Theo Thông tấn xã Việt Nam
“Làm đường cao tốc Việt Nam chi phí đến 12 triệu USD/km, trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km. Đưa ra ví dụ so sánh này cho thấy đầu tư công ở Việt Nam lãng phí và thất thoát như thế nào nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu trách nhiệm”.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch, ĐBQH đoàn Hà Nội đã nêu ví dụ minh họa khi góp ý cho Luật Đầu tư công chiều 18/11. Cũng cùng quan điểm lo ngại sự lãng phí, thất thoát trong các dự án đầu tư công, nhiều đại biểu bày tỏ rõ quan điểm bộ luật này cần thể hiện vai trò “siết” quản lý và quy được trách nhiệm rõ ràng.
Chủ đầu tư...không vốn!
Theo đại biểu Thạch, việc đầu tư công thể hiện sự lãng phí rõ nhất từ các dự án giao thông. Cụ thể như đường cao tốc HCM hiệu quả rất thấp trong khi đầu tư tốn nhiều tiền. Thế nhưng tuyến đường HCM đi đêm là không dám đi vì đường vắng không có người đi.
Còn đại biểu Trịnh Thế Khiết thì cho rằng, hiện nay trong luật ghi rằng chủ đầu tư thì phải có vốn mới là chủ đầu tư nhưng trong điều kiện nay đầu tư công chủ đầu tư lại không có vốn mà chỉ là thẩm quyền. “Do vậy tham mưu làm dự án như thế nào thì nó là như thế. Chính vì thế nên tất cả các dự án đầu tư công vượt trần rất lớn lãng phí rất nhiều nhưng khi phát hiện vi phạm thì chẳng ai bị gì cả”, ông Khiết nói thẳng.
|
Việc quy định trách nhiệm không rõ ràng, chặt chẽ sẽ khiến cho các dự án đầu tư công thất thoát, lãng phí, dàn trải. |
Đại biểu Trần Du Lịch, đoàn TP.HCM thì cho rằng cần quy định việc quyết định chủ trương đầu tư không nên phân theo dự án nhóm A, B, C như dự thảo luật mà nên phân theo dự án thuộc ngân sách cấp nào thì cấp đó quyết định. Ví dụ dự án to nhưng nguồn từ ngân sách địa phương thì HĐND địa phương quyết định chủ trương đầu tư, dự án nhỏ nhưng do ngân sách trung ương tài trợ hoàn toàn thì phải do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Loay hoay quy trách nhiệm
Theo ông Khiết, Luật không rõ là đang tạo điều kiện để tham nhũng. “Do vậy Luật phải xác định rõ chủ đầu tư là ai. Nếu không đầu tư công sẽ tiếp tục thất thoát và những doanh nghiệp đứng sau sẽ là người thực thi sẽ rất đáng e ngại. Đây là tiền của dân, đóng góp từng xu, từng đồng nên phải chặt chẽ”, ông nói.
Theo đại biểu Bùi Thị An, luật ban hành là cần thiết. Giai đoạn vừa rồi cả xã hội đều thấy chính đầu tư công quản lý không tốt nên hiệu quả kém. Sản phẩm thu được không xứng với đồng tiền bỏ ra.
Ngay trong tờ trình dự án Luật cũng không nhận thức đầy đủ viết rất dài dòng, chung chung. “Luật cần phải quy định thêm trách nhiệm đứng đầu của cơ quan đứng ra đầu tư”, bà An kiến nghị.
Còn đại biểu Trần Du Lịch thì chỉ ra nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng
đầu tư dàn trải, lãng phí như lâu nay là do cơ quan dân cử không kiểm soát được đầu tư.
“Tôi nói thẳng Quốc hội đâu có nhìn thấy từng dự án đầu tư, chúng ta không thấy dự án nào cả, HĐND cũng vậy. Chúng ta chỉ quyết định bội chi từng này, ngân sách từng kia chứ đâu có nhìn thấy dự án nào. Lẽ ra cơ quan nào quyết định đầu tư, cấp ngân sách thì cơ quan ấy phải kiểm soát được từng dự án. Đây là nguyên tắc cả thế giới đều làm, chỉ khi nào Việt Nam làm được như vậy thì mới kiểm soát tốt được đầu tư công”, ông Lịch phân tích.
Liên quan đến giám sát, đại biểu Bùi Thị An cũng chỉ ra tại điều 55 dự thảo luật quy định các công trình, dự án đầu tư công phải chịu sự giám sát của cộng đồng. Thế nhưng cộng đồng là ai? Khi nào được giám sát? Ai cung cấp thông tin cho họ? giám sát cỡ nào thì buộc dự án phải dừng lại… Tất cả những quy định này đều chưa rõ ràng. Cần phải nghiên cứu lại và thiết kế chi tiết hơn”, bà An nói.
Bích Ngọc
Phó Hiệu trưởng dọa tung "ảnh nóng" của nữ giáo viên để tống tiền
Trong thời gian có quan hệ yêu đương, Phó Hiệu trưởng chụp ảnh nữ giáo viên sau đó dọa tung hình ảnh lên mạng để tống tiền.
Sáng 30/7, đại tá Nguyễn Đức Dũng, Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Quảng Nam, xác nhận Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã có báo cáo về việc bắt quả tang ông Trần Kim Nhuận (SN 1978; Phó Hiệu trưởng Trường THPT Duy Tân đóng tại xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) có hành vi tống tiền nữ giáo viên cùng trường.
Theo đó, ông Nhuận bị bắt quả tang vào ngày 15/7 tại một quán cà phê trên đường Hùng Vương (TP Tam Kỳ) khi đang nhận tiền của nữ giáo viên. Hiện ông này đang được cho tại ngoại.
|
Ông Nhuận là Hiệu phó của Trường THPT Duy Tân. |
Theo điều tra, dù cả 2 đã có gia đình nhưng giữa ông Nhuận và cô giáo sinh năm 1983 có quan hệ tình cảm từ nhiều năm nay. Trong thời gian quan hệ yêu đương, ông Nhuận chụp lại hình ảnh nhạy cảm của cô giáo và lưu giữ lại những hình ảnh này trong máy.
Gần đây, khi nữ giáo viên trên sinh đứa con thứ hai thì ông Nhuận cho rằng đứa con này là của mình nên yêu cầu cô giáo đưa tiền để ông đi giám định ADN nhưng cô giáo không chịu.
Từ đó, 2 người nảy sinh mâu thuẫn và ông Nhuận nhiều lần nhắn tin đe dọa, yêu cầu cô giáo đưa cho ông 129 triệu đồng nếu không sẽ tung hết hình ảnh nhạy cảm của cô lên mạng.
Không còn cách nào khác, nữ giáo viên kể toàn bộ sự việc cho chồng mình biết. Sau đó, vợ chồng cô giáo này đã quyết định tố cáo sự việc với Công an TP Tam Kỳ. Vào ngày 15/7, nữ giáo viên hẹn đưa trước cho ông Nhuận 9 triệu đồng tại quán cà phê thì các trinh sát ập vào bắt quả tang.
Hiện Công an TP Tam Kỳ đã có thông báo gửi Trường THPT Duy Tân về sự việc này và đang hoàn tất hồ sơ để xử lý ông Nhuận theo quy định của pháp luật về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”./.
Theo Người lao động