19/11/2016
Bùi Quang Vơm
19-11-2016
Từ sau ngày 08/11/2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump
hình như chưa có một phát ngôn nào, dù chỉ là dính líu tới
biển Đông.
Điều này nói rằng, dù có cố tình an ủi, hoặc có cố
tình tìm mọi lý do để tự an ủi, người Việt, trong đó có cả chính
quyền cộng sản Hà Nội đều có chung một tâm trạng lo lắng tới số
phận của biển Đông.
Trước sự kiện Nhật Bản vội vã phê chuẩn Hiệp định TPP
trước khi thủ tướng Nhật ABE đi Mỹ gặp trực tiếp TRUMP một ngày,
trước một cuộc gặp lớn hơn với các nền kinh tế Thái bình dương tại
Thượng đỉnh APEC Peru ngày 19-20/11/2016, cho thấy một tâm lý lo lắng
tới mức hoảng sợ một nước MỸ dưới tay TRUMP sẽ bỏ mặc Nhật Bản tự
đối phó với đe dọa hiếu chiến của Trung Quốc.
Việc Quốc Hội Nhật đã cố tình phê chuẩn TPP như
một việc “đã rồi”, buộc TRUMP phải chấp nhận, và lấy
cớ không còn khả năng đảo ngược để vận động APEC tạo sức
ép với Tổng thống Mỹ, cho thấy rõ ràng đối với Nhật Bản,
công cụ hiệu quả lớn nhất, nếu không là duy nhất chống lại mối đe dọa
Trung Hoa chính là TPP.
Nhưng TRUMP vẫn giữ tuyên bố sẽ bác bỏ TPP ngay
cả trước một sức ép và tâm lý như vậy, và ông ABE vẫn
phải tuyên bố, cuộc gặp là “thẳng thắn” và “ấm cúng”.
Tại sao lại như vậy ? Ông ABE đã nhận được gì từ những
thảo luận “ngầm” giữa ông và TRUMP. “Thẳng thắn”, nghĩa là
ông đã nói với TRUMP về tuyên bố của TRUMP về việc rút
quân Mỹ khỏi OKINAWA, giảm chi phí cho các hoạt động quân sự của MỸ
tại Nhật, gợi ý để Nhật tự phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tự
đối đầu với Trung Quốc, giảm cho Mỹ khỏi những chi phí tốn kém
chỉ phục vụ nền an ninh Nhật và tách Mỹ ra khỏi một cuộc
chiến Trung Nhật có thể sẽ rất tai hại cho nền kinh tế
Mỹ? Thẳng thắn, vì chắc chắn Nhật Bản phản đối gay gắt, thậm
chí có thể nặng lời quy kết TRUMP là phản bội đồng minh.
Nhưng còn “nồng ấm”nghĩa là gì, có thể là gì, nếu TPP
vẫn sẽ bị từ chối?
Khác với bất cứ cuộc thương thảo nào khác, thương thảo
lần này giữa ông ABE và TRUMP sẽ không có nội dung nào quan trọng hơn
là mối quan hệ an ninh giữa Nhật với Trung Quốc, trong đó, át chủ
bài là sự phê chuẩn TPP.
Và TRUMP đã giải cơn stress lớn này của
ông ABE như thế nào?
Rất khó đoán và không trái với một đặc tính
đã giúp TRUMP đắc cử là đặc tính “khó đoán”. Phải dùng một
lối suy diễn cũng thật khó đoán, may ra rơi phần nào vào những cái
khó đoán của TRUMP.
Trump sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang “giả nhưng
thật, thật nhưng giả”. Nghĩa là Nhật và Hàn sẽ được cung cấp
các tài liệu và hỗ trợ kinh phí để làm như “thiết lập
ngành công nghiệp hạt nhân”. Dẫu không thật thì Trung Quốc không
thể làm gì khác là tăng cường đầu tư. Một Trung Quốc phải đối
phó với ba nền hạt nhân, sẽ như da một con ếch căng ra ba
góc. Nạn tự chảy máu trong một nền kinh tế đã kiệt sức, sẽ đưa
Trung Quốc vào tình huống của Liên xô năm 1989, ít nhất thì Trung Quốc
cũng chỉ còn là cái thùng rỗng đối với các dự án khổng lồ đầy
tham vọng lũng đọan nền tài chính thế giới. Với việc này, nếu Trung
Quốc không sụp đổ thì cũng chỉ là một con hổ trong cũi sắt, may
lắm, người ta cũng chỉ nghe tiếng gầm, có phần cay đắng, của nó.
Và chỉ “giả như thật” thì cũng đủ để Bình Nhưỡng tự
sụp đổ vì kiệt quệ với những cơn ác mộng của
mình. Những tư duy độc ác này, trong thế giới văn minh có thể coi
là bất thường, nhưng bất thường thì thành khó đoán, mà khó đoán
thì đúng loại với TRUMP hay Duterte.
Với tư duy của một con buôn có hạng, và sĩ diện của
một kẻ ngạo mạn, huênh hoang, TRUMP sẽ không chịu để Trung
Quốc vượt mặt theo kiểu khôn vặt, điều mà tất cả các nhà trị quốc
quentôn trọng thể diện và văn hoá kiêu hãnh trước đây,
đã vì thế mà thất bại trước một kiểu văn hoá bất chấp, kết
quả biện minh cho thủ đoạn, của các bậc vĩ
nhân Trung Quốc.
Hoặc đồng nhân dân tệ phải được tăng lên tới 45%
hoặc hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế tới
45%. Hàng hoá Trung Quốc, ngoài chuyện đang chịu tẩy chay vì độc
hại trên toàn địa cầu, sẽ không còn rẻ so với hàng Mỹ, sẽ một
mặt, làm cho nền kinh tế đang còn tồn tại nhờ xuất
khẩu của Trung Quốc không còn đất sống, một mặt, toàn bộ tiền vốn
Mỹ đang đầu tư vào Trung Quốc sẽ được rút về Mỹ, tạo công ăn việc làm
cho người Mỹ. Cùng với Nhật và Hàn Quốc,khoảng 30% lượng tiền
vốn đầu tư, tạo ra gần 60% lượng hàng hoá xuất khẩu của Trung
Quốc sẽ không cánh mà bay. Nghĩa là khoảng 30% GDP biến
mất, gần 50 triệu việc làm biến mất. Không có gì gây thiệt hại cho
nền kinh tế của Trung Quốc hơn thế. Và không có gì làm cho lãnh đạo
Trung Quốc sợ hơn thế.
Trật tự kinh tế thế giới sẽ quay lại thời kỳ trước khi
Trung quốc vào WTO. Tiền vốn Nhật và Hàn Quốc sẽ quay sang châu
Âu, sẽ quay lại Mỹ, hay ít nhất cũng chuyển sang các nước ASEAN. Và
những gì là “Giấc mơ Trung Hoa”, những gì là “Đường tơ luạ”, là “Đại
ngân hàng đầu tư phát triển”, chả có ai hô, mà tự khắc “biến”.
Có thể những chuyện này là chuyện khó trở thành thực
tế, và nhất là không thể thực thi đượctrong một sớm một chiều,
nhưng vì không khả thi, nên khó đoán, và vì khó đoán, nên nó
đúng là tính cách của TRUMP, và vì đúng là tính cách của TRUMP,
nên, nếu TRUMP còn là Tổng thống Mỹ ngày nào, thì cái khó đoán ấy
sẽ có khả năng thực thi lớn nhất.
Vì thế mà, dù TRUMP vẫn bác bỏ TPP, ABE vẫn thấy là
“ấm cúng”.
Những chuyện ít có lãi, và có lãi nhưng chậm và cần
vốn đầu tư ban đầu quá lớn như việc an ninh và tự do hàng hải biển
Đông, và chuyện không đâu như chuyện nhân quyền tại một quốc gia mắt
muỗi Việt Nam, với cái đầu thực dụng và vị lợi nhuận của nhà kinh
doanh làm tổng thống, thì sẽ chẳng bõ để ông ta bận tâm.
“Khôn thì sống, mống thì chết”, đó là triết lý cần và
đủ cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Việc ông Đinh Thế Huynh cất công đi
Mỹ 8 ngày, thăm dò số phận của TPP, thường trực ban bí thư, tức
là vị trí quyền lực thứ hai, quyết định chính sách, có được xem là
tương đương Thủ tướng ở thể chế thông thường không, đã thành công
dã tràng.
Cái quyết tâm giữ tỷ lệ tăng trưởng 6,7% GDP trong
nghị quyết 05, quyết tâm đẩy mạnh quá trình hội nhập và chủ trương
“cải cách hoạt động của Tổng liên đoàn lao động” đối phó với công
đoàn độc lập, trong nghị quyết 06, thuộc TW4 vừa rồi, sẽ giống như
những quả đấm trí tuệ của toàn đảng chỉ để “đấm vào bị bông”.
Sự vĩ đại của một tổng bí thư lần đầu tiên ra được
tới sáu nghị quyết (chỉ thấy công khai nghị quyết 04,
05 và 06) cho một hội nghị trung ương 4, nhiệm kỳ XII,
chỉ vừa ký chưa ráo mực đã phá sản. Cùng với TRUMP, cùng với sự ra
đi của TPP chưa rõ số phận, lãnh đạo đảng hoàn toàn mất hướng với
một tổng bí thư chỉ biết viết sách về thủ đoạn xây dựng đảng và
tiêu diệt phe nhóm, không một chút hiểu biết về lý thuyết kinh tế,
với một ông thủ tướng có trình độ văn hoá hạn chế tới mức khó
chấp nhận.
Cái chính danh chủ quyền của một thể chế chính trị do
đảng cầm quyền, phải mất gần 30 năm để được nền chính trị Mỹ thưà
nhận, vừa hiện hình đầy tham vọng với chính quyền bao dung 8 năm của
OBAMA, đang biến mất. Bây giờ, không thể lập lờ đánh lận con đen được
nưã. Sẽ không thể có kinh tế dính đuôi “xã hội chủ nghĩa, kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo” mà vẫn được thưà nhận là kinh tế
thị trường. Sẽ không có loại nhân quyền trong phạm vi biên giới quốc
gia, nhân quyền riêng của chế độ độc đảng, loại nhân quyền
có tính đảng.
Lối thoát phía trước là chân thành hội nhập, làm những
gì mà một nền kinh tế thật sự cần làm, cần có để phát triển. Hãy
làm những gì mà một xã hội dân chủ thực sự cần có để ổn định và
giải phóng năng lượng. Không thể tồn tại chỉ nhờ khôn lỏi, luồn lách
giữa những kẽ hở của thiên hạ và bằng lừa lọc. Đảng cộng sản Việt
Nam hoặc cải tổ thật sự hoặc lại phải chờ đợi một chu kỳ bao dung
nhẹ dạ mới của Mỹ để lại sử dụng thủ đoạn khôn lỏi, lập lờ tính
chính danh của thể chế.
Chủ nghĩa ích kỷ sẽ tạo ra chủ nghĩa ích kỷ. Cao nhân
sẽ có cao nhân trị. Chủ nghĩa ích kỷ dân tộc đã náo loạn thế giới.
Trung Quốc là nguồn gốc của tư tưởng khoanh vùng lợi ích trong phạm
vi biên giới lãnh thổ, nguồn gốc của chia rẽ cộng đồng châu Âu. Trung
Quốc tạo ra luân lý của Brexit. Trung Quốc đã tạo ra TRUMP. Và TRUMP
sẽ là người chiến thắng, vì TRUMP là người đến sau.
Nhưng riêng về chuyện biển Đông, thì khó có thể đoán
trước.
TRUMP sẽ không ham hố cái “lợi ích cốt lõi tại vùng
biển Đông Nam Á”. Mặc dù sẽ không bao giờ chịu nhả cho Trung Quốc.
Nhưng trước mắt, trong một tương lai gần, TRUMP sẽ chỉ quan sát diễn
biến.
TRUMP sẽ nhìn kỹ xem Duterte làm gì, Malaisie làm gì và
Trung Quốc hành xử ra sao. Và quan tâm của TRUMP sẽ là Trung Quốc và
sẽ chỉ là Trung Quốc. Đơn giản chỉ với một triết lý, nếu
cái cây mà chết, thì những loại dây leo sẽ tự nhiên chết.
Trung Quốc, với bản tính tham lam thực dụng, sẽ không bỏ
lỡ cơ hội khi Mỹ không còn khả năng can thiệp trực tiếp do Duterte dỡ
bỏ hiệp ước an ninh tương hỗ ký với Mỹ năm 1951. Và khi không còn
Philippines và Malaisie cùng với Brunei, Việt Nam không còn chỗ
bám cho một chính sách đa phương. Nếu Trường Sa bị mất, vì một
“sự cố” được xắp đặt nào đó, thì dù Mỹ không muốn, cũng
sẽ chỉ còn quyền tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc bằng con đường ngoại
giao, và sẽ cho qua, khi nhận được lợi ích do Trung Quốc “hối lộ”.
TRUMP cũng chỉ cần có vậy. Không mất gì mà được lợi.
TRUMP dù sẽ tìm cách diệt Trung Quốc, nhưng không phải
vì Việt Nam và càng không phải để đòi lại đảo cho
Việt Nam. Một nước Việt Nam không dân chủ, chẳng có giá trị gì với
lợi ích của Mỹ, chẳng đáng để TRUMP bận tâm. Việt Nam sẽ vĩnh viễn
không còn đảo. Và Mỹ vẫn có tự do hàng hải do Trung Quốc sẵn lòng
cung cấp. Đảo là của Việt nam và Việt Nam chẳng là gì với
Mỹ.Mỹ vẫn tôn trọng “quyền tự lựa chọn của Việt Nam, không can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt nam”.
Đúng là “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Cái trò
khôn vặt, làm bạn với tất cả, sẽ chẳng có ai làm bạn thật khi lâm
nguy. Nếu cả với kẻ thù cũng làm bạn, thì bạn với kẻ thù là
một. Và nếu bạn chết thì sẽ chẳng có ai viếng bạn, vì trong
những người viếng sẽ có cả bạn và kẻ thù. Họ sẽ đánh chém nhau
và giết nhau ngay trên đám tang của bạn. Có thể khi chưa chết, ai cũng
tử tế, nhưng khi nằm xuống, dù thảm thương, sẽ chỉ có những người
đứng nhìn bạn từ xa.
Nếu ngay cả NATO, ngay cả Nhật, Hàn Quốc, TRUMP cũng
không cho không gì, thì Việt Nam có thể hối lộ nước
MỸ hoặc bằng chế độ chuyên chính độc đảng, hoặc bằng tự do
của hơn 90 triệu dân chúng mà đảng đang cai trị.
3 khu trục hạm Hoa Kỳ khiến Trung Quốc lo lắng ở Biển Đông đã rút về căn cứ
(GDVN) - 3 khu trục hạm thường xuyên tuần tra, hoạt động ở Biển Đông và chơi trò mèo vờn chuột với hạm đội Trung Quốc, chạy quanh các đảo nhân tạo.
Một số tuyên bố đáng chú ý của các bên về Biển ĐôngChâu Á hồi hộp chờ đợi cuộc gặp Donald Trump - Shinzo AbeÔng Duterte: Muốn làm bạn với Donald Trump, nhưng độc lập hơn với Mỹ
Navy Times ngày 17/11 đưa tin, 3 khu trục hạm Hoa Kỳ đã từng khiến Trung Quốc lo ngại khi hiện diện ở Biển Đông, đã quay về căn cứ tại Hoa Kỳ sau một thời gian hoạt động.
Đó là các tàu khu trục Decatur, Momsen và Spruance trở về Mỹ trong những ngày sau bầu cử Tổng thống. Trước đó 3 tàu này hoạt động liên tục 7 tháng ở Thái Bình Dương.
Trong khoảng thời gian đó 3 khu trục hạm thường xuyên tuần tra, hoạt động ở Biển Đông và chơi trò mèo vờn chuột với hạm đội Trung Quốc, chạy quanh các đảo nhân tạo.
Tàu chiến Hoa Kỳ, ảnh: Navy Times. |
Spruance và Decautr đã trở lại San Diego ngày 14/11, còn Momsen trở lại Everett, Washington ngày 10/11.
Trong thời gian tuần tra, cả 3 khu trục hạm này đều đã cơ động sát các đảo Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Biển Đông.
Gần đây nhất, Decatur đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) hiện do Trung Quốc chiếm đóng (trái phép).
Điều đáng chú ý là, thông thường các tàu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông thuộc biên chế của Hạm đội 7 đóng tại Yokosuka, Nhật Bản. Trong khi 3 chiến hạm này thuộc biên chế của Hạm đội 3 tại San Diego.
Việc điều động chiến hạm Hạm đội 3 đến Biển Đông là nhằm mục đích cho khu vực thấy rằng, hải quân Hoa Kỳ có thể cơ động đến các địa bàn khác nhau.
Mặt khác, 3 khu trục hạm này có thể hoạt động và tác chiến độc lập, đủ khiến đối phương lo ngại ngay cả khi không có một tàu sân bay hay tàu hậu cần nào hiện diện.
Tài liệu tham khảo:
https://www.navytimes.com/articles/this-strike-group-made-china-nervous-even-without-an-aircraft-carrier
Một số tuyên bố đáng chú ý của các bên về Biển Đông
(GDVN) - Một viên tướng cấp cao Trung Quốc đã tuyên bố sẽ chiến đấu bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Châu Á hồi hộp chờ đợi cuộc gặp Donald Trump - Shinzo AbeÔng Duterte: Muốn làm bạn với Donald Trump, nhưng độc lập hơn với MỹNước Mỹ không một ngày vắng chủ
ABC News ngày 18/11 đưa tin, một viên tướng cấp cao Trung Quốc đã tuyên bố sẽ chiến đấu bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh ở Biển Đông, khi dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc thăm Australia.
Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu Nam đã có các cuộc tiếp xúc và hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Dennis Richardson và các tướng lĩnh quân đội Australia tại Canberra.
ABC News đã được xác nhận rằng, trong hội đàm hai bên đã thảo luận về các hoạt động mở rộng quân sự nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Australia thường xuyên bày tỏ quan ngại.
Một viên tướng Australia tiếp ông Vương Giáo Thành và phái đoàn quân sự Trung Quốc, ảnh: ABC News. |
Ông Vương Giáo Thành được bổ nhiệm làm Tư lệnh Chiến khu Nam đầu năm nay, trong đó Biển Đông là một địa bàn tác chiến mà đơn vị này phụ trách.
Tháng Hai năm nay, ông Thành đã tuyên bố, quân đội Trung Quốc có khả năng đối phó với bất kỳ mối đe dọa an ninh nào. Vương Giáo Thành cảnh báo: Đừng nước nào nắn gân hay đe dọa "chủ quyền - an ninh" của Trung Quốc. [1]
Trong một động thái có liên quan, Taipei Times ngày 18/11 cho hay, các nhà lập pháp Đài Loan đã yêu cầu "Bộ Quốc phòng" điều lực lượng thủy quân lục chiến ra đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) vì lo ngại ảnh hưởng của Phán quyết Trọng tài 12/7.
"Bộ Quốc phòng" Đài Loan từ chối yêu cầu này và cho rằng, lực lượng tuần duyên (cảnh sát biển) đang đồn trú tại đây đủ khả năng phòng thủ.
Quyết định triển khai quân ra Ba Bình là vấn đề chiến lược, phải do cấp cao nhất quyết định, không phải "Bộ Quốc phòng". [2]
Cũng trong ngày hôm nay, ABS CBN News cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã có cuộc tiếp xúc song phương bên lề hội nghị APEC tại Peru hôm qua 17/11.
Ông Yasay nói với ông John Kerry, có lẽ hai bên nên dịu giọng trong vấn đề Biển Đông và không tập trung vào các bài tập quân sự lâu nay, mà nên tập trung vào các bài tập đối phó với vấn đề an ninh phi truyền thống, ví như chống khủng bố, chống ma túy, tìm kiếm cứu nạn.
Phía Hoa Kỳ nói rằng họ chấp nhận và tôn trọng quan điểm của Philippines. Khi được hỏi về "trật tự thế giới mới" mà Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn tuyên bố, ông Yasay cho biết:
"Tôi tin rằng, trên quan điểm của Tổng thống chúng tôi, những thay đổi mà ông hy vọng là Trung Quốc sẽ đối xử với Philippines một cách tôn trọng, bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền. Trung Quốc và Nga đã cam kết sẽ làm điều này." [3]
Hồng Thủy
Hồng Thủy
Tài liệu tham khảo:
[3]http://news.abs-cbn.com/news/11/18/16/us-accepts-changing-dynamics-with-ph-under-duterte-yasay
Quân đội Mỹ, Trung Quốc tập trận chung bất chấp căng thẳng
Có phải Trung Quốc thực sự "ngưng" khuấy động Biển Đông?
(GDVN) - Trung Quốc không "ngưng" các hoạt động thực hiện mục đích độc chiếm Biển Đông mà chỉ chuyển đổi thủ đoạn từ cứng sang mềm, từ quân sự sang kinh tế.
3 khu trục hạm Hoa Kỳ khiến Trung Quốc lo lắng ở Biển Đông đã rút về căn cứMột số tuyên bố đáng chú ý của các bên về Biển ĐôngChâu Á hồi hộp chờ đợi cuộc gặp Donald Trump - Shinzo Abe
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông xung quanh cục diện Biển Đông hậu Phán quyết Trọng tài, khả năng diễn biến trong thời gian tới từ quan sát những gì đang diễn ra, cũng như đánh giá của giới phân tích.
Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Ngày 16/11 Báo VnExpress có bài phân tích: "Ba lý do Trung Quốc ngưng khuấy động Biển Đông", tóm lược nhận định của một số học giả, chuyên gia quốc tế tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ VIII ở Nha Trang hôm 14, 15/11 vừa qua:
Bắc Kinh sẽ không tăng căng thẳng ở Biển Đông thời gian tới vì nước này đã hoàn tất việc bồi đắp, muốn lôi kéo thêm các nước ASEAN và chờ chính sách mới của Mỹ.
Trước đó hôm 15/11 Báo Dân Trí có bài nhận định "Trung Quốc chưa thay đổi tham vọng ở Biển Đông thì tình hình khó dịu đi", dẫn lời PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá:
“Nguồn gốc của căng thẳng thì chúng ta đã biết là tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông không thay đổi. Cho nên chúng ta cũng không nên hi vọng rằng khi Trung Quốc chưa thay đổi thì có nghĩa là tình hình sẽ dịu đi.”
Cá nhân tôi không tham dự hội thảo này nên không rõ các học giả trong và ngoài nước đã trao đổi cụ thể những nội dung gì và như thế nào, chỉ biết thông tin qua các chủ đề thảo luận và phản ánh của báo chí.
Tuy nhiên có một số người rất quan tâm tới cuộc hội thảo này và muốn tôi có bài phân tích cục diện Biển Đông sau Phán quyết Trọng tài, xu hướng diễn biến, đề xuất giải pháp từ góc độ nghiên cứu cá nhân, cũng như tổng hợp đánh giá của giới nghiên cứu trong nước và quốc tế qua hội thảo lần này.
Bởi vậy tôi xin có mấy lời chia sẻ những nhận thức cá nhân về một vấn đề dư luận đang quan tâm, liên quan trực tiếp tới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp. |
Thông tin tôi phân tích có thể không đầy đủ, vì mới chỉ dựa vào những phát biểu, đánh giá của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu thể hiện tại Hội thảo, được báo chí phỏng vấn và đưa tin, mà không được tiếp cận trực tiếp với các bản tham luận.
Người viết hy vọng được nghe nhiều kiến giải mới từ các nhà nghiên cứu khác.
Những nhận định, đánh giá khác nhau về hiện trạng
Báo VnExpress cho biết: "Các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo Biển Đông tại Khánh Hoà có chung nhận định diễn biến ở khu vực gần đây tương đối "yên ả" và xu hướng này sẽ duy trì vài tháng tới."
Nguyên nhân của hiện trạng này được VnExpress tổng hợp từ phát biểu của các học giả quốc tế, cụ thể gồm 3 yếu tố:
Một là: "Bắc Kinh dường như không cần tiếp tục bất cứ hoạt động xây dựng nào nữa, các cơ sở hạ tầng và thiết bị của họ có thể đã sẵn sàng để được triển khai nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp, không nhất thiết phải lắp đặt từ bây giờ."
Hai là: Trung Quốc ngưng "khuấy động" Biển Đông được cho là vì muốn thuyết phục các nước cùng có tranh chấp trong ASEAN chấp thuận phương án đàm phán song phương.
Ba là: Bắc Kinh đang chờ đợi xem chính quyền Mỹ sẽ có các chính sách gì dưới thời tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. [1]
Như vậy có thể thấy, các học giả quốc tế được VnExpress dẫn lời nhận định rằng, cục diện Biển Đông hậu Phán quyết Trọng tài 12/7 đến nay cơ bản ổn định là phù hợp với thực tế, cũng như đánh giá của cá nhân người viết.
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong ít nhất vài tháng tới khi Nhà Trắng ổn định bộ máy chính quyền. Nhưng cách đặt tít và đưa tin của VnExpress "Ba lý do Trung Quốc ngưng khuấy động Biển Đông" có thể khiến dư luận chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác.
Tôi cho rằng, Trung Quốc không "ngưng" các hoạt động thực hiện mục đích độc chiếm Biển Đông mà chỉ chuyển đổi thủ đoạn từ cứng sang mềm, từ quân sự sang kinh tế.
7 đảo nhân tạo họ đã xây bất hợp pháp ở Trường Sa có thể biến thành căn cứ quân sự bất kỳ lúc nào nếu có một cái cớ phù hợp. Vấn đề là các bên liên quan, bao gồm các nước yêu sách ở Biển Đông và Hoa Kỳ có tạo cho họ cái cớ đó hay không?
Còn lúc này, rất có khả năng 7 đảo nhân tạo này sẽ trở thành điểm khởi đầu của cái gọi là "con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", củng cố vững chắc thế cắm chân ở Trường Sa và tìm kiếm sự thừa nhận trên thực tế, qua việc mở một số dịch vụ "công ích quốc tế" như họ đã tuyên bố.
Đâu mới là nguồn gốc căng thẳng ở Biển Đông?
Về đánh giá của các nhà nghiên cứu trong nước, cá nhân tôi rất chia sẻ và đồng tình với TS Nguyễn Vũ Tùng qua những gì Báo Dân Trí phản ánh, xung quanh nhận định về Phán quyết Trọng tài 12/7:
Ai sẽ lái con tàu Biển Đông vượt “trận cuồng phong” hậu phán quyết Trọng tài? |
"Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là một bước tiến rất lớn về mặt pháp lý vì phán quyết của tòa là phán quyết ràng buộc và cuối cùng.
Điều đó có nghĩa rằng, chúng ta có rất nhiều cơ hội để làm cho các vấn đề pháp lý trước thì đang tranh cãi, bây giờ nó trở thành rất rõ ràng."
Tuy nhiên cá nhân người viết vẫn có chút băn khoăn về ý kiến này của TS Nguyễn Vũ Tùng:
"Nguồn gốc của căng thẳng thì chúng ta đã biết là tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông không thay đổi.
Cho nên chúng ta cũng không nên hi vọng rằng khi Trung Quốc chưa thay đổi thì có nghĩa là tình hình sẽ dịu đi.
Chúng ta cũng phải tiếp tục cẩn trọng, nhất là vẫn phải đề phòng cho những tình huống căng thẳng ở Biển Đông."
Cẩn trọng, đề phòng là đúng rồi. Nhưng vấn đề là cẩn trọng như thế nào? Đề phòng ra sao? Chúng ta không nên chỉ hy vọng Trung Quốc thay đổi, vậy chúng ta phải làm gì?
Nói cách khác là Việt Nam và các bên liên quan cần làm gì để Trung Quốc phải thay đổi, hoặc ngăn ngừa các tình huống căng thẳng ở Biển Đông? Hay chỉ ngồi chờ?
Những cuộc hội thảo như thế này cần tập trung tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy.
Tất nhiên ông cũng có đề cập đến giải pháp:
"Với Việt Nam thì biện pháp tốt nhất là biện pháp ngoại giao. Đây là nằm chung trong luồng tư duy của các nước nhỏ - ngoại giao bao giờ cũng là mặt trận hàng đầu để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ quyền lợi của đất nước.
Biện pháp quân sự sẽ là biện pháp phiêu lưu. Biện pháp kinh tế thì chúng ta cũng phải chờ đến khi lực lượng kinh tế mạnh lên và chúng ta phải tạo được chỗ đứng trong phân công lao động khu vực và quốc tế.
Biện pháp ngoại giao, trong đó có biện pháp pháp lý và biện pháp đàm phán hòa bình, vẫn là biện pháp tốt nhất dành cho những nước nhỏ và là biện pháp khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay." [2]
Nhưng đây mới là những vấn đề mang tính nguyên tắc, trong khi vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp cụ thể, căn cơ, lâu dài.
Và nếu chỉ nói rằng "biện pháp quân sự sẽ là biện pháp phiêu lưu" e chưa thoát ý.
Bởi lẽ, tăng cường phòng thủ và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ mặc nhiên, không thể lơ là, không cần bàn cãi.
Có điều, nó không đồng nghĩa với hiếu chiến hay khiêu khích xung đột, đối đầu, nhưng cũng tuyệt đối không được xem nhẹ. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về điều này.
Trông chờ quá nhiều vào Hoa Kỳ?
TS Nguyễn Vũ Tùng đánh giá: "Sự có mặt của Mỹ ở khu vực trong giai đoạn gần đây là một yếu tố tạo nên sự ổn định....Lập trường của Mỹ về vấn đề Biển Đông cũng có giá trị rất tốt đối với việc làm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Chúng ta cứ tưởng tượng rằng, nếu không có những lập luận, những lời tuyên bố phản bác lại những hành động cực đoan của Trung Quốc thì tình hình cũng sẽ khác."
Gấp rút nghiên cứu quan điểm của Trump về quân sự, an ninh hàng hải Biển Đông |
Tôi đồng ý rằng Mỹ có vai trò quan trọng, đối trọng với Trung Quốc trên Biển Đông mà các nước nhỏ trong khu vực cần tận dụng và đều tận dụng, cho dù cách thức mỗi nước có khác nhau.
Tuy nhiên thực tế cạnh tranh và thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thay đổi cục diện tại Biển Đông.
Cái bắt tay giữa Nixon với Mao Trạch Đông năm 1972, hay gần nhất là Philippines bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012 là bài học luôn luôn nóng hổi.
Hơn nữa, cho dù TS Nguyễn Vũ Tùng nghĩ rằng lợi ích của Mỹ vẫn yêu cầu Hoa Kỳ có mặt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng ông vẫn lo lắng:
"Bây giờ còn quá sớm để phân tích xem là nước Mỹ sẽ chọn chính sách nào đối với Châu Á - Thái Bình Dương. Cái này chúng ta cần chờ thêm một thời gian nữa."[2]
Nói cách khác, trong trường hợp xấu Donald Trump rút khỏi châu Á như tuyên bố tranh cử, phải chăng các quốc gia nhỏ ven Biển Đông chỉ còn nước "quy hàng" Trung Quốc?
Bởi vậy, khai thác vị thế vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực là rất đúng đắn và cần thiết. Nhưng dựa hoàn toàn vào người Mỹ "cầm cân nảy mực" ở Biển Đông thì có thể sẽ phải trả giả đắt. Vì thế mới cần chủ động nghiên cứu nắm bắt tình hình, hoạch định giải pháp.
Xin lưu ý là chính Hoa Kỳ là nước đầu tiên và duy nhất phát hiện, công bố hình ảnh chụp vệ tinh và thông tin Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.
Cũng chính nước Mỹ công bố ảnh chụp vệ tinh hoạt động củng cố hợp pháp năng lực phòng thủ chính đáng, điều kiện sinh sống của cư dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam ở Trường Sa, Khánh Hòa.
Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng từng yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động hợp pháp này, song song với yêu cầu Trung Quốc ngừng bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo.
Trong khi bản chất hoạt động của Việt Nam khác hoàn toàn Trung Quốc: Một bên củng cố phòng thủ chính đáng - bên kia không ngừng quân sự hóa trái phép, một bên tuân thủ luật pháp quốc tế - bên kia đe dọa an toàn tự do hàng hải, hàng không.
Nếu cái gì cũng nghe Mỹ, lúc Trung Quốc thừa cơ chiếm các điểm đảo, đá, bãi cạn ở Trường Sa do ta lơ là phòng thủ, Mỹ có can thiệp hay không?
Giải pháp nào cho Việt Nam?
Cá nhân tôi thiết nghĩ, chủ trương giải quyết các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 là hoàn toàn chính xác.
Tôi đặc biệt tán thành biện pháp pháp lý mà TS Nguyễn Vũ Tùng đề cập, nhưng phải có sự chuẩn bị.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chuẩn bị những giải pháp cụ thể, không thể chỉ dừng ở nguyên tắc chung chung.
Về pháp lý, Phán quyết Trọng tài 12/7 không chỉ tạo bước ngoặt trên Biển Đông bằng cách làm rõ nhiều vấn đề, mà còn đặt ra yêu cầu cho các bên liên quan, trong đó có Việt Nam phải nhìn lại hồ sơ, yêu sách của mình và có những điều chỉnh cần thiết, nếu có nội dung nào trái với UNCLOS 1982.
Chính vì các nước giải thích luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS theo cách khác nhau, từ góc nhìn lợi ích riêng của quốc gia mình, dân tộc mình, mới cần tới vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế.
Khi Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông đã được tuyên một cách hợp pháp và thuyết phục hôm 12/7, các bên liên quan cần lấy đó làm căn cứ giải thích, ứng dụng UNCLOS 1982 trên Biển Đông, không thể tùy tiện giải thích thế nào cũng được, miễn là có lợi cho mình.
Càng công khai, minh bạch điều này, càng nhận được sự ủng hộ của dư luận khu vực và thế giới.
Trong khi tiếp tục củng cố hồ sơ pháp lý, củng cố hoạt động phòng thủ chính đáng, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung để tăng cường đối thoại, giảm bớt nguy cơ xung đột đối đầu, chúng ta cũng cần chủ động nghiên cứu phương án hợp tác quốc tế ở khu vực Trường Sa.
Một phương án được một số học giả quốc tế nêu ra là xây dựng một công viên hải dương hay một khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế ở đây là rất khả thi, thích hợp.
Vậy nên chăng Việt Nam cần có sự chủ động nghiên cứu phương án này cùng với ASEAN, mời một tổ chức quốc tế đứng ra tập hợp, triển khai và kinh phí sẽ do các nước liên quan đóng góp?
Chúng ta không chủ động làm, đến lúc Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh tế, thương mại như triển khai con đường tơ lụa trên biển với cái gọi là "cung cấp các gói dịch vụ công ích quốc tế", chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào thế bị động.
Hai nhà lãnh đạo khu vực đã và đang rất chủ động tìm hiểu, thích ứng trước những thay đổi địa chính trị của khu vực và thế giới đáng để chúng ta nghiên cứu, học tập là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Đây cũng là nguyên thủ 2 cường quốc có ảnh hưởng trong vấn đề Biển Đông, theo đuổi mục tiêu thượng tôn pháp luật, bảo vệ tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông, cho dù chính sách của Donald Trump có thế nào đi nữa.
Tài liệu tham khảo:
TS Trần Công Trục
Hồng Thủ