Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Quốc hội ra nghị quyết phê phán ông Vũ Huy Hoàng nhưng giao cơ quan pháp luật làm rõ mỗi "công tác tác cán bộ" của ông Hoàng ?

23/11/2016 08:23 GMT+7
TTO - Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, vừa được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc sáng 23-11.
Quốc hội phê phán ông Vũ Huy Hoàng, giao cơ quan pháp luật làm rõ
Ông Vũ Huy Hoàng
Ông Hoàng “gây hậu quả nghiêm trọng”
“Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn” - nghị quyết nêu rõ.  
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
Quốc hội yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Xử lý nghiêm các cá nhân liên quan dự án lỗ ngàn tỉ
Đối với lĩnh vực công thương, sau khi chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, nghị quyết của Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo:
“Rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước”
“Xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này”.
Quốc hội yêu cầu triển khai nghiêm túc, đầy đủ quy định pháp luật về quản lý thị trường để hạn chế tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh phân bón; xây dựng, ban hành bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón; thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.
Tiếp tục tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, về bảo vệ môi trường, xả lũ gây thiệt hại cho đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu.
Giám sát chặt chẽ Formosa
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Quốc hội yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế...
Hoàn thành việc rà soát, đánh giá tổng thể, có giải pháp cụ thể, khả thi để kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước. Thực hiện các biện pháp, bảo đảm không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm mới và kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong danh mục đã được rà soát, phê duyệt...
Đặc biệt, Quốc hội nhấn mạnh việc “giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của Dự án Formosa Hà Tĩnh, theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ dự án trước khi đi vào sản xuất”.
Đồng thời, “hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan đến khí tượng thủy văn và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai kế hoạch Châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu”...
Tránh tạo áp lực cho phụ huynh và học sinh
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nghị quyết của Quốc hội nhấn mạnh các vấn đề sau:
Tổ chức rà soát để thực hiện hiệu quả Luật giáo dục; hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới tổ chức công tác thi và tuyển sinh theo lộ trình, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy và học, tránh tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh; tổ chức định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông phù hợp với cơ cấu phát triển nguồn nhân lực quốc gia...
Thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bảo đảm chất lượng, phù hợp với định hướng đổi mới, triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019; đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, mô hình trường học mới (VNEN); tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm.
Rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học trên cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo, phân tầng, xếp hạng, cơ cấu đào tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, thực hiện hiệu quả chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, gắn đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm tại địa phương; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là người dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dân tộc thiểu số.
Sớm cải cách chính sách tiền lương
Đối với lĩnh vực nội vụ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tổ chức thực hiện hiệu quả đề án tinh giản biên chế gắn với sắp xếp cơ cấu lại tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức một cách hợp lý; xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch tinh giản biên chế theo lộ trình đến năm 2021.
Tiếp tục triển khai đề án vị trí việc làm; hoàn thành đề án tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Sớm hoàn thiện đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác khen thưởng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; khẩn trương tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; có giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng đẩy mạnh đổi mới chế độ công vụ, công chức, xây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiệu quả.
Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những sai phạm trong tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ không đúng quy định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
LÊ KIÊN

Tiếp tục làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng để xử lý


- Với 95,54% ĐB có mặt tán thành, QH đã thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên bế mạc sáng nay.
Theo nghị quyết, QH phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước QH và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên.
Vi phạm của ông Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều ĐBQH quan tâm chất vấn.
Tiếp tục làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng để xử lý
Kết quả biểu quyết 
QH giao UBTVQH, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
QH cũng đề nghị khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Theo nghị quyết, đối với lĩnh vực nội vụ, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những sai phạm trong tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ không đúng quy định. 
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tiếp tục làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng để xử lý
Ảnh: Hoàng Anh
Xử lý dứt điểm với các dự án thua lỗ
Đối với lĩnh vực công thương, QH đề nghị rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước.
Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.
Nghị quyết yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, về bảo vệ môi trường, xả lũ gây thiệt hại cho đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu.
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, QH yêu cầu giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của dự án Formosa Hà Tĩnh. Theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ dự án trước khi đi vào sản xuất.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bảo đảm chất lượng, phù hợp với định hướng đổi mới, triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019.
Ngoài ra, đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, mô hình trường học mới (VNEN); tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm...
Hồng Nhì


Yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng

Dân trí Nghị quyết về chất vấn của Quốc hội nêu rõ, Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ, gây hậu quả nghiêm trọng. Quốc hội giao UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
 >> Tổng Thư ký Quốc hội: Ra nghị quyết cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng cũng… khó
 >> Bộ trưởng Nội vụ: Kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, khó vẫn phải làm!


Trong chương trình bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV sáng nay, 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp (471/474 đại biểu có mặt tán thành, bằn 95,54% tổng số đại biểu Quốc hội).
Đối với lĩnh vực Nội vụ, Nghị quyết có nội dung thể hiện chính kiến của Quốc hội với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Cụ thể, Nghị quyết viết: "Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật".
Dù có ý kiến đề nghị cân nhắc việc đưa vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng vào Nghị quyết chất vấn, Quốc hội vẫn quyết định thể hiện sự biểu thị về sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công thương về việc này.
Dù có ý kiến đề nghị cân nhắc việc đưa vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng vào Nghị quyết chất vấn, Quốc hội vẫn quyết định thể hiện sự biểu thị về sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công thương về việc này.
Nghị quyết cũng đồng thời yêu cầu tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc thêm việc đưa trường hợp ông Vũ Huy Hoàng vào nghị quyết này để dùng từ cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc “gây hậu quả nghiêm trọng” thường gắn với vi phạm pháp luật về hình sự.
Giải trình nội dung này, UB Thường vụ Quốc hội nhận định, sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây nhiều bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn, nên cần được quy định tại nghị quyết để thể hiện chính kiến của Quốc hội.
Còn việc vi phạm về pháp luật hình sự (nếu có) sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với lĩnh vực Công Thương, Quốc hội yêu cầu tư lệnh ngành này rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.
Bộ Công Thương cũng phải tiếp tục thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; hoàn thành danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm; xây dựng lộ trình thực hiện kể từ năm 2017, cơ chế khuyến khích sản xuất để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô.
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Quốc hộ lưu ý việc giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của Dự án Formosa Hà Tĩnh, theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ Dự án trước khi đi vào sản xuất.
Quốc hội yêu cầu ngành hoàn thành việc rà soát, đánh giá tổng thể, có giải pháp cụ thể, khả thi để kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước. Thực hiện các biện pháp, bảo đảm không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm mới và kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong danh mục đã được rà soát, phê duyệt.
Đối với lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, Quốc hội nhắc nhở việc tổ chức rà soát để thực hiện hiệu quả Luật giáo dục; hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới tổ chức công tác thi và tuyển sinh theo lộ trình, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy và học, tránh tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh; tổ chức định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông phù hợp với cơ cấu phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Với giáo dục phổ thông, Quốc hội yêu cầu thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bảo đảm chất lượng, phù hợp với định hướng đổi mới, triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019. Với giáo dục đại học, Quốc hội giao nhiệm vụ rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học trên cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo, phân tầng, xếp hạng, cơ cấu đào tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
P.Thả

Thông tin chính thức về lý do dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận

Tuấn Nam | 

Thông tin chính thức về lý do dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Ảnh: Tuấn Nam)

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: "Việc dừng dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận không phải với lý do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay".

Cuối giờ chiều nay, 22/11, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - Chủ nhiệm VPCP, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ chuyên đề để thông tin về lý do dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận.
Lý do dừng là do điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: "Việc dừng dự án không phải với lý do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Công nghệ hạt nhân của Liêng bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đều là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và có mức độ an toàn rất cao nên hoàn toàn yên tâm".
Theo ông Dũng, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt nam hiện có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư Dự án, dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới.
Và đặc biệt, theo ông Dũng, tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua.
Mặt khác, theo người Phát ngôn của Chính phủ, nước ta đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra.
Thông tin chính thức về lý do dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận - Ảnh 1.
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân đã bị dừng với lý do về điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay
Đối với việc dừng thực hiện Dự án, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay: "Về bảo đảm cung cấp điện, dự kiến đến năm 2030, nếu hoàn thành, dự án sẽ đóng góp khoảng 3,6% về công suất và 5,7% về sản lượng điện sản xuất của hệ thống điện quốc gia.
Việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện do có thể bổ sung các loại hình nguồn điện khác trong hệ thống như các nguồn nhiệt điện than, nguồn điện từ năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), cũng như xem xét biện pháp tăng cường mua điện từ các nước láng giềng nhất là từ CHDCND Lào".
Về các giải pháp thay thế cho Dự án, trong giai đoạn đến năm 2030, việc đầu tư thay thế bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và các nhà máy tua bin khí sử dụng LNG nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6.000 MW bảo đảm thay thế sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 sẽ được xem xét.
Còn giai đoạn sau 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện than và LNG nhập khẩu, xem xét đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời, đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua tái cơ cấu kinh tế hướng đến các ngành sản xuất xanh có công nghệ thân thiện, tiết kiệm năng lượng; tăng cường liên kết lưới điện và hợp tác mua bán điện với các nước láng giềng.
Đối với cơ sở hạ tầng đã đầu tư, nguồn nhân lực đã và đang đào tạo, một số chi phí đã thực hiện, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: "Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm sử dụng tối đa, có hiệu quả đối với các cơ sở hạ tầng đã thực hiện đầu tư thuộc phạm vi Dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Nguồn nhân lực điện hạt nhân hiện đang được đào tạo tại Liên bang Nga và Nhật Bản sẽ tiếp tục được đào tạo để hoàn thành tốt nghiệp với thiện chí của Chính phủ Nga và Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên đến khi tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản có thể sử dụng trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình cũng như trong các nhà máy nhiệt điện và các ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện của EVN.
Đối với chi phí đã thực hiện của các bộ, ngành và địa phương liên quan đến Dự án, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổng hợp để giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ bàn với Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản để sử dụng các kết quả đã đạt được trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án".
Việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến quan hệ với LB Nga và Nhật Bản
Trước các câu hỏi về ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác, Bộ trưởng Dũng cho hay: "Việc dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Chính phủ trao đổi với các đối tác Nga và Nhật Bản cùng với thời điểm báo cáo Quốc hội xin chủ trương dừng thực hiện Dự án. 
Mặc dù các đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc về việc dừng thực hiện Dự án với nhiều kết quả đã đạt được trong hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, song về cơ bản, các đối tác Nga và Nhật Bản đều thể hiện quan hệ hữu nghị, bày tỏ sự cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam.
Đồng thời Chính phủ Nga và Nhật Bản mong muốn sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ cho Việt Nam một số lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng để thay thế cho hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cảm ơn sâu sắc về thiện chí, sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản trong quá trình chuẩn bị đầu tư Dự án, sự hợp tác có hiệu quả của các đối tác tham gia trực tiếp vào Dự án như ROSATOM (Liên bang Nga), JINED (Nhật Bản), v.v... 
Chính phủ Việt Nam thống nhất với Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản về việc giao cho các cơ quan chức năng của các bên bàn bạc, thống nhất phương án sử dụng các kết quả đã đạt được trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án. Việt Nam khẳng định Nga, Nhật Bản là các đối tác hàng đầu, ưu tiên trong trường hợp Việt Nam xây dựng điện hạt nhân trong tương lai".
"Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng, việc dừng thực hiện Dự án không làm ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và quan hệ Đối tác Sâu rộng với Nhật Bản", Người Phát ngôn Chính phủ khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, để thay thế cho hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục trao đổi với Chính phủ LB Nga và Nhật Bản về hợp tác thực hiện các dự án trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, kinh tế, thương mại, v.v… mà các doanh nghiệp của LB Nga và Nhật Bản có thế mạnh, đồng thời phù hợp với Chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam.
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục quan tâm đến việc phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận, có giải pháp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư tại Ninh Thuận khi dừng Dự án.

theo Trí Thức Trẻ

Chủ nghĩa dân túy Mỹ điều chỉnh bởi quan điểm toàn cầu hóa; Obama tuyên bố không ngần ngại đối đầu với Donald Trump

22/11/2016

Bùi Tín
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Ông Donald Trump đã đắc cử, và Tòa Bạch Ốc đang trong thời kỳ chuyển tiếp trong hơn 2 tháng, cho đến ngày 20/1/2017 ông chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.
Công việc chuyển giao, khởi động chính quyền mới rất quan trọng. Ông Trump phải bổ nhiệm hơn 4.000 chức vụ cao cấp nhất của chính quyền Liên bang, làm quen với các thượng nghị sĩ, dân biểu, thống đốc các bang, nắm các hồ sơ tuyệt mật về an ninh, quốc phòng, tình báo, đối ngoại, các hiệp ước, hiệp định Hoa kỳ đã ký kết. Đây là việc hoàn toàn mới mẻ cho một doanh nhân chưa từng đảm nhiệm một chức vụ công cử nào.
Tổng thống Barack Obama sẵn sàng giới thiệu những bài học vỡ lòng cho ông tỷ phú Trump về chức vụ tổng thống Hoa kỳ, từ việc tiếp khách Nhà nước đến việc mở khóa, bấm nút khởi đầu cuộc chiến tranh nguyên tử. Buổi gặp gỡ đầu tiên tại Tòa Bạch Ốc ngày 10/11 đã có vẻ nhẹ nhàng, thân mật. Sau mấy tháng trời công kích sát phạt nhau quyết liệt có khi thậm tệ trên các diễn đàn, giờ đây ông Trump “tỏ lòng kính trọng” ông Obama, còn “khen ngợi một số điểm chính trong sáng kiến Obamacare” mà ông từng phủ định toàn bộ, còn mong “sớm gặp lại nhau” để được nghe những ý kiến quý báu. Ông Trump trong tranh cử có vẻ khác ông Trump đã đắc cử.
Có thể ghi nhận nhiều điều khác nữa. Trong tranh cử ông Trump nhiều lần lên án, miệt thị bà Hillary Clinton là “người phụ nữ xấu xa”, vậy mà sau khi đắc cử ông đã “cám ơn bà đã có những cống hiến cho đất nước” và tỏ ý ca ngợi bà “thông minh, đầy nghị lực”. Trong tranh cử ông tỏ ra không mặn mà với các liên minh của Hoa Kỳ với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên…, cho là tốn kém, thiệt thòi cho Mỹ, nhưng ngay sau khi đắc cử ông đã trực tiếp trấn an các nước này về mối quan hệ bền chặt truyền thống không thay đổi.
Ông Trump theo chủ nghĩa dân túy, nói thẳng ra là mị dân, lợi dụng sự bất mãn của người dân bình thường khi thành quả phát triển không được phân chia đồng đều, công bằng, chênh lệch giàu nghèo ngày càng quá đáng, chi phí cho chiến tranh, đối ngoại quá lớn nên chủ trương co mình lại, tự cô lập, lo cho Hoa Kỳ trước hết, “Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” (Make America great again). Đó là chủ nghĩa mị dân theo kiểu “tự cô lập”, để lo cho mình giàu mạnh đã, tạm quên bớt các mối lo về thế giới bên ngoài.
Đó là cái nhãn quan của nhà tỷ phú ngồi trong cao ốc Trump Tower 72 tầng ở trung tâm New York, với các kính viễn vọng nhìn xuống các vùng ngoại ô và các vùng xa, vùng sâu nước Mỹ, nơi xung đột, khủng bố, tệ nạn hoành hành, quần chúng bất mãn về tệ hành chính, quan liêu dai dẳng, chán ghét các chính khách xôi thịt, nói và hứa hươu hứa vượn quá nhiều, nhưng làm quá ít… Ông đã bắt mạch xã hội khá đúng và đánh trúng tâm lý một số khá đông thầm lặng bất mãn để làm nên lịch sử.
Thế nhưng ông Trump đã có một lầm lẫn lớn. Ông quên rằng thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa. Đó là quy luật của thế giới mới. Có họa là điên mới xây tường sống riêng biệt như trên một hòn đảo vắng. Cho nên khẩu hiệu “Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” không thể thực hiện được bằng cách tự cô lập, đứng riêng một mình, mà phải đứng chung giữa một thế giới văn minh, tiến bộ, chung sống hòa bình và thịnh vượng với mọi nước, nghĩa là giữa một thế giới toàn cầu hóa.
Cách đây một trăm năm, Tổng thống Hoa kỳ Theodore Roosevelt từng chủ trương chủ nghĩa cô lập. Nhưng tình thế buộc Hoa kỳ phải tham gia Thế chiến II từ năm 1941. Không một nước nào tự đóng cửa mà giải quyết được các quốc nạn như tham nhũng, buôn lậu, đầu cơ, nghiện ngập, khủng bố, cướp biển, mafia, thiên tai, trái đất hâm nóng, bệnh truyền nhiễm, người di cư, v.v. Chính vì vậy mà ngay sau khi đắc cử ông Trump đã phải điều chỉnh, tự uốn nắn những cách nhìn theo quan điểm dân túy cực đoan của mình khi còn sống riêng biệt trong Trump Tower. Ông phải lắng nghe những lời khuyên, góp ý chân thực của Tổng thống Obama, của các nhà lãnh đạo khác trong Đảng Cộng hòa, các cố vấn chính trị, kinh tế, tài chính, ngoại giao, an ninh, quốc phòng dày dạn kinh nghiệm ở quanh ông, và phải sớm điều chỉnh tự uốn nắn những quan điểm, chính sách, cách nhìn của riêng mình nếu không muốn bị thất bại ngay trong những ngày đầu chấp chính.
Cho nên dù cho ông Trump có muốn bình thường hóa quan hệ với nước Nga của Putin hay với Trung Quốc của Tập Cận Bình thì ông cũng không thể bỏ qua thái độ của Putin coi phương Tây và Hoa Kỳ là đối trọng của nước Nga trên trường quốc tế, không thể bỏ qua việc Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến về tiền tệ, hối đoái, về an ninh, quân sự, về chiến tranh mạng, về ý thức hệ và văn hóa để lạnh nhạt với phong trào dân chủ ở Đài Loan và Hồng Kông. Ông không thể buông lỏng cho Trung Cộng mặc sức hoành hành ở Biển Đông và ở vùng Biển Hoa Đông.
Dù cho khi tranh cử ông ăn nói ra sao, khi vào Tòa Bạch Ốc ông Trump buộc phải nắm chắc các đòn bẩy quyết định làm nền tảng cho sức mạnh vĩ đại toàn cầu của Hoa Kỳ – đó là bộ máy Liên Hiệp Quốc hùng mạnh trên đất Mỹ, ngay trước mặt Trump Tower ở New York; đó là các công cụ Ngân hàng Thế giới, là Quỹ Tiền tệ Quốc tế, là các Liên minh chiến lược bền chặt với các nước dân chủ khắp các khu vực của thế giới.
Ông Trump sốt ruột muốn vào gấp Tòa Bạch Ốc để bắt tay vào các việc quan trọng nhất cho có hiệu quả. Việc đầu tiên là xem lại ngân sách, xóa và bớt hẳn những chi tiêu hình thức ít hiệu quả do nạn giấy tờ cực kì lãng phí đã kéo dài quá lâu. Ông hứa sẽ chuyển số tiền lãng phí ấy cho chi phí an sinh xã hội, cho ngân sách quốc phòng để tăng đáng kể thủy quân lục chiến, tăng vài chục tàu tuần dương cho hải quân và cho các phát minh khoa học… Đó là cách nhìn sâu sắc của một doanh nhân thành đạt, lấy công thức “chi phí – hiệu quả” là phương châm đầu tư. Ông cũng kiên quyết cấm các viên chức liên bang về hưu đi làm người vận động hành lang cho các đại công ty liên quốc gia, một tập quán mua bán quyền thế ích kỷ tệ hại.
Ông tuyên bố sẽ không lãnh số lương 400.000 đôla hàng năm của tổng thống để sung vào công quỹ, chỉ nhận mỗi năm 1 đôla lương tượng trưng, và cũng giảm chi phí của Tòa Bạch Ốc. Ông cũng hủy các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông kéo dài của tổng thống để tăng thời gian lo công vụ.
Trong khi ông Trump muốn thay đổi Hoa Kỳ theo một số tư duy mới của ông thì tư duy mới của Thời đại cũng đang thay đổi uốn nắn quan điểm của ông. Đây là điều đáng mừng.

Vì trong ông là chủ nghĩa thực dụng thâm căn cố đế của một nhà kinh doanh lão luyện tuyệt vời với hàng chục đại công ty ở khắp nơi, nay mang thương hiệu Trump ăn khách trưng trên nóc Tòa Bạch Ốc.


(Quốc tế) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tuần vừa rồi đã cho biết, ông không có ý định trở thành người thường xuyên phê bình hay chỉ trích người kế nhiệm nhưng vẫn có quyền nói lên tiếng nói của mình để ngăn chặn Tổng thống đắc cử Donald Trump hay chính sách của ông này khi có sự vi phạm “những giá trị hay lý tưởng” nhất định của Mỹ.

Tổng thống Obama
Tổng thống Obama
Đề cập đến việc sau khi rời Nhà Trắng, ông Obama cho biết, ông sẽ duy trì tuyền thống của các cựu tổng thống là lặng lẽ bước sang một bên để cho phép những người kế nhiệm có không gian tự quản trị đất nước. Ông Obama đã ca ngợi cựu Tổng thống George W. Bush, nói rằng vị tiền nhiệm của mình “đã đón chào ông vào Nhà Trắng theo cách không thể lịch thiệp và ân cần hơn” và vì thế ông cũng muốn đem lại điều tương tự cho tân Tổng thống Trump và tạo cơ hội để Nhà lãnh đạo mới có thể theo đuổi chương trình nghị sự của mình mà không bị ai đó cản trở.
Tuy nhiên, ông Obama cũng nhắc nhở, sẽ có thể có những giới hạn đối với sự im lặng của ông. Cụ thể, ông Obama cho biết, ông sẽ lên tiếng khi có những đề xuất về luật vi phạm đến các giá trị và lý tưởng của nước Mỹ.
Với những phát biểu trên, ông Obama đã thể hiện với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng, ông sẵn sàng ủng hộ ông này nhưng cũng sẵn sàng đối đầu khi thấy cần thiết.
(Theo Vnmedia)