Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Thông tin thêm về Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ do PTT Vương Đình Huệ-Trưởng ban vừa " trực thăng vận" hàm vụ phó 1 cán bộ 9X ? ( để xem có theo quy trình hậu duệ...)

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát các tỉnh thuộc khu vực phía Tây Nam Bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, và trực tiếp thuộc Bộ Chính trị quản lý và giám sát.[1]
Ban Chỉ đạo được thành lập ngày 24/8/2004 theo quyết định của Bộ Chính trị nhằm giúp Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.[2]
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là một trong 3 Ban Chỉ đạo thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2 Ban còn lại là Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

Trưởng ban[sa | sa mã ngun]

Phó Trưởng ban[sa | sa mã ngun]

·         Sơn Minh Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực.
·         Trần Minh Thống, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
·         Nguyễn Trung Hiếu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng[4]
·         Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ
·         Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Chức năng và nhiệm vụ[sa | sa mã ngun]

Nhiệm vụ[sa | sa mã ngun]

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ:[5]
·         Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.[6]
·         Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về cơ chế, chính sách cùng các giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị; về liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên các tuyến, trong từng vùng, về biến đổi khí hậu…
·         Chỉ đạo và tổ chức phối hợp các lực lượng, cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chỉ đạo xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.
·         Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Ban Chỉ đạo.

Quyền hạn[sa | sa mã ngun]

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có quyền hạn sau:
·         Ban Chỉ đạo được yêu cầu các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan, cấp uỷ và chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
·         Được tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương có liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
·         Được cung cấp thông tin và tham gia ý kiến đối với các văn bản của các ban, bộ, ngành Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
·         Được tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách có tính đặc thù trên địa bàn về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị.
·         Được mời tham dự và đóng góp ý kiến tại một số cuộc họp, hội nghị quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố liên quan đến quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các dự án đầu tư các công trình trọng điểm, kế hoạch sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ qua các thời kỳ[sa | sa mã ngun]

·         2006 - 2011: Nguyễn Sinh Hùng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
·         2011 - 2016: Vũ Văn Ninh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
·         2016 - 2021: Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Một cán bộ 9X ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ được bổ nhiệm “thần tốc”

Dân trí Một du học sinh sinh năm 1990 được Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (BCĐTNB) tuyển dụng vào làm việc không qua thi tuyển với vai trò tập sự thử việc. 17 tháng sau, người này được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (thuộc BCĐTNB) khi đang đi học ở nước ngoài.

Quyết định bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng đối với ông Vũ Minh Hoàng được đánh giá là rất... thần tốc!
Quyết định bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng đối với ông Vũ Minh Hoàng được đánh giá là rất... "thần tốc"!
Theo tài liệu phóng viên Dân trí có được, ngày 4/6/2014, BCĐTNB có quyết định tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng, trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển quốc tế, vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp của cơ quan này.
Theo quyết định, ông Vũ Minh Hoàng được hưởng 85% lương ngạch chuyên viên, thời gian tập sự 12 tháng.
Chưa đầy 3 tháng sau (ngày 8/9/2014), cơ quan này ra quyết định cử ông Vũ Minh Hoàng đi học Tiến sĩ ở Nhật Bản từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2017 (lúc này ông Hoàng vẫn chưa hết thời gian tập sự).
Trong thời gian ông Vũ Minh Hoàng đang học ở Nhật Bản, chưa thể điều hành công việc trực tiếp ở cơ quan, nhưng ngày 15/1/2016, BCĐTNB lại có quyết định 824/QĐ/BCĐTNB bổ nhiệm ông này giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế của Ban.
Ông Vũ Minh Hoàng được nhận vào làm chuyên viên tập sự ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ngày 4/6/2014
Ông Vũ Minh Hoàng được nhận vào làm chuyên viên tập sự ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ngày 4/6/2014
Chỉ 32 ngày kể từ ngày ông Hoàng được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, lại ký tiếp quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Lúc này ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
Ngày 26/2/2016, UBND TP Cần Thơ có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm. Sau đó, ông Hoàng lại tiếp tục qua Nhật Bản làm nghiên cứu sinh.
Theo tìm hiểu các Thông tư của Bộ Nội vụ, Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức... có thể thấy việc nhận người vào làm cán bộ, công chức tại BCĐTNB là không đơn giản. Ngoài ra để lên được vị trí Phó Vụ trưởng phải hội đủ các tiêu chuẩn như lý luận chính trị, thâm niên công tác, ngạch công chức chuyên viên chính hoặc tương đương, phải thi chuyên viên chính được Bộ Nội vụ công nhận, khi bổ nhiệm phải thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định...
Trong khi đó, việc tuyển công chức đối với ông Hoàng đã không được lập Hội đồng xét tuyển, khi ông Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng cũng chưa có bằng cao cấp chính trị, không phải chuyên viên chính…
Ông Hoàng được chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ từ ngày 26/2/2016
Ông Hoàng được chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ từ ngày 26/2/2016
Một cán bộ đang công tác tại BCĐTNB cho biết, ông Vũ Minh Hoàng chưa hề công tác tại Vụ Kinh tế, cũng không sinh hoạt Đảng ở Chi bộ của Vụ Kinh tế. Khi ông Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng, những người công tác ở Vụ này không hề hay biết, cũng chưa từng biết ông Hoàng là ai.
Liên quan đến vụ việc bổ nhiệm "thần tốc" trên, sáng 7/12, phóng viênDân trí có mặt ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ để liên hệ làm rõ thông tin, nhưng trực ban của cơ quan này nói lãnh đạo Ban và văn phòng đang họp nên chưa biết khi nào mới tiếp được nhà báo.
PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.
Phạm Tâm



Một du học sinh liên tục đi học nước ngoài nhưng vẫn được Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng rồi bổ nhiệm vụ phó, sau đó lại được TP Cần Thơ xin đích danh về.
Việc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển công chức không qua thi tuyển, sau đó dù người này không làm việc một ngày nào vẫn được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế đang khiến dư luận quan tâm.
Không làm việc thực tế ngày nào
Theo thông tin chúng tôi có được, ngày 1-8-2014, ông Vũ Minh Hoàng, sinh năm 1990, lúc này đang du học ở Trung Quốc, được Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng làm công chức tập sự, thời gian tập sự 12 tháng. Theo quyết định tuyển dụng, ông Hoàng được bố trí làm việc tại phòng Nghiên cứu - Tổng hợp trực thuộc văn phòng ban chỉ đạo.
Sau khi được tuyển dụng, ông Hoàng không làm việc tại cơ quan một ngày nào. Tới ngày 8-9-2014, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ lại có quyết định cử ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản đến tháng 9-2017. Ông Hoàng không được hưởng lương, các chế độ liên quan và phải tự đóng bảo hiểm xã hội.
Đến ngày 1-8-2015, ông Hoàng được công nhận hết thời gian tập sự. Chỉ năm tháng sau, tức vào ngày 15-1-2016, mặc dù ông Hoàng vẫn đang học ở nước ngoài nhưng ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (không được phân công phụ trách công tác tổ chức cán bộ), lại ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Hoàng làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Chỉ 32 ngày sau khi ông Hoàng lên chức phó vụ trưởng, vào ngày 17-2-2016, chính ông Nguyễn Quốc Việt lại ký tiếp quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Điều lạ lùng là công văn “xin” ông Hoàng của UBND TP Cần Thơ và quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được ký trong cùng một ngày. Và thời điểm này ông Hoàng vẫn đang du học ở Nhật.
Chua lam viec ngay nao van len chuc vu pho - Anh 1
Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ảnh: CT
Lãnh đạo tiếp nhận đã nghỉ hưu
Ngày 7-12, Pháp Luật TP.HCM đã làm việc với ông Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. PV đặt vấn đề, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng làm công chức thử việc nhưng thực tế ông Hoàng không làm việc ngày nào, lại còn được cử đi học nước ngoài. Như vậy làm sao đánh giá đúng năng lực của ông Hoàng? Và căn cứ nào để bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức vụ phó Vụ Kinh tế?
Ông Sơn Minh Thắng cho biết ngay khi nhận được thông tin, ông đã giao các bộ phận liên quan phối hợp chánh văn phòng rà soát, đánh giá quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động ông Hoàng đi nơi khác là đúng hay sai. Do các bộ phận chưa có báo cáo nên ông chưa kết luận được. “Chúng tôi phải kiểm điểm, đánh giá sau khi có báo cáo mới đưa ra kết luận được. Bữa nay cũng đang kiểm điểm chi bộ, trong đó có văn phòng vì văn phòng làm tham mưu. Đúng, sai thế nào sẽ trả lời báo cụ thể sau” - ông Thắng thông tin.
Vậy khi nào ban sẽ có câu trả lời chính thức? Ông Thắng trả lời: “Tôi mới về đây khoảng sáu tháng. Trường hợp này do lãnh đạo trước đây làm. Các lãnh đạo trước đây chỉ còn đồng chí Việt còn làm việc, còn lại đã về hưu hết rồi. Cần phải có sự phối hợp giữa các lãnh đạo nghỉ hưu với lãnh đạo ban hiện tại mới làm rõ được vấn đề. Do đó sẽ phải mất khá nhiều thời gian” .
Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo
Chúng tôi tiếp tục đi tìm câu trả lời từ Ban Tổ chức Trung ương, đơn vị có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn chuyên môn trong lĩnh vực tổ chức - cán bộ cho các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Thời điểm năm 2014, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Hoàng Việt là người theo dõi Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trao đổi với chúng tôi, ông Việt cho biết không nhớ rõ trường hợp nhân sự cụ thể Vũ Minh Hoàng. Hơn nữa, việc tuyển dụng và đề bạt, bổ nhiệm tới cỡ cấp vụ thì thuộc thẩm quyền quyết định của lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chứ không phải việc của Ban Tổ chức Trung ương. “Giờ tôi nghỉ hưu rồi, có việc gì cần tìm hiểu thì anh liên hệ các đồng chí đương chức” - ông nói.
Người theo dõi mảng công việc hiện nay là ông Mai Văn Chính, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Trả lời Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, ông Chính cho biết: “Tôi chưa nắm thông tin, phải để kiểm tra đã. Nhưng vụ việc cụ thể như vậy nên hỏi trực tiếp các lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ”.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhiệm kỳ 2016-2021 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiêm nhiệm trưởng ban. Tuy nhiên, điều hành công việc chính là các phó trưởng ban, trong đó ông Sơn Minh Thắng là phó thường trực. Nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết sau khi nhận thông tin vụ việc, ông Vương Đình Huệ đã yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kiểm tra, báo cáo.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:
“Không bị áp lực phải nhận ông Hoàng”
Phóng viên: Ông có nghe dư luận thắc mắc về quy trình bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng?
Ông Võ Thành Thống: Đó là giai đoạn ông Vũ Minh Hoàng còn ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cụ thể như thế nào tôi chưa rõ.
. Nhưng khi xin người về, TP Cần Thơ có nắm rõ về ông Hoàng chưa?
Sở Nội vụ đã có tìm hiểu hồ sơ cặn kẽ. Lúc xin về, anh này đang học tiến sĩ bên Nhật Bản, đến tháng 9-2017 mới hoàn tất.
. Trường hợp đang du học, chưa làm việc thực tế ngày nào vẫn được tuyển dụng như vậy có phù hợp hay không? Chưa kể ông Hoàng sinh năm 1990, thâm niên công tác chưa có.
+ Trẻ già không quan trọng. Giờ càng trẻ càng tốt, miễn có tài thực sự.
. Nhưng thực sự ông này có tài hay không?
+ Ông Hoàng có hai bằng thạc sĩ của các trường nổi tiếng và có chất lượng trên thế giới, sử dụng thành thạo bốn ngoại ngữ. Người như vậy hiện không nhiều. TP Cần Thơ đang rất cần người giỏi ở lĩnh vực đối ngoại kinh tế và xúc tiến đầu tư. Người có tuổi khó đáp ứng đủ các điều kiện trên.
. TP đã bố trí công việc và xếp lương cho ông Hoàng chưa?
+ Sau khi tiếp nhận, TP đã bố trí cho ông Hoàng nhận việc tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. Sau đó ông Hoàng tiếp tục đi du học. Còn lương thì hồ sơ từ Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ thể hiện ông Hoàng không được nhận lương trong thời gian du học tự túc và chính sách đó xuyên suốt quá trình học cho đến nay. Do đó hiện TP cũng chưa trả lương cho ông Hoàng.
. Vì sao TP xin nhận ông Hoàng về? Có phải do ai đó tác động không, thưa ông?
+ Chúng tôi nghe thông tin và tìm hiểu về ông Hoàng, trên cơ sở đó xin về chứ hoàn toàn không có áp lực gì cả.
. Xin cám ơn ông.
GIA TUỆ thực hiện
____________________________________
Tôi đang đốc thúc giải quyết vụ việc. Vì mới về nên tôi chỉ nắm vấn đề lớn, chung, khi báo chí hỏi tôi cũng giật mình. Tôi đã yêu cầu các đồng chí trong chi ủy trả lời vấn đề này.
Ông SƠN MINH THẮNGPhó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ


Phó vụ trưởng 32 ngày: Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ

08/12/2016 12:00 GMT+7
TTO - Một phó vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được cho là thăng tiến nhanh và... lạ. Đó là ông Vũ Minh Hoàng, quê ở Bắc Ninh. 

Phó vụ trưởng 32 ngày: Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ
Ông Vũ Minh Hoàng (phải) nhận quyết định điều về làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ - Ảnh: Đài PT-TH Cần Thơ
Khi được bổ nhiệm phó vụ trưởng Vụ kinh tế, ông Hoàng mới 26 tuổi và hiện đang du học ở nước ngoài.
Càng lạ hơn khi ông Hoàng được tuyển dụng, bổ nhiệm phó vụ trưởng làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhưng không... hưởng lương. Và vụ trưởng cũng không biết.
Được bổ nhiệm làm vụ phó khi đang... du học
Theo tài liệu phóng viên Tuổi Trẻ có được, ngày 20-5-2014, ông Nguyễn Phong Quang, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ký văn bản gửi Ban Tổ chức trung ương “về việc đề nghị thống nhất xét tuyển không qua thi tuyển đối với công chức”.
Công văn nêu: “Hiện nay Ban chỉ đạo Tây Nam bộ có 63/65 biên chế được giao (còn 2 biên chế). Căn cứ nhu cầu công tác của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và năng lực, trình độ xét tuyển công chức, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề nghị Ban Tổ chức trung ương có ý kiến thống nhất tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ông Vũ Minh Hoàng (sinh ngày 22-8-1990 tại tỉnh Bắc Ninh)... để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất lãnh đạo ban trong lĩnh vực đối ngoại”.
Theo hồ sơ, ông Vũ Minh Hoàng đã có bằng thạc sĩ tại ĐH Kent (Bỉ) và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc).
Đến ngày 2-6-2014, Ban Tổ chức trung ương có văn bản (do Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương Nguyễn Hoàng Việt ký) gửi Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nêu: “Ban Tổ chức trung ương thống nhất để Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tiếp nhận không qua thi tuyển đối với đồng chí Vũ Minh Hoàng, sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, chuyên ngành phát triển quốc tế Trường ĐH Kent, Vương quốc Bỉ vào công tác tại văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ. Việc điều động, tiếp nhận và xếp lương công chức thực hiện theo quy định hiện hành”.
Sau khi có văn bản này, ngày 1-8-2014 ông Hoàng được tuyển dụng không qua thi tuyển và cũng không qua hội đồng xét tuyển, sát hạch theo quy định.
Và chỉ một năm rưỡi sau, ngày 15-1-2016 ông Nguyễn Quốc Việt, phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức phó vụ trưởng Vụ kinh tế.
Điều lạ là thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ngay sau đó lại chấp thuận cho ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) theo diện tự túc từ ngày 1-10-2014 đến 30-9-2017, không hưởng lương tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ.
Như vậy, ông Hoàng đi học từ ngày 1-10-2014 cho đến cuối tháng 9-2017, trong khi ông được bổ nhiệm phó vụ trưởng ngày 
15-1-2016, tức là ông được bổ nhiệm khi không công tác thực tế tại cơ quan này và ông Hoàng cũng chỉ được bố trí ngạch, bậc lương, phụ cấp trên... giấy tờ chứ chưa được ban này trả lương theo quy định.
Phó vụ trưởng 32 ngày: Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ
Các quyết định bổ nhiệm dành cho ông Hoàng - Ảnh: PV
Đương chức... 32 ngày
Điều lạ lùng hơn, chỉ sau 32 ngày được bổ nhiệm phó vụ trưởng, ông Hoàng được lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đồng ý cho chuyển công tác “về UBND TP Cần Thơ” theo quyết định số 02-QĐ/BCĐTNB ngày 17-2-2016 do ông Nguyễn Quốc Việt ký. Cùng ngày này lại có công văn số 517/UBND-NCPC của chủ tịch UBND TP Cần Thơ “xin” cán bộ này.
Đến ngày 7-3-2016, UBND TP Cần Thơ đã tổ chức lễ tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ cho ông Hoàng. Theo đó, ông Hoàng được đơn vị mới bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm TP Cần Thơ.
Và ngay sau khi có mặt tại TP Cần Thơ nhận nhiệm vụ mới tại buổi công bố quyết định ngày 7-3-2016 đến nay, ông Hoàng vẫn đang... tiếp tục ở nước ngoài, không hưởng lương gì ở đây.
Ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc trung tâm, cho biết sau khi tiếp nhận, ông Hoàng có ra mắt các đơn vị trực thuộc trung tâm rồi tiếp tục xuất cảnh theo chương trình học tại Nhật Bản, không làm việc trực tiếp tại trung tâm.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về “phó vụ trưởng 32 ngày”, một số cán bộ ở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết khoảng giữa tháng 3-2016, trong buổi họp giao ban cơ quan này, có một vụ trưởng đặt vấn đề hỏi lãnh đạo ban về ông Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ kinh tế thì họ mới... ngã ngửa (!).
“Tôi thấy lạ quá vì tôi công tác ở đây gần chục năm nay nhưng không thấy ông Hoàng làm việc tại cơ quan này, không biết quyết định bổ nhiệm ông Hoàng, cũng không thấy lãnh đạo cơ quan triển khai quyết định ở cơ quan” - một cán bộ cơ quan này nói.
Và chỉ sau khi lên website của Đài phát thanh - truyền hình TP Cần Thơ thì nhiều người mới thấy đài đưa tin và hình ảnh lãnh đạo TP Cần Thơ trao quyết định cho một người tên Vũ Minh Hoàng - nguyên phó vụ trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ.
Lúc đó thì vụ trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ mới biết vụ mình từng có một phó vụ trưởng tên Vũ Minh Hoàng (!?).
Có hay không những điều khuất tất trong vụ bổ nhiệm kỳ lạ này? Dư luận đang chờ câu trả lời từ những người trong cuộc.
Theo quy chế làm việc của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được ban hành năm 2012, các vụ trưởng, phó vụ trưởng, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng thuộc thẩm quyền quyết định của thường trực ban chỉ đạo, nhưng khi ra quyết định bổ nhiệm phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định.
“Quy định” tại quy chế này cũng nêu rõ: các vụ trưởng, chánh văn phòng ban phải là chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, còn các phó vụ trưởng, phó chánh văn phòng phải có bằng đại học, giữ ngạch công chức chuyên viên chính hoặc tương đương, có bằng cao cấp lý luận chính trị.
NHÓM PHÓNG VIÊN

Thêm một "sếp" doanh nghiệp lớn ngành Công Thương đi nước ngoài mất hút

Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) - một doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về.
 >> Ông Vũ Đình Duy bị buộc thôi việc từ ngày 1/12
 >> Sau vụ Vũ Đình Duy, Bộ Công Thương siết quản lý lãnh đạo doanh nghiệp
 >> Từ vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy “mất tích”: Cần phải sửa luật!


Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, một công trình được cho là có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quá trình đầu tư
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, một công trình được cho là có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quá trình đầu tư
Nguồn tin trên cho biết, hiện nay Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu PVN báo cáo rõ về trường hợp này. Những thông tin ban đầu cho thấy, ông Dũng xin nghỉ phép với lý do cá nhân và đi nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông.
Tuy nhiên, việc ông này 3 tuần qua chưa về mà không báo cáo việc kéo dài thời gian nghỉ (ngoài chế độ) là điều rất bất thường và vi phạm quy định của Nhà nước.
"Vì ông Dũng đi nghỉ theo chế độ cá nhân mà hiện nay cũng chưa xác định rõ vụ việc nào có sai phạm mà ông này có liên quan nên cơ quản quản lý cũng không thể cấm ông Dũng xuất cảnh", nguồn tin trên cho biết.
Hiện không còn thấy tên ông Dũng trên bảng cơ cấu lãnh đạo của PV Power trên trang web của Tổng công ty này.
Một nguồn tin khác cho biết, ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.
PV Power là Tổng công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 100%, được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ hiện tại là hơn 13.000 tỷ đồng. PV Power đang thực hiện một số dự án lớn như: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy điện Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2...
Báo cáo tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, doanh thu toàn Tổng công ty nửa đầu năm ước đạt 12.398 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 897 tỷ đồng, bằng 149% kế hoạch cả năm 2016, nộp ngân sách Nhà nước đạt 563 tỷ đồng.
Liên quan đến quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, mới đây, một nguồn tin của Dân trí cho biết, hiện Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty đi nước ngoài, công tác. Đồng thời, yêu cầu báo cáo về các trường hợp xin nghỉ ốm hay có những việc cá nhân bất thường.
"Lãnh đạo cũng có yêu cầu quản lý chặt hơn việc sử dụng hộ chiếu của lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn", nguồn tin này cho biết.
Như Dân trí đưa tin, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định ngày kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) sau khi ông này xuất cảnh hơn 1 tháng và chưa nhập cảnh trở lại.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh hồi tháng 9 vừa qua bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố do tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7 khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.
Mạnh Quân-Phương Dung

Lợi dụng việc nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng trốn ở lại Singapore

 08/12/2016

Phương Dung
8-12-2016
Ảnh trái: Ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc PVN trao Quyết định bổ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc PV Power cho ông Lê Chung Dũng. Ảnh phải: Ông Lê Chung Dũng. Nguồn: internet
Ảnh trái: Ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc PVN trao Quyết định bổ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc PV Power cho ông Lê Chung Dũng. Ảnh phải: Ông Lê Chung Dũng. Nguồn: internet
PV Power cho biết, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 6 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Chiều tối ngày 8/12, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã có thông cáo báo chí về việc ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về.
Theo thông tin từ PV Power, ông Lê Chung Dũng nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc PV Power từ tháng 1/2011.
Ngày 10/10/2016 vừa qua, ông Lê Chung Dũng có Đơn gửi PV Power xin được nghỉ phép 15 ngày để giải quyết công việc gia đình, không nêu rõ địa điểm nghỉ phép. Căn cứ vào số ngày phép còn lại trong năm 2016 của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty đã chấp thuận cho ông Dũng được nghỉ phép theo đúng quy định từ ngày 10/10/2016 đến hết ngày 20/10/2016 (9 ngày) và đề nghị ông Dũng có mặt ở Tổng Công ty sau khi hết thời hạn nghỉ phép.
Tuy nhiên, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 06 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Sau khi nhận được đơn xin đi học ở nước ngoài của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ (qua điện thoại, email) cũng như gửi các văn bản yêu cầu ông Lê Chung Dũng trở lại Tổng Công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục liên quan nhưng ông Lê Chung Dũng vẫn chưa trở lại Tổng Công ty làm việc.
“Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ ông Lê Chung Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Tổng Công ty đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về Đảng và tiến hành các thủ tục để kỷ luật lao động theo quy định của Nội quy lao động của Tổng Công ty và Luật lao động đối với ông Lê Chung Dũng”, thông cáo cho biết.
Như Dân trí đưa tin trước đó, một nguồn tin cho biết, hiện nay Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – đơn vị đầu tư 100% vốn vào PV Power – báo cáo rõ về trường hợp này.
Một nguồn tin khác cho biết, ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.
h1Trên trang web của Pv Power, các ảnh liên quan đến ông Dũng bị biến mất một cách bất thường.
h1Tấm ảnh trên đã được trang Ba Sàm khôi phục lại từ Google cache của trang PV Power có dòng chú thích: “Ông Lê Trung Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị”
PV Power là Tổng công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 100%, được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ hiện tại là hơn 13.000 tỷ đồng. PV Power đang thực hiện một số dự án lớn như: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy điện Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2…
Báo cáo tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, doanh thu toàn Tổng công ty nửa đầu năm ước đạt 12.398 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 897 tỷ đồng, bằng 149% kế hoạch cả năm 2016, nộp ngân sách Nhà nước đạt 563 tỷ đồng.

Cuộc đời thăng trầm của 2 vị quốc mẫu Trung Hoa (P.1): Tống Mỹ Linh

Lịch sử Trung Hoa đầu thế kỷ 20 được chi phối bởi chị em nhà họ Tống. Mặc dù tình chị em giữa Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh bao giờ cũng thân thiết, nhưng con đường đi và cuộc đời của họ hoàn toàn khác biệt.

Tống Mỹ Linh, khác biệt, cuộc đời,
Tống Mỹ Linh, một nữ nhân xuất chúng trong lịch sử của Trung Quốc hiện đại. (Ảnh: Internet)
Việc Tống Mỹ Linh qua đời lúc 106 tuổi đã khiến mọi người ôn lại lịch sử hiện đại của Trung Quốc, đặc biệt hồi ức lại lịch sử chiến tranh chống Nhật. Một đời Tống Mỹ Linh đã sống qua 3 thế kỷ. Tuy nhiên thời kỳ huy hoàng nhất của bà là vào thế kỷ thứ 2, khoảng những năm 1940 lúc Trung Quốc kháng Nhật, không chỉ hải ngoại sùng bái sự cống hiến của bà trong thời kỳ kháng Nhật, mà dư luận tại Trung Quốc cũng có thái độ khẳng định tốt đối với bà.
Đương thời tờ tuần báo Á châu tiếng Trung xuất bản tại Hồng Kông viết: “Cái chết của Tống Mỹ Linh ngoài dẫn phát việc giải thích lại lịch sử còn giúp khôi phục lại luận thuật chủ lưu của ĐCSTQ. Điếu văn thương tiếc của các hãng thông tấn tư nhân quốc tế, khiến cho người dân tại Trung Quốc phải có sự “bình phản” đối với Tống Mỹ Linh, cư dân trên các trang mạng cũng bình luận sôi nổi, đánh giá lại lịch sử Trung Quốc cận đại”.
Một tờ báo tại Trung Quốc còn đưa tin về cuộc đời của Tống Mỹ Linh lúc sinh thời, vài học giả còn phát hiện ra sự cống hiến của Tống Mỹ Linh trong thời kháng Nhật, nên họ đã giải thích lại lịch sử kháng Nhật của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh rất lúng túng, bởi vì trong các sách giáo khoa của Trung Quốc toàn nói rằng cuộc kháng chiến chống Nhật là do ĐCSTQ lãnh đạo, khiến nhân dân chống lại chủ nghĩa “muốn chống ngoại xâm, trước phải an dân” của Tưởng Giới Thạch, từ đó kháng Nhật hoàn toàn thắng lợi. Cái chết của Tống Mỹ Linh đã làm lộ ra sự gian dối của ĐCSTQ  trong hơn nửa thế kỷ.
Ngày 12/12/1936, Trương Học Lương phát động binh biến, giam giữ Tưởng Giới Thạch – thống soái tối cao của Trung Quốc lúc đó. Do Trương  bí mật liên lạc với ĐCSTQ từ trước, nên sau khi biến động xảy ra, ĐCSTQ và Trương có ý muốn giết Tưởng, rồi dựa vào Liên Xô mà hùng cứ một phương. Tuy nhiên lúc đó Tưởng là lãnh tụ tuyệt vời của Trung Quốc, ngay cả Stalin bên Liên Xô cũng cho là chỉ có Tưởng mới đủ tư cách lãnh đạo Trung Quốc kháng Nhật, từ đó làm giảm đi sự uy hiếp của Nhật đối với Liên Xô. Nên Stalin ép ĐCSTQ phải phóng thích Tưởng, đây chính là nguyên nhân căn bản để biến cố ở Tây An được giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
Tuy vậy, nhưng dũng khí của Tống Mỹ Linh trong việc giải quyết sự biến ở Tây An cũng khiến mọi người kính mộ. Tống Mỹ Linh không nghe sự can gián của mọi người, chẳng kể an nguy của bản thân, một mình vào hang cọp, khuyên Trương Học Lương hãy vì đại cuộc mà phóng thích Tưởng. Sự biến Tây An được giải quyết xong, đã lộ ra một Tống Mỹ Linh đại trí đại dũng, khiến bà trở thành một nữ nhân xuất sắc trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.
Tháng 2/1943, Tống Mỹ Linh đến Mỹ quốc, không chỉ là khách mời của vợ chồng Tổng thống Franklin D. Roosevelt  tại nhà Trắng mà còn diễn giảng trước các nghị viên của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Với tiếng Anh lưu loát và chất giọng hùng hồn, bà đã nêu lên quyết tâm kháng chiến của nhân dân Trung Quốc: “Nhân dân Trung Quốc đã độc lập kháng chiến hơn 5 năm, chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi giành thắng lợi, dù cho chỉ còn có một người”. Lời diễn giảng của bà đã được toàn thể nghị viên, giới báo chí và nhân dân Mỹ khâm phục và ủng hộ. Từ đó nước Mỹ đã trợ giúp cho kháng chiến của Trung quốc, mở ra một cuộc diện mới.
Tống Mỹ Linh, khác biệt, cuộc đời,
Bà Tống Mỹ Linh phát biểu trong một buổi diễn thuyết. (Ảnh: Internet)
Tháng 11/1943, Tống Mỹ Linh cùng Tưởng Giới Thạch tham gia hội nghị 3 nước Mỹ, Anh,Trung tại Roma để thảo luận về tình hình thế giới sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc. Tại hội nghị xác định rõ Trung Quốc là ủy viên thường nhiệm độc lập tại Liên Hiệp Quốc, cũng xác nhận các đảo như Bành Hồ, Đài Loan bị Nhật chiếm đóng nay trả về cho Trung Quốc.
Tống Mỹ Linh được phong làm nhân vật “thời đại” nổi bật thứ 11 cùng với Tưởng Giới Thạch tại Mỹ; nổi tiếng nhất là vào Tháng 1/1938, vợ chồng Tưởng được phong làm nhân vật “thời đại” có độ tuổi đẹp nhất. Là một nữ nhân xuất sắc nhất của Trung Quốc hiện đại, sự cống hiến của Tống Mỹ Linh trong việc kháng Nhật của Trung Quốc rất vĩ đại và đặc biệt, do vậy bà đã đạt được cái vinh dự mà trước đó chưa ai có.
Một đời Tống Mỹ Linh luôn quyết liệt phản đối chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản. Ngay cả vào năm 1980, Trung Quốc đại lục tuyên dương “cải cách khai phóng” đến nay, Tống Mỹ Linh vẫn nhiều lần phản đối cho dù ĐCSTQ đạt nhiều tiến bộ. Năm 1981, chị bà là Tống Khánh Linh mất, Tống Mỹ Linh cũng chưa hề thăm hỏi một lần, cũng không tham dự lễ truy điệu.
Vào Tháng 7/1982, lãnh đạo Trung Quốc, Liêu Thừa Chí gửi thư công khai cho Tưởng Kinh Quốc, ngỏ ý muốn cho Trung Quốc thống nhất. Tưởng Kinh Quốc chưa kịp trả lời thì Tống Mỹ Linh đã gửi thư phúc đáp đến Liêu Thừa Chí làm chấn động dư luận lúc đó. Thư của Tống Mỹ Linh như một thùng nước lạnh xối lên đầu Liêu Thừa Chí và ĐCSTQ. Trong thư ngoài việc chỉ ra ĐCSTQ đã dựa vào bình phản mà tạo ra bao tội ác, gây nhiều oan khuất mà còn không khách khí nói thẳng ra ĐCSTQ đã phụng bái Mác-Lênin như thần linh của mình.
Tống Mỹ Linh, khác biệt, cuộc đời,
Vợ chồng ông Tưởng Giới Thạch và bà Tống Mỹ Linh. (Ảnh: Internet)
Nói một cách tương đối, Trung Hoa dân quốc từ lúc thành lập đến nay, trừ con người bại hoại của Viên Thế Khải, thì ngay cả thời đại quân phiệt cũng không hề có ai dám thay đổi quốc hiệu. Trung Hoa Dân Quốc từ lúc chính phủ quốc dân chấp chính đến nay, thủy chung vẫn dựa vào tinh thần ái quốc cùng chủ nghĩa quốc phụ. Còn Trung cộng lại thờ Mác như tổ tôn, coi Stalin như cha mẹ, thật là vô sỉ.
Cuộc đời của Tống Mỹ Linh không chỉ mở ra một trang sử về sự cống hiến to lớn của bà đối với cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc, mà còn tạo ra mũi dùi xung kích vào cách nhận thức về lịch sử cuộc kháng chiến chống Nhật của chính phủ Trung Quôc mấy chục năm qua, khiến mọi người phải nghi ngờ luận cứ của chính phủ Trung Quốc về lịch sử kháng Nhật ấy.
Ví dụ vấn đề về lực lượng lãnh đạo cuộc kháng chiến của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc luôn nói: “ĐCSTQ là lực lượng chủ đạo, chỉ trích Tưởng Giới Thạch chỉ thừa gió bẻ măng, chiếm nhận thành quả của kháng chiến về mình”. Ở đây sự cống hiến kiệt xuất của Tống Mỹ Linh cho kháng chiến đã đủ để xóa đi luận thuật đó của ĐCSTQ.
Các nhà sử học nghiên cứu về giai đoạn kháng chiến, bây giờ hầu như đã có đủ chứng cứ quan trọng, ví như việc phát sinh và cách giải quyết về biến cố Tây An, chính là do quân đội của Quốc Dân đảng trực tiếp kháng chiến, còn ĐCSTQ thì không những  hoàn toàn bất lực mà lại còn phản đối sách lược kháng chiến của Tưởng.
Ngay cả lịch sử về chiến dịch Hoàng Kiều và sự biến ở Hoàn Nam ngày nay cũng đã lộ rõ chân tướng. Mọi nghiên cứu này đã cơ hồ nêu rõ được sự thật của lịch sử mà mấy chục năm qua đã bị chính phủ Trung Quốc bóp méo. Không chỉ cuộc đời của Tống Mỹ Linh đã cho thấy rõ về sự thật trong lịch sử kháng chiến, mà trong dân gian thậm chí ngay trong những cuộc nghiên cứu do chính phủ tài trợ một nửa, cũng dần dần xuất hiện các quan điểm bất đồng với chính phủ.
Ví như năm 1955, sau khi chính phủ Đại lục nắm chính quyền không lâu, xuất hiện một loạt các việc: Đại án Cao Cương, án Nhiêu Tấu Thạch mà có liên quan đến một số người cao cấp trong chính phủ, công an cũng như tình báo của ĐCSTQ lúc đó như Phan Hán Niên, Dương Phàm… Phan, Dương nhận sự ủy thác của Cục trưởng Hoa Đông do Nhiêu Tấu Thạch lãnh đạo, âm thầm liên lạc với Uông Tinh Vệ là người của cục đặc vụ, để bắt tay với Nhật chống lại Tưởng và mở rộng địa bàn. Ngay cả việc Trung cộng phấn khích trong việc khai hoang Diên An để trồng nha phiến bán kiếm tiền cũng bị phanh phui chân tướng…
Tống Mỹ Linh, khác biệt, cuộc đời,
(Ảnh: Internet)
Ngày 24/10/2003, Tống Mỹ Linh qua đời tại Newyork, Mỹ, thọ 106 tuổi. Lễ tang được tổ chức trọng thể tại giáo đường ở Newyork, cả năm đó một quần thể người người Trung quốc đều ca bài  “mẫu thân từ ái”.
“Mẹ như ánh trăng vàng, soi chiếu cửa nhà con, thánh khiết nhiều ân huệ, với con nhiều cưu mang…”
Chắp tay kính phụng di chiếu của Tống Mỹ Linh, đệ nhất phu nhân tối cao chí kính. Quần thể người Trung quốc đó là học sinh đến từ trường “di tộc quân cách mạng dân quốc”.
Trường “Di tộc quân cách mạng dân quốc” là một trường đặc biệt. Số là sau khi Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh kết hôn, trong tâm họ thúc bách phải làm một việc, đó là muốn làm sao giáo dưỡng con cháu các tướng sĩ đã vị quốc vong thân, để cho sau này họ trở thành nhân tài cho đất nước, không làm tủi hộ vong linh của tổ phụ.
Những con cháu này lúc ấy chỉ độ 3, 4 tuổi cả đời chưa được gọi tiếng “cha”, có khi còn chưa thấy được mặt cha, không hề biết thế náo là gia đình êm ấm. Vì thế Tưởng Tống đã mở trường “di tộc” này. Các thiếu nhi này được Tống Mỹ Linh chăm sóc cho đến khi lớn khôn, trải qua các giai đoạn giáo dục, tạo cơ sở cho sinh hoạt và sự nghiệp cả đời. Cảm kích ân tình, các thiếu nhi này đều gọi Tống Mỹ Linh là mẹ.
Tuy ngày nay các thiếu nhi đó đã thành các lão nhân, nhưng vẫn không quên ân giáo dưỡng của “mẹ” Tống. Hội trưởng của phân hội trường “di tộc quân cách mạng dân quốc” tại Bắc Mỹ, đã viết trong hồi ký: “Ông Tưởng cùng phu nhân trăm việc bề bộn thế mà vẫn thường đến trường “di tộc” thăm nom, và ăn cơm cùng học sinh, khuyên nhủ mọi người cần tu tâm dưỡng tĩnh, phải biết kiên nhẫn hướng về tương lai, chuộng thực chất, không chuộng hư danh, mới có thể tạo được khí tiết bất khuất uy vũ cho mình, nối chí cha ông vì nước vì dân. Cũng nhắc nhở các thầy cô làm gương cho học sinh”.
Hồi ký cũng viết: “Kế thừa ý chí của cha ông, mỗi khi dự hội nghị y học thế giới, lúc lên diễn giảng hoặc nhận giải thưởng, tôi luôn nghĩ đến công ơn của ông Tưởng, mẹ “Tống” và mẹ ruột tôi. Tôi tặng quà mừng thọ 100 tuổi cho phu nhân một tấm mành trong đó có hình ảnh tôi đã 4 lần dự hội nghị y học thế giới cùng các bằng khen và hình chụp phu nhân tặng tôi 200 USD lúc tôi đi du học. Phu nhân nói với tôi: ‘Đây là món quà mừng thọ có ý nghĩa nhất đối với phu nhân’”.
Tống Mỹ Linh, khác biệt, cuộc đời,
Bà Tống Mỹ Linh mất năm 2003, thọ 106 tuổi. (Ảnh: Internet)
Hồi ký còn viết, vào Tháng 1/1955, ở vùng đảo miền duyên hải Triết Giang có 720 vị thủ quân tử nạn, quân dân đảo Đại Trần phụng mệnh chuyển di thể về Đài Loan. Sự học tập và sinh hoạt của hàng trăm cô nhi của các tướng sĩ tử nạn để lại quả là vấn đề nan giải. Tống Mỹ Linh đã vì những đứa trẻ này lập nên trường nuôi dạy trẻ.
Ngày 18/1/1955, ĐCSTQ với hơn 7000 quân tiến công hòn đảo diện tích 1200 km vuông này, với quân Dân quốc giữ đảo chỉ ngàn người. Quan Thượng hiệu tư lệnh quân Vương Sinh Minh (sau được truy phong thiếu tướng) đốc thúc quân đảo chống lại trong 3 ngày. Sau cùng Vương Sinh Minh đã tự vẫn bằng lựu đạn, 720 quan quân tử nạn trở thành anh hùng quốc gia…
Tống Mỹ Linh nhờ có giáo dưỡng tốt, lại có nhiều trí tuệ, trong thời gian kháng Nhật đã vì khổ nạn của Trung Quốc mà có nhiều cống hiến. Bà cùng các vị như Khâu Cát Nhĩ, La Tư Phúc là những lãnh tụ chính trị chân chính trong lịch sử. Nói một cách đúng đắn, bà luôn trợ lực cho chồng là Tưởng Giới Thạch, trong nước bà chăm lo cho phúc lợi của nhi đồng và phụ nữ, đối với con cháu của quân nhân tử nạn, bà đã giáo dưỡng họ thành các học giả, giáo sư, bác sĩ giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp. Sự nghiệp vì quốc gia dân tộc của bà đã được lưu lại trong sử sách.
Trong thời gian kháng Nhật, Tống Mỹ Linh vì sự hưng vong của dân tộc đã quên đi tính mạng riêng mình, bà đã 5 lần gần mất mạng trên chiến trường. Năm 1943, nhận lời mời của tổng thống nước Mỹ là La Tư Phúc, đến diễn thuyết tại Mỹ, bà đã làm xúc động lòng người, khiến người Mỹ ủng hộ cuộc kháng Nhật của Trung Hoa Dân Quốc. Đích thân bà huấn luyện cho thanh niên phụ nữ tham gia công tác tại chiến địa, trợ giúp phát triển cho không quân của Trung Hoa Dân Quốc…
Tống Mỹ Linh từ nội tâm đến dáng vẻ bề ngoài đều rất mỹ lệ, có phong thái của một vị quốc mẫu.
(Còn tiếp)
Chánh Bình, Theo Secret China

Hồi ký Lê Phú Khải – Bản đầy đủ (kỳ 44)


  Báo chí



Lời Ai Điếu

Nguyễn Khắc Viện Như Tôi Biết
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có một cuộc đời rất kỳ diệu. Lúc ba mươi hai tuổi ông bị bệnh nặng ở Pháp, tưởng đã cầm chắc cái chết. Bác sĩ Tây đã dự kiến ông “không sống quá vài năm”! Bạn ông là Phạm Quang Lễ –  tức Trần Đại Nghĩa – trước lúc theo Cụ Hồ về nước đã đến thăm ông và rất bùi ngùi!
Nhưng Nguyễn Khắc Viện đã đọc sách triết học Trung Hoa, Ấn Độ ngay tại bệnh viện ông đang nằm và tìm ra phương pháp tự chữa bệnh cho mình bằng thuật yoga của Ấn Độ, khí công nhu quyền Trung Hoa, sau này ông kết hợp hai thuật trên với khoa sinh lý học hiện đại, hình thành thuật dưỡng sinh nổi tiếng.
Một buổi chiều cuối tháng Tư năm 1988 tại thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cởi áo cho tôi coi tấm lưng bị bằm nát vì bảy lần phẩu thuật phổi của ông (cắt một lá phổi và một phần ba lá thứ hai)! Tôi thật sự kinh ngạc khi thấy tấm lưng của ông Viện chằng chịt như cái bản đồ sông rạch đồng bằng sông Cửu Long của tôi đang treo trên tường! Một ông già thân hình gầy guộc với đầy những thương tích bên ngoài như thế, bên trong chỉ còn không đầy một lá phổi, vậy mà còn múa võ, đá cầu, lên diễn đàn diễn thuyết, đi Đông đi Tây, vào Nam ra Bắc, mỗi năm in một cuốn sách. Vợ tôi thấy vậy lạ quá, nhưng không dám hỏi! Ông già Viện hóm hỉnh từ tốn kể cho vợ tôi nghe về cuộc chiến thầm lặng của ông nửa thế kỷ qua với định mệnh.
Chiều tối hôm đó, vợ và hai con nhỏ của tôi đã ngồi nghe bác sĩ Nguyễn Khắc Viện kể về “con đường sống” của mình như nghe một ông già kể chuyện cổ tích. Vợ tôi đã nghẹn ngào hỏi tôi: “Sao lại có người yêu nước thương dân thế hở anh”.
Đó là lần thứ hai bác sĩ xuống thăm bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long và tá túc tại nhà tôi. Bác xách cái túi bang (một loại cỏ hoang giống như cói), đội nón lá, xuống xe đò tìm đến nhà tôi. Vì lâu ngày quên ngõ nên ông phải hỏi thăm và được một bà lão tốt bụng dẫn đường, và bà lão tưởng rằng ông già hỏi thăm đường là một sĩ quan chế độ cũ đi tù mới về! Chính bà ta hỏi bác Viện điều đó và bác đã gật đại! Ở chơi ít ngày, bác Viện luôn hỏi thăm vợ chồng tôi về công việc đồng áng của bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long, nên vợ tôi xem bác là một người yêu nước kỳ lạ! Tôi phải giải thích cho bả: Nhờ luôn luôn luyện thở, ăn uống điều độ, ung dung tự tại và lạc quan yêu đời nên bác Viện mới sống được đến ngày hôm nay để đi thăm bà con nông dân đồng bằng.
Chính cái đêm hôm đó, tôi thao thức không ngủ được. Và rồi xúc cảm làm một bài thơ con cóc, ghi lại tâm trạng mình. Bài thơ tôi đặt tên là “Vô đề”:
Đãi ông một bữa cơm nghèo
Trải giường ông nghỉ lòng nhiều xót thương
Lưng già ít thịt nhiều xương
Sáu, năm vết mổ sẹo còn đầy vai
Con đường dân chủ công khai
Ông như lão tướng một đời xông pha
Bọn quan kiêu – lũ gian tà
Kính ông ngoài mặt, bỉ dè sau lưng
Núi sông được mấy anh hùng
Thế gian được mấy cõi lòng trinh trung?
Mỹ Tho 1988
Kể từ buổi chiều được tận mắt nhìn thấy tấm lưng “có một không hai” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, tôi mới hiểu thế nào là sức sống ở một con người có ý chí, sống có mục đích cao đẹp.
Chính bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng nói rằng, khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, cái chết của mình đã được người ta báo trước, nhưng Cách Mạng Tháng Tám đã mang đến cho người trí thức như ông một lẽ sống, và nhờ xác định được lẽ sống, ông mới tìm ra phương pháp để cứu sống mình. Sau này tôi mới hiểu vì sao, rất nhiều người, trong đó có tôi, khi mới gặp ông lần đầu, đều có nhận xét rằng ông Viện nói rất khẽ (nhỏ) và rất khó nghe(!) Thì ra ông phải “tiết kiệm hơi sức”. Tiết kiệm suốt một đời (từ lúc ba mươi tuổi đến lúc tám mươi lăm tuổi) để sống. Thì ra không phải trời cho anh sức khỏe là anh có thể sống lâu hơn người. Có sức mà không biết tiết kiệm sức thì chưa chắc ai đã hơn ai. Cuộc đời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho tôi một bài học. Tiết kiệm sức để sống có ích.
Bình sinh bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nói với mọi người: “Hơi sức tôi không đủ mạnh để thổi tắt một ngọn đèn dầu!”
Mà đúng thế thật, khi phải tắt một ngọn đèn dầu, bác Viện lấy hai bàn tay vỗ vào nhau để tắt đèn! Như vậy chẳng phải là bác Viện đã tiết kiệm cả từ một hơi thở để sống và làm việc có ích cho nhà cho nước hay sao. Sự việc này cũng đáng ghi vào sổ vàng tiết kiệm!
Sự thông thái Nguyễn Khắc Viện khiến giới trí thức phương Tây phải kinh ngạc. Hơn một chục đầu sách viết bằng tiếng Pháp của ông, trong đó có những trước tác rất giá trị như “Le Sud Vietnam après Điện Biên Phủ” (Editions Maspero 1963), “Histoire du Vietnam” (Editions Sociales), rất đồ sộ như “Anthologie de la litérature Vietnamienne”, “Vietnam – une longue histoire”, truyện Kiều dịch ra tiếng Pháp…
Có điều lạ là, bác sĩ Nguyễn Khác Viện “múa bút” trên nhiều lĩnh vực: văn học, sử học, triết học, tâm lý học, du lịch, thể thao, y tế… nhưng ở lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra sắc sảo, thâm thúy mà tiếp cận được những tư tưởng tiên tiến của thời đại, có đóng góp cho nền khoa học của nước nhà. Tôi giật mình khi thấy một Việt Kiều đã làm một việc độc đáo là trích từ các bài báo, thư, kiến nghị và sách của ông các khái niệm xếp theo vần ABC thành một cái như là từ điển xã hội học, mà vị này gọi là “Sổ tay tư tưởng Nguyễn Khắc Viện”. Trong cuốn “Sổ tay” đó, hàng loạt khái niệm lâu nay bị xơ cứng, giáo điều hóa nay được “định nghĩa” lại, mới mẻ, tràn đầy sinh khí. Có thể dẫn ra đây vài khái niệm đã đuộc vị này đưa vào “từ điển Nguyễn Khắc Viện”. Ví dụ như ở vần D, từ Dân chủ: “Dân chủ: bốn khâu. Quá trình dân chủ hóa thể hiện qua mấy khâu: – Đầu tiên là nhận thức của số đông là mỗi người đều có quyền công dân, có quyền suy nghĩ, nói lên ý nghĩ của mình, không ai được xâm phạm những quyền cơ bản mà hiến pháp và pháp luật đã qui định – Báo chí trở thành công cụ sắc bén của dư luận – Các cơ quan dân cử như quốc hội, các đoàn thể làm tròn nhiệm vụ là thay mặt cho dân, chứ không làm “cây cảnh” nữa – các cơ quan tư pháp giữ tính độc lập, xử theo pháp luật, không chấp nhận một sức ép nào bất kể từ đâu. Bốn khâu này cần hoạt động đồng bộ, khâu này hỗ trợ khâu kia. Và dân chủ ở thành phố phải hỗ trợ dân chủ ở nông thôn” (Câu chuyện cũ mới – Văn Nghệ 7/87). Từ Dư luận được trích dẫn như sau: “Dư luận tức ý kiến và nguyện vọng của quần chúng lại là nguồn tư liệu để các bộ phận khoa học nghiên cứu, đặt thành vấn đề, tìm ra những phương pháp vượt qua sự đánh giá chủ quan của cảm tính” (Bàn về quan liêu). Từ dưỡng sinh: “Có sức khỏe tốt, tức có thể có khả năng tự điều chỉnh bất kỳ trong hoàn cảnh, tình huống nào”, “Chủ động giúp cơ thể điều chỉnh hoạt động, đó là mục tiêu của khoa dưỡng sinh”.
Bao nhiêu lĩnh vực khác nhau như thế mà lĩnh vực nào Nguyễn Khắc Viện cũng am tường, hiểu đến nơi đến chốn, đưa ra những ý kiến sắc sảo, mới mẻ… Làm một “nhà” đã khó, nhưng với sự thông thái của Nguyễn Khắc Viện thì gọi ông là “nhà” gì cũng xứng đáng! Có lẽ vì thế trong cuốn “bảng vàng năm 1992” của Viện Hàn lâm Pháp – năm trao giải thưởng lớn Pháp văn cho Nguyễn Khắc Viện – tên ông đứng ở đầu bảng (kế đó là nhà văn Thụy Sĩ Maurice Métral) với những dòng kèm theo: nhà thơ, nhà viết tùy bút, sử gia, dịch giả… Còn chúng ta sau khi không biết nên gôi ông là gì thì “kêu” ông là “nhà văn hóa” là “tiện” nhất(!). Vì văn hóa bao gồm tất cả(!)
Trong lịch sử nước ta, hình ảnh các sĩ phu thường in đậm trên mỗi trang sách, nhất là vào lúc đất nước, nhất là vào lúc đất nước gian nguy. Ở thời đại chúng ta, còn có cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Ngô Đức Kế, cụ Bùi Bằng Đoàn… và những người cuối cùng, phảng phất bóng dáng người xưa, có lẽ là các nhà trí thức Tây học như Nguyễn Văn Hưởng, giáo sư Trần Đại Nghĩa, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện…
Bình sinh ông thường nói đùa: “Tôi thực hiện khẩu hiệu ‘Nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức’.” Mà ông sống như thế thật. Căn phòng của ông ở số 8 ngõ Nguyễn Chế Nghĩa Hà Nội chỉ chừng gần ba chục mét vuông, kê hai cái giường cá nhân nối đuôi nhau cho hai vợ chồng ông, một cái bàn nhỏ dùng làm bàn làm việc và chỗ tiếp khách, ngoài ra chỉ toàn là sách. Vậy mà trí thức cả nước, Việt kiều từ năm châu bốn biển đều tới lui “yết kiến” ông. Người thì nhờ ông góp ý cho một luận văn, người thì xin ông “bắt mạch” thời vận của nước nhà để cùng ông chung lo những điều mà bất cứ công dân yêu nước nào cũng quan tâm ở một thời kỳ đầy biến động của đất nước.
Những lần gặp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mà “nóng không quạt, ngứa không gãi…” như thế, tôi học được nhiều thứ lắm. Nhất là được mở mang đầu óc, có thêm thông tin, thêm hiểu biết về thế giới. Nhưng lâu dần tôi mới hay, chẳng cứ tôi có nhu cầu gặp bác Viện mà chính bác cũng có “nhu cầu” gặp tôi. Chẳng thế mà cứ mỗi lần vô miền Nam để trú đông, xuống khỏi sân bay là bác Viện đã ném một cái thư ngắn vài dòng vào bưu điện, nhắn tôi lên thành phố Hồ Chí Minh gặp bác. Bác Viện muốn thông qua tôi để tìm hiểu thêm về đời sống và công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà vì tuổi già sức yếu, bác không có điều kiện trực tiếp tìm hiểu. Theo bác thì đừng có bao giờ hỏi một ông tiến sĩ Việt kiều về tình hình đất nước, muốn tìm hiểu tình hình đất nước, tốt nhất phải hỏi cán bộ phường, phải hỏi trực tiếp nông dân.
Nhớ lại một bữa cơm đãi khách Việt kiều tại Mỹ Tho, tôi lại thấy vui vui! Vì yếu không đi được, bác Viện nhờ tôi đưa khách đi chơi. Sau khi cùng khách du ngoạn trên sông Tiền về, tôi thấy hai thằng con của tôi hằng ngày ngỗ ngược là thế mà hôm ấy ngồi ngay ngắn nghe bác Viện kể chuyện. Trông bác Viện ngồi với hai đứa trẻ ấm cúng như một người ông hiền từ kể chuyện cổ tích cho đàn cháu! Lúc ăn cơm, mọi người phải xếp chân bằng tròn ngồi cả dưới nền nhà. Duy chỉ có bà vợ đầm của ông khách Việt kiều tên là Linh vì quá to mập lại không quen ngồi dưới nền như thế bao giờ nên phải xếp cho bà một suất ngồi trên ghế xa-lông (gỗ) để ăn. Bác Viện lại nói đùa: “Ông Linh này “dạy” vợ kém lắm, mấy chục năm bà ấy chỉ nói được có một từ tiếng Việt: Cá gỗ! Không biết ai dạy bà ấy?” Thấy bác Viện nói đến tiếng “cá gỗ”, bà vợ ông Linh kêu lên mấy tiếng “Cá gỗ! Cá gỗ! Cá gỗ!” khiến mọi người lăn ra cười(!) vì cả bác Viện lẫn ông Linh đều là dân xứ Nghệ “Cá gỗ!”)
Nhà tôi lúc đó cũng không có được một chiếc quạt máy. Cơm canh chua cá lóc (chứ không phải cá gỗ!). Nóng quá, bác Viện phải cầm cái quạt nan phe phẩy cho mọi người. Thấy thế, vợ tôi đỡ cái quạt nan trên tay bác Viện, quạt. Tay thì quạt, miệng nói đỡ. “Nhà em anh ấy không nóng nên không sắm quạt!” Bác Viện dịch câu đó cho bà đầm nghe. Nghe xong, bà nói: “Khi nào nhà báo có tiền là thấy nóng liền!” bây giờ, đôi lúc bật quạt, vợ tôi lại nhắc đến câu nói đó của bà đầm vợ ông Linh để nhớ đến một thời gian khó!
 Tôi muốn kể một câu chuyện nhỏ nữa về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Một lần bác xuống nhà tôi ở Mỹ Tho chơi. Vợ tôi làm cơm đã khách. Mâm cơm chỉ có một đĩa thịt bò xào, một đĩa rau muống xào và một tô rau muống luộc vắt chanh với mấy quả cà! Đó là mâm cơm đãi khách không dễ gì có được vào thời điểm khó khăn nhất của thời bao cấp với một phóng viên nghèo như tôi. Nhưng than ôi! Khi tôi gắp miếng thịt bò đưa vô miệng nhai thì dai như chão rách! Nuốt vô thì tội mà nhả ra thì bất tiện(!). Tôi liếc mắt thấy vợ tôi rất lúng túng. Bỗng bác Viện nói: “Dai thì để đĩa thịt bò này lại, chỉ ăn rau muống xào thôi, chiều nay băm thịt bò thật nhỏ rồi đúc với trứng mà làm bữa chiều” bác Viện đã “giải thoát” cho vợ chồng tôi! Chiều hôm đó, theo chỉ đạo của bác Viện, vợ tôi băm thật nhỏ món thịt bò đã xào, rồi đúc trứng (chiên với hột vịt), quả thật chúng tôi đã có một bữa chiều ngon miệng cùng khách quý!
Bác Viện có những cách ứng xử chủ động, thông minh lạ lùng và đầy tình thương như thế. Bác cũng là người đầu tiên lên tiếng không nên dùng từ “con buôn” trong các hội nghị nhà nước và báo chí để goọi những người làm nghề buôn bán trong xã hội. Bác còn viết bài phân biệt hai từ “nhà buôn” và “con buôn”! Theo bác thì từ “con buôn” dùng để chỉ những người không ngay thẳng trốn lậu thuế mà thôi, còn người buôn bán đàng hoàng phải được cư xử bình đẳng nagy cả trong cách xưng hô khi nói đến họ.
Nếu tôi không nhầm thì bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một trong những người Việt Nam có quan hệ bạn, đồng chí, đồng nghiệp phương Tây nhiều nhất. Những lần bất chợt được gặp bác sĩ Viện với khách nước ngoài, bao giờ tôi cũng thấy họ xem bác như bậc thầy. Họ tìm đến Hà Nội (hay thành phố Hồ Chí Minh) gặp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện như tìm đến một nhà hiền triết phương Đông. Chủ yếu họ hỏi, họ xin ý kiến bác Viện về những vấn đề của Việt Nam, của châu Á. Thậm chí cả những vấn đề của phương Tây nữa. Vì chính con người “mình thông vóc hạc”, cốt cách một nho sĩ phương Đông này đã hiểu thấu phương Tây sau hơn một phần tư thế kỷ “giẫm nát” các nẻo đường nước Pháp và châu Âu. Trong cuốn “bàn về đạo Nho” (1993), ông viết: “Ba trăn năm phát triển tư bản đã làm con người phương Tậy năng động, tự lập, tự chủ nhưng cũng khá cô đơn”. Ngắn gọn thế thôi nhưng vô cùng chính xác và đầy đủ về con người phương Tây.
Công bằng mà nói, chưa có nhà xã hội học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học nào ở nước ta dám đưa ra luận điểm: Nước ta chưa có truyền thống dân chủ. Xưa nay, chúng ta quen nghe người khác ca ngợi mình, hoặc mình tự hào về dân tộc mình, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng “tự hào” đến mức nhà thơ Nguyễn Duy đã phải viết: “Ngộ độc ngợi ca, bội thực tự hào” thì những ý kiến thẳng thắn dũng cảm của Nguyễn Khắc Viện là cần thiết để chúng ta bình tĩnh nhìn nhận lại những gì mình đã có và chưa có. Chúng ta chẳng từng ca ngợi Lỗ Tấn hết lời khi ông chỉ ra bệnh “thắng lợi tinh thần” của anh chàng AQ điển hình cho “quốc dân tính” của người Trung Hoa cho đến Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì? Những ông quan cách mạng quen bệnh giáo điều gia trưởng đã kinh hoàng khi nghe thấy có người nêu ra ý kiến phải “tập sống dân chủ” ở mọi nơi, mọi cấp(!).
Suốt đời, Nguyễn Khắc Viện phải “trả giá” cho sự quyết liệt của mình. Với kẻ thù của dân tộc là đế quốc Pháp, ông bị chúng truy lùng, trục xuất. Ông đã phải sống chui lủi nhiều năm trên đất Pháp. Trong nội bộ Đảng, trong hàng ngũ của mình, nhiều năm ông đã bị một số người bảo thủ, cơ hội nghi kỵ, đả kích khi ông có những chính kiến mạnh mẽ, trái với quan điểm của họ.
Cũng lạ, chưa có ai nhiều kiến nghị như Nguyễn Khắc Viện, khi thì kiến nghị lên Quốc hội, khi thì kiến nghị lên đồng chí Tổng bí thư (Trường Chinh), ngay cả trước lúc ra đi ông cũng kiến nghị trước với các đồng nghiệp ngành y tế của mình là đừng can thiệp vào cái chết của ông, để ông được ra đi nhẹ nhàng.
Nguyễn Khắc Viện là con quan, là sinh viên đi Pháp du học và đậu bác sĩ cao cấp tại Paris rồi ở Pháp liền hai mươi bảy năm. Vậy mà sau hai mươi bảy năm liền sống “bên Tây” trở về nước, người ta vẫn thấy ông bình dị như một nho sĩ chân quê, một ông đồ xứ Nghệ! Suốt mấy chục năm làm một người học trò, một người bạn vong niên của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, tôi không thấy ông đệm một chữ Tây nào trong lời nói. Ngay cả đến cái thư ông viết cho tôi, cuối thư, thay cho chữ telephone mà nhiều người thích dùng, ông cũng dùng chữ Việt: “Dây nói”…
Nhưng đừng có ai lầm tưởng Nguyễn Khắc Viện là một nhà Nho (tôi muốn nói về thế giới quan – tư tưởng). Ông phê phán tư tưởng Nho giáo một cách triệt để:
Vì trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề luật pháp và thiết chế, từ chối mọi cải cách. Đạo lý về chính trị chủ yếu là bảo thủ, hướng tư tưởng vào việc tu thân nhằm mục đích cải thiện xã hội mà không muốn đặt vấn đề thiết chế là đặc trưng của những kẻ sợ những biến động xã hội. Ta hiểu tại sao Camus bị hấp dẫn bởi Nho giáo.
Tuy nhiên trong Nho giáo còn có một số ý niệm cơ bản: Là vua và sĩ đại phu – tức là những người chịu trách nhiệm về chính trị – phải là những kẻ gương mẫu về đạo đức. Trong xã hội Nho giáo, sự vô luân thất đức của chính quyền đã tạo nên những lý do tốt nhất cho những người làm cách mạng.
Trên thực tế, Nho giáo còn hơn cả sự bảo thủ, nó quay hoàn toàn về quá khứ. Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm lớn của Khổng tử. Trong chữ Lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng” (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée với tựa đềConfucianisme et le Marxisme au Vietnam, bản dịch tiếng Việt in trong BVĐN 1993).
Các nho sĩ Việt Nam đã gạn chắt lấy phần “gương mẫu về đạo đức” của đấng minh quân trong Nho giáo để xử thế. Về tư tưởng, họ “đem đại nghĩa để thắng hung tàn”. Lúc hiểm nguy, họ “tự phá chông gai, tay trừ cường bạo. Lấy giáp trụ làm chăn áo, lấy đồng cỏ làm nhà cửa. Xéo đạp hiểm nghèo, xông pha gươm giáo” (Chiếu răn bảo Thái tử – Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi). Lúc bình an, họ sống giản dị, lấy cỏ cây làm bằng hữu, gần gũi với dân lành. Ví thế, trong mắt nhân dân, nho sĩ Việt Nam được mến mộ về đạo đức và lối sống. Họ đã góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam trong quá khứ. Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, thấm nhuần tư tưởng “tự do – bình đẳng – bác ái” của cách mạng Pháp. Ông chỉ “giống” các nhà Nho ở phần lối sống giản dị, xem thường vật chất, coi trọng đạo làm người mà ngày nay chúng ta gọi nó là “đậm đà bản sắc dân tộc”.
Vì thế, bài học đầu tiên Nguyễn Khắc Viện để lại cho chúng ta là bài học văn hóa Việt Nam trong lối sống. Không ồn ào bắt chước bất kỳ ai! Nếu tôi không nhầm thì Nguyễn Khắc Viện là một trong những người Việt Nam được nhiều người phương tây yêu thích nhất.
(Còn tiếp)

Đọc tất cả những bài đã đăng ở tại trang: Lời Ai Điếu

Formosa Hà Tĩnh xin cơ chế lạ

05/12/2016  14:03 GMT+7

 Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa có văn gửi các cơ quan chức năng về việc xuất nhập khẩu thép của công ty này khi nhà máy thép tỷ đô đi vào hoạt động.


Cụ thể, Formosa cho hay đang tiến hành thỏa thuận với các công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc để nhập khẩu phôi thép của các công ty ở đây. Sau đó, xưởng cán nóng của Công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ gia công thành thép cuộn. Sản phẩm thép cuộn này sẽ tiếp tục vận chuyển từ nhà máy của Fomorsa đi đến các cảng khác trong nước hoặc xuất khẩu sang các nước khác.
Formosa Hà Tĩnh xin cơ chế lạ
Formosa Hà Tĩnh sắp đi vào vận hành. 
Thế nhưng, một điểm đáng chú ý là, Formosa lại có đề xuất khá lạ là “toàn bộ quá trình thực hiện trên dùng tên của Công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam để tiến hành các thủ tục hải quan và nộp thuế”.
Formosa mong muốn được cho phép khách hàng của công ty này thực hiện phương thức hợp tác kinh doanh trên để có thể dùng tên của khách hàng khai báo hải quan ra vào cảng Sơn Dương của Formosa Hà Tĩnh.
Thế nhưng, trả lời PV. VietNamNet về đề xuất này của Formosa, đại diện Tổng cục Hải quan khẳng định: “Trường hợp Công ty Formosa đề nghị Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam đứng tên làm các thủ tục hải quan và nộp thuế là không đúng theo quy định”.
Dẫn chiếu một loạt quy định như Điều 178 Luật Thương mại 2005, Điều 28 Nghị định 187 năm 2013, Điều 59 và Điều 60 Luật Hải quan 2014, Điều 61 Thông tư 38 năm 2015 của Bộ Tài chính, đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng: Trường hợp Công ty Formosa nhập khẩu phôi thép của Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc sau đó thực hiện gia công thành thép cuộn tại xưởng cán nóng của Công ty Formosa được coi là hoạt động nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.
Vì thế, Formosa phải tự đứng tên làm thủ tục hải quan và nộp thuế chứ không phải để khách hàng làm việc này.
Điều 178 Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động Gia công trong thương mại như sau:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Lương Bằng