Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thực hư điện đàm Trump – Putin ngăn Thế chiến 3?; Chưa nhậm chức, Donald Trump đã mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển!; Tổng thống đắc cử Donald Trump có lên án vấn đề nhân quyền Việt Nam?

Nguyễn Bình | 
Chưa nhậm chức, Donald Trump đã mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển!
Trump muốn xây dựng Hải quân Mỹ thành lực lượng mạnh nhất mọi thời đại. Ảnh: U.S. Navy.

Vừa đắc cử Tổng thống, Donald Trump lập tức có kế hoạch xây dựng Hải quân Mỹ thành lực lượng vô tiền khoáng hậu, với quy mô lớn nhất kể từ thời chính quyền Reagan.

Kế hoạch tham vọng
Hiện chưa rõ những chi tiết về kế hoạch cực kỳ tham vọng và tốn kém, kéo dài trong nhiều thập kỷ sẽ được tân Tổng thống Mỹ triển khai như thế nào.
Trump tuyên bố sẽ xây dựng hạm đội lớn nhất mọi thời đại với 350 tàu chiến cỡ lớn, thỏa mãn phe diều hâu trong Đảng Cộng hòa, đảo ngược xu thế ngày càng co ngót của Hải quân Mỹ khi chỉ duy trì mức 272 tàu ở thời điểm hiện tại.
Trong khi các yếu tố chính trị về việc tăng mạnh chi ngân sách quốc phòng không mấy thuận lợi thì Trump lại cho rằng kế hoạch đầu tư lớn cho Hải quân là một phần trong lịch trình của ông nhằm tạo công ăn việc làm, theo một phát biểu quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông hồi tháng 10 vừa qua.
Kế hoạch này, nếu được thực thi sẽ khôi phục quy mô vĩ đại của Hải quân Mỹ, điều vốn là thứ xa xỉ kể từ năm 1998 và sẽ tạo ra hàng chục nghìn biên chế cho các sĩ quan, thủy thủ mới.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ những loại tàu nào sẽ được chính quyền của tổng thống mới đắc cử muốn đóng ồ ạt, từ 10 tỷ USD cho các tàu sân bay lớp Ford hay 3 tỷ USD cho các tàu ngầm tấn công lớp Virginia cho tới 500 triệu USD cho các tàu chiến ven bờ, hay cơ cấu hạm đội sẽ liên hệ thế nào với tầm nhìn chiến lược.
Chưa nhậm chức, Donald Trump đã mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển! - Ảnh 1.
Tàu sân bay lớp Ford.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump chỉ lý giải đơn giản rằng nếu có nhiều tàu hơn tức là sức mạnh quân sự vượt trội hơn, cho phép chính phủ thêm nhiều lựa chọn để xử lý các xung đột và đánh bại mọi kẻ thù.
Đó là điểm mấu chốt mà các cố vấn cấp cao của tân tổng thống Mỹ tiết lộ với trang Defense News hồi tháng 10 trong giai đoạn vận động tranh cử nước rút cuối cùng.
"Tôi nghĩ rằng trong thời điểm lịch sử, sự tín nhiệm dành cho tổng thống đương nhiệm đang bị xói mòn khi họ nghi ngờ rằng Chính phủ Mỹ đang thắt lưng buộc bụng, hạn chế chi tiêu cho quốc phòng", Thượng nghị sĩ bang Alabama Jeff Sessions phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
"Không thể chỉ nói suông mà có thể đảo ngược được tình hình".
"Kế hoạch của Trump thực chất là đóng thêm nhiều tàu và duy trì số quân tại ngũ cao hơn và mua thêm nhiều máy bay. Như vậy, chẳng cần nói nhiều, cả thế giới phải tự hiểu là Hoa Kỳ vẫn rất mạnh mẽ. Điều đó sẽ giúp chúng tôi duy trì hòa bình".
Đó là một thông điệp trong chiến dịch tranh cử được đưa ra bởi Randy Forbes - cố vấn quân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Hải quân.
Chưa nhậm chức, Donald Trump đã mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển! - Ảnh 2.
Tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga.
Duy trì vị thế siêu cường độc tôn
Trump hứa hẹn sẽ đầu tư mạnh để hiện đại hóa một lượng lớn các tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga vốn đang bị chính quyền Tổng thống đương nhiệm Obama bỏ xó không tiến hành đại tu, nâng cấp trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm qua.
Chương trình tranh cử cũng đề cập tới kế hoạch đầu tư mạnh vào các tàu ngầm mới và tàu khu trục lớn Arleigh Burke, và khôi phục các nhà máy đóng tàu cũng như đảm bảo kỹ thuật cho các tàu này vốn đang bị trì hoãn trong vài năm gần đây do ngân sách bị cắt giảm.
"Kế hoạch của Trump sẽ cải thiện đáng kể mối quan hệ đang không mấy tốt đẹp với các đối tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng vì sự cắt giảm mạnh số tàu đóng mới và tàu đưa vào sửa chữa, bảo dưỡng".
Các cơ sở đóng tàu, bến bãi, kho tàng và các phương tiện hỗ trợ trên toàn quốc đã tạo ra và duy trì một lực lượng hải quân hùng mạnh trong Chiến tranh TG2 và Chiến tranh Lạnh đã được tháo dỡ phần lớn".
Giải pháp ở đây là tạo điều kiện cho chúng hoạt động trở lại, và nỗ lực đó sẽ phụ thuộc vào sự lèo lái của vị Bộ trưởng Hải quân sắp được bổ nhiệm. Trump cũng muốn xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao để sớm có được những công nhân lành nghề cung cấp cho các nhà máy đóng tàu để đón đầu sự phát triển nóng của Hải quân trong tương lai.
Tăng sức mạnh hải quân cũng là ý tưởng của chính quyền hiện tại khi lập kế hoạch tăng số tàu lên 308 chiếc từ 272 chiếc hiện này, tuy nhiên, những người bảo thù cho rằng, như thế chả thấm vào đâu, để duy trì vị thế siêu cường độc tôn, Hải quân Mỹ cần phải có nhiều tàu hơn thế.
Ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), đồng thời là một cựu chỉ huy Hải quân Mỹ nói: "Cho tới năm 2030, quy mô Hải quân Mỹ có thể đạt mức ông Trump tuyên bố, hoặc chí ít cũng gần đạt như vậy".
Chưa nhậm chức, Donald Trump đã mưu đồ bá vương, xua Hải quân Mỹ ra biển! - Ảnh 3.
Tàu chiến ven bờ USS Coronado (LCS-4) của Hải quân Mỹ.
Để đi đến đích, Hải quân Mỹ cần ngay lập tức bắt tay vào đóng 3 tàu ngầm tấn công lớp Virginia mỗi năm và tiếp tục đẩy mạnh chương trình tàu tác chiến ven bờ LCS cũng như bắt đầu chương trình chế tạo tàu khinh hạm thế hệ tiếp theo vào năm 2019 để làm những nhiệm vụ thông thường.
Chương trình đóng tàu ngầm cần phải được tiếp tục, thậm chí ngay cả khi Mỹ bắt tay vào chế tạo thế hệ tàu ngầm mang tên lửa đường đạn thế hệ mới, bất chấp giá thành có thể lên tới 5 tỷ USD/chiếc.
Đồng thời, Hải quân Mỹ cũng tăng tốc chế tạo tàu sân bay để sớm có đủ 12 chiếc vào năm 2030.
Với số lượng tàu lớn như vậy theo kế hoạch của Trump, số sĩ quan thủy thủ cũng phải tăng theo và dự kiến sẽ đạt mức 380.000 người so với 330.000 người hiện nay.
Vấn đề lớn nhất bây giờ chính là tìm cách nào để có số tiền đó bởi lẽ, chi tiêu quốc phòng và đầu tư cho hải quân không phải là ưu tiên duy nhất, và rằng Trump muốn quá nhiều thứ như giảm thuế, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng.
"Đây quả thực là một thách thức rất lớn với vị tổng thống vừa đắc cử", Giáo sư về khoa học chính trị Dan Palazzolo thuộc Đại học Richmond nói.
theo Trí Thức Trẻ




Một tuần sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến chính sách sắp tới của Mỹ đối với châu Á và những chính sách này sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam đặc biệt là các vấn đề về kinh tế, biển Đông và nhân quyền. Việt Hà phỏng vấn chuyên gia Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC.

Tổng thống đắc cử Donald Trump tại New York hôm 09/11/2016.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tại New York hôm 09/11/2016.AFP
Có thể có quan hệ tốt với Việt Nam

Việt Hà: Thưa ông, trong suốt quá trình tranh cử và sau khi thắng cử Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump không nói nhiều đến Việt Nam, trừ hai lần nói rằng Việt Nam là nơi có lao động rẻ và Việt Nam bán hàng hóa giá rẻ vào Mỹ. Theo ông, liệu những chính sách kinh tế của tân Tổng thống Mỹ sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam?

    Nếu ông ta bắt các công ty Mỹ phải đóng cửa các xí nghiệp của mình ở Việt Nàm thì họ cũng sẽ không chuyển các xí nghiệm đó về các bang Ohio hay Nebraska. Họ chỉ chuyển từ Việt Nam đến nơi rẻ hơn như Myanmar, Campuchia hay Bangladesh.
    -Murray Hiebert

Murray Hiebert: Trước hết tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem ông ta sẽ làm cụ thể những gì liên quan đến chính sách kinh tế. Ông ta đã nó rõ ràng là ông ấy không ủng hộ Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông ấy nói là ông ấy sẽ coi lại những đàm phán thương mại khác như NAFTA với Canada và Mexico. Nhưng ông ấy chưa thực sự nói cụ thể là ông ấy sẽ làm gì với vấn đề bán phá giá ngoài việc nói là sẽ có các biện pháp để ngăn ngừa bán phá giá. Đối với vấn đề lao động giá rẻ ở các nơi như Việt Nam, rất khó có thể biết trước được ông ta sẽ làm gì. Một phần những phàn nàn của ông ta là những nơi có lao động giá rẻ hơn Mỹ thì thu hút các công ty Mỹ. Nếu ông ta bắt các công ty Mỹ phải đóng cửa các xí nghiệp của mình ở Việt Nàm thì họ cũng sẽ không chuyển các xí nghiệm đó về các bang Ohio hay Nebraska. Họ chỉ chuyển từ Việt Nam đến nơi rẻ hơn như Myanmar, Campuchia hay Bangladesh hoặc những nơi khác. Chúng tôi đến lúc này vẫn chưa thể biết được ông ta sẽ làm gì đối với những vấn đề kinh tế này. Ông ta nói rất nhiều về việc áp thuế 45% lên các hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Nhưng chúng tôi chưa nghe ông ấy nói thêm gì về vấn đề này kể từ khi đắc cử. Vì vậy chúng ta vẫn ở trong giai đoạn chờ xem.

Việt Hà: Một ngày sau khi ông Trump thắng cử, quốc hội Nhật Bản đã thông qua hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ gặp ông Trump trong tuần này. Theo ông liệu sức ép từ đông minh của Mỹ có thể làm thay đổi quan điểm của ông Trump đối với TPP?

murray_hiebert_622.jpg
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC. Hình do Ông Murray cung cấp
Murray Hiebert: Chúng ta phải chờ xem vì sẽ rất khó cho ông ấy để rút lại những gì mình đã nói. Ông ta không thể tuần trước thì lên án mà tuần này thì lại nói đó là một hiệp định tốt. Ông ấy nhận được sự ủng hộ của những cử tri là những người trong thập niên qua đã mất việc, mất hy vọng và mất thu nhập tốt mà theo Trump thì đó là do các thỏa thuận thương mại. Tôi không nghĩ đó là nguyên nhân chính mà nguyên nhân chính phải là do toàn cầu hóa, tự động hóa. Nhưng ông ấy đã đưa ra hình ảnh này và sẽ rất khó cho ông ấy để có thể bất ngờ bỏ những gì mình đã hứa. Ông ấy có thể thay đổi từ từ trong vài năm tới chứ không thể trong năm tới. Tôi không chắc Thủ tướng Abe có thể thuyết phục nổi Trump thay đổi về TPP sau khi ông ấy đã rất cương quyết về vấn đề này đối với các cử tri. Ông ấy cũng nói rất nhiều về việc Nhật bản và Nam Hàn phải trả hơn nữa cho vấn đề an ninh mà Hoa Kỳ cung cấp cho các nước. Theo tôi cuộc gặp chủ yếu là để hai bên gặp nhau và chào hỏi nhau để hiểu nhau hơn. Tôi thấy khó tưởng tượng được rằng tân Tổng thống Trump sẽ thay đổi quan điểm của mình nhanh chóng ngay sau một tuần thắng cử.

Chiến lược chuyển trục về châu Á sẽ ra sao?

Việt Hà: Trong quá trình tranh cử, tân Tổng thống Trump cũng có nhắc đến vấn đề Trung Quốc và biển Đông nhưng ông ta không đề cập đến vấn đề này nhiều gần đây. Theo ông chiến lược chuyển trục về châu Á của Tổng thống Obama sẽ ra sao dưới thời của Tổng thống Trump?

Murray Hiebert: Chúng tôi không biết nhiều lắm về những gì ông ấy nghĩ liên quan đến vấn đề này. Tuần rồi có một bài báo trên tạp chí Foreign Policy của hai người cố vấn của ông Trump là Alexander Gray and Peter Navarro theo đó họ nói một chút về chiến lược chuyển trục về châu Á. Họ nói Bắc Kinh đã cho xây dựng khoảng 3,000 acre đảo nhân tạo, về hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Họ cũng nói về cách mà chính quyền của Tổng thống Obama đã để mặc Philippines ở bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Chính quyền Hoa Kỳ nói với cả Philippines và Trung Quốc và hai nước hứa là sẽ rút quân khỏi bãi cạn nhưng sau khi phía Philippines rút đi thì Trung Quốc vẫn ở lại. Vì vậy họ lên án sự yếu ớt của chính sách chuyển trục của Tổng thống Obama. Điều này có thể sẽ phản ánh cách nghĩ rộng hơn của Tổng thống Trump. Có thể là ông ấy đang cân nhắc một cách tiếp cận cứng rắn hơn ở biển Đông. Nhưng thực sự chúng ta vẫn chưa nghe ông ấy nói trực tiếp về vấn đề này mà chỉ là những cố vấn của ông ấy.

    Các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Myanmar đang tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ với Washington vì những sức ép từ Trung Quốc. Cho nên Tổng thống Trump sẽ tận dụng cơ hội này.
    -Murray Hiebert

Việt Hà: Nhưng liệu điều này có mâu thuẫn gì với chính sách hướng nội của Trump mà ông ấy đã tập trung nói đến nhiều trong suốt quá trình tranh cử?

Murray Hiebert: Có thể là như vậy. Nhưng ông ấy đã chỉ trích Trung Quốc rất mạnh nên ông ấy sẽ phải tìm ra cách. Chúng tôi cũng thấy là ông ấy đã nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình và dường như họ đã có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng dù không giải quyết vấn đề gì cụ thể. Đây chỉ là một thảo luận ban đầu để tìm hiểu nhau.

 Xin mời quý độc giả xem Video : NÓNG: Bộ Chính Trị nhận định tình hình sẽ có những diễn biến bất ngờ khó lường trong những ngày tới 


Việt Hà: Liên quan đến vấn đề nhân quyền, cứ mỗi khi có một vị Tổng thống mới của Mỹ được bầu thì người Việt Nam tỏ ra quan tâm là liệu vị Tổng thống mới sẽ có chính sách ra sao đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Liệu Tổng thống mới sẽ cứng rắn hơn hay nhẹ nhàng hơn với Việt Nam trong vấn đề này?

Murray Hiebert: Chúng tôi thực sự không biết chính xác là Trump sẽ làm gì. Tuy nhiên trong cùng một bài báo mà tôi nói tới, các cố vấn của ông ấy đã chỉ trích rất mạnh chính quyền của Tổng thống Obama đã quá mạnh tay với Thái Lan sau vụ quân đội lật đổ chính quyền và đẩy chính phủ hiện thời của Thái Lan tiến gần hơn về phía Trung Quốc. Cho nên nếu đây thực sự là chính sách của Trump thì vấn đề nhân quyền sẽ có thể ít được nhấn mạnh hơn dưới thời của Tổng thống Trump hơn so với thời của Tổng thống Obama. Tuy nhiên những cố vấn này cũng nói là các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Myanmar đang tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ với Washington vì những sức ép từ Trung Quốc. Cho nên Tổng thống Trump sẽ tận dụng cơ hội này và nếu đó là chính sách của Trump thì ông ta sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Việt Nam để đối phó với sức ép từ Trung Quốc.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Việt Hà

(RFA)

(Quốc tế) - Một nhà chính trị Mỹ cho rằng cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã ngăn chặn thế chiến thứ 3.

Donald-Trump-Vladimir-Putin-Russia-America-video-5
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chặn đứng thế chiến thứ 3?
Nhà chính trị nổi tiếng người Mỹ là Alex Jones mới đây đã có những bình luận mang tính ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump góp phần chặn đứng thế chiến thứ 3.
Theo đó, bà Alex Jones – người dẫn chương trình Margaret Howell bắt đầu phát sóng chương trình của mình bằng một nụ cười và nói: “Bạn có nghe nói Thế chiến 3 đã bị hủy kể từ khi bà Hillary Clinton thất cử hay không?”
Sau đó, bà Alex Jones tiếp tục bình luận rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga Putin có thể hợp tác cùng nhau trong kế hoạch đánh bại nhóm khủng bố IS.
Bênh cạnh đó, Alex Jones cũng dẫn lời nghị sĩ Nga Vyacheslav Volodin nói rằng cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai ông Putin và Trump về một loạt các vấn đề mà có thể sẽ “thay đổi triệt để tình trạng” trong quan hệ Mỹ-Nga.
Đồng thời, theo ông Volodin, hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ có nhiều điểm chung trong cách nhìn nhận nhiều vấn đề do đó khả năng Washington và Moscow hợp tác chặt chẽ trên vấn đề Syria là có thể xảy ra.Khả năng này ngày càng thể hiện rõ hơn khi Donald Trump có vẻ muốn làm thân với Nga.
Tỷ phú người Mỹ đã không ít lần khen ngợi ông Putin có tài năng và là một nhà lãnh đạo đáng được tôn trọng.
Trong cuộc điện đàm ngày 14/11 vừa qua, ông Trump và Tổng thống Vladimir Putin đã thỏa thuận là hai bên sẽ cùng làm việc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Mỹ – Nga.
Và khi mối quan hệ Nga-Mỹ được cải thiện đồng nghĩa với việc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ được chặn đứng.
(Theo Báo Giao Thông)

QLVNCH: Những Trận Đánh Cuối Cùng Của VNCH 26.4.1975: Kịch Chiến Ở Bà Rịa

tháng 4.1975 đồng bào khăn gói quả mướp chạy giặc CSBV từ Kontum Pleiku theo QLVNCH xuống Phú Yên kiếm QLVNCH mà theo hết rồi .Nếu QLVNCH là lính Ngụy, là tay sai của Mỹ giết đồng bào vô tội miền Nam thì tại sao không ở lại ĐN để dc giải phóng rồi giết lính Ngụy để trả thù ???? Tại sao bu theo người tàn sát mình ???? Nhìn trong ảnh thấy hằng ngàn, hàng chục ngàn người dân này đâu phải là loại người mang nợ máu với nhân dân !!!! Tại sao phải bỏ chạy theo lính QLVNCH ???? Bây giờ thì 90 triệu VN mới thấm thía tại sao rùi !!

tháng 4.1975 đồng bào khăn gói quả mướp chạy giặc CSBV từ Kontum Pleiku theo QLVNCH xuống Phú Yên kiếm QLVNCH mà theo hết rồi .Nếu QLVNCH là lính Ngụy, là tay sai của Mỹ giết đồng bào vô tội miền Nam thì tại sao không ở lại ĐN để dc giải phóng rồi giết lính Ngụy để trả thù ???? Tại sao bu theo người tàn sát mình ???? Nhìn trong ảnh thấy hằng ngàn, hàng chục ngàn người dân này đâu phải là loại người mang nợ máu với nhân dân !!!! Tại sao phải bỏ chạy theo lính QLVNCH ???? Bây giờ thì 90 triệu VN mới thấm thía tại sao rùi !!
Những Trận Đánh Cuối Cùng Của VNCH
26.4.1975: Kịch Chiến Ở Bà Rịa
* CQ tấn công thị xã Bà Rịa

-Vào 6 giờ chiều ngày 26/4/1975, mặt trận Phước Tuy bắt đầu sôi động trở lại. Cộng quân pháo kích vào thị xã Bà Rịa, bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, tư dinh tỉnh trưởng, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp. Trận mưa pháo kích kéo dài 3 tiếng. Toàn bộ hệ thống điện trong thị xã Bà Rịa đều bị hư hại. Khoảng 10 giờ đêm, Cộng quân tổ chức tấn công theo 3 mũi vào tỉnh lỵ, 2 mũi do bộ binh và thiết giáp CSBV phối hợp đánh vào trung tâm tiếp vận tiểu khu và tư dinh tỉnh trưởng, 1 mũi vào khu vực dọc theo xa lộ mới ở phía Nam thị xã Bà Rịa.
-Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 BB kiêm Tư lệnh Mặt trận Bà Rịa điều động 1 tiểu đoàn Dù và đặt đơn vị này thuộc quyền chỉ huy của Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy để tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi Cộng quân ra khỏi trung tâm thị xã. Tiểu đoàn Dù đã bắn cháy 5 chiến xa Cộng quân ngay trong đêm 26/4/1975.
* CQ tấn công Long Thành
-Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, Cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn. Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh Cộng quân bắn phá vào căn cứ Không quân Biên Hòa.
27.4.1975: Bầu Tân Tổng Thống
*Quốc hội VNCH họp khẩn xét 2 đề nghị của Tổng thống VNCH Trần Văn Hương về chức vụ Tổng Thống và Thủ tướng VNCH
Sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương đã mở cuộc họp đặc biệt tại tư dinh với thành ph
ần tham dự gồm các ông: Trần Văn Linh, Chủ tịch Tối cao Pháp viện; Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng viện; Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện ; cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng (Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã từ chức từ 23-4-1975), và 1 phụ tá Tư pháp của Tổng thống. Tại cuộc họp này, Tổng thống Trần Văn Hương nhắc lại 2 biện pháp mà ông đã đề nghị trong phiên họp với Quốc hội ngày 26/4/1975:
Thứ 1: Giao cho Tổng thống đương nhiệm toàn quyền chỉ định 1 Thủ tướng toàn quyền.
Thứ 2: Bầu ông Dương Văn Minh làm Tổng thống.
Theo lời kể của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, trong phiên họp sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương trình bày diễn tiến cuộc họp riêng với ông Dương Văn Minh, và cho biết “ông có mời ông Minh làm Thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận, mà yêu cầu ông phải từ chức, giao chức vụ Tổng thống cho ông Minh để ông Minh có toàn quyền nói chuyện với Việt Cộng”.
Chiều ngày 27 tháng 4/1975, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái đoàn gồm nhiều Tướng lãnh trong Bộ Tổng Tham mưu và vị Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đến tham dự cuộc họp đặc biệt của lưỡng viện Quốc hội. Phái đoàn của Tổng trưởng Quốc phòng đến trước, và khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày này thì có 138 nghị sĩ, dân biểu hiện diện. Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn tóm tắt tình hình quân sự: Sài Gòn đang bị bao vây bởi 15 sư đoàn CSBV đặt dưới quyền của ba quân đoàn CSBV. Quốc lộ Sài Gòn-Vũng Tàu bị cắt đứt và CQ đang tiến về Long Bình. Đến 8 giờ 20 ngày 27 tháng 4/1975, Đại hội đồng lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu (136 thuận-2 chống) chấp thuận trao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh.
* Cuộc gặp gỡ giưã Tổng thống Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Như đã trình bày, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21/4/1975, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp Tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Ông Brochand đã cho Tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh rằng “Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi”. Ông Brochand cũng cho là ông Dương Văn Minh cần sự hợp của Tướng Trần Văn Đôn.
Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh đã đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại tướng Khiêm để tìm hiểu tình hình, ông đã gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lý thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đã nói là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đã thất bại vì ông Minh từ chối ghế “Thủ tướng toàn quyền”.
Trước tình hình như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đã kể cho Đại tướng Khiêm nghe lời của ông Brochand là Pháp đã liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Tòa Đại sứ Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ý kiến trên và cho biết thêm rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển gì thì CQ sẽ pháo kích vào Sài Gòn. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo của Cộng quân bắn bừa bãi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để tìm một giải pháp tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể hòa giải được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính tìm một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập thì gặp ông Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn phòng Tổng Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đã trả lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào trình bày cho Tổng thống Hương tình hình quân sự: Cộng quân đang tiến sát vòng đai Sài Gòn, vũ khí, quân dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút… Nghe xong phần trình bày, Tổng Thống Hương nhìn Đại tướng Viên và nói: “Ông sẽ Tổng tư lệnh Quân đội”. Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: “Cụ nghiên cứu lại, vì bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi”. 8 giờ tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Dương Văn Minh và thấy một số nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích với ông Dương Văn Minh: “Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn Hiến pháp, còn Quốc hội.” Ý kiến của cựu Trung tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ý, còn ông Minh và ông Mẫu thì cho rằng ông Hương trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
* TT Nguyễn Văn Thiệu gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung tướng Đôn ngỏ ý muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ở trong dinh này) để nhờ lấy giúp cho bạn của ông một giấy chiếu khán đi ngoại quốc. Khi cựu Trung tướng Đôn vào dinh Độc Lập, cựu Tổng Thống Thiệu cho biết là ông đã hiểu rõ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng thì cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: “Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm Thủ tướng toàn quyền thì cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn”.
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: “Theo tôi, ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973. Tôi đã biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức…Ông có uy tín trong giới chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đã mời ông làm Thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay thì tôi đề nghị với ông Hương mời ông làm việc”.
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu: “Ông có nghĩ là bây giờ đã trễ không?” Ông Thiệu im lặng không đáp. Trước khi từ giã, cựu Trung tướng Đôn nhìn thẳng cựu TT Thiệu, rồi nói: “Còn phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi làm theo.”
Từ biệt cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ý kiến với một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng Đôn được biết cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để lại số điện thoại. Cựu tướng Đôn gọi lại thì cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu Tướng Đôn: “Chúc anh thành công và cám ơn anh.” Cựu Tướng Đôn nhắc lại những gì đã nói khi gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói: “Ông đừng quên những gì tôi đã nói hồi sáng, nghĩa là ông phải ra đi.” Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo là người Mỹ đã giúp cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đình hai vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài Loan.
27.4.1975: Tân Cảng Sàigòn
*Cộng quân bị tổn thất nặng trong cuộc tấn công vào khu Tân Cảng Sài Gòn
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đ
ã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng bộ chiến của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến chiều ngày 27/4/1975, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
* Kịch chiến tại Bà Rịa, Nhơn Trạch, Trảng Bom
-Rạng sáng ngày 27/4/1975, tại Bà Rịa, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt tấn công thứ 2 vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt gây thiệt hại nặng cho Cộng quân.
-Vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
-Cũng trong ngày 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân. Khu vực Trảng Bom do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục.
28.4.1975: Tướng Minh Nhận Chức
* Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh
Trong khi Cộng quân áp lực nặng quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn, thì một sự kiện trọng đại đã xảy ra trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ bàn giao diễn ra vào chiều ngày 28 tháng 4/1975. Trong buổi lễ này, Quân lực VNCH cử Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân và Trung tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên đến dự lễ. Trước khi bước xuống bục để nhường cho ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, Tổng thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng của Đại tướng Viên). Sau nghi lễ nhậnchức, ông Dương Văn Minh đã giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
*Tướng Trần Văn Đôn kể lại những biến cố, sự kiện trong ngày 28/4/1975
Theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong Việt Nam Nhân Chứng, trong buổi lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh đã “trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường lối của mình là “sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt trận Giải phóng miền Nam”. Vào 6 giờ chiều, cuộc lễ xong, ông Minh tiễn cụ Trần Văn Hương ra cổng. Nhà của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ở gần dinh Độc Lập nên chỉ vài phút sau ông đã về đến nhà, lại nghe “tiếng nổ ầm ầm, súng bắn lung tung, phi cơ bay. Trên dinh Độc Lập. Nưả giờ sau, tiếng súng ngưng nổ, tiếng động cơ máy bay nhỏ dần rồi im lặng. Tướng Đôn điện thoại cho Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Không quân thì được báo cáo có 3 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và Việt Cộng đã sử dụng để bay vào Sài Gòn dội bom. Hai phản lực cơ F-5 của Không quân đã bay lên nghinh chiến đuổi 3 phi cơ này. (Tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên cho biết đó 3 phi cơ tham gia cuộc dội bom là phản lực cơ A-37 ).
Cũng theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, trước lễ bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH diễn ra vào buổi chiều 28/4/1975, thì vào 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4, cựu Trung tướng Đôn đã đến văn phòng Tổng tham mưu trưởng như thường lệ gặp Đại tướng Cao Văn Viên để theo dõi tình hình quân sự. (Theo tài liệu ghi trong Quân sử VNCH, vào năm 1955, ông Trần Văn Đôn là Thiếu tướng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu , ông Cao Văn Viên là Thiếu tá, giữ chức vụ Trưởng phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu).
Trong cuộc gặp nói trên, Tướng Viên nhắc với Tướng Đôn rằng Tổng thống Trần Văn Hương đã ký sắc lệnh cho ông nghỉ, do đó, ông yêu cầu Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng, cử người thay thế. Ngay lúc đó, có điện thoại của ông Dương Văn Minh gọi cho Tướng Đôn, dặn ông cố gắng giữ Tướng Viên ở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng, đừng cho Tướng Viên đi.
Trước sự việc như thế, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn không biết xử sự làm sao vì Tướng Viên đã được Tổng thống Trần Văn Hương cho nghỉ ( sắc lệnh này được Tổng thống Trần Văn Hương công bố vào chiều ngày 28/4/1975). Tướng Đôn hỏi Tướng Viên:
-Nếu anh đi, thì theo anh ai sẽ thay thế được ?
Tướng Viên không trả lời thẳng mà hỏi lại Tướng Đôn:
-Anh sẽ làm gì ?
Tướng Đôn trả lời:
-Tôi cũng chưa quyết định. Mấy ngày trước ông Minh và ông Mẫu muốn tôi tiếp tục giữ ghế Tổng trưởng Quốc phòng nhưng tôi chưa trả lời, nay ông Minh cho tôi biết Hà Nội không muốn có người nào trong nội các cũ ở lại trong nội các mới.”
Về lại văn phòng, Tướng Đôn nhận được điện thoại của ông Dương Văn Minh hủy bỏ sắc lệnh mà Tổng thống Trần Văn Hương đã ký cho phép Tướng Viên nghỉ dài hạn không lương, nhưng sắc lệnh đó Tổng thống Trần Văn Hương đã ký trước khi bàn giao chức vụ Tổng thống.
*Chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH vào những ngày cuối tháng 4
Về chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, như đã trình bày, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, trong khi đó, tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà Đại tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965. Thế nhưng, Đại tướng Cao Văn Viên đã trình xin Tổng Thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm. Tổng thống Trần Văn Hương không đồng ý và yêu cầu Đại tướng Viên tiếp tục giữ chức vụ. Chỉ đến khi Tổng Thống Trần Hương trao quyền cho ông Dương Văn Minh thì Đại tướng Viên mới nhận được quyết định giải nhiệm. Kể lại chuyện này, Đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký như sau: “Trước khi Tổng Thống Hương bước xuống, Tổng Thống đưa ra một sắc lệnh giải nhiệm tôi khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến khi tân Tổng Thống (cựu Đại tướng Dương Văn Minh) muốn chọn người thay thế tôi, tôi đề nghị Tướng Đồng Văn Khuyên, lúc ấy đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận”.
*Tình hình chiến sự trong ngày ông Dương Văn Minh nhận chức Tổng Thống
Tình hình chiến sự trong ngày 28/4/1975 ghi nhận nhiều diễn biến dồn dập. Cộng quân đã tung thêm lực lượng áp sát vòng đai SàiGòn.Tại Bình Dương, sau khi đã đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên, Cổ Mi, Cộng quân đãđiều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 CSBV tiến sát đến các tuyến phòng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh. Trong các trận đánh tại BìnhDương vào 10 ngày cuối của tháng 4/1975, nổi bật nhất là trận Bến Sắn giữa sư đoàn 5 Bộ binh và 1 sư đoàn chủ lực Quân đoàn 1 củaCộng quân. Cộng quân muốn chiếm Bến Sắn để từ đó chọc thủng mặtđông của tỉnh Bình Dương và mặt tây của tỉnh Biên Hòa nhưng đã bịsự kháng cự mãnh liệt của Sư đoàn 5 Bộ binh, Cộng quân bị tổn thất nặng.
Cũng trong ngày 28/4/1975, Căn cứ Không quân Biên Hòa bị pháo kích dữ dội. Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, tất cả các phi cơ tại căn cứ này đều đã được dời qua phi trường Tân Sơn Nhất hay xuống phi trường Trà Nóc ở miền Tây. Sư đoàn 3 Không quân bắt đầu phá hủy những phương tiện còn lại trong căn cứ Biên Hòa.
28.4.1975: Sư Đoàn 5BB Tử Chiến
*Sư đoàn 5 Bộ binh tử chiến tại Bình Dương
-Ngày 28/4/1975, sau khi chận đứng được đợt tấn công tại khu đông tỉnh Bình Dương, Sư đoàn 5 Bộ binh đã tử chiến để đối đầu với 2 sư đoàn Cộng quân từ hướng Chơn Thành-An Lộc. (Trước tháng 4/1975, phòng tuyến chính ở An Lộc và Chơn Thành do 2 liên đoàn Biệt động quân, 2 tiểu đoàn Địa phương quân án ngữ. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, trước áp lực của Cộng quân, lực lượng Biệt động quân đã rút từ An Lộc về hợp cùng các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân của Chơn Thành lập phòng tuyến mới tại nam Chơn Thành và đã chống trả quyết liệt các đợt tấn công của địch quân muốn chọc thủng phòng tuyến này).
* Trận chiến tại Vũng Tàu
-Tại phòng tuyến Vũng Tàu, căn cứ Cát Lở và Trung tâm huấn luyện Chí Linh bị pháo kích. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh mặt trận Vũng Tàu, đã ra thông cáo thiết quân luật từ 19 giớ đến 6 giờ sáng.
*Cụ Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh
-Chiều ngày 28/4/1975, tại Dinh Độc Lập, cụ Trần Văn Hương trao quyền Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh theo quyết định của Quốc hội VNCH trong phiên họp chiều ngày 27/4/1975. Hết

Thứ trưởng của Bộ Xây dựng đã dùng ảnh hưởng của mình để chuyển dự án cho công ty sân sau..Hai lần câu hỏi về Trịnh Xuân Thanh đều hết giờ ( QH cũng có "sân sau" ).

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã “chuyền bóng” cho Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi trên của ĐBQH trong 20 phút trả lời chất vấn của mình vào sáng nay (17-11).
Tuy nhiên, do quỹ thời gian chất vấn Bộ Nội vụ vừa vặn hết nên câu trả lời về vụ việc này đã không được công khai tại phiên chất vấn để các ĐBQH và toàn dân biết.
Chuyện 'tày đình' ở Bộ Xây dựng chưa được trả lời - ảnh 1
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Trước đó, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ chiều 16-11, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã nhấn mạnh vấn đề liêm chính của cán bộ, kỷ luật công vụ là vấn đề gây nhiều bức xúc trong thời gian qua.
Ông dẫn chứng: “Dư luận có nêu một trong những vụ việc tày đình khi thiết kế quốc lộ 51 Biên Hòa-Vũng Tàu. Trong đó có nêu tình trạng một đồng chí thứ trưởng của Bộ Xây dựng đã dùng ảnh hưởng của mình để chuyển toàn bộ dự án cho công ty sân sau mà người nhà đứng trụ sở tại nhà riêng của đồng chí”.
Theo đó, ĐB Nhưỡng đặt câu hai câu hỏi đối với Bộ trưởng Tân gồm: “Làm thế nào để nâng cao tính liêm chính và kỷ luật công vụ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo; trong những vụ việc như thế này, vai trò của Bộ Nội vụ như thế nào, có phối hợp với bộ, ngành khác để đôn đốc, xử lý hay không?
Nhân đây tôi cũng xin chuyển câu hỏi tới  bộ trưởng Bộ Xây dựng là vụ việc này đã được báo chí nêu rất nhiều và Thanh tra Chính phủ vào cuộc thì việc xử lý vụ việc này với cán bộ sai phạm đến đâu? Đề nghị cho cử tri và nhân dân được biết”.
TRỌNG PHÚ

Hai lần câu hỏi về Trịnh Xuân Thanh đều hết giờ



PLO  25 liên quan

Lực lượng công an được ghi nhận là tinh nhuệ, phá nhiều vụ án lớn, thành tích vẻ vang… nhưng cứ xảy ra tham nhũng thì đối tượng lại bỏ trốn.

Vấn đề liên quan đến “con đường đi” của ông Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang tiếp tục làm nóng nghị trường ở những phút cuối cùng của phiên chất vấn sáng 17-11.
ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) đặt câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Ngày 31-8 vừa qua là thời hạn cuối cùng để Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng về con đường đi qua quy trình từ Bộ Công Thương về Hậu Giang của ông Trịnh Xuân Thanh. Xin hỏi, Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng chưa? Nếu không có gì bí mật, đề nghị Thủ tướng cho biết ông Thanh đi bằng con đường nào?”.
Đáng tiếc câu hỏi này không có câu trả lời do thời gian chất vấn Thủ tướng đã hết. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Thủ tướng trả lời đại biểu bằng văn bản.
Hai lan cau hoi ve Trinh Xuan Thanh deu het gio - Anh 1
Trước đó, đại biểu Ngô Văn Minh đoàn Quảng Nam cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về vấn đề này.
Không nhận được câu trả lời thỏa đáng, ông Minh chất vấn lần hai: "Tôi hỏi về nguyên nhân cốt lõi và trách nhiệm chính của Bộ Nội vụ như thế nào từ việc tặng thưởng huân chương đến việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang? Có bao nhiêu người được luân chuyển kiểu như ông Trịnh Xuân Thanh? Xử lý các trường hợp này như thế nào?
Hai lan cau hoi ve Trinh Xuan Thanh deu het gio - Anh 2
Đại biểu Ngô Văn Minh.
Tôi cũng đặt câu hỏi cho Bộ Công an về vấn đề này. Vì lực lượng công an được ghi nhận là tinh nhuệ, phá nhiều vụ án lớn, thành tích vẻ vang… nhưng cứ xảy ra tham nhũng thì đối tượng lại bỏ trốn. Cử tri nói với tôi, trong danh sách của Interpol chưa có tên ông Trịnh Xuân Thanh" - ông Minh nêu khúc mắc.
Câu hỏi này cũng được Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Tân và Bộ Công an trả lời bằng văn bản vì đã đến giờ dành cho Thủ tướng trả lời chất vấn.
Hai lan cau hoi ve Trinh Xuan Thanh deu het gio - Anh 3
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM sau khi kết thúc phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: “Về câu hỏi của đại biểu Ngô Văn Minh đối với trách nhiệm của Bộ Nội vụ liên quan đến việc khen thưởng, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh vì đã có chỉ đạo nên Bộ Nội vụ sẽ trả lời bằng văn bản cho đại biểu Minh. Báo cáo chung gửi các đại biểu cũng đã nói rõ về vấn đề này rồi.
Về báo cáo sơ bộ việc bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ mà Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga chất vấn chiều 16-11, Bộ trưởng Tân thông tin: “Sáng nay tôi đã ký, đóng dấu văn bản gửi đại biểu Nga. Phóng viên có thể liên hệ trực tiếp đại biểu Nga để tìm hiểu rõ hơn”.