Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc; Trump lên án Trung Quốc ‘trộm cắp ồ ạt’

(TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ.
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 1
Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ
Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông.
Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. 
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 2
Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện.
Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này
Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.
Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.
Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông.
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 3
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này.
Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.
Ngọc Mai


(Quốc tế) - Nhà tỷ phú tiếp tục nặng lời với Trung Quốc khi chỉ trích Bắc Kinh “không chơi đúng luật”, vi phạm sở hữu trí tuệ và không giúp gì cho Mỹ trước mối đe dọa Triều Tiên.

“Một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta phải cải thiện và bắt buộc cải thiện là quan hệ với Trung Quốc”, Reuters dẫn lời phát biểu của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong cuộc mít tinh cảm ơn cử tri ở Iowa hôm 8/12.
Nhà tỷ phú chỉ trích “Trung Quốc không phải một nền kinh tế thị trường” và cáo buộc Bắc Kinh “không chơi đúng luật”.
“Các người (Trung Quốc) ồ ạt trộm cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, đánh thuế bất công lên các công ty của chúng tôi, không giúp đỡ gì (Mỹ) trước mối đe dọa Triều Tiên. Chưa kể chuyện họ (Trung Quốc) ồ ạt phá giá tiền tệ và hàng hóa bất cứ lúc nào nữa”, tổng thống tân cử tiếp tục lên án Bắc Kinh trước đám đông ở Iowa.
Trump len an Trung Quoc 'trom cap o at' hinh anh 1
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu tại cuộc mít tinh ở Iowa ngày 8/12, sự kiện nằm trong “chuyến đi cảm ơn” tới những bang đã giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ảnh: Reuters
Ông Trump cũng nói về việc lựa chọn Thống đốc bang Iowa Terry Branstad làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cho biết Branstad luôn khuyên ông không nên phát biểu bất kỳ điều gì tiêu cực về cường quốc châu Á này.
Tổng thống đắc cử tái khẳng định thông điệp của mình khi tranh cử là ưu tiên lợi của nước Mỹ, công nhân Mỹ lên hàng đầu, cao hơn lợi ích toàn cầu. Hai nguyên tắc của chính quyền mới sẽ là: “Mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ”, Trump nói, cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục gây sức ép với các doanh nghiệp để họ không mang việc làm ra nước ngoài.
Trước đó, hôm 7/12, ông Terry Branstad đã chấp nhận đề nghị của tổng thống đắc cử làm đại sứ nước Mỹ tại Trung Quốc. Ông Branstad, 70 tuổi, hiện là người nắm giữ vị trí thống đốc bang lâu nhất ở Mỹ.
Branstad nói ông có tình bạn 30 năm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Thống đốc Iowa đã đến thăm Trung Quốc ít nhất 6 lần còn ông Tập cũng từng tới Iowa 2 lần.
Reuters dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng việc lựa chọn Branstad làm đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy lập trường của ông Trump với Trung Quốc có thể ít hiếu chiến hơn so với suy nghĩ của nhiều người.
(Theo Zing News)

TIN RỤNG RỜI: ĐẦU TƯ 7000 TỶ XÂY CẢNG CÁI LÂN, 3 NĂM ĐÓN MỖI 1 LÔ HÀNG RỒI BỎ KHÔNG ?

Ga Cái Lân đón lô hàng duy nhất rồi bỏ không

Bắt đầu hoạt động năm 2014, ga Cái Lân khai thác được lô hàng duy nhất 10.000 tấn thép từ Thái Nguyên về, rồi đến nay chưa đón thêm chuyến hàng nào khác.
Ga Cái Lân (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) nằm gần cảng biển và quốc lộ 18A, được thiết kế chuyên chở hàng hóa, có khổ đường sắt 1,435 m
Ga này thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài 130 km bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, với tổng vốn khoảng 7.000 tỷ đồng. Khởi công từ năm 2005, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, nhiều hợp phần của dự án phải giãn tiến độ, trừ tiểu dự án một gồm ga Hạ Long - ga Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ, trị giá 1.510 tỷ đồng.
 
Khánh thành tháng 10/2014, ga Cái Lân khai thác được lô hàng duy nhất 10.000 tấn thép từ Thái Nguyên về, từ đó đến nay chưa đón thêm chuyến hàng nào khác. 
 
Sơ đồ ga Cái Lân gồm 11 đường ray. 
Việc ga Cái Lân bỏ không lâu nay được cho vì hầu hết đường ray trên cả nước khổ 1m, còn ga này khổ 1,435m, vì vậy chỉ khai thác được 2 tuyến từ Thái Nguyên và Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ngoài ra, còn do sự cạnh tranh của ôtô và tàu thủy, khách hàng thường lựa chọn 2 hình thành vận tải này thay vì chọn đường sắt.
 
Xung quanh nhà ga được lắp đặt hệ thống chữa cháy.
 
Khu vực bãi đỗ xe và sân ga vắng bóng người.
 
Các phòng làm việc của nhà ga luôn đóng cửa.
 
Bên trong phòng chỉ huy chạy tàu, có sổ sách nhưng không có người.
 
Đèn ghi sử dụng ban đêm phủ bụi vì không được sử dụng.
 
Trao đổi với Vnexpress, ông Nguyễn Đức Tân (Trưởng ga Cái Lân) cho biết hiện ga có 4 nhân viên đều là nam; được trả mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng.
“Công việc của chúng tôi chủ yếu là trông coi tài sản của ga”, ông Tân nói.
 
Ngoài việc trông coi ga Cái Lân, nhân viên ở đây trồng khoảng 6.000 cây keo trên những khu đất trống xung quanh và hàng ngày chăm sóc rau xanh.
 
Minh Cương

Lại Ban Tổ chức TW "bật đèn xanh" cho việc " tuyển thẳng" không qua thi tuyển Vũ Minh Hoàng ?; Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu kiểm tra thông tin 9X được bổ nhiệm Vụ phó nhanh thần tốc

Ông Vũ Minh Hoàng giỏi cỡ nào?

(NLĐO)- Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết việc tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng đã được sự thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương.

Lời bàn:

Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ: 
“Hoàng nằm trong diện xuất sắc, lại biết nhiều ngoại ngữ nên tôi có mời Hoàng về làm phiên dịch cho bên xúc tiến đầu tư của cơ quan. Sau một thời gian làm, thấy Hoàng làm rất tốt nên tôi mới mời Hoàng về đây tham gia phụ trách xúc tiến đầu tư cho BCĐTNB và Hoàng đồng ý. Sau đó, BCĐTNB có xin ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương, vì Hoàng là trường hợp xuất sắc thì được tuyển thẳng và Ban Tổ chức Trung ương đồng ý cho tuyển thẳng Hoàng không qua thi tuyển”, ông Quang trình bày..."
“Tôi gặp một người ở Đại sứ quán Việt Nam và họ nói rằng, Hoàng giỏi như vậy nên phải có một cái hàm tương ứng để đi gặp đối tác, cũng như xúc tiến đầu tư thuận tiện hơn. Cuối cùng tôi bàn với anh em, thôi cho Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế ???
Qua ý kiến của ông Nguyễn Phong Quang thấy việc bổ nhiệm này lách luật rất quái: Ban TCTW đồng ý miệng, sau này ai truy vấn thì: tôi đồng ý tuyển thắng chứ có bật đèn xanh hàm Vụ phó đâu? Còn 1 người không rõ danh tính ở Đại sứ quán VN đề xuất " một cái hàm" gì đó thế là OK Vụ phó thì khẩu thiệt vô bằng ???
Cơ quan nhà nước bây giờ thỏa thuận, giải quyết công việc nhà nước với nhau như trong HỘP ĐÊM; chỉ một cái nháy mắt, ngoắc tay với nhau là xong việc ?!


Sáng 9-12, ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB), đã có buổi tiếp xúc với báo chí xung quanh thông tin điều động, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng (SN 1990, ngụ tỉnh Bắc Ninh) lên hàm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế thuộc BCĐTNB “thần tốc” mà báo chí phản ánh nhiều ngày qua. Thời gian ông Hoàng được bổ nhiệm, điều động tại cơ quan này là thời kỳ ông Quang còn đương chức và nắm rõ thông tin về ông Hoàng.
Ông Hoàng có trình độ chuyên môn là cử nhân Chính trị và Quan hệ quốc tế (tốt nghiệp loại giỏi tại Trường ĐH Tổng hợp Kent Anh Quốc); Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển quốc tế (tốt nghiệp loại xuất sắc tại ĐH Tổng hợp Kent Vương quốc Bỉ); Thạc sĩ hành chánh công Trường ĐH Thanh Hoa (Bắc Kinh- Trung Quốc, tốt nghiệp loại xuất sắc); Thành thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Phong Quang. Ảnh: L.Khánh
Ông Nguyễn Phong Quang. Ảnh: L.Khánh
“Hoàng nằm trong diện xuất sắc, lại biết nhiều ngoại ngữ nên tôi có mời Hoàng về làm phiên dịch cho bên xúc tiến đầu tư của cơ quan. Sau một thời gian làm, thấy Hoàng làm rất tốt nên tôi mới mời Hoàng về đây tham gia phụ trách xúc tiến đầu tư cho BCĐTNB và Hoàng đồng ý. Sau đó, BCĐTNB có xin ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương, vì Hoàng là trường hợp xuất sắc thì được tuyển thẳng và Ban Tổ chức Trung ương đồng ý cho tuyển thẳng Hoàng không qua thi tuyển”, ông Quang trình bày.
Khi về đây làm khoảng một thời gian, ông Hoàng có đi Nhật, Hà Lan, xúc tiến đầu tư. Ông Quang cho rằng, thời gian này là thời gian Hoàng có làm việc cho BCĐTNB nhưng phần nhiều thời gian là ở nước ngoài nên một số anh em ở cơ quan không biết mặt Hoàng. Bên cạnh đó, Hoàng có mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp nước ngoài và có dẫn đoàn về nước tham quan, làm việc.

Ông Vũ Minh Hoàng khi được bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ. Ảnh: PLO
Ông Vũ Minh Hoàng khi được bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ. Ảnh: PLO
“Tôi gặp một người ở Đại sứ quán Việt Nam và họ nói rằng, Hoàng giỏi như vậy nên phải có một cái hàm tương ứng để đi gặp đối tác, cũng như xúc tiến đầu tư thuận tiện hơn. Cuối cùng tôi bàn với anh em, thôi cho Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế. Việc này, có lấy ý kiến văn phòng, trao đổi miệng với một số Đảng ủy và lãnh đạo Ban lúc đó chỉ có 4 người. Thời điểm đó, cơ quan không đông đủ như bây giờ, có người nghỉ hưu nên bây giờ hỏi những người này có lẽ sẽ không biết Hoàng”, ông Quang phân trần.
Cũng theo ông Quang, khi bổ nhiệm Hoàng đến trước khi qua Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ làm, Hoàng chỉ lãnh 2 tháng lương tại BCĐTNB. Còn toàn bộ thời gian là cán bộ tại đây, Hoàng không lãnh lương, học phí đi học tại nước ngoài cũng tự lo nên không mất mát gì của BCĐTNB. “Đâu phải thiệt hại mấy ngàn tỉ đồng, đâu có gì nghiêm trọng, phải chi có sai sót gì đó thì mới đáng nói. Hoàng trẻ, nhanh nhẹn, giỏi nên kiếm người tài như thế này rất khó. Tuy nhiên, quy trình thủ tục có hơi cập rập”, ông Quang thừa nhận.
Theo tài liệu chúng tôi có được, ngày 4-6-2014, BCĐTNB có quyết định tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp của cơ quan này. Đến ngày 8-9-2014, cơ quan này ra quyết định cử ông Hoàng đi học Tiến sĩ ở Nhật Bản từ tháng 10-2014 đến tháng 9-2017.
Đến ngày 15-1-2016, BCĐTNB có quyết định bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế của BCĐTNB. Chỉ 32 ngày kể từ ngày ông Hoàng được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, ký tiếp quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Lúc này ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
Ngày 26-2-2016, UBND TP Cần Thơ có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm. Sau đó, ông Hoàng lại tiếp tục qua Nhật Bản làm nghiên cứu sinh.
Lê Khánh

Phó thủ tướng yêu cầu kiểm tra 


thông tin 9X được bổ nhiệm Vụ 


phó nhanh thần tốc

Một 9X còn đang đi du học, "bỗng nhiên" nhận được liên tiếp quyết định bổ nhiệm, từ nhân viên Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, được thăng hàm lên Vụ phó Vụ kinh tế nhanh kỳ lạ.

Việc ông Vũ Minh Hoàng (SN 1990) được lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định bổ nhiệm hàm Vụ phó Vụ Kinh tế, khiến dư luận đã xôn xao

Theo tài liệu có được, trước khi trở thành người của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, ông Hoàng du học tại Trung Quốc. Tháng 6/2014, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định tuyển dụng ông Hoàng làm công chức tập sự với thời gian 1 năm (tính từ ngày 1/8/2014). Thời điểm này, ông Hoàng được bố trí làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp trực thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
vụ phó vụ kinh tế không đi làm ngày nào

Quyết định tiếp nhận ông Vũ Minh Hoàng làm việc tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ảnh: CAND

Theo quyết định này, Vũ Minh Hoàng được hưởng 85% lương ngạch chuyên viên trong thời gian tập sự 12 tháng.
Tuy vào nhiên, chưa đầy 3 tháng sau, vào ngày 8/9/2014, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ lại tiếp tục ra quyết định cử ông Hoàng đi du học Tiến sĩ ở Nhật Bản trong thời gian 2 năm.
Trong thời gian ông Hoàng đang du học ở Nhật Bản, không có mặt trực tiếp để điều hành công việc ở cơ quan, nhưng ngày 15/1/2016, BCĐTNB lại có thêm quyết định 824/QĐ/BCĐTNB bổ nhiệm ông này giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế của Ban.
Sau 32 ngày giữ chức Phó Vụ trưởng, ông Hoàng lại được chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ do ông ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định mặc dù thời điểm này, ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành xong việc học ở Nhật Bản.
Vụ phó Vụ kinh tế 9X
Quyết định bổ nhiệm ông Hoàng từ Vụ phó kinh tế về Cần Thơ. Ảnh: CAND
Ngày 26/2/2016, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức PGĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm. Ông Hoàng nhận quyết định rồi tiếp tục qua Nhật Bản làm nghiên cứu sinh.
Theo báo Dân trí, 1 cán bộ hiện đang làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, ông Vũ Minh Hoàng chưa từng công tác tại Vụ Kinh tế, ngoài ra cũng không sinh hoạt Đảng ở Vụ Kinh tế. Khi ông Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng, những người đang công tác ở đây không hề hay biết, thậm chí chưa từng biết ông Hoàng là ai.
Pháp luật TP.HCM thông tin, VP Chính phủ cho biết sau khi nhận thông tin vụ việc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kiểm tra, báo cáo.
Minh Tuệ (T/h)
Theo Đời sống Plus

Nhân dân đang chán nản, quay lưng với phòng chống tham nhũng; Chân dung sếp điện lực dầu khí "mất hút" sau khi xin đi học MBA không được


Hoàng Đan | 

Chân dung sếp điện lực dầu khí "mất hút" sau khi xin đi học MBA không được
Ông Lê Chung Dũng.

Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí, ông Lê Chung Dũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí, dưới quyền ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận.



Theo Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), khi hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng Giám đốc đơn vị tiếp tục xin nghỉ đi học MBA ở nước ngoài nhưng không được phép và sau nhiều lần liên hệ, ông này vẫn chưa trở lại.
Trên trang website của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, trong phần cơ cấu tổ chức tại Ban Tổng Giám đốc, tên và hình ảnh của ông Lê Chung Dũng đã bị loại bỏ. Các hình ảnh của ông Dũng tham gia hoạt động cũng không thể xem, không tìm kiếm được.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Lê Chung Dũng (SN 1969) có bằng kỹ sư cơ khí và Cử nhân Kinh tế ngành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Ông Dũng từng có thời gian công tác tại xí nghiệp máy bay A76, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, sau đó là Tổng Công ty Vinaconex.
Từ tháng 2 - tháng 8/2008, ông Dũng là Phó Ban Kinh tế Kế hoạch của Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Từ tháng 8/2008, ông Dũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng Công ty trên. Thời điểm này cũng là giai đoạn ông Trịnh Xuân Thanh đang giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Vũ Đức Thuận giữ cương vị Tổng Giám đốc của PVC.
Trong Báo cáo tài chính của PVC năm 2010, ông Dũng đã được miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc PVC vào ngày 31/12/2010.
Chân dung sếp điện lực dầu khí mất hút sau khi xin đi học MBA không được - Ảnh 1.
Thông tin thể hiện về việc ông Lê Chung Dũng được miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc PVC vào ngày 31/12/2010 trong báo cáo tài chính của PVC năm 2010 khi ông Trịnh Xuân Thanh còn là Chủ tịch HĐQT.
Theo thông tin từ các báo cáo tài chính thì thời điểm cuối năm 2010, ông Dũng rời khỏi PVC thì doanh nghiệp này vẫn đang hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 175 tỷ đồng và năm 2010 là 435 tỷ đồng.
Đến tháng 1/2011, ông Dũng được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Mới đây, khi hết thời hạn nghỉ phép, ông Dũng đã không đến cơ quan mà lại tiếp tục có đơn gửi xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 6 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Sau khi nhận được đơn xin đi học của ông Dũng, Tổng Công ty đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ nhưng ông Dũng chưa trở lại làm việc.
"Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ, ông Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về Đảng và tiến hành các thủ tục để kỷ luật lao động theo quy định nội quy lao động của Tổng Công ty và Luật Lao động đối với ông Lê Chung Dũng", văn bản của PV Power nêu rõ.
Cũng tương tự vụ việc này, vừa qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định ngày kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) sau khi ông này xuất cảnh hơn 1 tháng và chưa nhập cảnh trở lại.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ông này cũng đã bỏ trốn ra nước ngoài và bị phát lệnh truy nã đỏ quốc tế.
Về việc ông Lê Chung Dũng tự ý đi nước ngoài, Bộ Công Thương cho biết, đã nhận được báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).
Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ, nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.
"Hiện tập đoàn này đang tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Lê Chung Dũng do vi phạm kỷ luật lao động, tự ý đi nước ngoài", Bộ Công Thương nêu rõ.
theo Trí Thức Trẻ

Nhân dân đang chán nản, quay lưng với phòng chống tham nhũng

Dân trí "Thời gian gần đây, nhân dân đang dần thờ ơ, quay lưng với phòng chống tham nhũng. Bởi vì họ đấu tranh nhưng không được giải quyết thỏa đáng thì họ chán thôi. Việc nhân dân quay lưng với đấu tranh phòng chống tham nhũng là một diễn biến bất lợi cho hoạt động xây dựng Nhà nước chúng ta", ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, chia sẻ.


Đừng để nhân dân quay lưng với phòng chống tham nhũng!
Chương trình hội thảo với nội dung: Tham vấn về vai trò và nâng cấp vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức tại Hải Phòng ngày 8/12 đã gây được sự chú ý của các thành viên tham gia.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói về việc nhân dân đang thờ ơ với công tác phòng chống tham nhũng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói về việc nhân dân đang thờ ơ với công tác phòng chống tham nhũng.
Trong buổi tham luận, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận hiện nay tệ tham nhũng đang thực sự là nỗi bức xúc của nhân dân. Nếu không bị ngăn chặn và đẩy lùi, tham nhũng thậm chí có thể đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Chính vì thế, phòng chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ không phải của riêng một ngành nào, một cơ quan nào mà là của toàn xã hội.
PCTN một cách kiên quyết, thường xuyên và có hiệu quả là nguyện vọng của toàn xã hội. Nhưng nguồn tin từ nhân dân, sự tố giác đấu tranh loại bỏ tham nhũng trong quần chúng có được xử và giải quyết để tạo lòng tin không, đó là vấn đề mà các tham luận hướng đến.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chính sách, pháp luật về đấu tranh PCTN. Cuộc đấu tranh PCTN đã được triển khai khá sâu rộng, nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý. Tuy nhiên cuộc đấu tranh PCTN vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhân dân.

Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo
Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, thẳng thắn phát biểu tại hội nghị: Luật phòng, chống tham nhũng quy định Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời... Tuy nhiên việc này chưa có hiệu quả như mong muốn.
"Thời gian gần đây, nhân dân đang dần thờ ơ, quay lưng với phòng chống tham nhũng. Bởi vì họ đấu tranh nhưng không được giải quyết thỏa đáng thì họ chán thôi. Việc nhân dân quay lưng với đấu tranh phòng chống tham nhũng là một diễn biến bất lợi cho hoạt động xây dựng Nhà nước chúng ta. Thời kỳ các hòm thư tố cáo vi phạm được nhân dân hưởng ứng tố giác đã không còn quen được phát huy nữa. Vai trò của nhà nước là rà soát lại xem đơn thư, ý kiến của nhân dân đã được điều tra xử lý chưa? Có việc có xử lý nhưng không thuyết phục, không dứt điểm và trù dập, trả thù người tố cáo… Và thực tế là việc phát động toàn dân phòng chống tham nhũng chưa có kết quả", ông Pha nói.
Từ chỗ nhân dân hăng hái tham gia PCTN, cung cấp cho cơ quan chức năng nhiều nguồn tin quan trọng về tham nhũng đến chỗ nhân dân thờ ơ, coi PCTN là việc của chính quyền, của các cơ quan chức năng. Đó là một dấu hiệu không tốt, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ rất bất lợi cho phong trào chung.
Nhân dân gửi về Quốc hội hơn 1.000 kiến nghị nóng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nêu trong tham luận, tại kỳ họp của Quốc hội khóa XII, XIII vừa qua, mỗi kỳ có tới hơn 1.000 lượt ý kiến kiến nghị của nhân dân gửi về Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, phân loại, gửi tới Quốc hội. Những ý kiến đó đều là những câu hỏi nóng, nóng trong nhân dân và nóng để xây dựng phát triển đất nước.

Phòng chống tham nhũng phải gắn với phong trào đấu tranh loại bỏ tham nhũng của tầng lớp cán bộ.
Phòng chống tham nhũng phải gắn với phong trào đấu tranh loại bỏ tham nhũng của tầng lớp cán bộ.
Theo chủ trương của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trọng tâm công tác tham gia phòng chống tham nhũng của Mặt trận được hướng về cơ sở, địa bàn dân cư.
Thời gian qua, thông qua việc tổng hợp ý kiến nhân dân, đa số các ý kiến đều mong muốn việc công khai tài sản của cán bộ, lãnh đạo cần rộng rãi hơn nữa để nhân dân có thể giám sát; xử lý nghiêm, thậm chí thu hồi tài sản nếu người kê khai không chứng minh rõ ràng về nguồn gốc…
Các ý kiến này được đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị nhiều lần trong các lần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về PCTN nhưng rất tiếc chưa được tiếp thu.
Ý kiến từ các địa phương cơ sở phản biện tại hội nghị cho rằng Mặt trận các tỉnh thành không ngại chống tham nhũng nhưng một mình Mặt trận chống sao lại so với đà tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi, đông đảo? Người dân cho rằng cần có sự đồng bộ giữa các ngành hơn nữa, cần gần dân và nghe dân hơn nữa.
Thu Hằn