Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Trung Quốc – Đài Loan kỷ niệm 70 năm chiếm đóng các đảo ở Biển Đông; Trung Quốc cho máy bay ném bom bay dọc đường lưỡi bò?

09.12.2016
Hải đăng Trường Sa.
Hải đăng Trường Sa.
Hải quân Trung Quốc hôm thứ Năm kỷ niệm 70 năm chiếm đóng quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) ở Biển Đông, khẳng định yêu sách chủ quyền tại vùng biển tranh chấp mặc dù một tòa quốc tế đã gián tiếp bác bỏ yêu sách đó.

Theo PTI, lễ kỷ niệm được tổ chức để chứng minh rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết: “Giành lại quần đảo này là một thành tựu quan trọng của cuộc chiến chống xâm lược của Trung Quốc, chứng minh rằng Trung Quốc đã kiên quyết bảo vệ trật tự quốc tế sau chiến tranh và bảo vệ quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông.”
Xây dựng trên các đảo và rạn san hô là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý” trên lãnh thổ của Trung Quốc, ông Ngô nói mà không đề cập đến các phán quyết của tòa quốc tế bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trong khu vực.
Trong khi đó, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan tham dự lễ khai mạc một triển lãm hôm thứ Sáu, 9/12, đánh dấu kỷ niệm 70 năm khôi phục sự kiểm soát của Đài Loan đối với Đảo Ba Bình ở Biển Đông.

Theo Tân Hoa Xã, tuân theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, Trung Quốc vào tháng 11 và 12/1946 đã chỉ định quan chức trên 4 tàu chiến tiến tới tiếp quản các đảo đã bị Nhật chiếm đóng bất hợp pháp.
Nhận định về động thái này của Trung Quốc và Đài Loan, Tiến sĩ Vũ Quang Việt - một nhà nghiên cứu về Biển Đông, cho biết, không có gì bất ngờ vì quan điểm của hai nước này không khác nhau nhiều và việc này cũng không khuấy động tình hình Biển Đông hiện nay.
Ông nói: “Từ xưa đến giờ cả hai đều coi Biển Đông là thuộc của họ. Có sự khác biệt một ít là Đài Loan coi các đảo thuộc Đài Loan thôi, còn Trung Quốc thì coi gần như cả Biển Đông là thuộc của họ.”
Hiện nay, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, và có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được hâm nóng trở lại sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, tuyên bố rời xa Mỹ và hòa hoãn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, đầu tuần này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ hai ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục cùng nhau làm việc chặt chẽ về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
Việt Nam cũng đã bắt đầu tiến hành nạo vét một bãi cạn nằm trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Theo Reuters, đây là động thái mới nhất nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Dù không rõ mục đích của hoạt động này, nhưng một số nhà phân tích cho rằng việc nạo vét như thế mở đầu cho việc xây dựng, mở rộng thêm trên các đảo khác.


Trung Quốc cho máy bay ném bom bay dọc đường lưỡi bò?

HỒNG THỦY
(GDVN) - Đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng sau thất bại thảm hại trong vụ kiện Biển Đông.

Fox News ngày 9/12 đưa tin, Trung Quốc đã điều động một máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang bom hạt nhân ra ngoài lãnh thổ nước này kể từ khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm với Tiến sĩ Thái Anh Văn, lãnh đạo Đài Loan.
Ngoài ra, các vệ tinh tình báo Mỹ phát hiện thấy chiến hạm mặt nước mang tên lửa hiện đại của Trung Quốc được điều đến các đảo (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông.
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc, ảnh: Báo Ký giả Quân giải phóng Trung Quốc.
Hôm thứ 5, máy bay ném bom H-6 được Trung Quốc điều động bay dọc theo đường lưỡi bò với tham vọng độc chiếm cả Biển Đông. Hôm thứ Sáu 9/12, Lầu Năm Góc đã ra cảnh báo về hoạt động này.
Đây là chuyến bay tầm xa đầu tiên của một máy bay ném bom Trung Quốc dọc theo đường lưỡi bò kể từ tháng 3/2015. Mùa hè năm nay, H-6 cũng bay qua các đảo tranh chấp, nhưng chưa bay xa như lần này.
Trong chuyến bay xa, chiến đấu cơ Trung Quốc cũng được điều động bay theo hộ tống chiếc H-6.
Những ngày gần đây, các vệ tinh tình báo Mỹ đã phát hiện hệ thống tên lửa phòng không SA-21 tại căn cứ không quân Yết Dương, Quảng Đông, Đông Nam Trung Quốc, nơi trước đây Trung Quốc đã di chuyển các lô hàng quân sự xuống Biển Đông.
Hệ thống tên lửa SA-21 được phát triển "dựa" trên hệ thống S-400 của Nga, có uy lực và tầm bắn hơn nhiều so với HQ-9, tên lửa phòng không "mô phỏng" S-300 của Nga, đã được Trung Quốc kéo ra bố trí bất hợp pháp ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) tháng Hai năm nay.
Người viết cho rằng, nếu thông tin trên là đúng thì đây là một thủ đoạn leo thang mới của Trung Quốc, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng sau thất bại thảm hại trong vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Phản ứng với cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với bà Thái Anh Văn chỉ là một cái cớ, một tính toán của Bắc Kinh mà thôi. Âm mưu và mục đích thôn tính Biển Đông, Trung Quốc vẫn không từ bỏ.
Có thể thấy, động thái trình dự luật trừng phạt Trung Quốc vì các hành động leo thang quân sự hóa Biển Đông phi pháp mà Trung Quốc tiến hành được Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio triển khai là một cách thúc đẩy thực thi Phán quyết Trọng tài 12/7 và duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủ

Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu

Hồng Hoa | 

Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu

Từng đau lòng và bị hiểu nhầm song Lan Hương vẫn "ngậm nước mắt vào trong", chấp nhận để con đẻ sống cùng mẹ kế vì những lý do của riêng mình.

Căn nhà của cặp vợ chồng NSND Lan Hương và Tất Bình ở trong con ngõ nhỏ phố Trần Quốc Hoàn.
Không khó để tìm thấy vì nó quá đặc biệt. Không gian tâm linh hiển lộ ngay từ cổng vào với nhiều bức tượng thờ đặt trên các bậc tường lẩn khuất trong hương nhang và cây cỏ.
Bên trong căn nhà hơi tối vì thiếu sáng, những bức tranh khổ lớn nổi bật trên mọi không gian. Từ phòng khách, cầu thang đến hành lang hẹp.
Đều là tranh do Lan Hương vẽ. Những màu sắc rạch ròi, lạ lùng và ma mị. Chị bảo “sắp đóng cửa vẽ tranh”.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 1.
NSND Lan Hương
“Mỗi lần vẽ tranh thì quên ăn quên ngủ, vẽ thâu đêm suốt sáng được, không hề đặt chân ra ngoài.” – Lan Hương chia sẻ - “Nhưng lần này chỉ vẽ tranh khổ nhỏ thôi, cho dễ bán.”
Không biết chị đùa hay thật. Nhưng chị cười rất đỗi hồn nhiên. Và trong veo.
Chuyện nghề, chuyện đời, chuyện tâm linh cứ thế mộc mạc kể ra. Chẳng chút giấu giếm, ngại ngần.
"Cái gương mặt mình lạ lắm..."
Lan Hương là một trường hợp đặc biệt của làng nghệ thuật.
Nổi tiếng khi mới 10 tuổi, với vai diễn đầu tiên trong bộ phim điện ảnh Em bé Hà Nội của đạo diễn – NSND Hải Ninh, nhưng sau hơn 40 năm, Lan Hương vẫn duy trì được tên tuổi thuộc hàng sao của mình. Dù số phim chị đóng đếm được trên đầu ngón tay.
Xinh đẹp, tài năng, song lại từ chối hết phim này đến phim khác để tập trung cho sân khấu. Mà trên sân khấu, chị nào có thanh nhàn gì.
Long đong lận đận theo đuổi loại hình kịch mà nhiều năm rồi vẫn không được thừa nhận. Hay chính xác hơn là người ta thích đấy nhưng không thích thừa nhận cái mà Lan Hương làm.
Kịch hình thể một mặt khiến “Em bé Hà Nội” bị “ném đá” năm này qua năm khác, một mặt khiến chị không bị chìm nghỉm đi như nhiều nghệ sĩ sân khấu cùng thời, nếu nhìn thị phi theo cách tích cực.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 2.
Nhưng hóa ra, quyết liệt từ chối điện ảnh để đeo đuổi kịch hình thể đến quên mệt mỏi, quên thị phi của Lan Hương có lí do của nó. Một là vì chị tin mình bị “cơ đày”. Hai là vì chị bị “lỗ” khi theo điện ảnh.
“Cái gương mặt mình lạ lắm. Bên ngoài thì ai cũng khen xinh nhưng lên hình thì đến mình còn chẳng nhận ra mình.
Có lần mình nhận lời quay một phóng sự, bạn bè xem tivi mới gọi điện hỏi thăm, bảo "quay lâu chưa". Mình trả lời “mấy hôm trước”. Thế là họ kêu ầm lên “ôi trời ôi, thế thì Lan Hương lỗ quá Lan Hương ạ!” – "Em bé Hà Nội" cười ngả nghiêng.
Chỉ vì lên hình bị “lỗ” mà Lan Hương hiếm lắm mới nhận đóng phim. Gần đây nhất cũng đã hơn 6 năm, kể từ vai Đàm Thị trong Thái sư Trần Thủ Độ của đạo diễn Đào Duy Phúc, mà chị bảo có lẽ là vai cuối cùng.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 3.
Ấy thế mà "Em bé Hà Nội" đã từng sống chết cũng phải trở thành diễn viên. Lớn lên trong khu tập thể xưởng phim, khát khao được đi đóng phim thường trực như hít thở với Lan Hương.
Thế nhưng, khi đạo diễn Hải Ninh tới nhà cô bé có đôi mắt như hai ngôi sao lấp lánh để mời cô đi đóng phim thì bà mẹ lại phản đối quyết liệt.
Mặc NSND Hải Ninh thuyết phục ra sao, mẹ của Lan Hương vẫn không nao núng. Bà muốn con gái phải đi theo con đường khoa học của bà.
Hải Ninh phải cậy nhờ tới ông Trần Duy Hưng, khi ấy là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội viết thư tay gửi về gia đình.
Lá thư nhấn mạnh đây là một bộ phim vô cùng quan trọng và gia đình nên để cho cô bé được “góp phần vào công cuộc đấu tranh của Hà Nội”.
Đạo diễn Hải Ninh cũng cam kết chỉ mời cô bé đóng phim duy nhất lần này thôi. Rồi mẹ Lan Hương mới xuôi.
Thành công ngoài sức tưởng tượng của Em bé Hà Nội khiến cái tên Lan Hương trở thành một ngôi sao mới.
Lan Hương càng tin rằng, nghệ thuật chính là con đường của mình. Mặc sự phản đối và ngăn cản từ mẹ,
Lan Hương tìm mọi cách để được theo đuổi ước mơ. Chị nộp đơn vào trường Múa, mẹ chị mang hẳn y bạ có ghi rõ ràng về bệnh hen suyễn của chị vào trường để chị không được nhận học.
Chị nộp đơn vào trường Sân khấu – Điện ảnh thì khoa điện ảnh không tuyển sinh. Đúng lúc ấy thì Nhà hát Tuổi trẻ tuyển diễn viên, thế là chị nộp đơn vào Nhà hát.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 4.
Lan Hương từng bị mẹ từ mặt vì quyết theo đuổi nghiệp diễn
Suốt một năm ròng, Lan Hương bị mẹ từ mặt. Chị chuyển vào Nhà hát ở. Nhờ được đạo diễn Lê Hùng lôi đi diễn nên có tiền để tự lập.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, một năm sau, mẹ chị đành đầu hàng, lò mò đến nhà hát xin lỗi con.
Nhắc đến người mẹ năm nay đã ngoài 80 tuổi, Lan Hương bảo đó là phiên bản đối lập với mình.
“Mẹ mình sống rất sôi nổi. Bà ưa thể thao, hồi trẻ đua xe đạp, chơi bóng chuyền, còn đi thi đấu cho đội đường sắt. Chị thì ngược lại hẳn, nói năng đi lại nhẹ nhàng hơn mẹ, chậm chạp hơn mẹ, õng ẹo hơn mẹ, mẹ còn bảo là “nhớt nhát” hơn.
Mà vì mẹ sôi nổi nên mẹ tham gia mọi chuyện xung quanh, tham gia lung tung hết cả. Mình thì ai hỏi gì, nhờ gì thì mới trả lời, chứ không hỏi thì thôi.
Nhưng đã hỏi mình thì mình sẽ trả lời một cách kĩ lưỡng, chân tình, nhiệt tình không kém gì mẹ. Thế mà mẹ mình gọi mình là Hương tồ.”
Có duyên sao, Lan Hương đang kể về mẹ thì mẹ chị đi chơi về. Bà nhìn như chưa đến 70. Và nụ cười thì đẹp như con gái.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 5.
Hai lần lấy chồng, hai lần làm vợ lẽ và những nỗi đau giấu kín
18 tuổi, Lan Hương kết hôn với một nghệ sĩ múa. Đó là mối tình từ thuở 15 của chị. Nhưng với chồng chị, thì đó là cuộc hôn nhân thứ hai.
Cuộc hôn nhân này bị mẹ chị phản đối. Mẹ chị bảo “mày lấy chồng trẻ thế, được mấy năm bỏ nhau thì sao”. Lan Hương cãi bướng: “Bỏ nhau cũng chả sao. Giờ phải được sống với mong muốn của mình”.
Lần này thì mẹ chị nói đúng, vì chỉ hai năm sau, Lan Hương phải chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân tù túng với những trận đòn ghen khi con gái còn chưa tròn tuổi.
Hơn bốn năm sau, Lan Hương bước vào cuộc hôn nhân lần hai với đạo diễn Tất Bình. Cũng lại là người đến sau. Không đám cưới. Hai người về ở với nhau trong căn nhà 5m2 cùng hai cô con gái riêng của Tất Bình.
Lan Hương chưa bao giờ chia sẻ cụ thể về quãng thời gian ấy nhưng ai cũng biết làm mẹ kế của hai con chồng khó khăn đến nhường nào.
Nhất là khi chị chỉ hơn các con 9, 10 tuổi. Lan Hương bảo, ở bên ngoài thì người ta hỏi chị yêu anh Tất Bình khi anh ấy đã ly hôn chưa.
Y như lúc chị cưới chồng đầu, họ cũng hỏi chị câu đó. Nói cách nào thì người ta vốn sẵn định kiến trong lòng cũng sẽ chẳng tin chị.
Còn về nhà, những đứa trẻ rất có thể mang nỗi hận trong lòng. Hận bố, hận dì vì đã cướp đi gia đình của chúng, khiến bố mẹ chúng phải tan đàn xẻ nghé.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 6.
Vẻ đẹp không tuổi của NSND Lan Hương ở tuổi ngũ tuần
Hiện giờ, nhìn “bà ngoại” Lan Hương vui vẻ bên các con các cháu, ít ai biết, chị đã phải nỗ lực ra sao để gia đình hòa thuận ấm êm. Trong đó, có cả những ngày tháng nén chặt nỗi đau như xé ruột.
Lan Hương tâm sự: “Mọi người hay hỏi có bí quyết gì để hòa hợp mẹ kế con chồng. Mình bảo đó là hãy để cho nhau một khoảng trời riêng. Mẹ đẻ mình rất bực mình với cách sống này của mình. Bà bảo: “sống như mày lạnh lẽo, xa lạ”.
Mình lại nghĩ sống như thế lâu bền với nhau hơn. Hãy tạo cho nhau khoảng trời riêng, vợ chồng cũng thế, mẹ con cũng thế, mẹ kế và con riêng càng phải thế. Hãy tạo cho nhau một khoảng cách, đừng chọc sâu vào cuộc sống của nhau.”
Có thể nhiều người không đồng tình với quan điểm của Lan Hương nhưng thực tế là nó đã đúng với chị. Con gái chị 5 tuổi sang Đức ở với bố, cũng sống cùng mẹ kế. Nhìn cuộc sống của con gái và mẹ kế, chị rất sợ và đau lòng.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 7.
“Con gái và mẹ kế không hợp nhau. Có thể con mang gen mình nên bướng, ngang ngạch. Còn mẹ kế của con lại sống áp đặt và có suy nghĩ coi con chồng là con đẻ. Đáng sợ nhất là mẹ kế coi con chồng là con đẻ.
Nếu là con đẻ, mình có thể cho nó ít và đánh nó nhiều, nhưng vẫn không sao cả vì đó là núm ruột của mình. Còn nếu là con chồng, dù mình có thể cho nó hàng ngàn thứ hơn con mình, nhưng chỉ cần một lần đánh nó là mang tiếng cả đời.
Mẹ kế của con có thể đã nghĩ “mình lấy bố nó thì nó là con mình”.
Nên cô ấy dạy con bằng cách đánh con. Có hôm con kể, cô ấy cứ bắt con tụt quần ra đánh vào mông con hay con gội đầu bị rụng tóc, cô ấy moi đống tóc ra nhét vào mồm con… Nghe con kể mình đau lòng và sợ hãi.
Đau lòng vì không làm được gì giúp con cả. Và sợ hãi rằng nếu mình cũng quan tâm tới con chồng thái quá, rồi trong cơn tức giận mình cũng làm thế với con chồng thì mình biết làm thế nào đây.
Cho nên mình luôn giữ một khoảng cách vừa đủ để mỗi bên đều cảm thấy thoải mái trong không gian của mình.” – Lan Hương chia sẻ.
Đã có một thời gian dài, con gái chị giận chị, trách chị đã không sang Đức giành con về. Thậm chí có thời điểm, người bạn bên Đức còn viết thư về trách: “Lan Hương không cho Hạnh về Việt Nam thì cho chị nhận làm con nuôi”.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 8.
“Đọc thư mình đau lắm. Nhiều lúc nghe con kể chuyện mình chỉ muốn lao ngay sang Đức đón con. Nhưng bình tĩnh lại, mình thấy không nên.
Con và mẹ kế tuy có xô xát nhưng không phải lúc nào cũng xô xát. Mẹ kế con cũng vì tức giận, và vì coi con là con đẻ.
Có biết bao người muốn con ra nước ngoài học hành không được, đằng này con mình đang được như vậy lẽ nào vì phút nóng giận mà tước đoạt tương lai của con.
Hơn nữa, cũng chỉ vài năm là con 18 tuổi, có thể ra ở riêng, tự lo cho cuộc sống của mình.” – Lan Hương nghẹn ngào.
Nhiều năm liền, nén nỗi đau vào trong, cứ có điều kiện là Lan Hương sang Đức thăm con. Mỗi lần sang lại gói ghém, đùm bọc đủ thứ.
Từng cái áo cái quần. Chị cứ mua các số khác nhau để con lớn đến đâu thì có đồ mặc tới đó. Rồi cũng qua giai đoạn khó khăn nhất.
Con gái chị sau này về Việt Nam đã không còn trách mẹ nữa. Các con riêng của Tất Bình cũng dần dần mà cảm mến chị.
Nhất là khi chúng lấy chồng, sinh con, nhìn bà ngoại kế Lan Hương chăm cháu mà hiểu thêm tấm lòng của chị dành cho gia đình.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 9.
Ở tuổi 54, Lan Hương trẻ trung và viên mãn với cuộc sống gia đình ấm êm bên đạo diễn Tất Bình và các con cháu
Mối duyên lạ lùng với tâm linh
Chuyện Lan Hương “Em bé Hà Nội” lập điện thờ tại gia từ lâu đã là chuyện ì xèo. Người ta chỉ trỏ dèm pha vì chị càng ngày càng “khác người”.
Chị chẳng ngại mặc áo lam nhà Phật hay áo nâu sòng đến những nơi đông đúc. Chị lúc nào cũng vẽ bông sen ba cánh màu son đỏ lên ấn đường.
Chị thờ Phật, thờ Chúa, thờ cả Mẫu. Chị đi Nhà thờ, đi Chùa, đi Đền, rồi hầu đồng, rồi nói chuyện tâm linh kì bí mà chẳng ít người cho là mê tín dị đoan.
Đã có một giai đoạn, Lan Hương giấu vì không chịu nổi ánh mắt nghi kị của người đời. “Người ta cứ nhìn những người lập điện như làm chuyện phù thủy” – chị bảo.
Nhưng giờ, khi nhận thức của xã hội đã tích cực hơn về tâm linh, Lan Hương đã sẵn sàng cởi mở về những mối cơ duyên lạ lùng của cuộc đời cũng như cách thờ cúng không giống ai của chị.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 10.
Lan Hương chào đời thiếu tháng. Các bác sĩ đã phải dùng chiếc máy hút thai hiện đại nhất nhập từ Đức về kết hợp với forcep để lôi chị ra khỏi bụng mẹ.
Mẹ chị gần như không dám đụng vào con vì sợ con chết. Mọi chăm sóc đều do bà ngoại đảm nhận. Bà sinh 7 người con thì mất 5 nên lúc nào cũng sợ tuột khỏi tay đứa cháu bé nhỏ.
Nhiều tháng trời, bà ủ người Lan Hương bằng những chai nước ấm, cứ mươi mười lăm phút lại thay chai. Rồi bà đi cầu khấn khắp nơi, cả Chúa, cả Phật, cả Mẫu để xin các Ngài giữ mạng sống cho cháu gái bà.
Sau này, chính Lan Hương cũng đã phải đi cầu xin ở cả Nhà thờ, Chùa và Đền để giữ mạng sống cho con gái đẻ của mình.
Lan Hương rất tin vào những cơ duyên khó lí giải xảy ra trong cuộc đời mình. “Cụ tổ ngoại họ Lưu nhà mình trong quá khứ từng gây lầm lỗi với đạo Thiên Chúa.
Sau này, các con cháu dòng họ Lưu đều theo đạo. Mình lấy người chồng đầu tiên cũng là đạo gốc. Rồi mình có một đứa con và về sau không sinh được nữa.
Đó là cái duyên của mình với Thiên Chúa giáo ko thể xóa nhòa. Bên nhà nội thì đời nào cũng có người đi tu ở Chùa. Cụ nội đẻ ra ông nội là sư tổ của 1 chùa. Bà ngoại mình, người nuôi dưỡng mình từ bé, lại là Thanh đồng.
Có một hôm bà đi hầu đồng, mình theo đi bằng được. Đến nơi, nghe người ta gõ xèng xèng thì thích quá nhảy tưng tưng lên, nhảy lên cái sập, giật cái khăn của bà đồng trùm lên người nhảy múa. Lúc đó mình 4 hay 5 tuổi gì đó.
Mọi người bảo “thôi, con này các ngài chấm rồi”. Sau này, cứ mỗi năm một lần bà đưa mình về quê hầu cho đến tận khi bà mất.” – Lan Hương hồi tưởng.
Lan Hương “Em bé Hà Nội”: 2 lần lấy chồng, 2 lần làm lẽ cùng những niềm đau chôn giấu - Ảnh 11.
Có bà ngoại là một Thanh đồng, nên ngay từ nhỏ, Lan Hương đã có duyên với tín ngưỡng thờ Mẫu
Thế nên, người ta mới thấy nay Lan Hương ở Chùa, mai lại sang Nhà thờ, ngày kia lại tới Đền thờ Mẫu là vậy.
“Người ta bảo đã thờ thì thờ một chủ, nhưng mình không cho phép mình làm thế.
Vì cả ba đấng đấy tạo ra sự sống cho mình nên mình không thể bỏ ai.” – Lan Hương giải thích về lý do thờ nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau trong điện thờ tại gia của mình.
15 năm lập điện, Lan Hương bảo điều may mắn nhất là Tất Bình không hề phản đối mặc dù không hề tin.
“Chỉ cần ngày Tết nhờ được ông ấy lên hóa mã với mình là tốt lắm rồi” – Lan Hương cười. Mãn nguyện trong không gian tâm linh của riêng mình.
theo Trí Thức Trẻ

Từ cuối năm 2012 đến nay, Trung Quốc 'tiêu diệt' tướng lĩnh gấp hàng chục lần chiến tranh

Hoàng Hà | 

Từ cuối năm 2012 đến nay, Trung Quốc 'tiêu diệt' tướng lĩnh gấp hàng chục lần chiến tranh
Quách Bá Hùng (trái) và Từ Tài Hâu – hai “hổ” lớn nhất quân đội Trung Quốc bị bắn hạ. Ảnh: Internet

Tám năm kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc chỉ mất một tướng cao cấp, nhưng từ Đại hội 18 cuối năm 2012 tới nay, ít nhất 56 tướng quân đội nước này đã “ngã ngựa”.

Lâu nay, tham nhũng trong Quân đội Trung Quốc là vấn đề ai cũng biết, nhưng ít được đưa ra thảo luận công khai và tình hình đã thay đổi từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Ông Tập Cận Bình nhiều lần công khai cảnh báo về sự nguy hại của tham nhũng đối với Trung Quốc, nhấn mạnh nếu vấn đề này không được giải quyết thì đảng mất, nước cũng không còn.
Tờ New York Times mới đây dẫn nguồn tin là một quan chức về hưu từng có thời cộng sự với ông Tập Cận Bình tiết lộ trong một cuộc họp nội bộ, nhà lãnh đạo Trung Quốc từng nói trong quân đội nước này tồn tại "hiện tượng Cốc Tuấn Sơn" ở phạm vi lớn hơn, yêu cầu phải hót đi "mảnh đất sinh ra Cốc Tuấn Sơn".
Theo con số thống kê chưa đầy đủ được Đài VOA đăng tải, từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, quân đội đã có tổng cộng 56 tướng lĩnh bị "ngã ngựa", trong đó có 3 vị Thượng tướng, gồm hai nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và nguyên Chính ủy Không quân Điền Tu Tư.
Vào ngày 25/7 vừa qua, Quách Bá Hùng đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng, trở thành quan chức quân sự cao cấp nhất ở Trung Quốc bị tòa án truy tố trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Còn Từ Tài Hậu qua đời vì ung thư bàng quang và 15/3/2015 trước khi bị đưa ra xét xử ở một tòa án binh như Quách Bá Hùng.
Những sĩ quan mang quân hàm Trung tướng trong quân đội Trung Quốc bị "ngã ngựa" vì tham nhũng cũng không phải "của hiếm". Nhiều cái tên đã bị đưa ra xét xử hoặc lập án điều tra có thể kể ra đây gồm nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn; nguyên phó Chính ủy Quân khu Quảng Châu Vương Ngọc Phát, nguyên phó Chính ủy Quân khu Lan Châu Phạm Trường Bí…
Bản danh sách nhiều khả năng tiếp tục dài ra khi công cuộc làm trong sạch quân đội ở Trung Quốc tiếp tục được đẩy mạnh và gần đây, truyền thông bên ngoài Trung Quốc xuất hiện nhiều đồn đoán rằng sẽ còn nhiều "hổ quân đội" bị bắn hạ.
Tờ Đông phương nhật báo của Hong Kong (Trung Quốc) mới đây đưa tin nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thượng tướng Liêu Tích Long và nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Lý Kế Nại đã chính thức bị điều tra do liên quan đến tham nhũng.
Thông tin này dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng một lần nữa cho thấy tham nhũng đã gây nguy hại như thế nào, đặc biệt là khi được đặt trong bối cảnh 8 năm kháng chiến chống Nhật, quân đội Trung Quốc chỉ bị tổn thất một tướng là ông Tả Quyền (5/1942).
theo Thể thao và Văn hóa