Lưu Văn Bản nghĩ gì khi ông lồng ghép chuyện “vì nhân dân” vào cùng với “vì cán bộ”?
Quan điểm của ông có đi ngược lại di huấn của Chủ tịch Hồ chí Minh, trái với yêu cầu của Đảng là phải “tạm gác lại lợi ích giai cấp”, đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích của cán bộ, của đoàn thể?
Khi một cán bộ lãnh đạo phát biểu thành lời rằng việc làm của mình là “vì cán bộ” thì có thể thấy nói họ “vô trách nhiệm” vẫn còn quá nhẹ.
Không nhớ đến lời dạy của Cụ Hồ, không làm theo chỉ đạo của Trung ương, họ không chỉ “vô trách nhiệm” mà còn “thiếu trầm trọng” những kiến thức lý luận đã được học tại Học viện Chính trị Hành chính, nói theo kiểu dân gian là “thiếu văn hóa”.
Những người vừa “hỗn” vừa “thiếu văn hóa” như thế liệu có đủ tư cách, có xứng đáng làm cán bộ lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng và chính quyền cấp thị xã?
Một trong những nguyên nhân “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” đã được đề cập trong Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, theo đó những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên được thể hiện như:
Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. [3]

Ông Hoàng Sỹ Bình: Tiền mua đất, nhà có được do nuôi lợn, sửa xe máy, buôn tivi

(GDVN) - Ông Hoàng Sỹ Bình cho biết, khối tài sản lớn gồm nhà và đất mà ông có được hiện nay là do nuôi lợn, sửa xe máy, buôn ti vi, khám chữa bệnh cho dân...

Ông Phạm Văn Tỏ (Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương), cho biết:
Sở (Nội vụ) không phụ trách nhiệm quản lý cũng như quyết định công tác cán bộ tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Việc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội bổ nhiệm cán bộ thành toàn lãnh đạo không thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ”. [4]
Hành động của ông Lưu Văn Bản liệu có nằm trong phạm vi nhận định của Trung ương, đó là “Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền”…
Nếu ông Bản “buộc” phải bổ nhiệm cán bộ , nếu ông Bản không “thao túng công tác cán bộ” thì ai phải chịu trách nhiệm, nói cách khác, ông đề bạt hàng loạt cán bộ dưới sự chỉ đạo của ai, của cơ quan nào khi Sở Nội vụ tỉnh này phủ nhận liên quan đến công tác cán bộ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội?
Tại nghị trường quốc hội, một vị đại biểu cho rằng:
Nạn chạy chức, chạy quyền cứ râm ran hết khóa này đến khóa kia, nói mãi nhưng không ai làm, nói một đằng làm một nẻo khiến cử tri hết sức bức xúc.
Hành vi này không chỉ gây ra bất công lớn trong xã hội, mà còn “đẻ” ra tham nhũng”. [5]
Vậy hơn 40 công chức được đề bạt thành cán bộ lãnh đạo dưới thời ông Lưu Văn Bản là hoàn toàn do năng lực công tác, do trình độ lãnh đạo xuất sắc và đều là “người dưng” không liên quan gì đến “đồng chí này là con đồng chí nào” hay không ít người thuộc vào đội ngũ “chạy chức, chạy quyền”?
Ông nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền làm chuyến tàu vét ở phút thứ 89, ông nguyên Giám đốc sở Y tế Thanh Hóa Hoàng Sỹ Bình “lái tàu” ròng rã suốt 6 năm trời (từ năm 2009 đến khi ông hạ cánh vào năm 2015), ông đã “qua mặt” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh để tuyển dụng 3.721 cán bộ, nhân viên (Thanhtra.com.vn ngày 5/8/2016).
Chỉ đến khi ông trở thành thường dân, người ta mới dám công khai “thành tích lái tàu” có một không hai của ông!
Ông Lưu Văn Bản khác ông Truyền bởi chưa đến lúc đi chuyến “tàu vét”, bởi chuyến tàu ông lái còn cả một chặng đường “vinh quang” phía trước, còn lâu mới đến “hoàng hôn”.
Sự “đặc sắc” của ông Bản là ông chỉ “bẻ lái” chút xíu trong giai đoạn chuyển tiếp từ Giám đốc sở sang Bí thư Thị ủy!
Những chuyến tàu “tăng bo” mà ông lái trong mấy năm mới chỉ có hơn 40 khách ở khoang vip (tức là cấp Sở) được báo Nhân Dân điểm mặt, còn hành khách tại các khoang “hàng chợ” như cấp huyện, thị xã có lên tàu “tăng bo” cùng ông thì chưa thấy nói tới.

Sở toàn lãnh đạo là tận tâm, tận lực vì dân hay chỉ kiếm lợi, vô trách nhiệm?

Có thể các ông Trần Văn Truyền, Hoàng Sỹ Bình… không biết đến Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa 12) vì Nghị quyết vừa mới ban hành mà các ông thì đã “nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc” sau khi được nhắc nhở rồi.
Bây giờ sau khi đã rút kinh nghiệm, các ông ấy có thể không cần “lầm lũi mà đi” nữa, còn có “ngẩng cao đầu” không thì phải chờ đến đoạn kết. 
Với ông Lưu Văn Bản thì câu chuyện lại hoàn toàn khác vì ông là đương kim Bí thư Thị ủy.
Xin gửi ông mấy dòng trong Nghị quyết của Trung ương:
Hàng năm hoặc khi chuẩn bị đề bạt, luân chuyển, điều động công tác đối với cán bộ, tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ chức và cán bộ, đảng viên là: chương trình hành động của tập thể và cá nhân;
Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; tự phê bình và phê bình; sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Không biết trong chương trình hành động của cá nhân những người được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo phòng có ai ghi rõ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “đưa công văn, đun nước, pha trà…” như báo Nhân Dân mô tả? [6]
Câu chuyện của ông Bí thư Chí Linh, ông Phó Chủ tịch thị xã Kỳ Anh hay “một bộ phận không nhỏ những ông khác” hé mở rất nhiều điều để truyền thông và người đóng thuế “mở mang trí tuệ”, bởi ngoài chuyện “biển nhiễm độc từ mồm dân” còn chuyện “việc báo chí đưa thông tin làm cho cán bộ hoang mang, bất an, thậm chí nghỉ việc”?
Bài báo “Chuyện như đùa ở Hải Dương” được báo Nhân Dân - “Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam” - đăng lúc gần 3 giờ sáng ngày 17/10/2016, từ thông tin trên tờ báo này các báo điện từ khác như Anninhthudo.vn, Giaoduc.net.vn, Laodong.com.vn, Vov.vn… đã có hàng loạt bài bình luận và thông tin thêm về vụ việc.
Nếu quả thật thông tin mà báo Nhân Dân và các tờ báo khác đưa ra làm cho “cán bộ hoang mang, bất an, thậm chí nghỉ việc” thì chắc chắn Ban Tuyên Giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải vào cuộc.
Còn nếu ông Lưu Văn Bản vu cáo truyền thông thì phải xử lý thế nào?
Liệu các cơ quan Tuyên giáo, Kiểm tra, Tổ chức Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông có nên xem xét tư cách một đảng viên khi người này cho rằng báo chí - trong đó có báo Nhân Dân - “đưa thông tin làm cho cán bộ hoang mang, bất an, thậm chí nghỉ việc”?

"Bá Kiến phiên bản mới và những Chí phèo đương đại"

Khoản 4 điều 9 - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) quy định:
Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương”.
Là Bí thư Thị ủy mà cho rằng báo Nhân Dân - Cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa thông tin làm cho “cán bộ hoang mang, bất an, thậm chí nghỉ việc” thì rõ ràng ông Lưu Văn Bản đã làm trái điều lệ Đảng?
Tại diễn đàn Quốc hội đã xuất hiện câu hỏi “có bao nhiêu cán bộ thực sự vì nhân dân”?
Còn nhân dân thì ngàn lần không muốn những người “vì nhân dân” như ông Lưu Văn Bản.
Một cán bộ lãnh đạo vừa “vô trách nhiệm” lại không tuân thủ điều lệ Đảng liệu có quan trọng đến mức không thể thay thế?

Nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội không hợp tác xử lý công trình vi phạm


TP - Liên quan việc xử lý công trình vi phạm của nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh tại ngõ 8 Lý Nam Đế, UBND phường Hàng Mã cho biết, chủ công trình vi phạm đã không hợp tác với chính quyền và các đơn vị chức năng, gây ảnh hưởng tiến độ xử lý công trình vi phạm mà UBND quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định cưỡng chế.
công trình vi phạm của nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh tại ngõ 8 Lý Nam Đế. Ảnh: Vnexpresscông trình vi phạm của nguyên Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh tại ngõ 8 Lý Nam Đế. Ảnh: Vnexpress
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 4/11, ông Nghiêm Xuân Giao, Chủ tịch UBND phường Hàng Mã cho biết, sau khi UBND quận Hoàn Kiếm ban hành quyết định cưỡng chế công trình vi phạm trên, chính quyền phường đang hoàn thiện hồ sơ phá dỡ, giải quyết đơn thư khiếu nại việc phá dỡ công trình gây lún nứt công trình liền kề. Dự kiến, trong tuần tới, UBND phường sẽ làm việc lần cuối với đơn vị phá dỡ thống nhất quy trình phá dỡ, thời điểm phá dỡ.
Thời gian phá dỡ 2 tầng vi phạm của nhà ông Linh dự kiến mất 7 đến 10 ngày. Theo ý kiến của ông Giao, khó khăn lớn nhất hiện nay là chủ công trình vi phạm không hợp tác, không chuyển kinh phí cưỡng chế dự kiến gần 1 tỷ đồng, buộc phường phải báo cáo UBND quận tìm phương án tháo gỡ, bởi ngân sách phường không đủ tạm ứng.  Mặt khác, hiện nay chủ công trình vi phạm không sinh sống tại ngõ 8 Lý Nam Đế nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
Về nguồn kinh phí cưỡng chế, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trước mắt UBND quận sẽ tạm ứng ngân sách để phường Kim Mã tổ chức thực hiện quyết dịnh cưỡng chế ngay trong tháng 11/2016.
Theo đại diện UBND quận Hoàn Kiếm, từ năm 2015, cơ quan chức năng đã gửi thông báo kinh phí phá dỡ đến hộ nhà ông Nguyễn Hoàng Linh nhưng chủ công trình không chuyển tiền, không hợp tác với cơ quan chức năng gây ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công trình vi phạm.

Ông Huỳnh Phong Tranh bổ nhiệm cán bộ, Tổng Thanh tra CP: Không có đoàn thanh tra nào hết!

Hoàng Đan | 
Ông Huỳnh Phong Tranh bổ nhiệm cán bộ, Tổng Thanh tra CP: Không có đoàn thanh tra nào hết!
Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho rằng, việc bổ nhiệm cán bộ của ông Huỳnh Phong Tranh nên để "Bộ Nội vụ trả lời cho khách quan".

Trong thời gian sáu tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huỳnh Phong Tranh, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra, trong đó nhiều cán bộ cấp phòng, cấp vụ được bổ nhiệm mới.
Bên hành lang Quốc hội chiều 2/11, trao đổi với chúng tôi, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho rằng, về vấn đề bổ nhiệm cán bộ của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trong thời gian 6 tháng trước khi nghỉ hưu nên để "Bộ Nội vụ trả lời cho khách quan".
Ông Sáu cũng bác bỏ thông tin về đoàn thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ làm việc với Thanh tra Chính phủ xung quanh vấn đề bổ nhiệm cán bộ nêu trên của ông Tranh.
"Không có đoàn thanh tra nào hết còn ai nói thanh tra là sai và anh Tân (Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân - PV) cũng đã nói trên báo rồi", ông Sáu nêu rõ.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết thêm, việc Bộ Nội vụ làm việc là theo chỉ đạo chung của Chính phủ giao Bộ Nội vụ kiểm tra và có báo cáo chung liên quan vấn đề bổ nhiệm cán bộ cuối nhiệm kỳ.
Trước câu hỏi, đến nay, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo như thế nào với các cơ quan chức năng về vấn đề bổ nhiệm cán bộ cuối nhiệm kỳ ở đơn vị mình? Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho hay: "Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ rồi nên đợi còn chúng tôi nói không khách quan lắm".
Trao đổi với chúng tôi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp Hồ Chí Minh) cho rằng, thực tế, hiện nay, việc bổ nhiệm cán bộ có nhiều hiện tượng như việc bổ nhiệm nhiều cán bộ của ông Huỳnh Phong Tranh trước khi nghỉ hưu hoặc bổ nhiệm người thân, người nhà… 
"Điều quan trọng nhất là các cơ quan chức năng của Nhà nước phải vào kiểm tra, làm rõ", ông Nghĩa nói. 
Cũng theo ông Nghĩa, tất cả việc bổ nhiệm hiện nay đối với bộ máy của chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra được từng trường hợp, hồ sơ một cách rõ ràng.
"Việc kiểm tra rồi giải trình thì có thể trong mấy chục trường hợp bổ nhiệm trước khi lãnh đạo về hưu có những trường hợp hoàn toàn hợp lý, khách quan. Nhưng cũng có thể có trường hợp không hợp lý, khách quan, tuy nhiên, chỉ là do nể nang, tình cảm. 
Còn trường hợp thứ ba là có sai phạm, tiêu cực, hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn, không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn vẫn bổ nhiệm. Khi kiểm tra rõ ràng như vậy thì những trường hợp nào hợp lý, đúng quy định, chúng ta giữ lại, trường hợp nào có vấn đề thì phải chấn chỉnh, riêng các trường hợp không đúng tiêu chuẩn phải xử lý, hủy bỏ việc bổ nhiệm", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định, việc thông tin cho rằng, có đoàn thanh tra công vụ của Bộ làm việc ở đây về việc ông Huỳnh Phong Tranh bổ nhiệm 35 cán bộ trước khi nghỉ hưu là không chính xác.
"Bộ Nội vụ không thành lập đoàn thanh tra công vụ về việc đó (bổ nhiệm cán bộ của ông Huỳnh Phong Tranh - PV) nên thông tin nêu là không đúng. Ở đây, là làm việc theo chỉ đạo của Chính phủ về báo cáo chung liên quan vấn đề bổ nhiệm cán bộ cuối nhiệm kỳ", ông Tân nói.
Thanh tra Chính phủ trước đó xác nhận thông tin trong thời gian 6 tháng trước khi nghỉ hưu, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định bổ nhiệm 35 cán bộ, trong đó có 11 trường hợp cấp vụ và 24 trường hợp cấp phòng.
Cấp vụ có 3 trường hợp điều động, luân chuyển, đang ở chức vụ này được bố trí sang chức vụ khác tương đương.
Ông Hoàng Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, việc bổ nhiệm 35 cán bộ, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ gửi tới cơ quan chức năng và đến nay chưa nhận được kết luận cuối cùng.
theo Trí Thức Trẻ

Tài liệu tham khảo:
[2] http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/38346/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-loi-ich-quoc-gia-dan-toc.aspx
Xuân Dươn

Vì sao Bác sĩ Hồ Hải bị tạm giữ hình sự?

Vụ việc bắt giữ hình sự ông Hồ Văn Hải của Công an TP.HCM, tính cho đến đầu giờ chiều ngày 4-11, cho thấy khả năng đây dường chừng không phải là một vụ bắt bớ những nhà hoạt động xã hội-dân sự, mà là kịch bản của các phe nhóm quyền lực thuộc hậu trường chính trị.


Có ít nhất là ba lý do cho nghi vấn nói trên: Thứ nhất, các bài viết về vấn đề chính trị-xã hội trên trang cá nhân của ông Hồ Văn Hải lâu nay không tạo hiệu ứng đáng kể trong cộng đồng. Nói một cách khác, việc bắt giữ hình sự ông Hồ Văn Hải không rõ ràng cho chuyện nhằm dập tắt tiếng nói phản biện. Cho đến nay, cơ quan điều tra vẫn chưa đưa ra bất kỳ cáo buộc cụ thể về điều khoản hình sự nào đối với ông Hồ Văn Hải. Các vụ việc bắt giữ những nhân vật lên tiếng đấu tranh dân chủ lâu nay, luôn được viện dẫn ngay điều luật 88 hoặc 258 của Bộ Luật Hình sự.

Nói thêm, những bài viết gần đây của ông Hồ Văn Hải về thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra như: Chiến lược giải quyết vấn nạn môi trường ở Việt Nam, Hãy kiện tập đoàn Formosa ra toà án quốc tế, Formosa Hà Tĩnh phát thải "siêu độc", quản lý "chưa tiên liệu", Phải đóng cửa không chỉ tập đoàn Thép..., ít thu hút và kém tương tác với cộng đồng mạng xã hội dân sự.

Thứ hai, chưa ghi nhận ông Hồ Văn Hải tham gia các hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự nào. Những lần xuống đường gần đây phản đối chuyến viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, phản đối Formosa Hà Tĩnh tại Sài Gòn cũng không có sự góp mặt của ông Hồ Văn Hải.

Thứ ba, ông Hồ Văn Hải từng xảy ra vụ việc liên quan tài chính đến hoạt động của Quỹ GWF (Go West Foudation) và công ty KHV (Khuyến Học Việt).

Cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên, viết như sau về vụ bắt ông Hồ Văn Hải:“Cái cách của ông thể hiện trên facebook, từ đảng cầm quyền đầy quyền lực đáng kinh, đến quý vị cuồng đảng vô tư đáng thương hại, đến bọn dư luận viên cơ hội ngu dốt không đáng cảm xúc, đến quí vị đấu tranh dân chủ đáng kính, đến mọi người bình thường, trong đó có tui, đều không thể nào ưa nổi, chưa nói là căm ghét.

Chúng ta có quyền bày tỏ cảm xúc của chúng ta đối với ông, cũng như ông có quyền bày tỏ cảm xúc của ông với bất cứ ai ông cảm thấy căm ghét hoặc khinh bỉ, trong đó có tui, có nhiều bạn và có cả đảng cầm quyền.

Ông căm ghét chúng ta, ông chỉ bày tỏ cảm xúc, nhiều lắm là block để không thèm nhìn mặt chúng ta nữa chứ không bắt chúng ta giam vào ngục, ngược lại chúng ta cũng có thể làm mọi thứ đối với ông trừ dùng bạo lực hành hung hoặc bắt giam ông ta vào ngục.

Vậy mà đảng cầm quyền này ỷ mình có quyền lực vô hạn không ai làm được gì nên tự tung tự tác dùng bạo lực trấn áp ông vào tù.

Tui chợt liên tưởng Hồ Hải với Donald Trump. Ông Trump kia, dưới mắt chúng ta, có cung cách còn đáng ghét gấp trăm lần Hồ Hải, ấy vậy mà ở Mỹ có số người thích ông ta còn hơn số người căm ghét, và hơn nữa sắp tới, ông ta có thể vào ngồi trong nhà Trắng chứ không vào ngồi nhà đá như bác sĩ Hồ Hải của chúng ta”
.

Trên trang điện tử của Công an TP.HCM, ghi: “Ngày 02/11/2016, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công an Quận Thủ Đức bắt quả tang Hồ Văn Hải (sinh năm 1964, hộ khẩu thường trú tại Số 9, Lầu 03 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh) đang có hành vi tán phát thông tin, tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet tại số 891 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức.

Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Hồ Văn Hải để xử lý theo quy định của pháp luật”
.

Xin mời xem Video - Choáng: Vũ Huy Hoàng bí mật đưa em trai Vũ Đình Duy ôm nghìn tỷ bỏ trốn theo Trịnh Xuân Thanh

Như vậy, khả năng ông Hồ Văn Hải bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự.

Cho đến nay, Công an TP.HCM chưa có thêm thông tin cụ thể gì về hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông Hải, do đó các cáo buộc liên quan về Điều 88, Điều 258 của Bộ Luật hình sự đối với ông Hồ Văn Hải hiện vẫn dừng ở mức độ dự đoán.

Liệu đây có phải là đòn gió mang tính răn đe các tiếng nói phản biện, hay đòn đánh kiểu trâu bò húc nhau? Sở dĩ nói vậy vì trên báo Thanh Niên khi đưa tin bắt giữ ông Hồ Văn Hải, đã dàn dựng một hình ảnh và gán cho người đàn ông đó là ông Hồ Văn Hải (ảnh dưới).

(VNTB)

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

TS ( Đặc tình) Đoàn Hương đem lý lịch ra hù dọa FB

Đang có hiện tượng 'ngáo' Facebook
Lời bàn của Hai Xe Ôm: 
CA thường được các bà mẹ đem ra để hù dọa những đứa bé lười ăn, hư hỗn; Bất ngờ CA lại được bà TS Đoàn Hương đưa ra để hù dọa các facebooker; Chắc vị này là một " đặc tình" cao cấp đây...
Thông thường cái khiến cho trí thức cúi đầu đó là: tri thức, lẽ phải, chân lý, nhân cách... chứ không phải là tù ngục hay lý lịch do CA phê duyệt...
Thế mà mà bây giờ vị TS này lại đem trò dọa trẻ con ra với facebooker ?
Trí thức Việt đến thời mạt rồi chăng ???
Đang có hiện tượng 'ngáo' FacebookTiến sĩ khoa học Đoàn Hương. Ảnh: Dân Trí
TP - Đó những nhận định của tiến sĩ khoa học Đoàn Hương, nguyên giảng viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, tại buổi nói chuyện Người Việt trẻ và văn hóa ứng xử được tổ chức cuối tuần qua.


TSKH Đoàn Hương cảnh báo, Facebook (FB) có nhiều hệ lụy mặt trái. “Nếu không làm việc, vào FB sẽ mất thời gian. FB có nhiều hệ lụy, giờ có hiện tượng “ngáo” FB. Người ta nghĩ đến chuyện lập trại cai nghiện FB. Ai  vào FB quá hai giờ một ngày mà không phải để làm việc thì hãy cẩn thận” - bà Đoàn Hương lưu ý.
Cũng theo bà Hương, lên FB tưởng là có thể ẩn mặt, nhưng không phải, cái gì cũng phải tuân theo pháp luật. Sinh viên rất dễ mắc phải sai lầm này, đó là có một số kẻ  phản động chui vào FB để kích động sinh viên và tuổi trẻ. Kích động các vấn đề chính trị và sinh viên dại dột tham gia. “Có một thứ các em phải giữ trong sạch suốt đời, đó là lý lịch của mình, nhất là những người làm báo. Vì vậy, không nên tham gia. Việc đó là việc của công an, của cơ quan chức năng”.

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Thị Minh Thái, nguyên giảng viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, mạng xã hội cũng có những lợi ích nhất định. Đó là dùng chính FB để truyền thông và rất nhiều người đã làm được điều này.

Nghiêm Huê

Cựu Tổng giám đốc PVTex 'đi nước ngoài trị bệnh': Bị giáng chức, ai điều động làm PGĐ Sở Công Thương Hải Phòng?

VTC News) - Nguyên giám đốc Sở Công thương Hải Phòng vừa thông tin về việc nguyên cựu Tổng giám đốc PVTex Vũ Đình Duy được luân chuyển, bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở này trong một thời gian ngắn.

Sáng 4/10, trả lời phỏng vấn PV VTC News qua điện thoại, ông Phạm Văn Phương – Nguyên Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng (hiện đã sang công tác tại HĐND TP Hải Phòng) cho biết, việc luân chuyển, điều động bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) là do Bộ Công Thương và Thành ủy, UBND TP Hải Phòng điều động, Sở chỉ tiếp nhận cán bộ về công tác.
“Đây là cán bộ luân chuyển từ nơi khác về chứ không phải nhân sự tại chỗ nên phải hỏi Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng” – ông Phương cho biết.
DSC_0746

 Trụ sở Sở Công thương Hải Phòng, nơi ông Vũ Đình Duy về công tác thời gian ngắn 

Trong khi đó, một Phó giám đốc Sở Công thương Hải Phòng cho biết, thời điểm bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy về giữ chức Phó giám đốc sở này là do một vị phó giám đốc Sở chuyển công tác khác nên thiếu cán bộ, vì vậy Thành ủy, UBND TP Hải Phòng đã điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy về Sở công tác.

Ngay sau đó, PV VTC News đã liên hệ với lãnh đạo Ban Tổ chức Thảnh ủy Hải Phòng để tìm hiểu về quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với ông Vũ Đình Duy. Vị lãnh đạo này cho biết, Ban tổ chức Thành ủy đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Hải Phòng về vụ việc này và đề nghị phóng viên liên hệ làm việc với lãnh đạo Thành ủy.
Tuy nhiên, khi liên hệ với Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng, vị này cho biết hiện đang đi công tác và nói "do mới được bổ nhiệm về công tác tại Văn phòng Thành ủy nên chưa nắm được thông tin về vụ việc này".
Cũng trong sáng nay, thông tin với PV VTC News, ông Phạm Bá Cường – Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Sở Công thương Hải Phòng cho biết, khoảng tháng 8-9/2015, UBND TP Hải Phòng có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy từ PVTex về làm Phó Giám đốc Sở Công thương, phụ trách lĩnh vực công nghiệp của Sở.
Trong thời gian ngắn làm việc tại Sở, ông Duy công tác tốt, sống vui vẻ, hòa đồng, được đồng nghiệp trong cơ quan quý mến.
vu-dinh-duy-9153-1478179866-2201520-1104

Ông Vũ Đình Duy đã vắng mặt nhiều ngày qua tại Vinachem, xin nghỉ đi chữa bệnh ở nước ngoài. 

Như thông tin đã đưa, ngày 3/11, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Trần Duy Linh xác nhận Bộ này đã biết thông tin ông Vũ Đình Duy (uỷ viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Vinachem, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí PVTex) vắng mặt nhiều ngày qua mà không nhận được sự đồng ý của lãnh đạo Vinachem. 
"Lãnh đạo Bộ nhận được báo cáo từ Vinachem và đã chỉ đạo không chấp nhận đơn xin nghỉ đi chữa bệnh của ông Vũ Đình Duy, yêu cầu Vinachem triệu tập ông Duy có mặt tại cơ quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật", ông Linh nói. 
Ông Vũ Đình Duy sinh năm 1975, có học vị thạc sỹ công nghệ hóa học, giữ chức Tổng giám đốc PVTex từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Các vị trí tiếp theo ông này từng đảm nhiệm là Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Ông Duy được điều động về Vinachem hồi giữa tháng 4 năm nay, chỉ một ngày trước khi Bộ Công Thương có Bộ trưởng mới thay ông Vũ Huy Hoàng.
PVTex, đơn vị trước đây ông Duy giữ chức vụ Tổng giám đốc, là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Đây là một trong 5 dự án lớn thua lỗ, có nguy cơ phá sản được mổ xẻ trên nghị trường Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra.
Hồi tháng 10, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra về việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ. Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền gần 55 tỷ đồng và hơn 23.000 USD do nghiệm thu thanh toán sai, trùng lắp và khối lượng phát sinh không đúng quy định.
Kết quả thanh tra tại dự án này cũng cho thấy, quá trình thực hiện đầu tư nhà máy có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu..., gây thất thoát, lãng phí lớn. Do đó, Thanh tra kiến nghị Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Minh Khang – Minh Hải

Tập Cận Bình có khả năng sẽ trở thành Tổng thống và giải tán ĐCSTQ

Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 của ĐCSTQ đã bế mạc, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên được nhắc đến như là ‘hạt nhân’ của ĐCSTQ. Giới phân tích bên ngoài cho rằng, quyền lực của Tập Cận Bình càng lớn, có thể tiếp tục nhiệm kỳ hơn 10 năm nữa, thậm chí trở thành tổng thống.

Trung Quốc, tổng thống, Tap Can Binh,
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Internet)
Báo cáo ngày 28/10 của thông tấn xã Đài Loan đã dẫn thuật lại bài bình luận của ông Chương Lập Phàm – nhân sĩ bình luận thời sự chính trị Bắc Kinh, rằng “lãnh đạo hạt nhân” Tập Cận Bình đã xác nhận củng cố quyền phát ngôn trong bố cục nhân sự cao tầng tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 19 vào năm 2017. Ông dự đoán, thời gian nhậm chức của Tập Cận Bình có thể sẽ kéo dài thêm.
Theo báo cáo, ông Hồ Tinh Đẩu – Giáo sư kinh tế học của trường đại học Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh cho rằng, tương lai Trung Quốc có thể sẽ chuyển sang chế độ tổng thống, quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình sẽ càng lớn mạnh.
Theo cách nói từ phía chính quyền, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân chính là lãnh đạo hạt nhân 3 đời của ĐCSTQ, nhưng Hồ Cẩm Đào không được trao tặng địa vị “hạt nhân” này. Cách nói này đến thời Tập Cận Bình nắm quyền lại xuất hiện trở lại.
Trang Apple Daily của Hồng Kông ngày 28/10 đã dẫn thuật lại phân tích của ông Lâm Hòa Lập, chuyên gia các vấn đề Trung Quốc, cho rằng điểm quan trọng nhất trong Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 là đã thông qua xác lập địa vị hạt nhân của ông Tập Cận Bình trong đảng. Điều này có nghĩa rằng quyền lực của ông Tập đã đến mức chí cao vô thượng, đồng thời cũng chứng tỏ ông Tập Cận Bình sẽ không còn bị hạn chế thời gian nhậm chức, đặt nền móng cho “chế độ chung thân” trong nhiệm kỳ của ông Tập.
Ông Lâm Hòa Lập trong một báo cáo khác lại chỉ ra, ngoài xác lập địa vị “hạt nhân” để ông Tập Cận Bình tiếp tục thống lĩnh ĐCSTQ, mà từ sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 cho đến nay, cơ quan ngôn luận phía chính phủ Trung Quốc ngày càng ít sử dụng “người lãnh đạo đời thứ 5″ để hình dung Tập Cận Bình, cũng đã phản ánh tham vọng muốn mưu cầu “chấp chính cả đời” của ông Tập Cận Bình, bởi vì đến đời của ông, sẽ không còn “một đời sau” nào nữa.
Vấn đề liên quan đến chế độ tổng thống cũng đã dấy lên rất nhiều tranh luận. Ông La Vũ, con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, đã từng cho rằng Tập Cận Bình trong tương lai có thể sẽ có hành động “lật nhào”, ví như tuyển chọn tổng thống.
Ông Hạ Vệ Phương – Giáo sự luật học của trường đại học Bắc Kinh, ngày 30/7 khi diễn giảng ở Đài Loan cũng chứng thực, Trung Quốc có người đề nghị chuyển đổi sang “chế độ tổng thống”, sau khi ông Tập Cận Bình đảm nhiệm hai khóa Tổng Bí thư sẽ sửa đổi hiến pháp, lại đảm nhiệm 5 năm tổng thống khóa đầu tiên.
Ông Ngô Tộ Lai, học giả về các vấn đề Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể cân nhắc sau khi đảm nhiệm một hai nhiệm kỳ Tổng Bí thư, chuyển sang đảm nhiệm Ủy viên trưởng của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đồng thời chuyển quyền lực quân đội sang Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Từ đó khiến cho quân đội và quốc gia “đều thuộc về Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”.
Đây là một phương thức đặc thù để đưa chính trị Trung Quốc vượt qua một cách bình ổn, hợp pháp và có thể thực thi, khiến cho Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vứt bỏ Đảng Cộng sản trên danh nghĩa.
Theo Secretchina

Đệ nhất cao tăng thời cận đại Trung Quốc từ chối gặp Mao Trạch Đông nên bị đập chết

Hư Vân thiền sư (1840 – 1959), được xưng là cao tăng đệ nhất thời cận đại Trung Quốc. Ông từng là thượng khách của Tưởng Giới Thạch, giúp Tưởng Giới Thạch tiên đoán kết cục của chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng cả đời ông từ chối gặp lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông.

đàn áp, Trung Quốc, tăng ni, hư vân hòa thượng,
Đệ nhất cao tăng thời cận đại Trung Quốc, Hư Vân thiền sư. (Ảnh: Internet)
Theo “Tự thuật niên phổ” của Hư Vân hòa thượng, ông khi sinh ra hình hài trông như tảng thịt lớn. Mẹ ông sau khi sinh thể lực suy yếu, lại tuổi cao, vừa trông thấy hình hài con trẻ, bà quá đỗi kinh hãi, không chịu đựng nổi mà qua đời.
Tình cờ khi ấy, một ông lão râu trắng làm nghề bán thuốc đi ngang qua, tự nguyện vào hỗ trợ gia đình, dùng dao xé bào thịt này, bên trong là một bé trai trắng trẻo mập mạp, chính là Hư Vân hòa thượng sau này. Trong thời kỳ Thanh triều, Hư Vân hòa thượng với thanh danh cao tăng đắc đạo đã lan truyền rộng khắp.
Giúp Tưởng Giới Thạch tiên đoán kết cục chiến tranh thế giới thứ 2
Theo tư liệu ghi chép lại, một ngày tháng 11/1942, Lâm Sâm – chủ tịch Trung Hoa dân quốc đi tới Nam Hoa thiền tự, nghênh thỉnh Hư Vân hòa thượng đến Trùng Khánh chủ trì “Pháp hội đại bi giải tai ương hộ quốc” ngày 9/12, do Lâm Sâm, Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Hư Vân hòa thượng nhận lời, sau đó đồng thời cử hành đàn tế ở 2 chỗ khác nhau là Từ Vân tự, Hoa Nham tự, kỳ hạn 49 ngày.
Lúc ấy có rất nhiều chính khách của Trung Hoa dân quốc cũng đều theo làm môn đồ của Hư Vân hòa thượng. Hơn nữa Hư Vân cũng là thượng khách của Tưởng Giới Thạch. Trong ngày diễn ra pháp hội, Tưởng Giới Thạch hỏi Hư Vân hòa thượng về chiến tranh kháng Nhật và đại chiến thế giới thứ 2 tương lai kết quả sẽ ra sao?
Đối với điều Tưởng Giới Thạch hỏi, Hòa thượng Hư Vân không trả lời, suy nghĩ một chút, từ trong túi lấy ra tờ giấy ghi chép câu trả lời, bảo người phục vụ mang ra một cái kéo, cầm kéo cắt mảnh giấy thành hình vuông, rồi gấp chéo 3 lần, sau đó cắt ngang. Giấy bị cắt xong rơi xuống, mở ra, trong tay Hư Vân hòa thượng là 3 chữ, một là chữ  “” (Thập), đại biểu cho quân Italy, một cái là chữ “” (Vạn), đại biểu cho phát xít Đức, còn một cái là chữ “” (Nhật), đại biểu cho lãnh thổ Trung Hoa bị quân Nhật tùy ý xâm lấn.
Hư Vân hòa thượng trầm tư một lát, rồi nói thêm, lần này sau khi kháng chiến thắng lợi, Trung Quốc sẽ xuất hiện một diện mạo khác. Tưởng Giới Thạch nghi hoặc, hỏi diện mạo khác là gì? Lão hòa thượng trầm mặc không nói gì, cũng không trả lời câu hỏi đó.
Đúng như tiên đoán của Hư Vân hòa thượng, 3 năm sau, Italy đầu hàng vô điều kiện, phát xít Đức bại trận, Nhật vốn cũng không thể không ký hiệp thương đầu hàng. Ngay sau đó, chiến tranh 2 đảng Dân quốc – Cộng sản diễn ra, đến năm 1949 mới bình ổn.
Cự tuyệt tiếp kiến Mao Trạch Đông
Trong dân gian luôn lưu truyền một câu chuyện xưa, kể rằng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, có một lần ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông nghe kể chuyện về Hư Vân hòa thượng, nghe xong Mao Trạch Đông rất động tâm, nghĩ ngay đến việc mời Hư Vân hòa thượng đến Vũ Hán, nhưng đã bị Hư Vân cự tuyệt. Hư Vân hòa thượng nói, xưa nay Pháp vương đều cao hơn nhân vương, Mao Trạch Đông cần quy theo, ông ta cần phải đến Nam Hoa, chuyện này sau đó bị bỏ mặc.
Hư Vân không chỉ cự tuyệt gặp Mao Trạch Đông, hơn nữa còn cự tuyệt đảm nhiệm chức Hội trưởng hội Phật giáo của ĐCSTQ. Năm 1953, lãnh đạo ĐCSTQ mời Hư Vân đến Bắc Kinh phụng dưỡng tuổi già, nhưng Hư Vân lão hòa thượng lúc ấy đã 114 tuổi vẫn cự tuyệt lời mời này, vẫn ở tại Giang Tây, Vân Cổ tự cùng các đồ đệ tu hành.
Bị vu “phản cách mạng” và hãm hại trong phong trào “trấn áp phản cách mạng”
Trong cuộc vận động ‘trấn áp phản cách mạng” của ĐCSTQ, Hư Vân hòa thượng đã hơn 100 tuổi cũng không thể thoát khỏi, ông cũng bị dán nhãn “phản cách mạng”, và bị hãm hại.
Theo loạt bài xã luận “Cửu bình Cộng sản đảng” của trang Epoch Times có miêu tả, năm 1952, Trung Quốc thành lập “Hội Phật giáo Trung Quốc”. Năm 1952, ĐCSTQ cử đại diện đến tham dự lễ ra mắt của Giáo hội Phật giáo Trung Quốc. Tại buổi lễ, nhiều “Phật tử” trong Giáo hội đã đề nghị bãi bỏ những giới cấm của Phật. Họ nói rằng những quy định này đã gây ra cái chết của nhiều thanh niên nam nữ.
Một số người thậm chí còn biện hộ rằng “mọi người phải được tự do tin theo bất cứ tôn giáo nào. Tăng ni nên được tự do lập gia đình, uống rượu, và ăn thịt. Không ai nên can thiệp vào những việc này”. Vào lúc đó, Hòa thượng Hư Vân có mặt tại buổi lễ và thấy rằng Phật giáo đang phải đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt ở Trung Quốc. Ông đã bước lên phản đối những đề xuất này và đề nghị giữ gìn những giới cấm và y phục của Phật giáo.
Hư Vân hòa thượng sau đó đã bị phỉ báng, và bị dán nhãn là “phản cách mạng”. Ông bị giam giữ trong phòng trụ trì, không được ăn uống gì cả, thậm chí còn không được ra khỏi phòng để đi vệ sinh. Ông cũng bị ép phải giao nộp vàng, bạc và súng đạn. Khi ông trả lời rằng không có những thứ đó, ông đã bị đánh đập tới mức xương sọ bị rạn nứt, chảy máu và gẫy xương sườn. Lúc đó ông đã 112 tuổi. Quân cảnh đã đẩy ông ngã từ trên giường xuống đất. Ngày hôm sau, khi họ quay trở lại và thấy ông vẫn còn sống, họ lại tiếp tục đánh đập ông tàn nhẫn hơn.
ĐCSTQ đã tịch thu tài sản của chùa, bắt các tăng ni phải nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin để tẩy não họ, thậm chí còn bắt họ phải lao động cưỡng bức. Có một “công trường Phật giáo”ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, hơn 25.000 tăng ni đã từng bị bắt phải làm việc ở đó.
ĐCSTQ còn khuyến khích các tăng ni lập gia đình để làm cho Phật giáo tan rã. Ví dụ, ngay trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1951, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Tràng Sa, tỉnh Hồ Nam đã ra lệnh cho tất cả các ni cô trong tỉnh phải quyết định lập gia đình trong một vài ngày. Hơn nữa, các hòa thượng trẻ khỏe đã bị bắt phải nhập ngũ và bị đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn.
Nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp của ĐCSTQ. Những người được coi là tinh hoa chân chính của Phật giáo và Đạo giáo đã bị đàn áp. Trong số những người còn lại, nhiều người đã quay trở lại cuộc sống trần tục, nhiều người khác là những Đảng viên Cộng sản hoạt động bí mật chuyên mặc áo cà sa, áo choàng Đạo sĩ hay áo dài linh mục để bóp méo Kinh Phật, Đạo giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này.
Theo NTDTV

EVN bất ngờ báo lỗ gần nghìn tỷ trong nửa đầu năm 2016

EVN bất ngờ báo lỗ gần nghìn tỷ trong nửa đầu năm 2016

EVN bị lỗ do chi phí tài chính tăng đột biến, nhiều khả năng là do lỗ tỷ giá.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2016.
Trong 6 tháng đầu năm, EVN đạt gần 131.000 tỷ doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng hơn 19.200 tỷ (17%) so với cùng kỳ năm 2015. Lãi gộp qua đó tăng tới 34%, đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính cũng tăng hơn gấp đôi, từ 1.500 tỷ lên hơn 3.350 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng đột biến từ 7.700 tỷ lên gần 15.500 tỷ đồng kéo lợi nhuận không chỉ giảm mạnh so với cùng kỳ mà còn khiến EVN bị lỗ.
Tính chung 6 tháng, EVN lỗ trước thuế 557 tỷ đồng và lỗ ròng 930 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tương ứng của cùng kỳ là lãi 1.271 tỷ và 450 tỷ đồng.
Trong số hơn 15.500 tỷ đồng chi phí tài chính, chỉ có 6.900 tỷ đồng là chi phí lãi vay. Phần còn lại nhiều khả năng là do ảnh hưởng của lỗ tỷ giá.
Tính đến 30/6/2016, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của EVN đạt lần lượt là 663.000 tỷ và 187.700 tỷ đồng.
Bên cạnh EVN, một tập đoàn lớn khác là Vinachem cũng báo lỗ trong nửa đầu năm 2016 do một số công ty thành viên trong lĩnh vực phân bón như Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai bị lỗ lớn.
Trường An
Theo Trí thức trẻ

Chủ trang trại khóc vì đàn lợn chìm trong lũ

Untitled-1


Mới đây, bức hình ghi lại cảnh người đàn ông đứng khóc bất lực giữa hơn 6.000 con lợn dầm mình trong nước lũ đã gây bão trên cộng đồng mạng Trung Quốc.
Từ sáng hôm kia, hơn 6.000 con lợn của công ty nông nghiệp sinh thái Khang Nguyên, tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã phải ngâm mình liên tục trong nước lũ suốt gần 20 tiếng.
Nguyên nhân gây ra trận lũ nghiêm trọng này là những trận mưa lớn rả rích trút xuống huyện Thư Thành, nơi có trang trại lợn của công ty Khang Nguyên. Mưa lớn khiến nước tràn vào các chuồng trại, làm ngập hoàn toàn khu nuôi nhốt lợn.
b083fe955fd618e177fe4b-1467704385_660x0
16682271-980x1200-0-1467704588_660x0
b083fe955fd618e177fe4b-1467704385_660x0