Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Nhân dân đang chán nản, quay lưng với phòng chống tham nhũng; Chân dung sếp điện lực dầu khí "mất hút" sau khi xin đi học MBA không được


Hoàng Đan | 

Chân dung sếp điện lực dầu khí "mất hút" sau khi xin đi học MBA không được
Ông Lê Chung Dũng.

Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí, ông Lê Chung Dũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí, dưới quyền ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận.



Theo Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), khi hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng Giám đốc đơn vị tiếp tục xin nghỉ đi học MBA ở nước ngoài nhưng không được phép và sau nhiều lần liên hệ, ông này vẫn chưa trở lại.
Trên trang website của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, trong phần cơ cấu tổ chức tại Ban Tổng Giám đốc, tên và hình ảnh của ông Lê Chung Dũng đã bị loại bỏ. Các hình ảnh của ông Dũng tham gia hoạt động cũng không thể xem, không tìm kiếm được.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Lê Chung Dũng (SN 1969) có bằng kỹ sư cơ khí và Cử nhân Kinh tế ngành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Ông Dũng từng có thời gian công tác tại xí nghiệp máy bay A76, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, sau đó là Tổng Công ty Vinaconex.
Từ tháng 2 - tháng 8/2008, ông Dũng là Phó Ban Kinh tế Kế hoạch của Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Từ tháng 8/2008, ông Dũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng Công ty trên. Thời điểm này cũng là giai đoạn ông Trịnh Xuân Thanh đang giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Vũ Đức Thuận giữ cương vị Tổng Giám đốc của PVC.
Trong Báo cáo tài chính của PVC năm 2010, ông Dũng đã được miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc PVC vào ngày 31/12/2010.
Chân dung sếp điện lực dầu khí mất hút sau khi xin đi học MBA không được - Ảnh 1.
Thông tin thể hiện về việc ông Lê Chung Dũng được miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc PVC vào ngày 31/12/2010 trong báo cáo tài chính của PVC năm 2010 khi ông Trịnh Xuân Thanh còn là Chủ tịch HĐQT.
Theo thông tin từ các báo cáo tài chính thì thời điểm cuối năm 2010, ông Dũng rời khỏi PVC thì doanh nghiệp này vẫn đang hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 175 tỷ đồng và năm 2010 là 435 tỷ đồng.
Đến tháng 1/2011, ông Dũng được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Mới đây, khi hết thời hạn nghỉ phép, ông Dũng đã không đến cơ quan mà lại tiếp tục có đơn gửi xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 6 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Sau khi nhận được đơn xin đi học của ông Dũng, Tổng Công ty đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ nhưng ông Dũng chưa trở lại làm việc.
"Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ, ông Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về Đảng và tiến hành các thủ tục để kỷ luật lao động theo quy định nội quy lao động của Tổng Công ty và Luật Lao động đối với ông Lê Chung Dũng", văn bản của PV Power nêu rõ.
Cũng tương tự vụ việc này, vừa qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định ngày kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) sau khi ông này xuất cảnh hơn 1 tháng và chưa nhập cảnh trở lại.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ông này cũng đã bỏ trốn ra nước ngoài và bị phát lệnh truy nã đỏ quốc tế.
Về việc ông Lê Chung Dũng tự ý đi nước ngoài, Bộ Công Thương cho biết, đã nhận được báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).
Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ, nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.
"Hiện tập đoàn này đang tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Lê Chung Dũng do vi phạm kỷ luật lao động, tự ý đi nước ngoài", Bộ Công Thương nêu rõ.
theo Trí Thức Trẻ

Nhân dân đang chán nản, quay lưng với phòng chống tham nhũng

Dân trí "Thời gian gần đây, nhân dân đang dần thờ ơ, quay lưng với phòng chống tham nhũng. Bởi vì họ đấu tranh nhưng không được giải quyết thỏa đáng thì họ chán thôi. Việc nhân dân quay lưng với đấu tranh phòng chống tham nhũng là một diễn biến bất lợi cho hoạt động xây dựng Nhà nước chúng ta", ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, chia sẻ.


Đừng để nhân dân quay lưng với phòng chống tham nhũng!
Chương trình hội thảo với nội dung: Tham vấn về vai trò và nâng cấp vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức tại Hải Phòng ngày 8/12 đã gây được sự chú ý của các thành viên tham gia.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói về việc nhân dân đang thờ ơ với công tác phòng chống tham nhũng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói về việc nhân dân đang thờ ơ với công tác phòng chống tham nhũng.
Trong buổi tham luận, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận hiện nay tệ tham nhũng đang thực sự là nỗi bức xúc của nhân dân. Nếu không bị ngăn chặn và đẩy lùi, tham nhũng thậm chí có thể đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Chính vì thế, phòng chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ không phải của riêng một ngành nào, một cơ quan nào mà là của toàn xã hội.
PCTN một cách kiên quyết, thường xuyên và có hiệu quả là nguyện vọng của toàn xã hội. Nhưng nguồn tin từ nhân dân, sự tố giác đấu tranh loại bỏ tham nhũng trong quần chúng có được xử và giải quyết để tạo lòng tin không, đó là vấn đề mà các tham luận hướng đến.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chính sách, pháp luật về đấu tranh PCTN. Cuộc đấu tranh PCTN đã được triển khai khá sâu rộng, nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý. Tuy nhiên cuộc đấu tranh PCTN vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhân dân.

Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi hội thảo
Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, thẳng thắn phát biểu tại hội nghị: Luật phòng, chống tham nhũng quy định Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời... Tuy nhiên việc này chưa có hiệu quả như mong muốn.
"Thời gian gần đây, nhân dân đang dần thờ ơ, quay lưng với phòng chống tham nhũng. Bởi vì họ đấu tranh nhưng không được giải quyết thỏa đáng thì họ chán thôi. Việc nhân dân quay lưng với đấu tranh phòng chống tham nhũng là một diễn biến bất lợi cho hoạt động xây dựng Nhà nước chúng ta. Thời kỳ các hòm thư tố cáo vi phạm được nhân dân hưởng ứng tố giác đã không còn quen được phát huy nữa. Vai trò của nhà nước là rà soát lại xem đơn thư, ý kiến của nhân dân đã được điều tra xử lý chưa? Có việc có xử lý nhưng không thuyết phục, không dứt điểm và trù dập, trả thù người tố cáo… Và thực tế là việc phát động toàn dân phòng chống tham nhũng chưa có kết quả", ông Pha nói.
Từ chỗ nhân dân hăng hái tham gia PCTN, cung cấp cho cơ quan chức năng nhiều nguồn tin quan trọng về tham nhũng đến chỗ nhân dân thờ ơ, coi PCTN là việc của chính quyền, của các cơ quan chức năng. Đó là một dấu hiệu không tốt, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ rất bất lợi cho phong trào chung.
Nhân dân gửi về Quốc hội hơn 1.000 kiến nghị nóng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nêu trong tham luận, tại kỳ họp của Quốc hội khóa XII, XIII vừa qua, mỗi kỳ có tới hơn 1.000 lượt ý kiến kiến nghị của nhân dân gửi về Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, phân loại, gửi tới Quốc hội. Những ý kiến đó đều là những câu hỏi nóng, nóng trong nhân dân và nóng để xây dựng phát triển đất nước.

Phòng chống tham nhũng phải gắn với phong trào đấu tranh loại bỏ tham nhũng của tầng lớp cán bộ.
Phòng chống tham nhũng phải gắn với phong trào đấu tranh loại bỏ tham nhũng của tầng lớp cán bộ.
Theo chủ trương của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trọng tâm công tác tham gia phòng chống tham nhũng của Mặt trận được hướng về cơ sở, địa bàn dân cư.
Thời gian qua, thông qua việc tổng hợp ý kiến nhân dân, đa số các ý kiến đều mong muốn việc công khai tài sản của cán bộ, lãnh đạo cần rộng rãi hơn nữa để nhân dân có thể giám sát; xử lý nghiêm, thậm chí thu hồi tài sản nếu người kê khai không chứng minh rõ ràng về nguồn gốc…
Các ý kiến này được đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị nhiều lần trong các lần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về PCTN nhưng rất tiếc chưa được tiếp thu.
Ý kiến từ các địa phương cơ sở phản biện tại hội nghị cho rằng Mặt trận các tỉnh thành không ngại chống tham nhũng nhưng một mình Mặt trận chống sao lại so với đà tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi, đông đảo? Người dân cho rằng cần có sự đồng bộ giữa các ngành hơn nữa, cần gần dân và nghe dân hơn nữa.
Thu Hằn

Không có nhận xét nào: