Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường: Chôn chung với một mỹ nhân...nghi Điêu Thuyền

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non

Trần Quỳnh | 
Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non

Cho tới ngày nay, nhiều người tin rằng hài cốt của phụ nữ được chôn trong ngôi mộ Quan Vân Trường chính là đệ nhất mỹ nữ Tam quốc - Điêu Thuyền.

Kỳ lạ mối "âm hôn" của Quan Vũ
Sau khi rời khỏi Mạch Thành, Quan Vân Trường bị các bộ tướng của Tôn Quyền là Phan Chương, Lã Cung sát hại. Tôn Quyền đưa đầu ông tặng cho Tào Tháo bấy giờ đang ở Lạc Dương.
Tào Tháo kính trọng Quan Công là người trung nghĩa, sai chạm gỗ trầm hương làm thân mình, ghép vào, rồi cho an táng ở Lạc Dương theo nghi thức dành cho vương hầu.
Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 1.
Khu chôn đầu Quan Vũ ở Lạc Dương được gọi là Vũ Lâm, rộng hơn 130ha, nằm cách thành phố Lạc Dương 7km về phía Nam.
Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ "lăng" một cách kính cẩn như mộ của các đế vương.
Cũng bởi vậy, mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: "Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây".
Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 2.
Quan Lăng ở Đương Dương, Hồ Bắc - nơi chôn phần thân của Quan Vũ. (Ảnh: nguồn Baidu).
Hy sinh trong thời loạn, hai ngôi mộ của Quan Vân Trường lúc đầu hết sức đơn sơ. Đến thời Tùy – Đường, các Hoàng đế liền tu sửa lăng mộ, những nơi an nghĩ của Quan Công dần trở nên bề thế.
Tới thời nhà Minh, hai ngôi mộ an táng phần đầu và thân của Quan Vũ đều đã trở thành Quan lăng với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi tráng lệ.
Điều bất ngờ là cách đây ít năm, khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật hai ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.
Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều tiến hành đám cưới "phối âm hôn", chôn hai người phụ nữ cùng Quan Vũ vì sợ ông… cô quạnh nơi hoàng tuyền!
Thân thế của di cốt phụ nữ trong ngôi mộ Dương Thành cho tới ngày nay đã không còn cách nào khảo chứng. Nhưng ngôi mộ ở Đương Dương có phát hiện di cốt của một phụ nữ trung niên được nhiều người cho là đại mỹ nữ Tam Quốc – Điêu Thuyền.
Mỹ nữ truyền kỳ và cái kết chung mộ với Quan Công
Ngày nay, nhiều người đọc Tam Quốc vẫn tin vào sự tồn tại của một trong tứ đại mỹ nữ - Điêu Thuyền.
Trong chính sử, cái tên "Điêu Thuyền" không hề được nhắc tới. Trên thực tế, đây cũng chỉ là cách gọi một chức quan chuyên đội "mũ điêu thuyền" trong cung nhà Hán.
Khi nhắc tới tình nhân của Lã Bố, "Tam Quốc chí" cũng chỉ viết: "Trác thường sai Bố giữ nhà giữa. Bố tư thông với thị tỳ của Trác, bị phát giác…" và cũng không ghi rõ tên người thị tỳ ấy là Điều Thuyền.
Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 3.
Cho tới ngày nay, sự tồn tại của mỹ nữ truyền kỳ Tam quốc Điêu Thuyền vẫn là một bí ẩn gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa).
Mặc dù thiếu vắng trong các tài liệu chính sử, nhưng học giả nổi tiếng Mạnh Phồn Nhân (trực thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Khoa học Trung Quốc) khảo chứng và kết luận về thân thế của mỹ nữ Tam Quốc này.
Theo học giả Mạnh, tên thật của Điêu Thuyền là Nhiệm Hồng Xương, người Sơn Tây, 15 tuổi được tuyển vào cung, làm việc quản lý mỹ bằng lông chồn (Điêu) của các quan thời đó nên đổi tên thành Điêu Thuyền.
Những người thích đọc "Tam Quốc diễn nghĩa" đều tò mò về số phận của nàng Điêu Thuyền sau khi Lã Bố bị giết chết, bởi kể từ lúc ấy, La Quán Chung không nhắc một lời nào về nhân vật mỹ nhân mà ông bắt phải chịu phận vô danh ấy nữa.
Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 4.
Một vị mỹ nữ nổi danh Tam Quốc cứ như vậy biến mất một cách bí ẩn không khỏi khiến hậu thế tò mò về cuộc đời nàng sau này. (Ảnh minh họa).
Nhiều giai thoại và các tác phẩm văn nghệ sau đó thường căn cứ vào sự biến mất bí ẩn của Điêu Thuyền trong "Tam quốc diễn nghĩa" và tạo nên những "hậu truyện" cho mỹ nhân truyền kỳ ấy.
Theo đó, không ít người đời sau đều tin rằng, sau khi Lã Bố bị giết, Điêu Thuyền cả đời truân chuyên cuối cùng lại về tay Quan Công
Bấy giờ, Tào Tháo vốn định dùng Điêu Thuyền để thực hiện mỹ nhân kế nhằm thu phục Quan Vũ. Kết quả là Quan Vũ sợ vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng sẽ làm thiên hạ đại loạn nên đã ra tay "trảm Điêu Thuyền dưới trăng".
Một giả thiết khác lại cho rằng, sau khi Lã Bố chết, Điêu Thuyền được Tào Tháo mang về Hứa Xương để làm nữ tì trong phủ của thừa tướng. Tào Tháo đã dâng 10 mỹ nữ cho Quan Vũ.
Sau khi nghe tên Điêu Thuyền trong danh sách, Quan Vũ đã vuốt râu nói "được" rồi nhắm mắt làm ngơ, xua tay. Điêu Thuyền khi nghe vậy, biết ý Quan Vũ, bèn về phòng tự sát.
Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 5.
Mặc dù phải chịu kiếp hồng nhan bạc phận, nhưng trong nhiều giai thoại, Điêu Thuyền không chết trong cô độc mà ra đi trong vòng tay của người anh hùng Quan Vân Trường. (Ảnh minh họa).
Mặc dù có nhiều "phiên bản" khác nhau về cái kết của đại mỹ nữ Điêu Thuyền, nhưng những giai thoại này đều có điểm chung: Vào quãng thời gian cuối đời, Điêu Thuyền đã về tay Quan Vũ, trở thành một tiểu thiếp của Quan Công.
Bởi vậy, nhiều người tin rằng Điêu Thuyền kỳ thực được Tào Tháo an táng cùng Quan Vũ. Với thân phận tiểu thiếp của Quan Công, việc thi cốt của mỹ nữ họ Điêu xuất hiện trong lăng mộ Quan Công cũng là điều có thể hiểu được.
Đối với những độc giả yêu thích "Tam Quốc diễn nghĩa" và tin tưởng vào sự tồn tại của Điêu Thuyền, thì việc người đẹp truyền kỳ được nằm chung mộ với Quan Công được cho là giả thiết nhân văn và có phần hợp lý.
theo Trí Thức Trẻ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm một ông tướng đồng hương xứ Quảng nắm chiếc ghế Thứ trưởng Bộ Công an; Thủ tướng bổ nhiệm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Bộ Công an, Bộ Y tế có thứ trưởng mới

(VTC News) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an và Thứ trưởng Bộ Y tế.

Cụ thể, tại Quyết định 2255/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.


thieu tuong nguyen van son-1

Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn 


Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn sinh năm 1961, quê quán thành phố Đà Nẵng.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng; Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an.
Tại Quyết định 2258/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.

truong quoc cuong

Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế


Ông Trương Quốc Cường sinh năm 1961, quê quán tỉnh Hưng Yên.
Ông Cường từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế; Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Video: Bổ nhiệm giám đốc sở tuổi 30: Chủ tịch Quảng Nam nói gì?
Minh Đức

Thủ tướng bổ nhiệm Tư lệnh Cảnh sát cơ động


- Thủ tướng đã bổ nhiệm Thiếu tướng Phạm Quốc Cương giữ chức vụ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an.
Thủ tướng quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Phạm Quốc Cương, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động giữ chức vụ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an.
Thiếu tướng Phạm Quốc Cương đã từng giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Người tiền nhiệm của Thiếu tướng Cương là Trung tướng Nguyễn Văn Vượng - người vừa có quyết định nghỉ hưu hồi tháng 9.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động quản lý lực lượng đặc nhiệm, lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ. 
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được giao lên phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin, giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật, trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí...
T.Thường

Một bài viết đầy chất " dạy bảo", tự coi là " cha bố thiên hạ" của một vị GS cổ lỗ, u mê, bảo thủ và bất chấp thực tiễn đang diễn biến trái ngược với tư duy xơ cứng của " con mọt" lý luận đăng trên TCCS

Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
11/11/2016 22:42'Gửi bài nàyIn bài này
Ảnh minh họa (Ảnh:lyluanchinhtri.vn)
Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu cả về lý luận và thực tiễn
1- Sự phát triển kinh tế thị trường là tất yếu khách quan
Sự hiện diện (hay được thừa nhận) của kinh tế thị trường (KTTT) tại các quốc gia trên thế giới cho thấy, hình thái này có sức sống mãnh liệt và là bước phát triển tự nhiên mang tính quy luật của lịch sử nhân loại.
Cho đến trước thời kỳ cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, sự phát triển của KTTT được gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, do đó, một số người cho rằng KTTT là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản và KTTT đồng nhất với kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, sự phát triển KTTT là sản phẩm của lịch sử phát triển xã hội loài người, là thành tựu của nền văn minh nhân loại. Các Mác khẳng định rằng, KTTT là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới sự phát triển cao hơn và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản theo tiến trình phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản chỉ thực sự xuất hiện khi sức sản xuất đã phát triển cao, và để chuyển lên nấc thang phát triển này thì nền KTTT phải phát triển tối đa, trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội, chỉ có phát triển KTTT mới tạo tiền đề, điều kiện để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Cần lưu ý rằng, trên thế giới có nhiều mô hình KTTT, như mô hình “KTTT xã hội” ở Cộng hòa Liên bang Đức; “KTTT hiệp đồng” ở Nhật Bản; “KTTT nhà nước phúc lợi” ở các nước Bắc Âu; KTTT xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc... Thực tế đó cho thấy, KTTT hoàn toàn có thể được xây dựng ở những nước có thể chế chính trị - xã hội khác nhau, với mô hình riêng, phù hợp với các điều kiện và mục tiêu cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, các mô hình ấy được xây dựng và vận hành theo những quy luật cơ bản của nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, có những đặc trưng của KTTT (thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh; phát huy tác dụng của thị trường và cơ chế thị trường; nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô...).
2- Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam diễn ra dưới áp lực gay gắt của thực tiễn trên thế giới và trong nước
Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra với quy mô chưa từng có, đem lại cho loài người những thành tựu vô cùng to lớn. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhiều nước trên thế giới thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa nền kinh tế và phát triển nền KTTT có sự quản lý của nhà nước. Hơn nữa, sự thất bại của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cũng như những cải cách theo hướng thị trường ở Trung Quốc... đã thực sự đánh dấu chấm hết đối với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, “mầu sắc KTTT” đã hầu như bao trùm toàn bộ bản đồ kinh tế thế giới và sự phân biệt về trình độ phát triển chỉ còn ở mức độ đậm nhạt khác nhau mà thôi. Màu đậm nhất là nền KTTT ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Ở trong nước, mô hình kinh tế phi thị trường và đơn nhất thành phần kinh tế tỏ ra kém hiệu quả. Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới (ở miền Bắc là từ năm 1958, trong phạm vi cả nước là từ năm 1976) là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô, với đặc trưng là sự thống trị của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất biểu hiện dưới hai hình thức - sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Tương ứng với hai hình thức sở hữu đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể và mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế (nhà nước, tập thể) đều phải theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương. Tức là, các đơn vị muốn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, tiêu thụ sản phẩm ở đâu, với giá cả như thế nào..., tất cả đều phải theo một kế hoạch thống nhất từ Trung ương được thực hiện thông qua chỉ tiêu pháp lệnh.
Cho đến cuối những năm 70, đất nước bị lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, sản xuất sa sút, lưu thông ách tắc, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng GDP trung bình hằng năm chỉ đạt 1,4%; sản xuất công - nông nghiệp bị ngưng trệ, sản lượng lúa năm 1980 chỉ đạt 11,647 triệu tấn (chỉ tiêu là 21 triệu tấn), thấp hơn mức năm 1976, phải nhập 1,57 triệu tấn lương thực...
Trong bối cảnh đó, để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, với sự tác động qua lại liên tiếp giữa các yếu tố thực tiễn - tư duy - chính sách.
Bước đột phá thứ nhất được đánh dấu bởi Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với quan điểm “làm cho sản xuất bung ra”. Đây có thể coi là sự “đột phá đầu tiên” trong việc thay đổi chủ trương, chính sách trên lĩnh vực kinh tế, với ý nghĩa là khắc phục những khiếm khuyết, sai lầm trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, xóa bỏ những rào cản để cho lực lượng sản xuất phát triển, tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp các lợi ích, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động...
Bước đột phá thứ hai được đánh dấu bằng Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6-1985), với chủ trương “Dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng của Hội nghị lần này là thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa.
Bước đột phá thứ ba được đánh dấu bằng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng (tháng 8-1986) và Hội nghị Trung ương 11 khóa V (tháng 11-1986) đã hình thành và khẳng định ba quan điểm kinh tế cơ bản: một là, trong bố trí cơ cấu kinh tế, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; hai là, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; ba là, trong khi lấy kế hoạch làm trung tâm, phải đồng thời sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.
Như vậy, sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn và những bước đột phá cục bộ về tư duy đã dần dần hình thành nên nhận thức mới về quy luật phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quá trình tìm tòi thử nghiệm từ những năm 70 dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng đã tạo nền tảng cho sự đổi mới toàn diện, khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng - Đại hội đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra bước đột phá lớn và toàn diện, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, nhận thức và lựa chọn KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là sự gán ghép chủ quan giữa KTTT và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế khách quan của phát triển KTTT, trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, Đảng ta đúc rút kinh nghiệm phát triển KTTT thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc, để đưa ra đường lối phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối này thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nhận thức về tính thống nhất giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã chính thức xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đồng nghĩa cũng khẳng định rõ ràng nhận thức cần chuyển đổi sang KTTT. Sự lựa chọn mô hình KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu, không có cách lựa chọn nào khác trong bối cảnh KTTT đã “phủ kín” bản đồ kinh tế thế giới và cũng không thể quay trở lại với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
Việc khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam là nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho việc xác định mối quan hệ giữa 2 phạm trù “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành nội dung cốt lõi trong đổi mới nhận thức ở nước ta 30 năm qua và những năm tới. Song, vẫn có ý kiến cho rằng, KTTT không đi cùng với chủ nghĩa xã hội, các nguyên lý cơ bản của xã hội chủ nghĩa khoa học do C.Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập không “dung nạp” KTTT. Đây là một trong những vấn đề cần được làm sáng tỏ.
Theo Đại hội XI của Đảng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội(1). Cách giải thích như thế đã làm cho nhiều người hiểu rằng, mô hình KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay là sự ‘’kết hợp cơ học” giữa KTTT và định hướng xã hội chủ nghĩa, hay “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là “tấm áo khoác ngoài” của KTTT. Hơn nữa, một nền kinh tế chịu sự tác động cùng một lúc hai loại quy luật trái chiều nhau thì khó có thể tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí còn tạo ra lực cản cho sự phát triển.
Song cần phải nhìn nhận rằng, KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là hai mảnh khác nhau ghép làm một. “Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là “tấm áo khoác ngoài” của KTTT mà nằm trong mục tiêu và nội dung hoạt động của KTTT. Đây là mô hình KTTT kiểu mới nhằm khắc phục những hạn chế và tiêu cực của KTTT tư bản chủ nghĩa, nhưng kế thừa và phát huy được các yếu tố tích cực và hợp lý của nó. Các yếu tố định hướng xã hội chủ nghĩa mang tính “nội sinh” trong quá trình phát triển KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, thể hiện ở những điểm chủ yếu như sau: 1- Nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; 2- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; 3- Bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển; 4- Có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 5- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển KTTT vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(2), sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền KTTT.
Từ đây, có thể nói rằng: nội dung quan trọng nhất trong định hướng xã hội chủ nghĩa nền KTTT ở nước ta làphát triển bền vững. Rõ ràng là, trong đường lối phát triển của Việt Nam, khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi mang “nội hàm” phát triển bền vững vì sự tiến bộ xã hội, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. Như vậy, KTTT và định hướng xã hội chủ nghĩa không mâu thuẫn nhau, mà thống nhất với nhau.
Tiếp tục thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới
Nhận thức mới về KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác định trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, đó là “nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(3). Do vậy, cần phải vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh, trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhưng phải tiếp cận được với những tiêu chuẩn cơ bản của KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế.
Từ thực tiễn các nước có nền KTTT phát triển, có thể nhận biết một số đặc trưng, tiêu chí cơ bản của nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế như sau:
Một là, đó là nền kinh tế có sở hữu hỗn hợp, trong đó sở hữu cổ phần chiếm ưu thế. Công ty cổ phần với quy mô vừa và nhỏ có lợi thế hơn hẳn các loại hình doanh nghiệp và công ty khác bởi lợi ích và đặc điểm pháp lý mà pháp luật quy định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp, công ty.
Hai là, nền KTTT hiện đại là nền kinh tế đã “thị trường hóa” cao độ. “Thị trường hóa” không chỉ có nghĩa là cơ chế thị trường tỏ ra hiệu quả hơn so với các loại cơ chế kinh tế khác đã từng tồn tại, mà là một nền KTTT thực sự đầy đủ để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp; tăng cường thuận lợi hóa, giảm thiểu ưu tiên, ưu đãi... để có môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng. Hơn nữa, để phát huy được tính hiệu quả của cơ chế thị trường, sự can thiệp của nhà nước vào nền KTTT phải tuân theo nguyên tắc thị trường, tôn trọng quy luật thị trường.
Ba là, nền KTTT hiện đại phát triển dựa trên khoa học và công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế tri thức, và có nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó:
- Trong nền KTTT hiện đại, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ trọng khá. Chẳng hạn, ở Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp... tỷ trọng các ngành công nghệ cao chiếm hơn 30% trong GDP. Ở nền KTTT phát triển như Hoa Kỳ, tỷ trọng các ngành công nghệ cao chiếm đến 50% trong GDP, trong đó, ngành công nghệ thông tin chiếm trên 30%.
- Trong nền kinh tế phát triển đã hình thành “nền kinh tế tri thức” - nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở quan trọng hàng đầu trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức là ngành tin học và các dịch vụ liên quan chiếm vị trí chủ đạo. Hiện nay, ở các nền kinh tế của OECD, trên 50% tổng giá trị sản phẩm có nguồn gốc từ các ngành lấy tri thức làm cơ sở.
- Các nền KTTT hiện đại Âu - Mỹ đều có nguồn nhân lực chất lượng cao - nhân lực được đào tạo bài bản và có năng lực hoạt động cao, tiêu biểu là đội ngũ “công nhân trí thức”. Hoa Kỳ là một trong những nước có nền KTTT phát triển ở trình độ cao, hiện nay 70% số công nhân là công nhân trí thức.
Bốn là, cơ cấu kinh tế hiện đại: tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng lên. Ở các nước OECD tỷ trọng ngành dịch vụ lên đến 70% GDP, ở Hoa Kỳ là 80% GDP, Nhật Bản là 74% GDP.
Các ngành tài chính - ngân hàng (kể cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh đang trở thành 2 ngành quan trọng, tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ và là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn ngành kinh tế.
Năm là, chức năng của nhà nước trong nền KTTT hiện đại.
Lịch sử cho thấy, nhà nước pháp quyền trong nền KTTT tồn tại để giải quyết các thất bại thị trường và cải thiện công bằng. Do vậy, nhà nước trong các nền KTTT hiện đại cũng có các chức năng cơ bản là giải quyết các thất bại thị trường và cải thiện công bằng xã hội (Xem bảng 1).
Bảng 1. Chức năng của nhà nước trong nền KTTT hiện đại



Giải quyết các thất bại thị trường
Cải thiện công bằng
Chức năng tối thiểu
Cung cấp các hàng hóa công cộng thuần túy trong các lĩnh vực: Quốc phòng, luật pháp, trật tự, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quản lý kinh tế vĩ mô, y tế công cộng
Bảo vệ người nghèo:
- Các chương trình vì người nghèo
- Cứu nguy khi có thảm họa
Chức năng trung bình
Xử lý các tác động ngoại tại như:
- Giáo dục cơ bản
- Bảo vệ môi trường
Điều tiết độc quyền:
- Điều tiết các tiện ích thiết yếu (như điện, nước)
- Chính sách chống độc quyền
Xử lý thông tin không hoàn hảo:
- Bảo hiểm (y tế, nhân thọ, hưu trí)
- Điều tiết tài chính
- Bảo vệ người lao động
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội
- Tái phân bổ lương hưu
- Trợ cấp gia đình
- Bảo hiểm thất nghiệp
Chức năng tích
cực
Phối hợp hoạt động tư nhân
- Nuôi dưỡng các thị trường
- Các sáng kiến về cụm
Phân phối lại
- Phân phối lại tài sản

Nguồn: Báo cáo Phát triển thế giới 1997: Nhà nước trong thế giới đang chuyển đổi (Ngân hàng Thế giới)
Phương thức can thiệp của nhà nước phải theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường, nhà nước điều tiết KTTT phải tôn trọng vai trò và chức năng của thị trường. Thị trường là một thực thể khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó, không phụ thuộc vào ý chí cá nhân và tổ chức xã hội nào cả, kể cả ý chí của chính phủ. Ở các nền KTTT phát triển hiện nay đều có sự can thiệp của nhà nước ở mức độ nhất định và dưới những hình thức khác nhau, tùy theo quan điểm vận dụng các lý thuyết kinh tế, ví như: “nhà nước tối đa, thị trường tối thiểu” theo lý thuyết kinh tế của Giôn May-na Kên (J.M.Keynes); “nhà nước ít hơn, thị trường nhiều hơn” của chủ nghĩa tự do mới; sự kết hợp chặt chẽ giữa “bàn tay vô hình” (cơ chế thị trường) và “bàn tay hữu hình” (nhà nước) để điều tiết nền kinh tế. Dù theo quan điểm nào thì nhà nước vẫn phải vận dụng và tuân thủ các quy luật của KTTT.
Sáu là, nền KTTT hiện đại là nền kinh tế “mở cửa” với sự xuyên suốt của thể chế KTTT theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và hình thành các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, nhằm tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế không chỉ giới hạn ở một quốc gia mà có sự điều chỉnh xuyên quốc gia.
Sự tiệm cận đến nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế của mô hình KTTT Việt Nam hiện đại vừa phải bao hàm các tiêu chuẩn, nội dung của thể chế KTTT hiện đại, vừa phải bảo đảm các yếu tố đặc thù, riêng có - yếu tố Việt Nam - định hướng xã hội chủ nghĩa./. 
----------------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 34
(2), (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 102
Chu Văn CấpGS, TS, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Bài diễn thuyết của TRUMP về Trung Quốc khiến cả nước Mỹ và thế giới bừng tỉnh