Chuyện bây giờ mới kể
CHUYỆN TÔI BỊ CÁCH CHỨC VÀ CHUYỆN VỀ DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
Kỳ 1- Chuyện tôi bị cách chức...
Kỳ 1- Chuyện tôi bị cách chức...
Một trong những lần mà tôi bí mật gặp anh V, tôi đã nói với bà xã đưa cho tôi 3 ngàn đô la, nói là để " đi có việc ". Tôi gặp anh ở một quán nước và nói sơ qua tình hình sự việc ở báo . Anh ấy cũng nói rằng " anh Việt Chiến thương em lắm. Ở trong trại tạm giam mấy bữa nay mà anh Chiến cũng không chịu khai báo gì đâu !"
Chuyện trò thì thầm một hồi. Biết ngồi lâu cũng không có lợi vì có thể bị theo dõi, tôi rút trong túi ngực ra chiệc vỏ hộp thuốc rỏ mắt đưa cho anh ta rồi nói : " Trong hộp này là 3 ngàn đô , tôi xin bà xã tôi để gửi anh. Anh nên đưa chị để chăm cháu trong lúc này. Tôi mong anh tự giác ra trình báo toàn bộ sự việc thì sẽ nhẹ tội cho anh Việt Chiến và cũng là nhẹ cho cả anh. Vì cách này là anh chủ động khai báo thành khẩn. Nếu để o ép trong kia mà anh Việt Chiến chịu không nổi buộc khai ra nguồn tin cùng các băng ghi âm mà anh ấy có . Lúc đó sẽ làm cho anh bị nặng tội và mức án tù cũng sẽ nặng thêm. Còn nếu anh chủ động khai báo, tôi nghĩ anh cũng sẽ chỉ bị ngồi tạm giam 4 tháng gì đó thôi...
Tôi hứa với anh, nếu anh làm được điều này thì anh Việt Chiến sẽ rất thanh thản vì sẽ không phải tự nói ra. Sau này, chúng tôi sẽ tiếp tục có trách nhiệm với anh chị và cháu nếu có chuyện gì xấu hơn !"Anh V. vội cầm chiếc vỏ hộp thuốc đút ngay vào túi quần rồi nói : "Để em suy nghĩ . Nhưng em tin không sao đâu. Anh Chiến sẽ không làm gì để em liên đới đâu , em biết anh ấy mà, anh Chiến thương em lắm ! Còn việc ra tự thú, nó không đơn giản thế đâu. Em trong ngành, em biết !"
Sáng nay (4/12), nhân đọc bài phỏng vấn của VOV với PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc xung quanh đề tài về Văn hoá từ chức ở Việt Nam, bất giác tôi nhớ lại chuyện của cá nhân mình 8 năm về trước. Là người trong cuộc, tôi càng thấu hiểu việc từ chức đối với một ai đó, thật không dễ.
Năm 2008, khi tôi đang giữ cương vị Phó Tổng biên tập báo Thanh niên sau 16 năm đảm đương nó, tôi đã bị Trung ương Đoàn TNCS HCM ra quyết định cách chức do những sai phạm nghiêm trọng của việc đăng bài xung quanh vụ Bùi Tiến Dũng đánh bạc( cá độ bóng đá trên mạng quốc tế) rồi sau đó chạy án để hòng thoát tội vào năm 2006. Những tưởng mọi việc đã yên ả thì đến 2008, vụ việc được xới lại . Nghe nói việc này được làm là do có sự chỉ đạo của một vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng , muốn làm mạnh để báo chí sau này đi đúng quỹ đạo, không phải cứ muốn viết gì thì viết.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc có trả lời PV VOV rằng : "Từ chức là một văn hóa và cần quan niệm đó là việc bình thường, là một khâu trong quản lý lãnh đạo nhà nước. Nghiên cứu trong lịch sử cho thấy, thời phong kiến cũng có từ chức vì các vị bất mãn với với sự nhiễu nhương của quan trường. Còn bây giờ từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc tự chịu trách nhiệm về công việc mình phụ trách. Trong lịch sử Đảng ta cũng từng có từ chức. Việc từ chức không phải là vấn đề hoàn toàn mới.
Sở dĩ văn hóa từ chức chưa trở thành phổ biến so với các nước, vì xét về mặt tâm lý, những người được bổ nhiệm chức vụ đều chịu tác động tâm lý từ gia đình, bạn bè, đồng sự, cấp trên, cấp dưới. Cho nên dũng cảm để nhận trách nhiệm để từ chức không phải là chuyện dễ dàng đối với từng cán bộ lãnh đạo quản lý.
Thứ hai, chức vụ quyền hạn thường gắn với lợi ích, nên việc từ bỏ lợi ích vật chất cũng không dễ dàng. Thứ ba, ở nước ta chưa quen với việc từ chức nên cảm thấy đó là vấn đề nặng nề.
Bản thân những người từ chức cũng nên được đánh giá đầy đủ bản lĩnh của họ. Nếu họ thấy không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà từ chức thì nên đánh giá cao hành động đó. Theo tôi, từ chức là rút lui trong danh dự đối với cán bộ lãnh đạo quản lý."
Sở dĩ văn hóa từ chức chưa trở thành phổ biến so với các nước, vì xét về mặt tâm lý, những người được bổ nhiệm chức vụ đều chịu tác động tâm lý từ gia đình, bạn bè, đồng sự, cấp trên, cấp dưới. Cho nên dũng cảm để nhận trách nhiệm để từ chức không phải là chuyện dễ dàng đối với từng cán bộ lãnh đạo quản lý.
Thứ hai, chức vụ quyền hạn thường gắn với lợi ích, nên việc từ bỏ lợi ích vật chất cũng không dễ dàng. Thứ ba, ở nước ta chưa quen với việc từ chức nên cảm thấy đó là vấn đề nặng nề.
Bản thân những người từ chức cũng nên được đánh giá đầy đủ bản lĩnh của họ. Nếu họ thấy không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà từ chức thì nên đánh giá cao hành động đó. Theo tôi, từ chức là rút lui trong danh dự đối với cán bộ lãnh đạo quản lý."
Ngẫm lại chuyện của mình 8 năm về trước, tôi thấy khá đúng và thầm ước, giá như hồi đó chúng ta" có văn hoá từ chức"( ý tôi nói là trong muôn vàn thứ từ chức, nên hiểu không phải người nào từ chức cũng đều do tha hoá, biến chất, tham nhũng mà nhiều khi còn cả lý do khác nữa như do năng lực hạn chế, sức khoẻ, do không băng lòng trước một việc gì đó hoặc do lòng tự trọng muốn được giải thoát nó ...) thì tôi đã không phải cay đắng , mất ngủ và suy nhược cơ thể, bị sụt đến 4 ký lô thể tạng chỉ vì mất ngủ và lo cho số phận của mình cũng như đồng đội của mình, người anh em thân thiết, có dũng khí nhưng vừa vị tạm giam là nhà báo,nhà Thơ Nguyễn Việt Chiến do viết hàng chục bài báo chống tiêu cực hồi tháng 5 năm 2006.
Sau khoảng 20 ngày tôi bị cơ quan An ninh điều tra triệu tập lên để lấy lời khai (với số lượng khoảng gần 40 buổi liên tục bị hầu tra). Tinh thần tôi rã rời. Là người không quen và không thích đi ô tô trong thành phố dù hồi đó, mình cũng có thể dùng đi họp hành này khác nếu cần. Song , lúc đó tinh thần quá căng thẳng, anh em trong toà soạn khuyên tôi nên dùng xe cơ quan đưa đi cơ quan điều tra để lấy lời khai cho an toàn, kẻo suy nghĩ mông lung mà sinh tai nạn không chừng. Tôi đành phải nghe mọi người.
Trước đó, trong lúc mới lên vài ba buổi đầu, tôi cũng đã tìm cách tiếp cận với một cán bộ là điều tra viên của Cục C14 do Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc làm Cục trưởng kiêm Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Anh này chính là người tham gia đánh án vụ Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 tham gia cá độ bóng đá quốc tế với số tiền nhiều triệu đô la và nhờ nhiều người chạy án ngày nào. Chính anh là người cung cấp các diễn biến vụ việc điều tra của ban chuyên án hàng ngày nói trên cho báo Thanh niên mà chúng tôi có trong tay các băng ghi âm. Sau đó , đã quyết định chuyển tải lên mặt báo với một tinh thần rất hăng hái đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội, bất chấp nguy hiểm đến sinh mạng chính trị cá nhân.
Một trong những lần mà tôi bí mật gặp anh V, tôi đã nói với bà xã đưa cho tôi 3 ngàn đô la, nói là để " đi có việc ". Tôi gặp anh ở một quán nước và nói sơ qua tình hình sự việc ở báo . Anh ấy cũng nói rằng " anh Việt Chiến thương em lắm. Ở trong trại tạm giam mấy bữa nay mà anh Chiến cũng không chịu khai báo gì đâu !"
Chuyện trò thì thầm một hồi. Biết ngồi lâu cũng không có lợi vì có thể bị theo dõi, tôi rút trong túi ngực ra chiệc vỏ hộp thuốc rỏ mắt đưa cho anh ta rồi nói : " Trong hộp này là 3 ngàn đô , tôi xin bà xã tôi để gửi anh. Anh nên đưa chị để chăm cháu trong lúc này. Tôi mong anh tự giác ra trình báo toàn bộ sự việc thì sẽ nhẹ tội cho anh Việt Chiến và cũng là nhẹ cho cả anh. Vì cách này là anh chủ động khai báo thành khẩn. Nếu để o ép trong kia mà anh Việt Chiến chịu không nổi buộc khai ra nguồn tin cùng các băng ghi âm mà anh ấy có . Lúc đó sẽ làm cho anh bị nặng tội và mức án tù cũng sẽ nặng thêm. Còn nếu anh chủ động khai báo, tôi nghĩ anh cũng sẽ chỉ bị ngồi tạm giam 4 tháng gì đó thôi...
Tôi hứa với anh, nếu anh làm được điều này thì anh Việt Chiến sẽ rất thanh thản vì sẽ không phải tự nói ra. Sau này, chúng tôi sẽ tiếp tục có trách nhiệm với anh chị và cháu nếu có chuyện gì xấu hơn !"
Chuyện trò thì thầm một hồi. Biết ngồi lâu cũng không có lợi vì có thể bị theo dõi, tôi rút trong túi ngực ra chiệc vỏ hộp thuốc rỏ mắt đưa cho anh ta rồi nói : " Trong hộp này là 3 ngàn đô , tôi xin bà xã tôi để gửi anh. Anh nên đưa chị để chăm cháu trong lúc này. Tôi mong anh tự giác ra trình báo toàn bộ sự việc thì sẽ nhẹ tội cho anh Việt Chiến và cũng là nhẹ cho cả anh. Vì cách này là anh chủ động khai báo thành khẩn. Nếu để o ép trong kia mà anh Việt Chiến chịu không nổi buộc khai ra nguồn tin cùng các băng ghi âm mà anh ấy có . Lúc đó sẽ làm cho anh bị nặng tội và mức án tù cũng sẽ nặng thêm. Còn nếu anh chủ động khai báo, tôi nghĩ anh cũng sẽ chỉ bị ngồi tạm giam 4 tháng gì đó thôi...
Tôi hứa với anh, nếu anh làm được điều này thì anh Việt Chiến sẽ rất thanh thản vì sẽ không phải tự nói ra. Sau này, chúng tôi sẽ tiếp tục có trách nhiệm với anh chị và cháu nếu có chuyện gì xấu hơn !"
Anh V. vội cầm chiếc vỏ hộp thuốc đút ngay vào túi quần rồi nói : "Để em suy nghĩ . Nhưng em tin không sao đâu. Anh Chiến sẽ không làm gì để em liên đới đâu , em biết anh ấy mà, anh Chiến thương em lắm ! Còn việc ra tự thú, nó không đơn giản thế đâu. Em trong ngành, em biết !"
Sau rồi tôi được biết, anh V. đã rất cao tay, cáo bệnh thần kinh vào viện nằm điều trị mà không làm cái điều như tôi tha thiết đề nghị anh. Kể thì cũng khó cho anh thật. Con thì nhỏ, lấy vợ muộn, mới có 4 tuổi . Sinh mệnh chính trị của mỗi con người, làm được cho đúng với lương tâm, đâu có dễ như vậy.
Trong một lần CQ ANĐT lấy lời khai, do bức xúc không thể kìm chế được, tôi đã thiếu bình tĩnh bày tỏ suy nghĩ cá nhân tôi với 2 viên sỹ quan là cán bộ điều tra của Cục A24( Cục An ninh điều tra ) khi họ đang ghi lời khai :
" Tôi thấy rất buồn một điều, chúng ta đang học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà tại sao anh Phạm Quý Ngọ( lúc đó chưa là thứ trưởng Công an, mới là Thiếu tướng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an), với cương vị cao như vậy mà nói năng không ra sao, bỗ bã chợ búa quá! Ai lại để cho anh Việt Chiến, bằng biện pháp nghiệp vụ của người làm báo điều tra ghi âm được những chuyện tày đình như thế !
Tôi thấy 2 anh ngồi đây, tuy là các sỹ quan an ninh trẻ nhưng rất giỏi nghiệp vụ. Tôi là một nhà báo đã gần ba chục tuổi nghề, đọc lại lời khai của chính mình mà không hề phải động bút sửa chữa bất cứ câu chữ, dấu chấm, dấu phảy nào là đủ biết mình " xong " rồi . Nói thật lòng, anh Phạm Quý Ngọ chỉ xứng đáng làm Trưởng Công an huyện thôi , không thể đứng ở cương vị cao như thế được. Cùng là đồng chí đồng đội với nhau, ai lại nói :" Kỳ này tôi ( Ngọ) mà gặp lão Phạm Xuân Quắc, tôi sẽ cầm dao tôi đâm nó , nó dám chơi tôi thế à ?"
" Tôi thấy rất buồn một điều, chúng ta đang học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà tại sao anh Phạm Quý Ngọ( lúc đó chưa là thứ trưởng Công an, mới là Thiếu tướng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an), với cương vị cao như vậy mà nói năng không ra sao, bỗ bã chợ búa quá! Ai lại để cho anh Việt Chiến, bằng biện pháp nghiệp vụ của người làm báo điều tra ghi âm được những chuyện tày đình như thế !
Tôi thấy 2 anh ngồi đây, tuy là các sỹ quan an ninh trẻ nhưng rất giỏi nghiệp vụ. Tôi là một nhà báo đã gần ba chục tuổi nghề, đọc lại lời khai của chính mình mà không hề phải động bút sửa chữa bất cứ câu chữ, dấu chấm, dấu phảy nào là đủ biết mình " xong " rồi . Nói thật lòng, anh Phạm Quý Ngọ chỉ xứng đáng làm Trưởng Công an huyện thôi , không thể đứng ở cương vị cao như thế được. Cùng là đồng chí đồng đội với nhau, ai lại nói :" Kỳ này tôi ( Ngọ) mà gặp lão Phạm Xuân Quắc, tôi sẽ cầm dao tôi đâm nó , nó dám chơi tôi thế à ?"
Nói thế nhưng 2 viên sỹ quan trẻ ( đều tên có vần H. đã gạt đi rồi nói," Riêng đoạn bác nói này, chúng em xin không ghi vào đây đâu !"
Tôi bảo : "Ghi hay không là quyền của các anh , nhưng dù không ghi thì các anh cũng nên báo cáo lại lãnh đạo xem tôi nói thế có sai không ?"
Tôi bảo : "Ghi hay không là quyền của các anh , nhưng dù không ghi thì các anh cũng nên báo cáo lại lãnh đạo xem tôi nói thế có sai không ?"
Chuyện này, khi ông Phạm Quý Ngọ còn sống và đang nằm viện, trong một hôm của thời điểm đó, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng bộ Công an có mời cơm mấy anh em báo Thanh niên chúng tôi ( tôi, anh Việt Chiến và chị Phương Thảo, phó TBT). Thấy cuộc gặp rất chân tình như mấy lần anh từng mời cơm nên tôi có bạo miệng kể lại chuyện đó và hỏi anh rằng: "có khi nào anh được cấp dưới của anh họ báo cáo chuyện em nói với họ như vậy chưa? " Tướng Hưởng cười hồn nhiên và trả lời là ông không hề biết chuyện này !
Tuy nhiên, chính các điều tra viên này sau đó đã nhờ tôi một việc hệ trọng : Nói giúp với vị luật sư của nhà báo Nguyễn Việt Chiến cho xin lại bản bóc băng lời của tướng Phạm Quý Ngọc mà anh Chiến ghi lén được. Khi đó, gia đình anh Chiến đã sao gửi luật sư để dùng bào chữa cho anh tại phiên toà.
Tôi đã làm được điều đó vì đã thuyết phục chân tình với vị luật sư HVQ cái điều mà cơ quan ANĐT không làm được. Trước khi tôi mang nộp lại, ông luật sư chỉ mỉm cười rồi bảo tôi : "Tôi thấy họ làm kiểu này dở quá, thuyết phục tôi không nổi thì là nhờ loanh quanh . Tôi hỏi ông : Trước khi tôi nộp nó , tôi lại sao sang bản khác giữ lại thì các ông ấy làm gì được tôi ?"
Tôi bảo : "Thôi bác thương em với, họ nói vậy thì anh em mình cứ làm vậy đi...! Anh em mình thì đều là đảng viên, biết làm sao giờ, chẳng lẽ chống đối à ? ( ông HVQ từng là Thanh tra viên cao cấp, vụ trưởng nhiều năm của Thanh tra Chính phủ )"
Tôi đã làm được điều đó vì đã thuyết phục chân tình với vị luật sư HVQ cái điều mà cơ quan ANĐT không làm được. Trước khi tôi mang nộp lại, ông luật sư chỉ mỉm cười rồi bảo tôi : "Tôi thấy họ làm kiểu này dở quá, thuyết phục tôi không nổi thì là nhờ loanh quanh . Tôi hỏi ông : Trước khi tôi nộp nó , tôi lại sao sang bản khác giữ lại thì các ông ấy làm gì được tôi ?"
Tôi bảo : "Thôi bác thương em với, họ nói vậy thì anh em mình cứ làm vậy đi...! Anh em mình thì đều là đảng viên, biết làm sao giờ, chẳng lẽ chống đối à ? ( ông HVQ từng là Thanh tra viên cao cấp, vụ trưởng nhiều năm của Thanh tra Chính phủ )"
Đây chính là câu chuyện rất dài mà trước Toà án Hà Nội, nó không được đề cập và luật sư thì cũng biết ý hoặc thế nào đó đã không đề cập để bảo vệ cho thân chủ.
Lại nói thêm một chuyện nữa. Vào một hôm sau chuyện trên ít ngày, tôi được cô Phan Thu Hồng, PV của báo nói , cô có biết một thày chiêm tinh cực giỏi hiện đang làm ở Bộ Thông tin Truyền thông. Anh này còn chuyên về phong thuỷ trong kiến trúc xây dựng công trình. Cô Hồng bảo tôi nên gặp để thày coi giúp xem sao và dăn đừng nói kĩ chuyện gì thì tốt hơn.
Tôi tìm đến nhà thày ở phố Đồng Nhân và dấu bặt lai lịch mình để còn biết mức độ đúng sai đến đâu.
Thày T. xem tôi bằng một cuốn sách về chiêm tinh học bản tiếng Nga. Tôi cũng không hiểu gì cả , chỉ thấy các kí hiệu và các ô vong tròn gì đó.
Thày suy nghĩ một lúc rồi mới bảo tôi, "Hôm nay, với anh là một ngày cực xấu , rất khó qua nổi về sự nghiệp của mình". Thày bảo rằng" số anh lạ lắm, giá như anh" hành phương Nam" mà làm ăn thì chắc rất hợp và phát triển tốt. Anh ở ngoài Bắc là không hợp !"
Trong lúc tôi đang ngồi đó với tâm trạng hoang mang cực độ thì tôi nhận được cú điện thoại của chị Lâm Phương Thanh, khi đó là Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn( nay là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng ). Chị mời tôi lên gặp để trao đổi công việc. Tôi biết có chuyện không lành đã đến và thật không ngờ, đúng với lời nhận xét của nhà chiêm tinh PVT cách đó chỉ nửa giờ...
Tôi tìm đến nhà thày ở phố Đồng Nhân và dấu bặt lai lịch mình để còn biết mức độ đúng sai đến đâu.
Thày T. xem tôi bằng một cuốn sách về chiêm tinh học bản tiếng Nga. Tôi cũng không hiểu gì cả , chỉ thấy các kí hiệu và các ô vong tròn gì đó.
Thày suy nghĩ một lúc rồi mới bảo tôi, "Hôm nay, với anh là một ngày cực xấu , rất khó qua nổi về sự nghiệp của mình". Thày bảo rằng" số anh lạ lắm, giá như anh" hành phương Nam" mà làm ăn thì chắc rất hợp và phát triển tốt. Anh ở ngoài Bắc là không hợp !"
Trong lúc tôi đang ngồi đó với tâm trạng hoang mang cực độ thì tôi nhận được cú điện thoại của chị Lâm Phương Thanh, khi đó là Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn( nay là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng ). Chị mời tôi lên gặp để trao đổi công việc. Tôi biết có chuyện không lành đã đến và thật không ngờ, đúng với lời nhận xét của nhà chiêm tinh PVT cách đó chỉ nửa giờ...
Khi lên 60 Bà Triệu, trông chị Phương Thanh có vẻ xúc động. Lúc sau thì chị nói đại ý, sáng nay các bộ, ban,ngành đã họp về chuyện một số nhà báo trong vụ đăng bài về việc bắt 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải. Tất cả đã thống nhất lúc trưa nay là sẽ ra quyết định thu thẻ tiếp của 4 nhà báo, trong đó có anh và anh Hoàng Hải Vân báo Thanh niên ta. Như vậy sẽ còn thủ tục của Trung ương Đoàn là cách chức anh. Ban Bí thư rất chia sẻ với anh và trức đó đã cố gắng bảo vệ anh, nhưng bây giờ thì không thể bảo vệ nổi anh nữa rồi. Vậy anh có nguyện vọng gì không ?
Tôi nói : Tôi cũng đã chuẩn bị tư tưởng sẵn rồi. Cám ơn chị và các anh trong Ban Bí thư. Còn chị hỏi có muốn bày tỏ nguyện vọng gì thì có lẽ tôi chỉ xin Ban Bí thư cho tôi được ở lại Báo Thanh niên làm viêc. Việc gì cũng được khi tổ chức phân công, tôi đều sẵn sàng. Tôi nghĩ, người mà bị cách chức như tôi, có đi đâu thì cũng chẳn ai muốn nhận tôi. Chỉ có ở báo này, họ mới biết và chia sẻ được với tôi vì mọi người hiểu quá rõ chuyện này đúng sai thế nào.
Chị Lâm Phương Thanh nói với tôi nhưng trong khoé mắt cũng đã thấy ngấn lệ. " Chuyện đó em nghĩ cũng đơn giản thôi anh ạ. Ban Bí thư sẽ bàn với các anh trong Ban biên tập báo anh . Cái này thuộc quyền hạn của báo. Mong anh khỏi lo !"
( còn tiếp kỳ 2)
Tôi nói : Tôi cũng đã chuẩn bị tư tưởng sẵn rồi. Cám ơn chị và các anh trong Ban Bí thư. Còn chị hỏi có muốn bày tỏ nguyện vọng gì thì có lẽ tôi chỉ xin Ban Bí thư cho tôi được ở lại Báo Thanh niên làm viêc. Việc gì cũng được khi tổ chức phân công, tôi đều sẵn sàng. Tôi nghĩ, người mà bị cách chức như tôi, có đi đâu thì cũng chẳn ai muốn nhận tôi. Chỉ có ở báo này, họ mới biết và chia sẻ được với tôi vì mọi người hiểu quá rõ chuyện này đúng sai thế nào.
Chị Lâm Phương Thanh nói với tôi nhưng trong khoé mắt cũng đã thấy ngấn lệ. " Chuyện đó em nghĩ cũng đơn giản thôi anh ạ. Ban Bí thư sẽ bàn với các anh trong Ban biên tập báo anh . Cái này thuộc quyền hạn của báo. Mong anh khỏi lo !"
( còn tiếp kỳ 2)
Quốc Phong