Cách lựa chọn từ ngữ của nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang rất thận trọng và đề phòng.
Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, Giáo sư Tạ Thao thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh cho biết, ứng cử viên đảng Cộng hòa DonaldTrump đắc cử Tổng thống Mỹ có khả năng sẽ giúp giảm áp lực lên các chiến lược của Trung Quốc.
Theo giới quan sát, sau khi Trump đắc cử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ngay lập tức gửi điện mừng. Đáng chú ý, trong điện mừng không đề cập thẳng vấn đề lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang chủ trương xây dựng "mối quan hệ nước lớn kiểu mới" trong những năm gần đây.
Mà ông Tập lại nhấn mạnh cụ thể nội dung của chủ trương trên, đó là "giữ vững nguyên tắc không xung đột không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng lợi, để mở rộng hợp tác song phương, khu vực và trên toàn cầu ở mọi lĩnh vực".
"Cách lựa chọn từ ngữ của nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang rất thận trọng và đề phòng", Đa chiều (Mỹ) nhận định.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ có thể khiến quan hệ Trung - Mỹ phát sinh nhiều thay đổi. (AFP/VCG)
Tuy nhiên, trái ngược với nhiều đánh giá lo lắng của các học giả Trung Quốc khác, ông Tạ Thao cho rằng, quan hệ Trung - Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ lạc quan hơn nhiều.
Bởi theo ông, căn cứ theo tình hình hiện tại, Washington hiện đang vướng nhiều hệ lụy ở Trung Đông cũng như cần "phục hồi" quan hệ Mỹ - Nga nên quan hệ Trung - Mỹ có khả năng lớn sẽ trở nên "nồng ấm".
Trước nhận định, Trung Quốc cần chuẩn bị "bắt tay" với Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tạ nhận định:
"Từ nhiều phiên bản của các cuốn sách viết về Trump có thể thấy, ông ấy làm việc luôn đề cao ba nguyên tắc: Thứ nhất, chỉ có thể thắng, không thể thua. Thứ hai, chỉ chấp nhận thành công, không chấp nhận thất bại. Thứ ba, nếu bị người khác tấn công, nhất định sẽ đáp trả lại gấp đôi".
Do đó theo Tạ, khi Trump vẫn chưa có thái độ và hướng đi chắc chắn, cụ thể với Trung Quốc thì ngay những bước tiếp xúc đầu tiên, người đứng đầu Trung Nam Hải cần có phương thức hợp lý để "tác động đến cảm nhận và nhận thức của Trump đối với xã hội cũng như nền chính trị Trung Quốc".
Đặc biệt, về vấn đề Đài Loan, Tạ cho biết, Bắc Kinh cần nhất chính là "chỉ dạy" Trump để ông hiểu rằng, vấn đề này hiện nhạy cảm hơn rất nhiều so với quá khứ.
Trước đó, trong một bài bình luận gần đây, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc - Tân Hoa Xã cũng kêu gọi tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump phải cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới.
theo Trí Thức Trẻ
Thế lực nào đứng sau sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc những năm gần đây?
Những năm gần đây, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có những tiến bộ rất lớn, kết quả này khiến người ta nghi ngờ về nguồn gốc công nghệ của đất nước này.
Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có những tiến bộ rất lớn. (Ảnh: Internet)
Công nghệ tàu ngầm Đức
Nghi vấn trên hoàn toàn có căn cứ khi tờ Qianzhan đưa tin, gần đây Hải quân Đức có thể đã chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ mới tàu ngầm phi hạt nhân Type 214 mà không cần sự chấp thuận từ chính phủ. Công nghệ này cho phép các tàu ngầm Trung Quốc “vượt mặt” Nga, Mỹ.
“Với công nghệ mới, tàu ngầm Trung Quốc có thể chạy tuần tra dưới nước với tốc độ 2-6 hải lý/h trong hơn 3 tuần với hệ thống pin nhiên liệu. Nếu nó sử dụng ống thông khí, nó có thể chạy tốc độ 6 hải lý/h trong 12 tuần, vượt 12.000 dặm”, nguồn tin trên báo cho biết.
Theo phán đoán của tờ Qianzhan, công nghệ mới mà Đức chuyển giao cho Trung Quốc chỉ có thể là hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) trên tàu ngầm Type 214. “Hệ thống AIP trên tàu ngầm Type 214 tốt hơn nhiều so với hệ thống tương tự của Trung Quốc. Với AIP Type 214, Trung Quốc có thể sử dụng tàu ngầm thông thường để làm những gì trước đây được thực hiện bởi tàu ngầm hạt nhân đắt tiền”, Qianzhan viết.
Nguồn tin cho biết thêm, nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ AIP Type 214 để cải tiến hệ thống động lực trên tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 lớp Nguyên do nước này tự phát triển, có tham khảo tàu ngầm Kilo của Nga.
Máy bay J-10 được phát triển theo nguyên mẫu IAI Lavi của Israel.
Phát triển nhờ Israel
Ngoài sự giúp đỡ từ Đức, sự tiến bộ của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong những năm gần đây còn do sự trợ giúp đắc lực từ việc chuyển giao công nghệ từ Israel. Hiện nay, dự án quân sự quan trọng nhất mà Trung Quốc đang thực hiện có sử dụng rộng rãi công nghệ của Israel là việc sản xuất máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10.
Israel cung cấp cho Trung Quốc mẫu dự án máy bay Lavi, bán một số mẫu máy bay riêng rẽ và rất có thể là đã bán cả công nghệ sản xuất một số hệ thống: hệ thống dẫn đường quán tính của các công ty “Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel” và “Taman INS”; hệ thống tác chiến điện tử “Elisra”; hệ thống điều khiển “Lir Sigler”/MBT; đài liên lạc vô tuyến ARC-740; trạm radar EL/M-2035 và EL/M-2032.
Israel cũng là nguồn cung cấp quan trọng nhất các tên lửa lớp “không đối không” và công nghệ chế tạo chúng cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã mua của Israel tên lửa “Piton-3” (ký hiệu của Trung Quốc là PL-8). Cuối những năm 1990, Israel cung cấp cho Trung Quốc các mẫu các tên lửa phiên bản hiện đại hơn là “Piton-4” tầm ngắn chuyên để chống lại các máy bay tiêm kích thế hệ 4 của Nga.
Một lĩnh vực hợp tác khác tương đối hiệu quả là sản xuất các máy bay không người lái. Các nguyên mẫu của máy bay không người lái trinh sát chiến thuật của Trung Quốc như W-30 và W-50 chính là “Searcher” của Israel, và trong quá trình chế tạo Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ của Israel.
Năm 2000, Trung Quốc đã nhận khoảng 200 máy bay không người lái chống radar tấn công “Harpy”. Một số nguồn tin còn cho rằng, hai nước tiến hành chung một dự án chế tạo riêng cho Trung Quốc tên lửa hàng không có cánh theo công nghệ Israel “Delaila” với tên gọi là “STAR-1”.
Phía Israel đã đánh giá một cách lạc quan triển vọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, dù hiện nay châu Âu vẫn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh, tuy nhiên lện cấm này cũng bộc lộ nhiều sơ hở khiến Israel lách luật và tiến hành buôn bán vũ khí, thiết bị quân sự với Trung Quốc bất chấp phản đối của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu.
Hệ thống phòng không HQ-9 được phát triển theo nguyên mẫu S-300 của Nga.
Không thể thiếu Ukraine
Theo thông tin được tờ Duowei News cho biết, Ukraine là khách hàng lớn nhất của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và sẽ trở thành đối tác công nghệ hàng đầu của nước này. Ukaine đã xuất khẩu hơn 30 loại công nghệ quốc phòng tới Trung Quốc bao gồm cả tàu sân bay và các loại tàu lớn, máy bay huấn luyện siêu âm, công nghệ xe tăng và tên lửa không đối không. Nhờ những công nghệ này mà nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc tiến rất nhanh trong 10-20 năm trở lại đây.
Ngoài tàu sân bay Liên Ninh – vốn là tàu sân bay Varyag được đóng dưới thời Liên Xô (sau thuộc sở hữu Ukarine, bán cho Trung Quốc với giá siêu rẻ), Trung Quốc cũng hợp tác với Ukraine để sản xuất động cơ DN/DA-80 cho tàu khu trục của Trung Quốc, động cơ diesel 6TD-2E dành cho xe tăng Al-Khalid được Trung Quốc phát triển cho Pakistan và động cơ Al-222 cho máy bay huấn luyện tiên tiến L-15 và công nghệ tên lửa dẫn đường.
Tiếp đến là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay – Zubr. Trước hết, dù cố gắng đặt vấn đề với Nga để mua loại tàu này nhưng Trung Quốc đã thất bại. Ukraine một lần nữa đóng vai đấng cứu tinh khi nhà máy Morie ở Feodosya (Ukraine), trước đây lại là nơi chế tạo loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới này.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã giúp công ty này thanh toán toàn bộ khoản nợ. Đồng thời đặt lên bàn đàm phán 350 triệu USD để mua về 4 tàu đổ bộ đệm khí “sao chép hoàn toàn từ Project 12322 Zubr của Nga với cái tên Project 958 Bizon. Điều đáng chú ý, trong 4 chiếc tàu, 2 chiếc sẽ được đóng tại Ukraine, còn 2 chiếc sẽ được Trung Quốc đóng với sự giúp đỡ, giám sát của kỹ sư Ukraine.
Không chỉ Ukraine mà ngay cả Nga cũng gián tiếp giúp Trung Quốc phát triển công nghiệp quốc phòng của mình bằng những hợp đồng mua bán vũ khí. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.
Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16. Vũ khí tiếp theo Nga “giúp” công nghệ cho Trung Quốc là hệ thống phòng không HQ-9. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành hàng loạt hành động sao chép vũ khí Nga từ gián điệp mạng.
(Baonghean.vn) - Lực lượng quản lý thị trường Nghệ An phát hiện trên xe tải đang chở 720 kg bắp cải xuất xứ Trung Quốc không có giấy tờ hợp lệ vào địa bàn thành phố Vinh tiêu thụ.
Lúc 4h sáng 11/11, Đội QLTT cơ động đã phát hiện xe tải mang BKS 34C-08686 do ông Nguyễn Văn Quân (SN 1982) trú tại Thị trấn Thanh Miễn, Hải Dương làm chủ phương tiện cũng là chủ hàng đang dừng bốc dỡ hàng tại ngã 3 Quán Bàu, Tp. Vinh.
Số lượng bắp cải có xuất xứ từ Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ bị bắt giữ.
Qua kiểm tra, Đội quản lý thị trường cơ động phát hiện trên xe tải chở 720 kg bắp cải không có giấy tờ hợp lệ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chủ hàng cho biết bản thân kinh doanh rau củ quả, đang chở số hàng trên từ Hải Dương vào Nghệ An để tiêu thụ, trị giá lô hàng hơn 5 triệu đồng.
Số hàng vi phạm được tập kết tại cơ quan QLTT chờ xử lý theo quy định.
Sau khi kiểm tra, cơ quan QLTT đã tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên, đồng thời xử phạt hành chính 4 triệu đồng đối với lái xe. Số hàng vi phạm sẽ được cơ quan chức năng tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Chỉ trong thời gian ngắn, cơ quan QLTT đã xử lý 6 vụ vi phạm về rau củ quả nhập lậu, không có giấy tờ kiểm dịch, tổng giá trị thu phạt hơn 100 triệu đồng.
Như vậy, chỉ tính từ tháng 6/2016 đến nay, cơ quan QLTT Nghệ An đã xử lý 6 vụ vi phạm về rau củ quả nhập lậu, không có giấy tờ kiểm dịch, tổng giá trị thu phạt hơn 100 triệu đồng. Trong đó, phạt hành chính gần 38 triệu đồng; Trị giá hàng tiêu hủy: hơn 70 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm: hơn 6.000 kg bắp cải, 1.400 kg cải thảo và 160 kg cà rốt.
Chủ có ánh mắt, nụ cười...thắm thiết còn khách bắt tay hờ hững của 1 gã đàn ông cao lớn, đẹp trai nhưng " liệt dương" ?
Vào chiều ngày 11 tháng 11 năm 2016, một số nhà hoạt động nhân quyền, bất đồng chính kiến trong nước đã cầm banner biểu tình ngay tại vòng xoay Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để phản đối sự việc đại biểu Trung Cộng tham dự phiên họp của Quốc hội Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Theo thông tin mà SBTN nhận được, một nhóm nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, bất đồng chính kiến gồm: Blogger Nguyễn Thuý Hạnh, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Trương Dũng, dân oan Trần Thị Thảo, Lê Hùng,… đã cầm các banner có khẩu hiệu: “phản đối Quốc hội rước giặc vào nhà”, “yêu Nước không có tội”, “phản đối bắt bớ, giam cầm người yêu nước”,… và đứng ngay khu vực vòng xoay Lý Thái Tổ để bày biểu tình ôn hoà, bày tỏ chính kiến. Nhà cầm quyền Hà Nội đã huy động lực lượng công an, anh ninh đến để như theo dõi, ghi hình những người tham gia biểu tình.
Blogger Nguyễn Thuý Hạnh cho phóng viên SBTN biết: “lý do chúng tôi tham gia biểu chiều hôm nay là những ngày gần đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt bớ, bỏ tù nhiều người yêu nước một cách bất công. Thứ hai là ngày hôm qua, Quốc hội Việt Nam đã để cho chủ tịch quốc hội Trung Cộng, ông Trương Đức Giang vào dự khán phiên họp. Những điều đó đã làm cho chúng tôi quá tức giận, nên đã quyết định biểu tình …”
Chị Thuý Hạnh còn cho biết thêm: “Trong những lần biểu tình trước mà chúng tôi thực hiện thì bị nhiều đối tượng quá khích ra để gây rối, bị nhà cầm quyền họ bắt bớ. Tuy nhiên chiều nay, tôi nhận thấy rất đông người dân đã ủng hộ, đồng tình với việc làm của chúng tôi. Công an cũng tỏ thái độ ôn hoà, làm cho có lệ theo lệnh của cấp trên mà thôi. Điều đó cho thấy, người dân Việt Nam đang ngày càng hiểu rõ bản chất của quốc hội và chính phủ”.
Vào sáng ngày 10/11/2016, đoàn quốc hội Trung Cộng do ông Nguyễn ( Trương) Đức Giang dẫn đầu đã thăm và làm làm việc với bà Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch quốc hội CSVN. Sau đó, đoàn quốc hội Trung Cộng đã có phiên họp dự khán trong cuộc họp nội bộ của quốc hội CSVN.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ có Ngoại trưởng mới. Theo các nguồn tin báo chí thì Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich hoặc Đại sứ John R. Bolton có thể được tân Tổng thống Donald Trump đề cử vào chức vụ này.
Republican presidential candidate and former U.S. House Speaker Newt Gingrich speaks at a meet and greet session at the Willow Ridge Golf Course in Fort Dodge, Iowa, December 15, 2011. REUTERS/Jeff Haynes (UNITED STATES - Tags: POLITICS)
Ông Newt Gingrich là một sử gia viết rất nhiều sách, xuất thân là giáo sư đại học chuyên ngành sử học về Âu châu có văn bằng tiến sỹ Ph.D. của đại học Tulane University, New Orleans. Ông thuộc cánh bảo thủ, môn đệ của Tổng thống Ronald Reagan người đã kết thúc đế quốc Liên Xô vào thập niên 90.
Trong thời gian Newt Gingrich là Chủ tịch Hạ viện 1995 – 1999 ông bị nhiều người ghét trong đó có cả phe Cộng hòa vì quan điểm bảo thủ không thỏa hiệp của mình. Ông là cố vấn thân cận của ứng cử viên Donald Trump trong thời gian tranh cử và thường bày tỏ ước muốn quét sạch tham ô nơi chính trường Washington.
Khác với Đại sứ John R. Bolton, Newt Gingrich có tài diễn thuyết gây lôi cuốn vì kiến thức uyên bác của mình.
Đại sứ John R. Bolton là người rất thông minh, nổi tiếng về quan điểm bảo thủ cực hữu (neoconservative). Ông cũng thuộc trường phái Ronald Reagan chống chủ nghĩa Cộng sản xâm lược Liên Xô thời chiến tranh lạnh, trong đó có chiến tranh Việt Nam. Ông có liên hệ mật thiết với Thượng nghị sỹ Jesse Helms (1973 – 2003) người đã yểm trợ các nổ lực kháng chiến chống lại các chính quyền Cộng sản ở Phi châu trong thời chiến tranh lạnh.
John R. Bolton có dính líu tới vụ xì căng đan “Iran Contra” dưới thời Tổng thống Ronald Reagan do trung tá TQLC Oliver North bí mật tổ chức bán vũ khí chuyển từ Do Thái đến Iran (đang bị chính Hoa Kỳ phong tỏa) để lấy tiền giúp kháng chiến quân Contra đánh lại chính quyền Cộng sản Nicaragua.
Đại Sứ John R. Bolton bị nhiều người ghét vì quan điểm bảo thủ cực hữu và lối nói chuyện “cộc cằn thô lỗ” không đúng phép ngoại giao. Ông là nhân vật hay gay gắt chỉ trích thái độ “ù lì vô dụng” của Liên Hiệp Quốc trong thời gian giữ chức vụ Đại sứ ở đó. John R. Bolton là luật sư tốt nghiệp văn bằng luật ở đại học Yale.
Nói chung cả hai Newt Gingrich và John R. Bolton nếu trở thành Ngoại trưởng sẽ lèo lái Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào vị trí cứng rắn ít nhân nhượng hơn đối với các quốc gia độc tài và Cộng sản như Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam, Iran v.v.
Đương kim Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại Việt Nam có thể bị Tổng thống Donald Trump cách chức bất cứ lúc nào theo qui luật “Ambassadors serve at the pleasure of the President” tức là chức vụ Đại sứ là để phục vụ theo ý muốn của Tổng thống, với sự đồng thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.
Ted Osius là nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp (Foreign Service Officer) được Tổng thống Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trước khi gia nhập Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 1989, Ted Osius đã từng phục vụ cho Thượng nghị sỹ Al Gore, sau trở thành Phó Tổng thống thời Bill Clinton.
Đa số nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường mắc căn bịnh tự cao tự phụ (arrogant) cho rằng mình trí thức hiểu biết hơn người. Công việc chuyên nghiệp của họ là “kết bạn” (friendship) với chính quyền sở tại và nhiều khi mặc kệ chính quyền đó đàn áp giết hại công dân của họ.
Những người Việt Nam trong và ngoài nước nếu quan tâm tới sự đàn áp vi phạm nhân quyền của nhà cầm nước Việt cộng và không hài lòng với cách xử trí của Sứ quán Mỹ thì hãy chuẩn bị gởi thỉnh nguyện thơ cấp thời tới Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ (US Congress Foreign Affairs Committee), văn phòng của tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc yêu cầu thay thế vị Đại sứ mà mình không thích với một Đại sứ khác thực sự đại diện cho giá trị tự do và dân chủ của Hoa Kỳ.
(GDVN) - Đó là những gì mà Đại biểu Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói trước Quốc hội sáng nay để bày tỏ lo lắng về năng suất lao động.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng dẫn ra một thí dụ, trong kỳ họp tháng 9 vừa qua của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu Việt Nam duy trì năng suất lao động bình quân trong giai đoạn 2007-2012 như thế này thì đến năm 2038 năng suất lao động của Việt Nam mới bắt kịp được Philippine, năm 2069 mới bắt kịp được Thái Lan.
“Tôi nghe tôi thấy rất xót xa, tôi không biết các thành viên của Chính phủ suy nghĩ thế nào nhưng tôi thấy vừa xót xa và vừa tự ái dân tộc. Năng suất lao động của chúng ta thấp như thế này có phải là trách nhiệm đổ hết lên đầu người lao động hay không hay do Chính phủ của chúng ta điều hành nền kinh tế? Đây là một câu hỏi tôi đề nghị với Chính phủ trong 5 năm tới phải giải đáp và phải làm cho thật tốt.
Năng suất lao động quốc gia hoàn toàn không phải phụ thuộc vào người lao động mà rất nhiều yếu tố, yếu tố quan trọng nhất là công nghệ sản xuất, là máy móc trang thiết bị đưa vào trong nền kinh tế của chúng ta”, ông Tùng bày tỏ.
Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Tùng đề nghị không cho phép nhập công nghệ lạc hậu. Ảnh: Ngọc Quang.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng tiếp tục đặt ra một loạt câu hỏi: Thể chế kinh tế của chúng ta, luật pháp có tạo thông thoáng hay không? Khả năng quản lý điều hành của các nhà điều hành của chúng ta đã tốt chưa? Vấn đề tỷ trọng nông nghiệp ở trong cơ cấu kinh tế của chúng ta như thế nào?
Ông Tùng nêu quan điểm: “Quan trọng nhất là công nghệ. Chúng ta cứ lạm dụng nhân công giá rẻ mà nhập công nghệ lạc hậu vào thì làm sao nâng cao năng suất lao động?
Do đó, chúng tôi kiến nghị với Chính phủ là từ nay trở đi không nên nhập các công nghệ lạc hậu vào trong đất nước của chúng ta, vừa gây ô nhiễm và không nâng cao năng suất lao động. Cứ công nghệ rẻ của Trung Quốc cộng với nhân công rẻ của Việt Nam thấy cạnh tranh được cứ thế mà làm thì chết đất nước này trong những năm tới”.
Đồng quan điểm, Đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên – Huế) thì băn khoăn là xác định phương hướng tới tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhưng không nêu rõ tái cấu trúc tiếp tới sẽ là như thế nào? Gắn với mô hình tăng trưởng thì mô hình tăng trưởng nào?
Ông Thông nêu quan điểm: “Hơn 20 năm trước khi được hỏi Việt Nam sản xuất gì thì ông Lý Quang Diệu đã khuyên một câu, đầu tiên không phải Việt Nam có thể sản xuất được gì mà cái quan trọng là thế giới cần gì.
Về mô hình tăng trưởng của nước ta từ trước đến nay chủ yếu dựa trên đất đai, tài nguyên, trong tài nguyên có vấn đề dầu khí, hiện nay giá dầu khí thế giới giảm làm ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề trong chính sách. Ta cần chuyển sang mô hình tăng trưởng theo hướng năng suất lao động ngày càng cao. Phải nói trước hết rất phù hợp với lý thuyết về kinh tế, đồng thời cũng thực tế của một số nước gần ta.
Để gia tăng năng suất lao động đòi hỏi nâng cao trình độ lao động, sử dụng công nghệ cao, phát triển nguồn lực có hiệu quả gắn với thị trường quốc tế”.
Đừng để các doanh nghiệp bị chôn vùi
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cũng nhận định: “Cần phải giúp doanh nghiệp hiểu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng sản xuất, sức cạnh tranh để các doanh nghiệp có thể bước vào sân chơi chung một cách vững tin và thành công.
Phải giúp cho doanh nghiệp biết rằng TPP có thể là cánh cửa mở ra để doanh nghiệp phát triển, bay cao nếu như họ có sự thay đổi. Nếu không thì có thể đó là địa ngục để chôn vùi các doanh nghiệp”.
Trước đó, nói về những tồn tại của nền kinh tế, Đại biểu Trần Du Lịch đồng tình với 9 nội dung mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, đồng thời đặt ra vấn đề:
Nhìn tổng thể 5 năm, trong 21 chỉ tiêu, có 9 chỉ tiêu không đạt được lại rơi vào những chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng. Ví dụ, tổng đầu tư xã hội trên GDP, sản phẩm công nghệ cao, năng suất lao động, lao động qua đào tạo… liệu rằng trong 5 năm tới có thể tăng trưởng cao hơn không?
“Nhìn tổng thể như vậy, chúng ta nỗ lực mà đạt được, nói theo kiểu dân gian ở trong Nam chúng tôi gọi là đứng nhón gót lên, miền Bắc gọi là đứng kiễng chân", ông Lịch ví von.
Đồng thời, Đại biểu Trần Du Lịch cũng nêu rõ 4 hạn chế mà nền kinh tế phải đối mặt:
Thứ nhất là tổng đầu tư xã hội giảm như phân tích của Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Nền kinh tế của ta tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn.
Thứ hai là nông nghiệp đạt được nhiều kết quả, phải chăng đã giảm trần tăng trưởng và đang suy giảm nếu thiếu động lực mới trong vấn đề tái cấu trúc.
Thứ ba là kinh tế phục hồi nhưng doanh nghiệp trong nước trong một thời gian dài chết quá nhiều và xảy ra một hiện tượng là FDI tồn tại tốt, nhưng doanh nghiệp trong nước phát triển yếu kém.
Nếu chúng ta duy trì một tăng trưởng mà dựa vào FDI thì nó phát sinh một mâu thuẫn trong nền kinh tế bởi vì xét cho cùng FDI vẫn là nợ quốc gia. Nếu phát triển lĩnh vực đó thì GDP tăng nhưng lợi tích quốc gia sẽ giảm bởi vì tổng nguồn vốn đưa vào bao giờ cũng thấp hơn tổng đưa ra và phân phối không không đều.
Thứ tư là chúng ta vướng vào chi ngân sách, nợ công thâm thủng, việc chi tiêu ngân sách, tôi thấy Bộ Tài chính theo kiểu giật áo, vá vai thì rõ ràng không có dư địa để chúng ta kích tổng cầu cho giai đoạn sau”.
Đại biểu Trần Du Lịch chi tiêu kiểu "giật gấu bá vai" thì không có nguồn lực đầu tư cho giai đoạn sau. Ảnh: Ngọc Quang.
Ông Trần Du Lịch đề nghị trong vấn đề tái cấu trúc, tập trung vào 2 việc: Một là về nông nghiệp, phải giải quyết lớn nhất hiện nay đó là làm sao đổi mới phương thức tổ chức sản xuất đưa khoa học công nghệ vào. Đồng thời, Quốc hội cần sớm có Luật về công nghiệp hỗ trợ và gắn với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không có cái này không chuyển được gia công sang sản xuất, chúng ta không giải quyết được bài toán về vấn đề tái cấu trúc.
Hai là để giải quyết bài toán nợ, gọi là nợ xấu ngân hàng, Quốc hội phải có nghị quyết để giải quyết căn cơ vấn đề này.
...Thời Lê Duẩn thì Lê Duẩn mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ, đến sau này thì cá mè một lứa, Phan Văn Khải thì bảo Trần Đức Lương nên trả lại những quả đồi mà ông ta đã chiếm để làm villa, biệt thự. Trần Đức Lương thì mắng lại Phan Văn Khải rằng, mày hãy về bảo thằng con mày đừng giết người nữa rồi hãy bảo tao trả lại mấy quả đồi.
Họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá rồi lại khuyên nhau “vì sự ổn định đất nước”, “vì sự nghiệp lớn”, nên gác lại mọi chuyện, rồi lại hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó!
Nguyễn Hà Phan – Bi hay hài!?
Đầu năm 1994, sau chuyến đi Điện Biên Phủ đầu tiên để giúp anh Tuất Việt làm số báo “SGGP – 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”, tôi về Hà Nội và đến báo Nhân Dân gặp Mai Phong, trưởng ban bạn đọc của báo. Tôi bảo với Mai Phong, vừa đi Điện Biên Phủ về, có chai rượu hổ cốt, muốn rủ ông lên chỗ ông Nguyễn Hà Phan ở Ban Kinh tế chơi, gạ ông ấy kiếm ít mồi để nhậu. Anh cho tôi mượn cái điện thoại bàn của anh để gọi cho ông ấy … Mai Phong nhìn chai rượu của tôi, tuy có dán cái “mác” Lai Châu ở vỏ nhưng giá chỉ có 14.000 đồng. Phong nói: ông có đùa không thế, đang giờ làm việc mà đòi lên gặp Bộ Chính trị để nhậu!
Không cần Mai Phong đồng ý, tôi nhấc điện thoại bàn của anh lên (hồi đó chưa có di động phổ biến như bây giờ) gọi cho ông Sáu Phan. Từ đầu giây đằng kia, ông Sáu Phan kêu tôi “lên ngay!”. Thế là tôi kéo Mai Phong lên số 10 Nguyễn Cảnh Chân, khu Ba Đình. Chỗ Sáu Phan ngồi làm việc là trường Albert Sarraut cũ thời Tây.
Quen biết với ông Nguyễn Hà Phan từ lúc ông còn là Chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũ, tôi từng được Tổng biên tập Tuất Việt ủy nhiệm làm đặc phái viên của báo SGGP để phỏng vấn ông nhiều lần. Và, tôi cũng hết sức ủng hộ tỉnh Hậu Giang về mặt thông tin tuyên truyền những chủ trương rất đúng đắn của tỉnh dưới thời ông Hà Phan. Vì thế, việc ông Sáu Phan gặp tôi ở Hà Nội là việc vui đối với ổng. Khi chúng tôi lọc cọc chở nhau bằng xe đạp đến nơi thì đã thấy Sáu Phan bày ra vài thứ đồ nhậu khô. Được vài tuần rượu, Sáu Phan rút thuốc ra hút. Đặc điểm lớn nhất, dễ nhận ra ở Sáu Phan là, ông hút thuốc liên tục, hết điếu này nối điếu kia. Sáu Phan mời tôi và Mai Phong hút thuốc. Thấy ông đưa thuốc “mác” “Con ngựa trắng” mời khác thì tôi lấy làm lạ nên hỏi: Khi xưa ông là quan đầu tỉnh mà hút toàn ba số (555) inter, nay lên quan nhất phẩm triều đình lại hút thuốc này sao? Sáu Phan than phiền: – Ra đây Ban Tài chính quản trị trung ương nó cho hút thuốc gì thì được hút thuốc đó. Tiếp khách cũng thế, đâu có được như ở nhà.
Thấy thế, tôi bảo với anh Y, thư ký riêng của Sáu Phan đang ngồi gần đó: Nhờ anh bảo cô Tuyết ở Ban Tài chính qua đây tôi gặp. Y nói: – Ở Ban Tài chính có đến 3 cô Tuyết, nhà báo muốn gặp cô Tuyết nào? Tôi nói: muốn gặp cô Tuyết có chồng là ông Nguyễn Thanh làm bên Hải quan. Anh Y lập tức xua tay nói: – Cô Tuyết ấy là cấp trên của tôi, tôi không dám gọi. Tôi nói: – Thì anh cứ bảo cô ấy, có anh Lê Phú Khải ở miền Nam ra, muốn gặp cô ấy. Lát sau cô Tuyết xuất hiện. Cô em tôi (Tuyết là em họ tôi, con người chú thứ ba của tôi, là Lê Phú Ninh, quyền Chánh văn phòng Bộ Công an) rất vui vẻ: – Em chào bác! Bác mới ở miền Nam ra? Sao không báo em để em đem xe ra sân bay đón bác! Tôi cười nói: – Ra chơi với ông Sáu đây thôi có gì mà phải đón với rước! Sau đó tôi nói: Sao Ban quản trị lại bắt ông Sáu hút thuốc “Con ngựa trắng” thế này? Xưa kia ở Cần Thơ ông ấy toàn tiếp tôi bằng ba số cơ mà?! Cô Tuyết phân trần: – Ban TCQT chúng em liên kết với tỉnh Khánh Hòa sản xuất kinh doanh loại thuốc này, rồi bán lại cho Văn phòng trung ương. Văn phòng phân phối cho các bác ấy tiếp khách. Bác thông cảm! Cô Tuyết chỉ nói có thế rồi chào ông Hà Phan. Trước khi về, cô còn dặn tôi khi nào ra Bắc thăm bác Sáu, nhớ gọi điện để cô cho xe ra đón.
Sở dĩ tôi đề nghị anh Y kêu cô Tuyết sang là có ý muốn giới thiệu với cô quan hệ thân mật của tôi với ông Hà Phan, để cô ấy “ưu tiên” cho “ông bạn” già của tôi. Vì tôi biết các vị như Hà Phan ở địa phương còn sướng hơn cả vua chúa ngày xưa. Nay ra triều đình xa vợ con, nước lọ, cơm niêu là khổ lắm, lại không quen biết ai. Các quan chức ở Hà Nội hết giờ làm việc là về trình diện các quan bà hết, không như ở miền Nam hết giờ là đi nhậu. Cỡ như Sáu Phan, ở Hà Nội lại càng cô đơn(!).
Tuyết về rồi… Sáu Phan bảo tôi:
– Biết đâu cô Tuyết là em ông. Ở đây cô ấy quan trọng lắm, tay hòm chìa khóa của trung ương là ở tay cô ấy!!!
Lê Thị Tuyết sinh năm 1942, cùng tuổi với tôi. Cô sinh ra trong một gia đình đông con. Ông chú tôi có tới 7 người con, cô là thứ 2. Hồi nhỏ trong gia đình Lê Phú của tôi chỉ có tôi là cháu đích tôn là được cưng chiều từ nhỏ, còn các cháu nội của ông bà tôi từ bé đã rất vất vả vì các chú tôi đi cách mạng quanh năm! Gia đình phó thác cho các bà vợ. Cô Tuyết học hành chẳng được là bao, mười mấy tuổi cô đã phải đi gánh nước gạo cho mẹ nuôi lợn ở Bãi Giữa (Bãi Phúc Xá). Cô vào làm nhà nước, được vô nơi kín cổng cao tường này có lẽ là nhờ cái lý lịch “con nhà nòi”. Nhưng cô là người thông minh, có bản lĩnh và rất nhân hậu. Ở địa vị cao (Phó Ban Tài chính quản trị trung ương Đảng), nắm vật chất của Đảng trong tay nhưng cô thẳng thắn, khiêm nhường, tận tụy với công việc, và rất công bằng trong mọi sự phân chia của cải nên được cán bộ công nhân viên của Ban Tài chính quản trị trung ương và Văn phòng trung ương Đảng quí mến. Ngày cô mất, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã gởi một bức thư dài, chia buồn với gia đình cô. Bức thư ấy tôi đã được đọc. Những lời của Đại Tướng thật chân tình, những đánh giá của Đại Tướng về cô không công thức, giáo điều như mọi nghi thức với một người đã chết mà người ta thường thấy. Những điều ông viết làm người ta phải ngạc nhiên về nhận xét của một nhân vật lớn của đất nước đối với một cán bộ nhân viên bình thường: “Chị Tuyết ra đi để lại một tấm gương sáng của một người cán bộ hết lòng làm tròn nhiệm vụ, một người phụ nữ mẫu mực về lối sống và đạo đức cách mạng. Ký tên Võ Nguyên Giáp”. Lá thư đề ngày 22/2/1999 – Hà Nội.
Riêng đối với tôi, tuy chúng tôi là anh em cùng dòng tộc nhưng ở xa, ít tiếp xúc. Tuy vậy, cô Tuyết có cách cư xử mà tôi cho là chính xác, thông tuệ. Cô biết thừa tư tường “bất đồng chính kiến” của tôi với chế độ mà cô là một quan chức có hạng. Có lần tôi từ miền Nam ra Bắc, đến thăm nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng Nguyễn Kiến Giang nào ngờ lại gặp đúng lúc nhân viên an ninh chuyên theo dõi Nguyễn Kiến Giang đang ngồi ở nhà ông. Anh Kiến Giang liền giới thiệu: – Đây là nhà báo Lê Phú Khải, thường trú của Đài TNVN ở miền Nam ra chơi. Tay an ninh này vốn có tính đa nghi cố hữu của nghề nghiệp nên nghi ngờ tôi ra Bắc để móc nối với Kiến Giang, mời Kiến Giang vào Sài Gòn dự một cuộc hội thảo về dân chủ do một nhóm trí thức Sài Gòn sắp tổ chức. Thế là họ đã lần ra quan hệ họ hàng từ hai chữ “Lê Phú”. Họ đến gặp Lê Quân, em họ, con ông chú thứ 3 của tôi là Lê Phú An, cậu ta là công an an ninh văn hóa để xác minh về nhân thân của tôi. Sau đó, gặp cô Lê Thị Tuyết để nhờ cô khuyên giải tôi đừng quan hệ với “phần tử xấu” Nguyễn Kiến Giang – người từng là cán bộ lãnh đạo của Nhà xuất bản Sự Thật(!). Nhưng cô Tuyết là một người phụ nữ thông minh, hiểu nhẽ đời, cô không hề nói gì với tôi cả, vì biết rõ nói tôi cũng chẳng nghe. Và cũng biết rõ tôi chẳng có gì xấu cho dù là chơi với ông Kiến Giang. Vài năm sau, gặp vợ tôi ra Hà Nội chơi, cô mới kể lại câu chuyện cậu công an gặp cô nói về tôi mấy năm trước. Cô cũng chẳng có lời khuyên nào với tôi nhắn qua vợ tôi, trái lại khi vợ tôi than: – Ở địa phương, cán bộ lãnh đạo khốn nạn lắm, chỉ lo đấu đá quanh năm thì cô nói: – Chị cứ nhân lên 1000 lần sự khốn nạn của địa phương, nó sẽ là trung ương!
Cô em tôi là như thế. Với những người như ông anh họ của cô là tôi, cô “chơi bài ngửa”!, không nói thì ông anh cũng biết, nên cô không cần giấu. Và cô cũng biết, chẳng ai giấu gì được lịch sử! Trong một xã hội như thế, cô phải sống và cô sống tử tế, chân thực với mọi người. Với địa vị ấy, cô phải lo bố trí nhà ở, xe cộ đi về, đến cả chăn mền quần áo cho các vị quan to ở trung ương. Có lẽ vì thế mà cô biết rõ nhân cách của từng vị trong Bộ Chính trị qua những việc cụ thể, đời thường. Khi tôi còn làm phóng viên của Đài Truyền hình VN, có lần gặp tôi, cô nói: – Em thấy các phóng viên của Đài Truyền hình hay sang Văn phòng trung ương nhờ bọn em gọi điện từ Văn phòng trung ương qua đài, đề nghị với giám đốc Đài cử họ đi tháp tùng thủ tướng đi nước này, nước nọ. Em chẳng thấy bác sang bên chúng em bao giờ! Tôi nói ngay:
– Tôi rất sợ phải đi tháp tùng một vị Thủ tướng vô tích sự như ông Phạm Văn Đồng!!!
Cô em tôi cười rất tươi khi nghe tôi nói thế!
Lúc ông Hoàng Văn Hoan (HVH) bỏ trốn, tôi cũng đang công tác ở Đài Truyền hình. Báo đài lúc đó la ầm lên là ông HVH phản bội, dấu hiệu phản bội đã thấy rõ từ lâu(!). Gặp tôi cô Tuyết nói ngay Bác Hoan chẳng phản động gì cả. Khi họp Bộ Chính trị, bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời, chỉ có bác Hoan làm dám đập bàn cãi lại, cãi nhau tay đôi(!)
Về trường hợp Hoàng Văn Hoan, tôi cũng được một lần tướng Qua kể như sau:
– Ở Hội nghị Geneve, khi Phạm Văn Đồng kêu ai làm việc thì người đó run lắm, lo chuẩn bị tối ngày, chỉ có ông Hoan là ung dung tự tại hai tay đút túi quần, ra sân đá banh cho đến lúc gặp Phạm Văn Đồng!
Về cái chuyện các phiên họp của Bộ Chính trị thì rất khôi hài. Cô Tuyết kể với vợ tôi:
– Đến em cũng không được vào phục vụ mà chỉ có quyền chỉ huy các nhân viên vào phòng họp phục vụ bưng bê, Các nhân viên đó phải được tuyển lựa từ Cao Bằng, Lạng Sơn về, toàn dân tộc thiểu số để họ không quen biết ai ở Hà Nội, biết gì họ cũng không có ai để mà nói.
Cô Tuyết hóm hỉnh nói với vợ tôi:
– Nhưng chị lạ gì, con gái thì nó phải hành kinh hàng tháng. Khi hành kinh đứa nào cũng muốn thủ trưởng cho nghỉ nhiều, thế là nó phải nịnh em. Mà muốn nịnh em thì chỉ có cách nghe được cái gì trong cuộc họp BCT thì ghé tai em nói nhỏ để làm quà! Đứa nào cũng thế. Vì thế họp gì, nói gì em đều biết hết. Thời Lê Duẩn thì Lê Duẩn mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ, đến sau này thì cá mè một lứa, Phan Văn Khải thì bảo Trần Đức Lương nên trả lại những quả đồi mà ông ta đã chiếm để làm villa, biệt thự. Trần Đức Lương thì mắng lại Phan Văn Khải rằng, mày hãy về bảo thằng con mày đừng giết người nữa rồi hãy bảo tao trả lại mấy quả đồi. Họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá rồi lại khuyên nhau “vì sự ổn định đất nước”, “vì sự nghiệp lớn”, nên gác lại mọi chuyện, rồi lại hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó!
Cái thời ông Trần Xuân Bách đưa ra lý thuyết đa nguyên, cô Tuyết còn kể với vợ tôi: – Trong Bộ Chính trị lúc đó chia rẽ và nghi kỵ nhau lắm, đi họp ai cũng được vợ chuẩn bị một chai nước riêng, để trong túi, khi khát thì lén quay đi, rót uống. Bánh kẹo, nước ngọt bày la liệt nhưng chẳng ai dám đụng vô một miếng. Thế là bọn nhân viên của em nó tha hồ bóc ra để cuối cuộc họp chia nhau vui như tết!!!
Có lần cô Tuyết kể trực tiếp cho tôi nghe, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ: – Thủ trưởng của cậu tiết kiệm quá, chăn rách cả mền, lòi cả bông ra thế này mới chịu đem đổi. Cậu ta cười nói: – Tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi nên chăn mới rách bươm ra như thế. Tối qua, bông nó xổ ra, bay tứ tung làm ông ấy ho suốt đêm nên sáng nay mới bảo tôi đem đổi!!!
Chẳng những lo nhà, lo xe, cô còn lo chia quà Tết cho trung ương nữa. Số là, những năm bao cấp, mỗi lần ra họp trung ương, các tỉnh phía Nam còn đem cả tấn gạo ngon, hàng tạ tôm, cá khô ra biếu trung ương ăn Tết. Thế là cô phải thức cả trưa, cả tối để lo chia quà và đem đến từng nhà các vị trung ương.
Lo vật chất, cô Tuyết còn phải lo cả chuyện “tình cảm” cho các vị đó. Cô kể: – Khi bà vợ hai của Lê Duẩn báo sẽ ra Bắc, thì lập tức cô phải điều bác sĩ đến khám sức khỏe cho bà cả. Rồi theo kịch bản, bác sĩ la lối lên “sức khỏe chị Cả kém lắm rồi, phải đi Tam Đảo nghỉ ngơi!!! Khi bác sĩ đến khám, có cả hai nữ công an mặc quân phục, đeo súng bên hông rất oai để “bảo vệ” chị Cả đi Tam Đảo an dưỡng. Thấy mình oai quá, chị Cả đi liền. Thế là tối đó, đưa Tổng bí thư lên biệt thự ở Hồ Tây, chị Hai từ Sài Gòn ra, xuống sân bay là đưa thẳng tới biệt thự! Có lần cô còn tố cáo với vợ tôi: Lê Duẩn tàn độc lắm, có lần ngủ với cô y tá được cử tới để đấm bóp cho ông ta. Sau khi ngủ xong với cô y tá này, ông ta ra hiệu phải. Cô Tuyết nói nguyên văn với vợ tôi: – Em là phụ nữ, có chồng có con, lại theo đạo Phật, không bao giờ em làm điều thất đức.
Lê Duẩn là như vậy. Cuộc tắm máu đồng đội của Lê Duẩn ở Tết Mậu Thân là tội ác trời không dung, đất không tha. Biết là lộ, là thua rồi vẫn cứ lùa quân đi vào chỗ chết. Nhiều chiến binh ở Nam Bộ còn sống sót trong Tết Mậu Thân kể với tôi, quân ta đi đánh thì máy bay do thám của địch bay trên đầu, địch biết hết nên đánh đợt hai đi 100 về chỉ còn 1,2. Nếu chỉ đánh để làm tan rã ý chí xâm lược của Mỹ, để Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán như bọn bồi bút vẫn hô hoán về trận Mậu Thân 68 thì chỉ cần một mũi tấn công thọc sâu vào Sứ quán Mỹ như ý kiến của Tướng Giáp là đủ.
Hơn ai hết, cô Tuyết ở nơi kín cổng cao tường này nên biết rõ mọi chuyện.
Có lần Nguyễn Văn Linh thấy cô tận tụy với công việc phục vụ đã định đề bạt cô làm Trưởng ban Tài chính quản trị trung ương, nhưng cô từ chối với lý do là phụ nữ, không đủ năng lực làm lớn(!). Khi ông chú ruột tôi là Lê Phú Hào, đại diện Thông tán xã Việt Nam tại Paris, từng phục vụ Lê Đức Thọ – phiên dịch tiếng Anh – tại hòa đàm Paris, đầu năm 1980 ly khai, cư trú chính trị tại Pháp, thì lập tức ông Trần Xuân Bách, Chánh văn phòng trung ương Đảng, đưa vấn đề lý lịch của cô Tuyết ra xét, định vu cho cô là khai man lý lịch vì Lê Phú Hào cũng là chú ruột của Lê Thị Tuyết. Nhưng nằm trong cái “tổ con tò vò” nên cô “rất thuộc bài” và “cao tay ấn”. Ngay ngày đầu tiên được tin chú mình trở thành “kẻ phản Đảng”, cô đã khai bổ sung lý lịch và nộp ngay cho tổ chức Đảng nên ông Trần Xuân Bách chẳng làm gì được cô! Cán bộ ở Ban Tài chính quản trị bình luận về sự việc này là vì cô Tuyết đã có lần dám phê phán cô thịnh – là vợ trẻ mới cưới của ông Bách, do cô này cậy thế chồng là ông lớn, lộng hành, vô kỷ luật(!). KGB của Liên Xô lúc đó đã gọi Thịnh là Giang Thanh của Việt Nam. Ông Bách trước kia cũng mù mờ như mọi ông trung ương, Bộ Chính trị khác, nhưng từ sau khi ông được trung ương giao cho nghiên cứu tình hình thế giới đang biến động, ông lập một đơn vị chuyên nghiên cứu, dịch sách báo tài liệu nước ngoài cho ông đọc. Đọc rồi ông thấy hoảng quá, tư tưởng ông có chuyển biến nên mới đề xuất đa nguyên, chỉ đa nguyên trong đời sống xã hội, trong tư duy thôi, chưa nói gì đến đa Đảng. Vậy mà ông đã bị khai trừ ra khỏi trung ương(!).
Cô Tuyết cũng có lần kể cho tôi nghe những chuyện thật cảm động, như chuyện ông Hoàng Quốc Việt khi về hưu rồi, theo tiêu chuẩn vẫn được đi nghỉ mát Vũng Tàu (Cơ sở của Ban Tài chính Quản trị trung ương có ở tất cả mọi nơi trên đất nước). Nhưng tuổi già, đi một mình thì buồn lắm, nên ông Hoàng Quốc Việt đã đến xin với cô cho thêm một suất nữa cho ông bạn già của ông là cán bộ thường, không có tiêu chuẩn đi nghỉ Vũng Tàu từ Hà Nội cùng đi. Kể đến đây cô dừng lại rồi chép miệng nói: – Một vị khai quốc công thần như bác Hoàng Quốc Việt mà phải đến tận nơi, xin một cán bộ vô danh tiểu tốt so với công trạng của các bác như em thì buồn quá! Em giải quyết liền. Và từ đó, mỗi lần có bác cán bộ cách mạng lão thành nào đủ tiêu chuẩn đi nghỉ hàng năm, em đều hỏi bác có cần rủ một người bạn già nào nữa cùng đi cho vui không, để cháu giải quyết(!). Nhiều bác mừng lắm, vui như trẻ em. Cô Tuyết cũng nói với tôi về khó khăn trong việc thu hồi nhà công vụ và đồ đạc của Nhà nước khi các cán bộ cao cấp đã thôi làm việc. Cô ca ngợi, chỉ có bác Huỳnh Tấn Phát là ngay sau lúc nghỉ hưu đã gọi cô đến để trả lại ngôi biệt thự số 9, đường Nguyễn Đình Chiểu (nay là trụ sở Hội nhà văn). Bác Phát còn dẫn cô đi từng phòng, kiểm tra từng thứ đồ đạc của Nhà nước còn đầy đủ, nguyên vẹn như lúc nhận nhà sau đó mới trao chìa khóa ngôi biệt thự này cho ban TCQT trung ương.
Nhớ lại chuyện cô Tuyết kể về bác Huỳnh Tấn Phát, tôi lại liên hệ đến lời ông Kiệt nói về lòng yêu nước của trí thức Nam Bộ “họ hy sinh cả một sự nghiệp, một điền trang lớn, vinh hoa phú quí” để đi kháng chiến vì yêu nước. Những người như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Lương Đình Của, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện đi theo cách mạng không vì tài sản, vì xe hơi nhà lầu mà vì lý tưởng yêu nước cao cả. Còn kẻ khố rách áo ôm đi theo cách mạng thì sau khi cách mạng thành công, họ say sưa cấu xé nhau để tranh giành của cải, tiền bạc, say sưa tham nhũng rồi chính họ lại chết vì cuộc tranh giành đó. Xã hội Việt Nam hôm nay là dẫn chứng hùng hồn điều đó. Cách mạng Pháp 1789 nổ ra khi giai cấp tư sản đang lên, chính nhà vua Louis 16 đã phải vay tiền của các chủ nhà bang để trang trải nợ nần cho triều đình. Giai cấp tư sản chỉ dựa vào sức mạnh bạo lực của đông đảo nông dân đói khổ để lật đổ bọn phong kiến và tăng lữ, sau đó nắm lấy chính quyền, nâng cấp xã hội Pháp từ phong kiến lạc hậu lên xã hội công nghiệp tiên tiến. Bi kịch của cách mạng vô sản là kẻ khố rách áo ôm, dốt nát lại lên nắm quyền. Để che đậy cho sự dốt nát đó, Việt Nam hiện nay có biết bao ông tiến sĩ, giáo sư đã được học tắt, học “đón đầu”, mua bằng giả. Sự dốt nát của đám “trí thức” cận thần này đang làm trò cười cho cả thế giới đã internet hóa mà trường hợp của đại tá giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh là một điển hình chẳng kém gì các nhân vật điển hình trong văn học như Chí Phèo, Thị Nở!!!
Đọc tất cả những bài đã đăng ở tại trang: Lời Ai Điếu