Ban
Chỉ đạo Tây Nam Bộ Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo,
hướng dẫn và giám sát các tỉnh thuộc khu vực phía Tây Nam Bộ của Đảng Cộng sản
Việt Nam, và trực tiếp thuộc Bộ Chính trị quản lý và giám sát.[1]
Ban Chỉ đạo được thành lập
ngày 24/8/2004 theo quyết định của Bộ Chính trị nhằm giúp Bộ Chính trị chỉ đạo
thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo
đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.[2]
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là
một trong 3 Ban Chỉ đạo thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng. 2 Ban còn lại là Ban Chỉ đạo
Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên.
Ban
Chỉ đạo Tây Nam Bộ Việt Nam
Trưởng ban[sửa | sửa mã nguồn]
Phó Trưởng ban[sửa | sửa mã nguồn]
·
Sơn Minh Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,
Phó Trưởng ban Thường trực.
·
Trần Minh Thống, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
·
Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ
·
Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy cơ quan Thường trực Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ.
Chức năng và nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
là cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ:[5]
·
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai
thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ
tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng,
công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.[6]
·
Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về cơ chế,
chính sách cùng các giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn
giáo, xây dựng hệ thống chính trị; về liên kết vùng trong phát triển kinh tế -
xã hội, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên
các tuyến, trong từng vùng, về biến đổi khí hậu…
·
Chỉ đạo và tổ chức phối hợp các lực lượng, cơ quan chức năng của
Trung ương và địa phương đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch; chỉ đạo xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
trên địa bàn.
·
Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Ban Chỉ
đạo.
Quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
có quyền hạn sau:
·
Ban Chỉ đạo được yêu cầu các bộ, ban, ngành Trung ương liên
quan, cấp uỷ và chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn báo cáo tình hình
thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và Chính phủ về phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây
dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
·
Được tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề của
Trung ương, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương có liên quan
tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc,
tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
·
Được cung cấp thông tin và tham gia ý kiến đối với các văn bản của
các ban, bộ, ngành Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,
quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị
trên địa bàn.
·
Được tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng
Chính phủ các chủ trương, chính sách có tính đặc thù trên địa bàn về các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống
chính trị.
·
Được mời tham dự và đóng góp ý kiến tại một số cuộc họp, hội nghị
quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố liên quan đến quy hoạch
tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các dự án đầu tư
các công trình trọng điểm, kế hoạch sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ.
Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam
Bộ qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
·
2006 - 2011: Nguyễn Sinh Hùng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
·
2011 - 2016: Vũ Văn Ninh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng,
nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
·
2016 - 2021: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng
Chính phủ.
Một cán bộ 9X ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ được bổ nhiệm “thần tốc”
Dân trí Một du học sinh sinh năm 1990 được Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (BCĐTNB) tuyển dụng vào làm việc không qua thi tuyển với vai trò tập sự thử việc. 17 tháng sau, người này được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (thuộc BCĐTNB) khi đang đi học ở nước ngoài.
Quyết định bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng đối với ông Vũ Minh Hoàng được đánh giá là rất... "thần tốc"!
Theo tài liệu phóng viên Dân trí có được, ngày 4/6/2014, BCĐTNB có quyết định tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng, trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển quốc tế, vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp của cơ quan này.
Theo quyết định, ông Vũ Minh Hoàng được hưởng 85% lương ngạch chuyên viên, thời gian tập sự 12 tháng.
Chưa đầy 3 tháng sau (ngày 8/9/2014), cơ quan này ra quyết định cử ông Vũ Minh Hoàng đi học Tiến sĩ ở Nhật Bản từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2017 (lúc này ông Hoàng vẫn chưa hết thời gian tập sự).
Trong thời gian ông Vũ Minh Hoàng đang học ở Nhật Bản, chưa thể điều hành công việc trực tiếp ở cơ quan, nhưng ngày 15/1/2016, BCĐTNB lại có quyết định 824/QĐ/BCĐTNB bổ nhiệm ông này giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế của Ban.
Ông Vũ Minh Hoàng được nhận vào làm chuyên viên tập sự ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ngày 4/6/2014
Chỉ 32 ngày kể từ ngày ông Hoàng được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, lại ký tiếp quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Lúc này ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
Ngày 26/2/2016, UBND TP Cần Thơ có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm. Sau đó, ông Hoàng lại tiếp tục qua Nhật Bản làm nghiên cứu sinh.
Theo tìm hiểu các Thông tư của Bộ Nội vụ, Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức... có thể thấy việc nhận người vào làm cán bộ, công chức tại BCĐTNB là không đơn giản. Ngoài ra để lên được vị trí Phó Vụ trưởng phải hội đủ các tiêu chuẩn như lý luận chính trị, thâm niên công tác, ngạch công chức chuyên viên chính hoặc tương đương, phải thi chuyên viên chính được Bộ Nội vụ công nhận, khi bổ nhiệm phải thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định...
Trong khi đó, việc tuyển công chức đối với ông Hoàng đã không được lập Hội đồng xét tuyển, khi ông Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng cũng chưa có bằng cao cấp chính trị, không phải chuyên viên chính…
Ông Hoàng được chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ từ ngày 26/2/2016
Một cán bộ đang công tác tại BCĐTNB cho biết, ông Vũ Minh Hoàng chưa hề công tác tại Vụ Kinh tế, cũng không sinh hoạt Đảng ở Chi bộ của Vụ Kinh tế. Khi ông Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng, những người công tác ở Vụ này không hề hay biết, cũng chưa từng biết ông Hoàng là ai.
Liên quan đến vụ việc bổ nhiệm "thần tốc" trên, sáng 7/12, phóng viênDân trí có mặt ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ để liên hệ làm rõ thông tin, nhưng trực ban của cơ quan này nói lãnh đạo Ban và văn phòng đang họp nên chưa biết khi nào mới tiếp được nhà báo.
PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.
Phạm Tâm
Một du học sinh liên tục đi học nước ngoài nhưng vẫn được Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng rồi bổ nhiệm vụ phó, sau đó lại được TP Cần Thơ xin đích danh về.
Việc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển công chức không qua thi tuyển, sau đó dù người này không làm việc một ngày nào vẫn được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế đang khiến dư luận quan tâm.
Không làm việc thực tế ngày nào
Theo thông tin chúng tôi có được, ngày 1-8-2014, ông Vũ Minh Hoàng, sinh năm 1990, lúc này đang du học ở Trung Quốc, được Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng làm công chức tập sự, thời gian tập sự 12 tháng. Theo quyết định tuyển dụng, ông Hoàng được bố trí làm việc tại phòng Nghiên cứu - Tổng hợp trực thuộc văn phòng ban chỉ đạo.
Sau khi được tuyển dụng, ông Hoàng không làm việc tại cơ quan một ngày nào. Tới ngày 8-9-2014, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ lại có quyết định cử ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản đến tháng 9-2017. Ông Hoàng không được hưởng lương, các chế độ liên quan và phải tự đóng bảo hiểm xã hội.
Đến ngày 1-8-2015, ông Hoàng được công nhận hết thời gian tập sự. Chỉ năm tháng sau, tức vào ngày 15-1-2016, mặc dù ông Hoàng vẫn đang học ở nước ngoài nhưng ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (không được phân công phụ trách công tác tổ chức cán bộ), lại ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Hoàng làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Chỉ 32 ngày sau khi ông Hoàng lên chức phó vụ trưởng, vào ngày 17-2-2016, chính ông Nguyễn Quốc Việt lại ký tiếp quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Điều lạ lùng là công văn “xin” ông Hoàng của UBND TP Cần Thơ và quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được ký trong cùng một ngày. Và thời điểm này ông Hoàng vẫn đang du học ở Nhật.
Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ảnh: CT
Lãnh đạo tiếp nhận đã nghỉ hưu
Ngày 7-12, Pháp Luật TP.HCM đã làm việc với ông Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. PV đặt vấn đề, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng làm công chức thử việc nhưng thực tế ông Hoàng không làm việc ngày nào, lại còn được cử đi học nước ngoài. Như vậy làm sao đánh giá đúng năng lực của ông Hoàng? Và căn cứ nào để bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức vụ phó Vụ Kinh tế?
Ông Sơn Minh Thắng cho biết ngay khi nhận được thông tin, ông đã giao các bộ phận liên quan phối hợp chánh văn phòng rà soát, đánh giá quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động ông Hoàng đi nơi khác là đúng hay sai. Do các bộ phận chưa có báo cáo nên ông chưa kết luận được. “Chúng tôi phải kiểm điểm, đánh giá sau khi có báo cáo mới đưa ra kết luận được. Bữa nay cũng đang kiểm điểm chi bộ, trong đó có văn phòng vì văn phòng làm tham mưu. Đúng, sai thế nào sẽ trả lời báo cụ thể sau” - ông Thắng thông tin.
Vậy khi nào ban sẽ có câu trả lời chính thức? Ông Thắng trả lời: “Tôi mới về đây khoảng sáu tháng. Trường hợp này do lãnh đạo trước đây làm. Các lãnh đạo trước đây chỉ còn đồng chí Việt còn làm việc, còn lại đã về hưu hết rồi. Cần phải có sự phối hợp giữa các lãnh đạo nghỉ hưu với lãnh đạo ban hiện tại mới làm rõ được vấn đề. Do đó sẽ phải mất khá nhiều thời gian” .
Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo
Chúng tôi tiếp tục đi tìm câu trả lời từ Ban Tổ chức Trung ương, đơn vị có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn chuyên môn trong lĩnh vực tổ chức - cán bộ cho các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Thời điểm năm 2014, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Hoàng Việt là người theo dõi Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trao đổi với chúng tôi, ông Việt cho biết không nhớ rõ trường hợp nhân sự cụ thể Vũ Minh Hoàng. Hơn nữa, việc tuyển dụng và đề bạt, bổ nhiệm tới cỡ cấp vụ thì thuộc thẩm quyền quyết định của lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chứ không phải việc của Ban Tổ chức Trung ương. “Giờ tôi nghỉ hưu rồi, có việc gì cần tìm hiểu thì anh liên hệ các đồng chí đương chức” - ông nói.
Người theo dõi mảng công việc hiện nay là ông Mai Văn Chính, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Trả lời Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, ông Chính cho biết: “Tôi chưa nắm thông tin, phải để kiểm tra đã. Nhưng vụ việc cụ thể như vậy nên hỏi trực tiếp các lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ”.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhiệm kỳ 2016-2021 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiêm nhiệm trưởng ban. Tuy nhiên, điều hành công việc chính là các phó trưởng ban, trong đó ông Sơn Minh Thắng là phó thường trực. Nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết sau khi nhận thông tin vụ việc, ông Vương Đình Huệ đã yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kiểm tra, báo cáo.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:
“Không bị áp lực phải nhận ông Hoàng”
. Phóng viên: Ông có nghe dư luận thắc mắc về quy trình bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng?
+ Ông Võ Thành Thống: Đó là giai đoạn ông Vũ Minh Hoàng còn ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cụ thể như thế nào tôi chưa rõ.
. Nhưng khi xin người về, TP Cần Thơ có nắm rõ về ông Hoàng chưa?
+ Sở Nội vụ đã có tìm hiểu hồ sơ cặn kẽ. Lúc xin về, anh này đang học tiến sĩ bên Nhật Bản, đến tháng 9-2017 mới hoàn tất.
. Trường hợp đang du học, chưa làm việc thực tế ngày nào vẫn được tuyển dụng như vậy có phù hợp hay không? Chưa kể ông Hoàng sinh năm 1990, thâm niên công tác chưa có.
+ Trẻ già không quan trọng. Giờ càng trẻ càng tốt, miễn có tài thực sự.
. Nhưng thực sự ông này có tài hay không?
+ Ông Hoàng có hai bằng thạc sĩ của các trường nổi tiếng và có chất lượng trên thế giới, sử dụng thành thạo bốn ngoại ngữ. Người như vậy hiện không nhiều. TP Cần Thơ đang rất cần người giỏi ở lĩnh vực đối ngoại kinh tế và xúc tiến đầu tư. Người có tuổi khó đáp ứng đủ các điều kiện trên.
. TP đã bố trí công việc và xếp lương cho ông Hoàng chưa?
+ Sau khi tiếp nhận, TP đã bố trí cho ông Hoàng nhận việc tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. Sau đó ông Hoàng tiếp tục đi du học. Còn lương thì hồ sơ từ Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ thể hiện ông Hoàng không được nhận lương trong thời gian du học tự túc và chính sách đó xuyên suốt quá trình học cho đến nay. Do đó hiện TP cũng chưa trả lương cho ông Hoàng.
. Vì sao TP xin nhận ông Hoàng về? Có phải do ai đó tác động không, thưa ông?
+ Chúng tôi nghe thông tin và tìm hiểu về ông Hoàng, trên cơ sở đó xin về chứ hoàn toàn không có áp lực gì cả.
. Xin cám ơn ông.
GIA TUỆ thực hiện
____________________________________
Tôi đang đốc thúc giải quyết vụ việc. Vì mới về nên tôi chỉ nắm vấn đề lớn, chung, khi báo chí hỏi tôi cũng giật mình. Tôi đã yêu cầu các đồng chí trong chi ủy trả lời vấn đề này.
Ông SƠN MINH THẮNG, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
NHÓM PHÓNG VIÊN
Phó vụ trưởng 32 ngày: Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ
TTO - Một phó vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được cho là thăng tiến nhanh và... lạ. Đó là ông Vũ Minh Hoàng, quê ở Bắc Ninh.
Ông Vũ Minh Hoàng (phải) nhận quyết định điều về làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ - Ảnh: Đài PT-TH Cần Thơ |
Khi được bổ nhiệm phó vụ trưởng Vụ kinh tế, ông Hoàng mới 26 tuổi và hiện đang du học ở nước ngoài.
Càng lạ hơn khi ông Hoàng được tuyển dụng, bổ nhiệm phó vụ trưởng làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhưng không... hưởng lương. Và vụ trưởng cũng không biết.
Được bổ nhiệm làm vụ phó khi đang... du học
Theo tài liệu phóng viên Tuổi Trẻ có được, ngày 20-5-2014, ông Nguyễn Phong Quang, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ký văn bản gửi Ban Tổ chức trung ương “về việc đề nghị thống nhất xét tuyển không qua thi tuyển đối với công chức”.
Công văn nêu: “Hiện nay Ban chỉ đạo Tây Nam bộ có 63/65 biên chế được giao (còn 2 biên chế). Căn cứ nhu cầu công tác của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và năng lực, trình độ xét tuyển công chức, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề nghị Ban Tổ chức trung ương có ý kiến thống nhất tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ông Vũ Minh Hoàng (sinh ngày 22-8-1990 tại tỉnh Bắc Ninh)... để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất lãnh đạo ban trong lĩnh vực đối ngoại”.
Theo hồ sơ, ông Vũ Minh Hoàng đã có bằng thạc sĩ tại ĐH Kent (Bỉ) và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc).
Đến ngày 2-6-2014, Ban Tổ chức trung ương có văn bản (do Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương Nguyễn Hoàng Việt ký) gửi Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nêu: “Ban Tổ chức trung ương thống nhất để Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tiếp nhận không qua thi tuyển đối với đồng chí Vũ Minh Hoàng, sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, chuyên ngành phát triển quốc tế Trường ĐH Kent, Vương quốc Bỉ vào công tác tại văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ. Việc điều động, tiếp nhận và xếp lương công chức thực hiện theo quy định hiện hành”.
Sau khi có văn bản này, ngày 1-8-2014 ông Hoàng được tuyển dụng không qua thi tuyển và cũng không qua hội đồng xét tuyển, sát hạch theo quy định.
Và chỉ một năm rưỡi sau, ngày 15-1-2016 ông Nguyễn Quốc Việt, phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức phó vụ trưởng Vụ kinh tế.
Điều lạ là thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ngay sau đó lại chấp thuận cho ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) theo diện tự túc từ ngày 1-10-2014 đến 30-9-2017, không hưởng lương tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ.
Như vậy, ông Hoàng đi học từ ngày 1-10-2014 cho đến cuối tháng 9-2017, trong khi ông được bổ nhiệm phó vụ trưởng ngày
15-1-2016, tức là ông được bổ nhiệm khi không công tác thực tế tại cơ quan này và ông Hoàng cũng chỉ được bố trí ngạch, bậc lương, phụ cấp trên... giấy tờ chứ chưa được ban này trả lương theo quy định.
Các quyết định bổ nhiệm dành cho ông Hoàng - Ảnh: PV |
Đương chức... 32 ngày
Điều lạ lùng hơn, chỉ sau 32 ngày được bổ nhiệm phó vụ trưởng, ông Hoàng được lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đồng ý cho chuyển công tác “về UBND TP Cần Thơ” theo quyết định số 02-QĐ/BCĐTNB ngày 17-2-2016 do ông Nguyễn Quốc Việt ký. Cùng ngày này lại có công văn số 517/UBND-NCPC của chủ tịch UBND TP Cần Thơ “xin” cán bộ này.
Đến ngày 7-3-2016, UBND TP Cần Thơ đã tổ chức lễ tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ cho ông Hoàng. Theo đó, ông Hoàng được đơn vị mới bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm TP Cần Thơ.
Và ngay sau khi có mặt tại TP Cần Thơ nhận nhiệm vụ mới tại buổi công bố quyết định ngày 7-3-2016 đến nay, ông Hoàng vẫn đang... tiếp tục ở nước ngoài, không hưởng lương gì ở đây.
Ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc trung tâm, cho biết sau khi tiếp nhận, ông Hoàng có ra mắt các đơn vị trực thuộc trung tâm rồi tiếp tục xuất cảnh theo chương trình học tại Nhật Bản, không làm việc trực tiếp tại trung tâm.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về “phó vụ trưởng 32 ngày”, một số cán bộ ở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết khoảng giữa tháng 3-2016, trong buổi họp giao ban cơ quan này, có một vụ trưởng đặt vấn đề hỏi lãnh đạo ban về ông Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ kinh tế thì họ mới... ngã ngửa (!).
“Tôi thấy lạ quá vì tôi công tác ở đây gần chục năm nay nhưng không thấy ông Hoàng làm việc tại cơ quan này, không biết quyết định bổ nhiệm ông Hoàng, cũng không thấy lãnh đạo cơ quan triển khai quyết định ở cơ quan” - một cán bộ cơ quan này nói.
Và chỉ sau khi lên website của Đài phát thanh - truyền hình TP Cần Thơ thì nhiều người mới thấy đài đưa tin và hình ảnh lãnh đạo TP Cần Thơ trao quyết định cho một người tên Vũ Minh Hoàng - nguyên phó vụ trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ.
Lúc đó thì vụ trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ mới biết vụ mình từng có một phó vụ trưởng tên Vũ Minh Hoàng (!?).
Có hay không những điều khuất tất trong vụ bổ nhiệm kỳ lạ này? Dư luận đang chờ câu trả lời từ những người trong cuộc.
Theo quy chế làm việc của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được ban hành năm 2012, các vụ trưởng, phó vụ trưởng, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng thuộc thẩm quyền quyết định của thường trực ban chỉ đạo, nhưng khi ra quyết định bổ nhiệm phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định.
“Quy định” tại quy chế này cũng nêu rõ: các vụ trưởng, chánh văn phòng ban phải là chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, còn các phó vụ trưởng, phó chánh văn phòng phải có bằng đại học, giữ ngạch công chức chuyên viên chính hoặc tương đương, có bằng cao cấp lý luận chính trị.
|