Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Trung Quốc – Đài Loan kỷ niệm 70 năm chiếm đóng các đảo ở Biển Đông; Trung Quốc cho máy bay ném bom bay dọc đường lưỡi bò?

09.12.2016
Hải đăng Trường Sa.
Hải đăng Trường Sa.
Hải quân Trung Quốc hôm thứ Năm kỷ niệm 70 năm chiếm đóng quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) ở Biển Đông, khẳng định yêu sách chủ quyền tại vùng biển tranh chấp mặc dù một tòa quốc tế đã gián tiếp bác bỏ yêu sách đó.

Theo PTI, lễ kỷ niệm được tổ chức để chứng minh rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết: “Giành lại quần đảo này là một thành tựu quan trọng của cuộc chiến chống xâm lược của Trung Quốc, chứng minh rằng Trung Quốc đã kiên quyết bảo vệ trật tự quốc tế sau chiến tranh và bảo vệ quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông.”
Xây dựng trên các đảo và rạn san hô là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý” trên lãnh thổ của Trung Quốc, ông Ngô nói mà không đề cập đến các phán quyết của tòa quốc tế bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trong khu vực.
Trong khi đó, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan tham dự lễ khai mạc một triển lãm hôm thứ Sáu, 9/12, đánh dấu kỷ niệm 70 năm khôi phục sự kiểm soát của Đài Loan đối với Đảo Ba Bình ở Biển Đông.

Theo Tân Hoa Xã, tuân theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, Trung Quốc vào tháng 11 và 12/1946 đã chỉ định quan chức trên 4 tàu chiến tiến tới tiếp quản các đảo đã bị Nhật chiếm đóng bất hợp pháp.
Nhận định về động thái này của Trung Quốc và Đài Loan, Tiến sĩ Vũ Quang Việt - một nhà nghiên cứu về Biển Đông, cho biết, không có gì bất ngờ vì quan điểm của hai nước này không khác nhau nhiều và việc này cũng không khuấy động tình hình Biển Đông hiện nay.
Ông nói: “Từ xưa đến giờ cả hai đều coi Biển Đông là thuộc của họ. Có sự khác biệt một ít là Đài Loan coi các đảo thuộc Đài Loan thôi, còn Trung Quốc thì coi gần như cả Biển Đông là thuộc của họ.”
Hiện nay, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, và có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được hâm nóng trở lại sau khi ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines, tuyên bố rời xa Mỹ và hòa hoãn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, đầu tuần này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ hai ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục cùng nhau làm việc chặt chẽ về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
Việt Nam cũng đã bắt đầu tiến hành nạo vét một bãi cạn nằm trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Theo Reuters, đây là động thái mới nhất nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Dù không rõ mục đích của hoạt động này, nhưng một số nhà phân tích cho rằng việc nạo vét như thế mở đầu cho việc xây dựng, mở rộng thêm trên các đảo khác.


Trung Quốc cho máy bay ném bom bay dọc đường lưỡi bò?

HỒNG THỦY
(GDVN) - Đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng sau thất bại thảm hại trong vụ kiện Biển Đông.

Fox News ngày 9/12 đưa tin, Trung Quốc đã điều động một máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang bom hạt nhân ra ngoài lãnh thổ nước này kể từ khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm với Tiến sĩ Thái Anh Văn, lãnh đạo Đài Loan.
Ngoài ra, các vệ tinh tình báo Mỹ phát hiện thấy chiến hạm mặt nước mang tên lửa hiện đại của Trung Quốc được điều đến các đảo (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông.
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc, ảnh: Báo Ký giả Quân giải phóng Trung Quốc.
Hôm thứ 5, máy bay ném bom H-6 được Trung Quốc điều động bay dọc theo đường lưỡi bò với tham vọng độc chiếm cả Biển Đông. Hôm thứ Sáu 9/12, Lầu Năm Góc đã ra cảnh báo về hoạt động này.
Đây là chuyến bay tầm xa đầu tiên của một máy bay ném bom Trung Quốc dọc theo đường lưỡi bò kể từ tháng 3/2015. Mùa hè năm nay, H-6 cũng bay qua các đảo tranh chấp, nhưng chưa bay xa như lần này.
Trong chuyến bay xa, chiến đấu cơ Trung Quốc cũng được điều động bay theo hộ tống chiếc H-6.
Những ngày gần đây, các vệ tinh tình báo Mỹ đã phát hiện hệ thống tên lửa phòng không SA-21 tại căn cứ không quân Yết Dương, Quảng Đông, Đông Nam Trung Quốc, nơi trước đây Trung Quốc đã di chuyển các lô hàng quân sự xuống Biển Đông.
Hệ thống tên lửa SA-21 được phát triển "dựa" trên hệ thống S-400 của Nga, có uy lực và tầm bắn hơn nhiều so với HQ-9, tên lửa phòng không "mô phỏng" S-300 của Nga, đã được Trung Quốc kéo ra bố trí bất hợp pháp ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) tháng Hai năm nay.
Người viết cho rằng, nếu thông tin trên là đúng thì đây là một thủ đoạn leo thang mới của Trung Quốc, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Đây là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng sau thất bại thảm hại trong vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Phản ứng với cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với bà Thái Anh Văn chỉ là một cái cớ, một tính toán của Bắc Kinh mà thôi. Âm mưu và mục đích thôn tính Biển Đông, Trung Quốc vẫn không từ bỏ.
Có thể thấy, động thái trình dự luật trừng phạt Trung Quốc vì các hành động leo thang quân sự hóa Biển Đông phi pháp mà Trung Quốc tiến hành được Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio triển khai là một cách thúc đẩy thực thi Phán quyết Trọng tài 12/7 và duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủ

Không có nhận xét nào: