Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Ông Lê Hồng Hà không còn là đảng viên ĐCSVN nhưng tang lễ vẫn ghi:VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG HÀ?; VÀI NÉT ĐÁM TANG ÔNG LÊ HỒNG HÀ; TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC




 




VÀI NÉT ĐÁM TANG ÔNG LÊ HỒNG HÀ

18/11/2016
Nguyễn Đình Ấm
18-11-2016
Đám tang đến giờ viếng nhưng ít người. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
Đám tang đến giờ viếng nhưng ít người. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm
Ăn sáng xong, tôi bảo bà “giám đốc” gia đình mỗi hai vợ chồng: Trưa nay anh đi dự đám tang, không ăn cơm. Ai thế? Đám tang ông LHH. Ông ấy có quen biết gì nhà mình đâu nhỉ, thôi anh tim phổi, mắt mũi thế không quen biết đi làm gì, độc đấy… Không, tuy không gặp ông bao giờ nhưng anh rất ngưỡng mộ một con người kiên trung, bất khuất vì dân, vì nước và phẩm giá con người… Thì anh đi nhưng nhớ đừng về nằm mấy ngày như hôm nọ đấy…
11h30, đến khu tang lễ chỉ thấy toàn bảo vệ và có lẽ công an chẳng thấy ai quen. Đến giờ viếng (12h) cũng rất ít người so với đám tang một người cỡ ông LHH. Thầm nghĩ, có lẽ do thay đổi giờ tang lễ và vào đúng giờ “chết” (12-13 h) nên ít người đến được ư… Việc này không hiểu do gia đình hay do ban tang lễ 5 Trần Thánh Tông. Nếu do ban tang lễ thì tệ quá.
Đám hôm nay nhà chức trách đối xử tử tế hơn với đám ông Trần Độ. Họ gọi là người quá cố là đồng chí LHH, đọc quá trình công tác, thành tích v. v. v. Tôi khen nhà cầm quyền đối xử tử tế, có cả lãnh đạo CA Hà Nội đến viếng… một người trả lời: Được như thế là do các con cái không ủng hộ ông nên họ nể chút… Phải thế chăng?
Riêng việc “quyền lợi” cuối cùng của người quá cố thì ông vẫn không được hưởng. Một tốp “thanh niên giống an ninh” ngồi ngay quán trước bên phải cổng số 5 và một số lảng vảng khắp nơi, quan sát, sẵn sàng ngăn chặn. Tôi ngô nghê hỏi một người đi chào bán vòng hoa: Đám tang này của ai thế nhỉ? Chả biết nhưng vòng hoa cấm ghi tên của tổ chức, cá nhân “khác lạ”. Tại sao thế? Công an họ nói là khủng bố hay phản động gì ấy…
Khi sắp vào viếng, hai cô lại gạ chúng tôi mua vòng hoa, anh Nguyễn Khắc Toàn hỏi (đùa): Mua nhưng dám ghi tên này không. Ghi thế nào? Ghi là “Các tổ chức bảo vệ nhân quyền VN kính viếng”. Ôi, thôi, thôi, em chịu. Trả 5 triệu/vòng có bán không? Bán để chúng em cụt nghề à…?
Đám hôm nay cũng không thấy những tốp an ninh dùng máy quay ghi hết những khuôn mặt mà họ đã “nhẵn mặt” trong các cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh, môi trường, chống TQ xâm lược… như những đám tang liên quan người bất đồng chính kiến khác với sự phô trương như để dọa giẫm.
Tôi quan sát, hình như không có lãnh đạo nào của bộ CA đến viếng. Nếu đúng thế thì họ cũng tầm thường thôi. Biết là tận tình với người đã chết này thì chẳng lợi lộc gì mà có khi còn bất lợi nhưng người dám chịu “bất lợi” để thực hiện cái tâm “Nghĩa tử là nghĩa tận” với người như ông LHH thì không xấu hổ gì và khối CBCS có nhân cách sẽ phải thầm kính trọng họ…
Cuối cùng, đám tang cũng suôn sẻ không có chuyện gì xẩy ra.
Cầu mong ông LHH siêu thoát, thảnh thơi nơi suối vàng trước sự ngưỡng mộ mãi mãi của người lương thiện.
Hai cô này từ chối 5 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

Hai cô này từ chối 5 triệu đồng vì sợ công an “đập bể nồi cơm”. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC

18/11/2016
Nguyễn Thượng Long
18-11-2016
“…Có lẽ là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT), bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng, nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
Biết rằng chẳng một ai nằm ngoài vòng “Luân Hồi Sinh Tử”, tôi vẫn ngày đêm nguyện cầu cho những người thầy, người bạn vong niên của tôi là cụ Trần Lâm và cụ Lê Hồng Hà vượt qua được những khắc nghiệt đang đến. Mong sao những gì mà các cụ để lại không phải là những tia chớp loé cuối cùng của những “Ngọn Hải Đăng”đã từng một thời kiêu hãnh trước đêm đen đầy bất công, bất trắc và đau khổ này”.
(Trích trong “Những nỗi buồn Mã đáo” 2014 – NTL)
“Đánh giá đúng tình hình, phân tích thấu đáo tình hình đất nước và tìm con đường tiến lên là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn. Công việc này đòi hỏi một sự lao động trí óc bền bỉ, nghiêm túc của mọi người. Nếu ai ai cũng xác định được ý thức công dân của mình, sẵn sàng nói lên những gì mà mình muốn nói, thì hố sâu ngăn cách giữa mọi người …kể cả chia rẽ đến thế nào, rồi cũng có thể được lấp đầy…”. (LHH)
Lập luận này cụ Hà vẫn thường nói với tôi trong những lần tôi đàm đạo cùng cụ. Và lần đó tôi đã mạo muội đặt trước cụ một số câu hỏi liên quan tới đất nước, tới thời cuộc …như thế này:
NGUYỄN THƯỢNG LONG (NTL): “Không chỉ là một chứng nhân, cụ còn là người trực tiếp can dự vào những biến cố trọng đại suốt từ cuộc cách mạng tháng 8 đến nay, nếu cần một cái nhìn xuyên suốt, một sự ngoái lại cần thiết, cụ có thể bầy tỏ những điều gì?”
LÊ HỒNG HÀ (LHH): Tôi nghĩ rằng, khi truyền thống yêu nước của dân tộc trong lịch sử được phát huy đúng lúc… nhân dân ta đã làm thành công cách mạng tháng 8 và thống nhất được đất nước. Công lao này trước hết thuộc về nhân dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt là ĐCS việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Các nhà yêu nước ngày đó họ nói tiếng nói của người dân, nghĩ những gì mà người dân hằng nghĩ, lo những gì mà người dân đã lo và dám làm những gì mà người dân muốn làm.
Nhưng, do vội vã lựa chọn học thuyết Mác Lê, một học thuyết không tưởng…lại chỉ dựa vào những phiên bản méo mó của Stalin và Mao Trạch Đông, do quá ảo tưởng về con đường xây dựng XHCN để tiến đến “Thiên Đường Cộng Sản”, do quá sai lầm khi chọn “Chuyên Chính Vô Sản” và “Đấu Tranh Giai Cấp” làm kim chỉ nam cho các động thái cải biến xã hội như: Cải Cách Ruộng Đất – Cải Tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh – Trấn áp phong trào Nhân Văn Giai Phẩm của trí thức văn nghệ sĩ – Đàn áp một cách bất công và tàn bạo cái gọi là “Nhóm xét lại chống Đảng” – Vu vơ trong cuộc đấu tranh ai thắng ai? – Nhầm lẫn khi lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo – Tập thể hoá cưỡng bức nông nghiệp và thủ công nghiệp…nên ĐCS đã hoàn toàn thất bại.
Những hệ luỵ của những sai lầm không đơn giản chỉ là những thất bại, mà còn là sự tiêu diệt làm biến mất những phẩm chất tinh hoa, truyền thống của giống nòi, thay vào đó lại làm xuất hiện những thói quen, những trạng thái tinh thần thấp kém và xa lạ. Đất nước đang ngày càng lún sâu vào những lụn bại vô phương cứu chữa.
Năm 1986, do sức ép của tình hình, đã có sự đổi mới lần thứ nhất, nhưng đó chỉ là sự đổi mới nửa vời, còn nói chung vẫn là kiên định chủ nghĩa Mác Lê, vẫn kiên trì CNXH…nên đến nay, đất nước vẫn đi theo con đường sai lầm, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu so với các nước xung quanh.
Mấy năm gần đây, do hậu quả của những sai lầm nói trên cùng với những biến động bất lợi của tình hình thế giới…đất nước đang rơi vào “Giai đoạn khủng hoảng toàn diện” liên quan tới mọi lĩnh vực (Kinh Tế – Chính Trị – Đạo Đức – Văn Hoá Xã Hội – Niềm tin của người dân…). Diễn biến xấu đó là ngày càng trầm trọng, xuất hiện nhu cầu phải có một sự đổi mới căn bản, một chuyển biến tất yếu không thể đặng đừng.
NTL: “Có người nói: “Cái bất hạnh lớn nhất đối với người Việt Nam là ở cái vị thế Địa – Chính Trị của đất nước là chẳng ra gì. Từ ngày lập quốc cho đến nay, mảnh đất nhỏ hẹp này là nơi tranh hùng, hơn thua của các cường quốc, các nước lớn (Tầu, Pháp, Nhật, Mĩ, Nga, lại Tầu…) . Họ đến rồi họ ra đi, chỉ để lại xứ sở này những ám ảnh u buồn về những thực nghiệm cái thì thất bại, cái thì dang dở, cái thì chẳng ra gì, lại có cái mà đến hết thế kỷ này vẫn chưa biết là nó sẽ thế nào. Những ngày này, nói về Việt Nam trong bàn cờ quốc tế, cụ muốn nói điều gì?”
LHH: Tôi nghĩ rằng, sau khi thời kỳ chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước lớn đều chú trọng tới việc đẩy mạnh sự phát triển và điều chỉnh chiến lược phát triển, đã tạo ra một tình thế thế giới rất đa sắc mầu và rất phức tạp.
Nhật Bản, Hàn Quốc dù vẫn còn những mâu thuẫn, vẫn tiếp tục khẳng định liên minh chiến lược với Mỹ, vẫn đang đoàn kêt để trở thành một lực lượng mạnh ở Đông Bắc Á.
Nước Nga thời Putin vẫn khẳng định mình là vị thế cường quốc trong các vấn đề của thế giới và khu vực.
Ấn Độ, Nam Phi cùng các nước lớn ở Nam Mĩ cũng đang phấn đấu để trở thành những quốc gia phát triển mạnh.
Trung Quốc đã vươn lên đứng hàng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm kinh tế, đang tiến hành bành trướng ráo riết, xâm nhập kinh tế bằng mọi cách, thực thi quyền lực mềm ở các châu lục trong đó phải kể tới nhiều vùng đất cùng Biển Đông của Việt Nam. Họ luôn nhất quán với đường lối bá quyền, bành trướng đối với Việt Nam. Mục tiêu lâu dài là tiếp tục đặt Việt Nam vào thế mất ổn định, qua các biện pháp lấn chiếm về đất đai trên bộ, đánh chiếm Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa, áp đảo về kinh tế, xâm lược về văn hoá, bòn rút tài nguyên, âm thầm và lén lút đưa người vào các địa phương, các địa bàn trọng yếu, biến họ trở thành lực lượng ngầm cho mưu toan đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc mới.
Trong những năm qua, Việt Nam qua hội nhập với quốc tế đã mở rộng được quan hệ về các mặt, rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và các mặt khác nói chung. Nhưng, riêng với Trung Quốc, nhất là từ Hội Nghị Thành Đô (1991), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhất quán áp dụng một đường lối nhượng bộ, thoả hiệp, thậm chí là nhẫn nhục đầu hàng, rất có hại cho đất nước, làm mọi người nghĩ đến hiện tượng Lê Chiêu Thống đã từng xẩy ra trong lịch sử.
Lúc này vấn đề đặt ra cho đât nước là:
Đi đôi với vấn đề đấu tranh để dân chủ hoá đất nước, loại trừ chế độ độc tài đảng trị, chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lê, chấm dứt con đường XHCN… thì vẫn phải kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, độc lập của Tổ Quốc.
Đây là vấn đề rất khó, rất phức tạp vì cùng một lúc phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại, khó khăn. Vấn đề này chưa một lần được làm rõ đối với nhân dân và các lực lượng dân chủ trong nước.
NTL: “Dư luận trong và ngoài nước chưa quên, cụ là lý thuyết gia số một về “Quá Trình Tự Vỡ” của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cụ còn tiên đoán “Phải đến 2016” mới có biến cố chính trị làm đổi hướng đi cho Việt Nam!”. Vì sao lại phải chờ lâu như thế? Cụ nói gì về điều này?”
LHH: Dưới đây tôi thử nêu vài suy nghĩ cá nhân, ngõ hầu giải đáp một vài câu hỏi đang là nỗi niềm trăn trở của nhiều người:
Vì sao vẫn chưa xẩy ra sự chuyển biến tự vỡ?
Đó là vì các lực lượng dân chủ đối lập tuy đã hình thành nhưng còn quá yếu so với tình hình. Vì vậy tới đây, một mặt phải ủng hộ việc thành lập các tổ chức dân sự, mặt khác phải hợp đồng phối hợp các tổ chức đó theo một chương trình hành động phối hợp, sớm tạo nên sức mạnh tổng hợp, bỏ qua những khác biệt để cùng hướng tới mục tiêu chung.
Do đó, phải phát hiện, tôn vinh các nhân vật có uy tín, các nhân vật xuất sắc xuất hiện trong quá trình tự phát đấu tranh trong những năm qua. Phải tránh các quan niệm nghi ngờ, hẹp hòi, đố kỵ.
Đến bao giờ có thể xẩy ra chuyển biến?
Về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người sốt sắng cho rằng, có thể xẩy ra ngay trong 2014 này! Lại có người bi quan lắc đầu cho rằng, còn lâu lắm, phải 5,7, thậm chí phải 10…năm nữa ! Theo tôi, Xã hội Việt Nam đang hồn nhiên tích đọng những yếu tố để trong vài 3 năm tới (2014 – 2015 – 2016) sẽ có những biến cố có thể làm căn bản chính trị đổi hướng rất bât ngờ.
Sự chuyển biến đó sẽ diễn ra như thế nào? Sẽ là bạo động hay bất bạo động? Tính chất của chuyển biến đó?
Theo tôi, chuyển biến đó không phải là một cuộc đảo chính, không phải là một cuộc chính biến, càng không phải là một cuộc khởi nghĩa vũ trang mà mọi việc phải giải quyết triệt để bằng súng đạn như đã từng xẩy ra trong lịch sử. Nó chỉ có thể là một cuộc đổi mới về cơ bản hệ thống chính trị, nghĩa là chuyển đổi hoà bình.
Mục đích của chuyển đổi đó chỉ là loại bỏ sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà vẫn giữ nguyên sự tồn tại của các cơ quan Chính Phủ và Quốc Hội.
Sẽ vĩnh viễn chôn vùi cái thể chế song trùng quyền lực giữa cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền, không còn chế độ CÁC CẤP UỶ lãnh đạo chỉ huy các UỶ BAN HÀNH CHÍNH, các HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN các cấp. Không còn chế độ Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư …các VUA TẬP THỂ này điều khiển Chính Phủ và Quốc Hội. Không còn chế độ đặt Cương Lĩnh Đảng lên trên Hiên Pháp. Không còn chế độ Quốc Hội, Chính Phủ phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Chính Phủ và quốc Hội sẽ được độc lập hoạt động theo Hiến Pháp. Việc cải thiện nhân sự trong Chính Phủ – Quốc Hội sẽ được tiến hành từng bước theo thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, chứ không phải theo kiểu lật đổ.
Đến kỳ bầu cử quốc hội, cần huỷ bỏ chế độ hiệp thương trước đây, không cho phép gạt những người không phải là đảng viên, phải bầu một cách dân chủ, bầu ra một Quốc Hội của nhân dân chứ không phải là một Quốc Hội của Đảng. Theo tôi, tới đây trong Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, số Đảng viên không nên quá 50% đại biểu.
Theo tôi, phải giữ nguyên các cơ quan Chính Phủ – Quốc Hội là để đảm bảo các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội… được đảm bảo bình thường.
Mọi chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, lương bổng cho mọi đối tượng trong xã hội vẫn bình thường, không để xẩy ra xáo trộn, đình trệ…
NTL: “Từ nay đến những ngày mà Việt Nam sẽ có những đổi hướng quan trọng để hoà nhập vào thế giới văn minh, theo cụ chúng ta sẽ phải làm gì?”
LHH: Theo tôi, dựa vào việc toàn dân phải thi hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp mới vừa được Quốc Hội thông qua, trong đó có nhiều chương điều khẳng định các quyền cơ bản của nhân dân, nhất là quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng…khuyến khích và ủng hộ việc thành lập càng nhiều càng tốt các Hội Đoàn thuộc xã hội dân sự như: Hội Dân Oan, Hội bầu bí tương thân, Hội báo chí độc lập, Văn Đoàn Việt Nam Độc Lập (Văn Việt). Chú ý nên chọn những tên gọi mộc mạc, bình dân nhanh chóng và dễ được quần chúng tiếp nhận.
Dựa vào các bậc lão thành có nhiều kinh nghiệm, uy tín như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, các nhân vật mới nổi như: Tống Văn Công, Phạm Đình Trọng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Huệ Chi, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức…làm hạt nhân để liên hiệp, quy tụ, phối hợp hoạt động của các Hội Đoàn thành một liên minh thống nhất, tạo nên sức mạnh chung…chấm dứt tình trạng lẻ tẻ, rời rạc mang tính tự phát bởi sự lúng túng khi không vượt qua được những dị biệt.
Từng bước đấu tranh đòi sửa sai, thanh minh, khôi phục danh dự, quyền lợi cho các vụ án oan sai trong quá khứ như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án xét lại chống Đảng, các vụ oan sai trong Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh đốn tổ chức, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Giải quyết những tồn căn này là không thể nóng vội, nhưng không thể không làm.
Phát động đấu tranh kể cả vận động các tổ chức quốc tế cùng tham gia đòi giải phóng cho tất cả các tù nhân lương tâm, các tù nhân bị kết án sai trái vì Điều 258, Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự vẫn còn đang bị giam giữ. Sự tồn tại của những điều này là sự vi phạm Hiến Pháp rất nghiêm trọng.
Tổ chức thăm nom, an ủi, giúp đỡ các tù nhân lương tâm đã mãn hạn tù đang sống ở các địa phương, có thông tin tuyên truyền rộng rãi.
Khuyến khích các nhà lý luận viết bài phê phán chủ nghĩa Mác – Lê, phê phán những ảo tưởng về bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Phải giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi những lý thuyết không tưởng, những tà thuyết đó đã bị thế giới văn minh vứt bỏ.
Tổ chức phê phán một cách có hệ thống các sai lầm, tội ác mà Đảng Cộng Sản đã gây ra cho dân tộc Việt Nam trong mấy chục năm qua (Từ Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Hợp tác hoá nông nghiệp – thủ công nghiệp, Trấn áp Nhân Văn Giai Phẩm, Đàn áp vô lối cái gọi là “Xét lại chống Đảng”, quá ảo tưởng về cái gọi là “Con Đường Quá Độ”)… để nhân dân thấy được bên cạnh những thất bại không thể chối cãi như sự tụt hậu thảm hại của Việt Nam với khu vực và quốc tế, sự lệ thuộc cũng là thảm hại của Việt Nam trước Trung Quốc…thì những thắng lợi, thành công nếu có từ cách mạng tháng 8 đến nay… thì trước hết là do những truyền thống quý báu có từ ngàn đời của dân tộc đã được phát huy đúng lúc, đúng cách… là do sự hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước ở trong Đảng Cộng Sản, ngoài Đảng Cộng Sản… những ngày họ nói tiếng nói của nhân dân, lo cùng nỗi lo của nhân dân, những ngày cảm hứng Tổ Quốc thực sự được họ đặt lên trên hết. Làm sao để nhân dân ý thức được những thành tích hạn chế đạt được từ cách mạng tháng 8 đến nay hoàn toàn không phải là nhờ Mác – Lê cùng bất cứ một giáo điều ngoại lai xa lạ nào khác.
NTL: “Sau những bể vỡ thê thảm về niềm tin của người dân vào cuộc chiến chống tham nhũng qua NQ 4 của ĐCS, điển hình là sự chững lại đến bất ngờ của đại án Dương Chí Dũng liên quan đến ông lớn Phạm Quý Ngọ Thứ Trưởng bộ công an, cứ như thế này thì lý thuyết về sự “TỰ VỠ” của cụ có thể trở thành hiện thực. Vậy theo cụ, cần có một kịch bản nào cho ngày đó?”
LHH: Nói đến sự “Tự Vỡ” mà không nói gì đến vai trò chủ động của lực lượng tranh đấu cho xã hội Việt Nam có một chuyển đổi trọng đại là chưa hiểu hết về quá trình “Tự Vỡ”. “Tự vỡ” và những cuộc vận đông trong xã hội có liên quan hữu cơ với nhau. Theo tôi, để tránh những xáo trộn không cần thiết, rất cần có những định hướng căn bản, mà trước hết cần hướng tới các mục tiêu sau:
– Xoá bỏ sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản
– Xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp.
– Xoá bỏ sự cai trị của các cấp uỷ từ trung ương qua các địa phương thuộc tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường…
Chuyển biến căn bản trên diễn ra trong bối cảnh toàn bộ chế độ bảo hiểm xã hội như: Lương bổng, Hưu trí, phụ cấp cho mọi đối tượng trong xã hội vẫn tiến hành bình thường, không gián đoạn.
Đảng Cộng Sản trong 1 – 2 năm tới phải tự sống bằng kinh phí của đảng viên, không thể tuỳ tiện sử dụng ngân sách nhà nước.
Trường đảng trung ương nên sáp nhập với Đại học hành chính quốc gia.
– Các ban ngành của đảng nên sáp nhập vào các cơ quan tương ứng bên chính quyền.
– Các uỷ viên cấp uỷ các cấp nên chuyển sang Hội đồng nhân dân và ứng cử vào các cấp uỷ ban.
– Các cán bộ về hưu bên đảng sẽ được coi như là cán bộ về hưu của viên chức nhà nước hiện nay.
Đảng Cộng Sản trở thành một Đảng tham chính, một tổ chức thuộc xã hội dân sự thông thường.
Xã hội vẫn sẽ hoạt động bình thường, không có đàn áp, trả thù, bắtt bớ. Trong thời điểm diễn ra chuyển đổi… Quân Đội Nhân Dân VN được đặt trong tình trạng trung lập với chức năng duy nhất là bảo vệ lãnh thổ, vùng trời, vùng biển. Lực lượng công an chỉ có duy nhất nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội.
Tất nhiên Đảng Cộng Sản không dễ mà chấp nhận những chuyển đổi này… nhưng, nếu họ còn nghĩ tới việc đặt quyền lợi của Tổ Quốc, của Dân Tộc lên trên hết thì họ không dễ mà ngăn trở được.
NTL: “Xin cám ơn cụ đã có những bầy tỏ công khai và đầy tinh thần trách nhiệm. Kính chúc cụ sức khoẻ và trường thọ. Cầu mong cho đất nước sớm có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của thế giới văn minh mà cụ hằng mong muốn. Kính chào cụ.”
Hà Nội 10 – 3 – 2014.
Nguyễn Thượng Long
–  Nơi ở: Đường Văn La – Phường Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
–  ĐT: 01652323836 & 043352166

Hàng tấn vàng từ VN chảy sang Thụy Sỹ: Nấu chảy, đúc khối bán?

Xuất khẩu vàng trang sức sang Thụy Sỹ bất ngờ tăng tới hơn 2.300%. Vì sao năm nay Thụy Sỹ lại nhập nhiều vàng trang sức của Việt Nam đến vậy?
Vàng trang sức ồ ạt chảy sang Thụy Sỹ
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng sang Thụy Sỹ 9 tháng 2016 lên tới 324,7 triệu USD, tăng tới 2.381% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng năm 2015 xuất khẩu mặt hàng này sang Thụy Sỹ mới đạt hơn 13 triệu USD).
Đại diện Tổng cục Hải quan nhận xét hiện chưa thấy có vấn đề nào bất thường trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này. 
Tuy nhiên, lý giải việc vàng trang sức xuất khẩu sang Thụy Sỹ đột biến tăng mạnh, ông Nguyễn Thế Hùng, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hé lộ nhiều thông tin bất ngờ. 

Vàng trang sức ồ ạt chảy sang Thụy Sỹ để nấu thành vàng thoi. Ảnh minh họa: L.Bằng
Ông Hùng cho hay, khi Nghị định 24 của Chính phủ ra đời, chưa năm nào giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới. Song, lần đầu tiên trong năm nay, từ tháng 3 đến tháng 7, giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế trung bình từ 300.000-500.000 đồng/lượng, nhất là sau sự kiện Brexit (Anh bỏ phiếu rời EU) giá vàng trong nước có lúc thấp hơn giá thế giới gần 1 triệu đồng/lượng. Thông thường, khi chênh lệch như vậy, DN sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vàng trang sức để thu lợi nhuận.
Tuy nhiên, ông Hùng đặt nghi vấn cho rằng, có thể Thụy Sỹ nhập vàng trang sức của Việt Nam chủ yếu để phân kim và nấu lại thành vàng thỏi 99.99% để xuất khẩu trở lại thị trường quốc tế. Đây không phải là thị trường tiêu thụ trang sức, họ mua vàng nguyên liệu là chính.
Thời điểm giá trong nước thấp có thể DN đã tận dụng xuất khẩu vàng, nhưng khi giá trong nước cao hơn giá thế giới thì việc đó không còn.
“Hầu hết các nước đều thế. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,... cũng xuất vàng trang sức sang để Thụy Sỹ phân kim lại, nấu thành vàng miếng, vàng thoi. Bởi, Thụy Sỹ là trung tâm phân kim vàng, chiếm tới 60% thị phần tinh luyện vàng toàn thế giới”, ông Hùng chia sẻ.
Lợi dụng kẽ hở
Theo các chuyên gia, việc DN ồ ạt xuất khẩu vàng trang sức sang Thụy Sỹ để nấu thành vàng miếng là một hoạt động nhằm tránh phải chịu thuế xuất khẩu cao do Bộ Tài chính quy định, lách luật cấm xuất khẩu vàng miếng. Thực tế, 5 năm trước, có thời điểm xảy ra tình trạng doanh nghiệp lách quy định cấm xuất khẩu vàng miếng bằng việc xuất khẩu vàng nữ trang hàm lượng cao (từ 95% trở lên).
Để ngăn chặn việc này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2011/TT-BTC, yêu cầu doanh nghiệp phải giám định hàm lượng vàng trước khi xuất khẩu.
Tiếp đó, tháng 5/2015 Bộ này đã tăng thuế xuất khẩu từ 0% lên 2% đối với vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng trên 95% nhằm hạn chế khả năng xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ.
Nhiều biện pháp quản lý được đưa ra, nhưng việc ồ ạt xuất khẩu vàng trang sức sang Thụy Sỹ cho thấy việc này cần phải kiểm tra lại để xác định sự tăng trưởng này liệu có gì bất thường?
Theo Tổng cục Hải quan thì lực lượng kiểm soát chống buôn lậu trong thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016 chưa phát hiện vụ việc liên quan đến xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức.
"Bởi các doanh nghiệp xuất khẩu vàng trang sức đều làm đúng các quy định hiện hành về xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, mặc dầu thông thường vàng trang sức phục vụ tiêu dùng chỉ có hàm lượng tối đa là 75%", đại diện HIệp hội vàng giải thích.
Hiện tại, quy định của Việt Nam chỉ cho phép xuất khẩu vàng trang sức dưới 95% hàm lượng vàng với thuế suất 0%. Còn nếu hàm lượng vàng trên 95% thì thuế suất là 2%. Với mức thuế suất này, đại diện Hiệp hội kinh doanh vàng cho hay, DN sẽ không xuất khẩu được vì không có lãi. Cho nên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất vàng trang sức với hàm lượng vàng dưới 95%.
Thực tế, sau khi tăng thuế lên 2% với vàng trang sức trên 95% hàm lượng vàng, DN chỉ xuất khẩu loại dưới 93% với thuế suất 0%. Tổng cục Hải quan cho hay, 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 324,7 triệu USD.
Điều đó đặt ra câu hỏi, việc “siết” xuất khẩu vàng nguyên liệu hay tăng thuế vàng trang sức đã đủ sức ngăn cản được việc DN xuất vàng nguyên liệu dưới dạng vàng trang sức như được đặt ra ở trên?.
Bên cạnh đó, Hiệp hội kinh doanh vàng phản ánh thực tế, chênh lệch giữa giá vàng miếng so với giá vàng quốc tế, có thời điểm lên tới 5 - 7 triệu đồng mỗi lượng khiến cho DN gặp khó khăn khi mua vàng nguyên liệu với giá cao hơn giá vàng quốc tế. Điều này khiến cho DN khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. 
Nguồn: Lương Bằng/vietnamnet.vn

Thu nhập của người Việt “thụt lùi” so với Hàn Quốc 35 năm, Malaysia 25 năm; Choáng với những cái nhất của VN so với thế giới


 / 


Dân trí Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.
 
Khoảng cách về GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị nới rộng.
Báo cáo tại Hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035”, Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.
Theo báo cáo của cơ quan thống kê, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) luôn duy trình tăng trưởng khá, bình quân thời kỳ 1990-2014 đạt 6,9% đưa Việt Nam từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2052 USD, gấp 21 lần mức bình quân năm 1990.
Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ. GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam, Thái Lan gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.
Mặc dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng.
Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD. Tuy nhiên, với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Về năng suất lao động, trong giai đoạn 1994-2013, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình 4,87%, là mức tăng cao nhất trong ASEAN. Tuy nhiên, ngoại trừ Brunei và Philippines, khoảng cách tuyệt đối tính bằng chênh lệch năng suất lao động của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN ở trình độ phát triển cao hơn lại gia tăng trong giai đoạn trên.
Với giả sử Việt Nam và một số nước vẫn duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 vừa qua thì phải đến năm 2018 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, những khác biệt thể chế đang cản trở kinh tế Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải cải cách. Thêm vào đó, dù phát triển tốt nhưng thực tế là nền kinh tế Việt Nam kém cạnh tranh và có nguy cơ thất bại trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu. Với tốc độ tăng trưởng 5%, đến năm 2020, GDP của Việt Nam chỉ bằng 7% Thái Lan và nếu tăng trưởng 7% thì “may ra” mới đuổi kịp được.
“Năng suất lao động chưa cải thiện, tăng chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động. Vốn đầu tư chỉ đổ vào các ngành năng suất thấp như tài chính – ngân hàng bất động sản là điều bất hợp lý, khiến thị trường sai lệch”, ông Cung nói thêm.
Phương Dung / Dantri.com.vn

Choáng với những cái nhất của VN so với thế giới

20140105-003825.jpg
Những “thành tích kinh dị” của Việt Nam so với Thế giới khiến nhiều người phải giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất…
Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 – 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa “3G”, Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa “Iphon” (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu – Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.
(Theo GDVN)

'Tàu lạ' xả thải sông Hồng: Tạm đình chỉ 3 cảnh sát đường thủy

Công an TP Hà Nội chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, tạm đình chỉ công tác 3 cảnh sát đường thủy trong vụ tàu lạ xả chất thải ra sông Hồng.
Theo tạp chí Giao thông vận tải, chiều 14/11, tàu mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai) đổ bỏ xuống lòng sông .
XEM CLIP:
'Tau la' xa thai song Hong: Tam dinh chi 3 canh sat duong thuy - Anh 1
Play
Vào khoảng 16h35 chiều cùng ngày, tổ công tác gồm 3 người, mang sắc phục Cảnh sát đường thủy (thuộc Đội thanh kiểm số 3 - Công an TP Hà Nội) sử dụng ca nô chuyên dụng di chuyển từ phía cầu Vĩnh Tuy lên phía cầu Thanh Trì, nhanh chóng áp sát chiếc tàu đang có hoạt động xả thải trái phép.
Tuy nhiên, cùng thời điểm đội CSGT đường thủy số 3 kiểm tra, tàu này vẫn hoạt động xả thải.
Trao đổi bên hành lang QH sáng nay, Đại tá Đào Thanh Hải , PGĐ Công an TP Hà Nội cho biết, khi tổ công tác đi tuần tra, kiểm soát ở đó có phát hiện thấy tàu đổ bùn thải và có lập biên bản.
Tuy nhiên việc xử lý chưa được kiên quyết. Việc này công an TP đã có kiểm điểm rõ ràng trách nhiệm.
"Anh em xử lý và cũng lấy bùn để kiểm định xem có chất độc hại hay không. Hiện tàu đã bị tạm giữ và bùn đang được gửi đi giám định", ông Hải cho biết.
Trả lời câu hỏi tại sao sau khi lập biên bản xong lại không đình chỉ việc đổ này, Đại tá Đào Thanh Hải cho hay, quy trình thực hiện chưa đúng.
'Tau la' xa thai song Hong: Tam dinh chi 3 canh sat duong thuy - Anh 2
Hình ảnh "tàu lạ" xả thải xuống lòng sông
"Anh em sau khi lập biên bản xong quay về gọi thêm lực lượng ra tạm giữ phương tiện thì đáng lẽ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm đấy. Chính vì thế, công an TP đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc và tạm đình chỉ công tác 3 đồng chí đó", lãnh đạo công an Hà Nội nói.
Cũng theo ông Hải, hành vi vi phạm của tàu xả chất thải sẽ được xử lý rất kiên quyết.
"Việc này có lập biên bản, giám định bùn xem có chất độc hại đổ xuống sông không. Tất cả những việc đó anh em làm đúng quy trình", ông Hải cho hay.
Liên quan câu hỏi nếu xác định là bùn thải thì có khởi tố hay không, PGĐ Công an TP khẳng định, tất cả những việc này phải căn cứ vào mức độ, hậu quả.
"Bởi theo quy định của pháp luật, nếu như gây ra hậu quả nghiêm trọng, ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường đến mức nhất định thì có thể khởi tố được thì khởi tố. Còn góc độ xử lý hành chính thì sẽ xử lý hành chính", ông Hải giải thích.
Hồng Nhì

BT Lê Vĩnh Tân im, Tướng Lê Quý Vương "cười ruồi" trước chất vấn của ĐBQH Ngô Văn Minh và yêu cầu giải trình bằng văn bản của CTQH về "sự bỏ trốn êm ái" của Trịnh Xuân Thanh ?



Thêm một vụ vuốt đuôi tham nhũng: Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an điều tra dự án xơ sợi Đình Vũ ( khi Vũ Đình Duy đã bỏ trốn); “Quốc hội tuyên bố phê phán ông Hoàng không có nghĩa là xong việc kỷ luật”

Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho rằng, quá trình thực hiện đầu tư Dự án nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án; lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Cùng với kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền gần 55 tỷ đồng và hơn 23.000 USD, TTCP đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý những dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự xảy ra tại dự án nghìn tỷ này.
Sau 2 năm đi vào hoạt động Nhà máy Xơ sợi Polyeste Đình Vũ lỗ hơn 1.400 tỷ, hiện phải dừng hoạt động.


Sau 2 năm đi vào hoạt động Nhà máy Xơ sợi Polyeste Đình Vũ lỗ hơn 1.400 tỷ, hiện phải dừng hoạt động. Ảnh: Như Ý
Sau 2 năm đi vào hoạt động Nhà máy Xơ sợi Polyeste Đình Vũ lỗ hơn 1.400 tỷ, hiện phải dừng hoạt động. Ảnh: Như Ý
 Nhà máy 363 triệu đô… “đắp chiếu”

Tháng 5/2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ký thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyeste tại KCN Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng và thực hiện các thủ tục pháp lý thành lập Cty Cổ phần Hóa dầu Xơ sợi Dầu khí (PVTex).

Theo cơ quan thanh tra, PVTex chính thức hoạt động từ năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu 160 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ và thoái vốn của một số cổ đông, đến 31/12/2014, vốn điều lệ của PVTex là 1.996 tỷ đồng, với các cổ đông chính là PVN, Tổng Cty Phân bón và hoá chất Dầu khí (PVFCCo) và ông Phan Anh Tuấn. Sau khi ổn định “nhân sự”, đến tháng 10/2008, HĐQT PVTex đã ban hành quyết định phê duyệt Dự án khả thi với tổng mức đầu tư 324,8 triệu USD (tương đương hơn 5,4 nghìn tỷ đồng theo tỷ giá tại thời điểm đó). Dự án có công suất 500 tấn xơ sợi/ngày và dự kiến thời gian thu hồi vốn chỉ sau 8 năm 8 tháng.

Tuy nhiên, đến khi nghiệm thu sơ bộ (8/2013), giá trị thanh toán tại dự án này đã đội lên thành 363 triệu USD. Và ngay trong giai đoạn chạy thử, chạy nghiệm thu của nhà máy (từ 19/11/2011 - 1/6/2013) đã lỗ hơn 817 tỷ đồng; kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012 – 31/12/2014 cũng thua lỗ liên tục với tổng số lỗ luỹ kế lên tới 1.400 tỷ đồng. Theo tính toán lại của PVTex, thời gian thu hồi vốn lên tới gần 23 năm. Đến cuối năm 2015, nhà máy xơ sợi trị giá nghìn tỷ đã phải dừng hoạt động vì không cải thiện được tình hoạt động kinh doanh bết bát.

Nhiều sai phạm

Theo TTCP, bên cạnh nguyên nhân khách quan do yếu tố thị trường, thì quá trình thực hiện dự án, các đơn vị đã không thực hiện hết trách nhiệm được giao khiến dự án có hiệu quả yếu kém, trong đó PVTex, PVN, Vinatex và các đơn vị, cá nhân liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm vi phạm.

Cơ quan thanh tra cho rằng, việc PVTex không thực hiện thẩm định tổng mức đầu tư theo quy định mà phê duyệt trên cơ sở nghị quyết của PVN dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư một số khoản chi phí với số tiền hơn 38,7 triệu USD. Mặt khác, sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu EPC, PVTex không thực hiện đăng tải thông tin; phê duyệt kết quả đấu thầu, giá đề nghị trúng thầu cao hơn giá gói thầu được duyệt 20 triệu USD; Hợp đồng EPC được ký bằng đồng USD nhưng thanh toán lại bằng tiền Việt, dẫn đến chênh lệch tỷ giá ngoại tệ gần 47 tỷ đồng.

Không những vậy, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiệm thu, thanh toán sai, trùng lắp khối lượng nhiều hạng mục như: cây xanh, nhà bảo vệ, nhà hành chính… với tổng số tiền hơn 23.000 USD và 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, qua tổng hợp báo của PVTex cho thấy một số khoản thanh toán vượt giá trị tổng mức đầu tư nhưng chưa được phê duyệt bổ sung, gồm: chi phí đào tạo nhân lực 4,4 triệu USD; chi phí chạy thử (khoản lỗ) 41,4 triệu USD và chi phí lãi vay hơn 30 triệu USD.

Đáng chú ý, trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua thiết bị, chủ đầu tư và nhà thầu đã thay đổi nguồn gốc, xuất xứ một số thiết bị nhưng không thương thảo trước. Cụ thể, dây chuyền thiết bị kéo sợi dún (DTY) thay đổi nguồn gốc từ Đức sang Trung Quốc trị giá hơn 11,3 triệu USD; hệ thống máy chủ, máy trạm, máy in và thiết bị đóng bao cũng được chuyển từ Đức thành xuất xứ châu Âu với tổng giá trị 1,7 triệu USD. 

“Do chủ đầu tư thiếu năng lực, kinh nghiệm, có phần buông lỏng quản lý, dẫn đến việc lập hồ sơ mời thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả trúng thầu và ký kết thực hiện hợp đồng không chặt chẽ, chưa rõ ràng, nhiều điều khoản mâu thuẫn và không được thực hiện trong thực tế như: thay đổi xuất xứ, chi phí chạy thử, xử phạt chậm tiến độ, phát sinh tranh chấp khó giải quyết gây thiệt hại về kinh tế chưa thể xác định được” – TTCP đánh giá.

Theo đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tại bộ, PVN và Vinatex, PVTex. Đồng thời, xử lý về kinh tế gần 55 tỷ đồng và hơn 23.000 USD; xử lý dứt điểm các tranh chấp do thay đổi nguồn gốc xuất xứ thiết bị, vật tư. Đối với dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, TTCP kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.  

 “Dấu ấn” của ông Vũ Đình Duy

Giai đoạn PVTex cũng như Xơ sợi Đình Vũ “chìm” trong thua lỗ được gắn với tên tuổi của ông Vũ Đình Duy (SN 1975, thành viên Hội đồng thành viên Vinachem) - người vừa bị Bộ Công Thương tạm đình chỉ công tác vì vi phạm kỷ luật lao động và quy định quản lý việc đi nước ngoài. Ông Duy không đến cơ quan làm việc từ trung tuần tháng 10 đến nay. Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cho biết ông Duy đã xuất cảnh từ ngày 22/10.

Trước đó, ông Vũ Đình Duy nắm giữ chức Tổng giám đốc PVTex từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó ông Duy được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau như Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Cục phó An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và đến ngày 8/4/2016, ông Duy được điều động, bổ nhiệm giữ chức thành viên Hội đồng thành viên Vinachem.

“Quốc hội tuyên bố phê phán ông Hoàng không có nghĩa là xong việc kỷ luật”

Dân trí Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói vậy khi trao đổi về việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng về hành vi sai phạm. Còn việc xem xét kỷ luật hành chính với nguyên Bộ trưởng Công Thương, Chính phủ vẫn đang nghiên cứu.
 >> Quốc hội nghiêm khắc phê phán sai phạm nghiêm trọng của ông Vũ Huy Hoàng


Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói về việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng (ảnh: H.L)
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói về việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng (ảnh: H.L)
- Trong phiên chất vấn tại Quốc hội hôm qua, hơn một lần Chủ tịch Quốc hội tuyên bố về việc Quốc hội nghiêm khắc phê phán ông Vũ Huy Hoàng. Việc này có đồng nghĩa với hình thức kỷ luật của Quốc hội đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương?
- Tôi cho rằng Quốc hội hôm qua thể hiện sự biểu thị rất cao khi trước diễn đàn của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, Quốc hội nêu rõ quan điểm phê phán nghiêm khắc như thế. Tôi nghĩ việc phê phán như thế cũng thoả đáng.
Qua việc này, Quốc hội nêu thông điệp là tới đây phải xây dựng chế tài để với cán bộ công chức sai phạm thì dù có đương chức hay nghỉ hưu cũng cần phải xử lý. Còn hiện tại thì chưa có chế tài xem xét với người về hưu. Tới đây cần có việc sửa quy định pháp luật để có chế tài xử lý với những trường hợp tương tự.
- Nói như ông, có thể hiểu, Quốc hội nêu thông điệp hôm qua có đồng nghĩa với việc sẽ không còn một Nghị quyết riêng nào để tuyên bố kỷ luật ông Hoàng?
- Quốc hội làm việc phải đảm bảo tính pháp lý, theo quy định pháp luật nên việc tuyên bố như vậy đã là một hình thức biểu thị quan điểm rất cao. Trước nay chưa có trường hợp nào, cán bộ nào mà Quốc hội lại tuyên bố phê phán như thế cả. Ông Vũ Huy Hoàng từng là một đại biểu Quốc hội, là người được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng nhưng Quốc hội đã miễn nhiệm rồi.
Ông ấy mắc khuyến điểm trong thời gian trước thì Quốc hội giờ đã tuyên bố phê phán trước quốc dân đồng bào như vậy, tại diễn đàn Quốc hội, trong một phiên truyền hình trực tiếp mà đồng bào cả nước đều theo dõi như thế. Giờ đi đâu người ta cũng biết ông Hoàng có hành vi vi phạm như vậy rồi.
- Như vậy nghĩa là thực hiện xong chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xử lý kỷ luật hành chính cho phù hợp với hình thức kỷ luật bên Đảng đã đưa ra với nguyên Bộ trưởng Công Thương, thưa ông?
- Xong thì chưa xong. Hình thức phê phán của Quốc hội là sự thông báo công khai trước quốc dân đồng bào để phê phán hành vi sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng với tư cách Bộ trưởng khi đó. Thế còn về các hình thức khác thì giao cho bên Chính phủ, cơ quan hành pháp nghiên cứu xem cách thức nào để xử lý kỷ luật.
Hiện Chính phủ vẫn đang nghiên cứu, xem xét kỷ luật về mặt hành chính. Còn với Quốc hội, Quốc hội thấy hành vi vi phạm là nghiêm trọng như vậy và phê phán như thế.
- Là một chuyên gia pháp luật, Viện trưởng viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền mới đây có đề xuất một hướng xử lý là áp dụng quy định về thời hiệu kỷ luật cán bộ công chức trong luật Cán bộ công chức để kỷ luật ông Hoàng với hình thức “cảnh cáo”. Ông nghĩ thế nào về việc này?
- Tôi cũng có đọc thông tin về phát biểu của anh Quyền nhưng có một vấn đề là luật Cán bộ công chức mang ra áp dụng với cán bộ công chức khi đang đương chức chứ không áp dụng với những người nghỉ hưu. Vậy nên mang luật Cán bộ công chức ra để áp dụng trong trường hợp này không đúng là không đúng đối tượng.
Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật 24 tháng thể hiện trong luật này được hiểu là cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì dù hành vi xảy ra trước đó tới 2 năm vẫn bị xử lý kỷ luật. Điều kiện tiên quyết để áp dụng luật này là với cán bộ công chức nên khi một người không còn là cán bộ công chức vẫn xác định áp dụng là không ổn.
- Vấn đề tương tự vụ việc ông Vũ Huy Hoàng đang xảy ra với nguyên Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trong vụ Formosa. Dù nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói ông sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật nhưng hướng xử lý cũng sẽ khó?
- Việc này hiện cơ quan có chức năng kiếm tra, thanh tra chưa lên tiếng, chưa có một thông tin, kết luận nào về việc này. Chúng ta nói hơi sớm.
- Nhưng nếu không chuẩn bị cơ sở pháp lý thì vụ việc của ông Quang nếu triển khai đến khâu này cũng sẽ lại vướng?
- Chính vì thế nên sau việc ông Vũ Huy Hoàng cơ quan chức năng cần xem xét lại hệ thống pháp luật, phải sửa quy định thế nào để mọi trường hợp cán bộ công chức kể cả khi đương chức hay về hưu cũng phải xử lý được.
- Xin cảm ơn ông!
Phương Thả