Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?


Print Friendly
 vn
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Các chỉ tiêu đánh giá quốc gia thất bại
Từ năm 2005 trở đi, hàng năm tạp chí chính trị học nổi tiếng thế giới Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại, xuất bản tại Mỹ) đều công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số Quốc gia thất bại.[1]
Chỉ số Quốc gia thất bại (Failed States Index – FSI) do Quỹ Hòa Bình (Fund for Peace, một thinktank ở Mỹ, độc lập với tạp chí Foreign Policy) tổng hợp 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau được công khai từ đầu năm đến cuối năm của gần 180 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo đạc từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số quốc gia thất bại.
Quỹ Hoà bình đưa ra khái niệm chỉ số FSI nhằm để từ đó dùng phương pháp định lượng tìm ra các quốc gia thất bại.
Sở dĩ phải xác định quốc gia thất bại chủ yếu là do các quốc gia đó đang trở thành mối lo ngại cho cộng đồng quốc tế, nhất là lo ngại khi vạch chính sách ngoại giao đối với các quốc gia ấy. Quốc gia có chỉ số thất bại cao nhất là nơi có nền kinh tế yếu nhất, phát triển chậm nhất, nhiều bất công nhất, v.v.. Nói đơn giản, đó là nơi mà phần lớn dân có đời sống hàng ngày rất khó khăn, xã hội bất an; người dân phải phấn đấu để sống sót từng ngày, để được hưởng một chút tự do. Đó là những hoàn cảnh căn bản tạo nên một quốc gia có nhà cầm quyền thất bại.
Có 12 chỉ tiêu (Indicator) đánh giá, gồm 4 chỉ tiêu xã hội, 2 chỉ tiêu kinh tế, 6 chỉ tiêu chính trị. Mỗi chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10; điểm càng cao tức càng thất bại, điểm càng thấp thì càng thành công. Cộng điểm của 12 chỉ tiêu này lại được tổng số điểm đánh giá mức độ thất bại, tức FSI của quốc gia đó.
Chỉ tiêu xã hội gồm:
  • (I-1) Áp lực gia tăng số dân (Mounting demographic pressures, viết tắt DP);
  • (I-2) Sự di chuyển quy mô lớn dân tị nạn, tạo ra các tình huống nhân đạo khẩn cấp (Massive displacement of refugees, creating severe humanitarian emergencies, REF);
  • (I-3) Sự lan rộng các nhóm thù địch tìm cách trả thù nhau (Widespread vengeance-seeking group grievance, GG);
  • (I-4) Dân bỏ trốn để thoát cảnh khổ sống trong nước mình (Chronic and sustained human flight, HF).
Chỉ tiêu kinh tế gồm:
  • (I-5) Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều theo các nhóm dân (Uneven economic development along group lines, UED);
  • (I-6) Suy thoái kinh tế nặng (Severe economic decline, ECO).
Chỉ tiêu chính trị gồm:
  • (I-7) Mức độ phạm tội và/hoặc phi pháp của chính quyền (Criminalization and/or delegitimization of the state, SL), còn được gọi là chỉ tiêu tham nhũng;
  • (I-8) Tình trạng suy thoái của các dịch vụ công (Deterioration of public services, PS);
  • (I-9) Sự trì hoãn hoặc tùy tiện trong việc áp dụng luật pháp và vi phạm nhân quyền một cách phổ biến (Suspension or arbitrary application of law; widespread human rights abuses, HR);
  • (I-10) Sự vận hành các cơ quan an ninh theo kiểu “nhà nước bên trong nhà nước” (Security apparatus operating as a “state within a state”, SEC);
  • (I-11) Sự gia tăng tình trạng giới tinh hoa chia bè kết phái (Rise of factionalized elites, FE);
  • (I-12) Sự can thiệp của các nước ngoài hoặc thế lực chính trị bên ngoài (Intervention of external political agents, EXT).
Trong bảng xếp hạng năm 2015, các quốc gia được chia làm 4 loại lớn theo tổng số điểm FSI:
  1. Loại Báo động (Alert), – có FSI từ 90 điểm trở lên, là các nước thất bại nhất, kém ổn định nhất (trong đó còn chia làm Very High Alert, High Alert và Alert);
  2. Loại Cảnh báo (Warning), – có FSI từ 60 đến dưới 90 điểm (trong đó còn chia làm High Warning, Warning và Low Warning);
  3. Loại Ổn định (Stable), – có FSI từ 30 đến dưới 60 điểm, trong đó còn chia làm Less Stable, Stable và More Stable [trước đây gọi là Vừa phải Moderate];
  4. Loại Bền vững (Sustainable), – có FSI dưới 30 điểm, là các nước thành công, ổn định nhất, trong đó còn chia làm Sustainable và Very Sustainable.
Như vậy tổng số điểm FSI càng nhỏ (thứ hạng càng thấp) thì càng thành công, và ngược lại, tổng số điểm FSI càng lớn (thứ hạng càng cao) thì càng thất bại. Năm 2015, Nam Sudan có FSI bằng 114,5 điểm và xếp hạng thứ 1, là quốc gia thất bại nhất thế giới, trong khi Phần Lan có FSI bằng 17,8 điểm và xếp hạng thứ 178, là quốc gia thành công nhất thế giới.
Theo thói quen, 60 quốc gia có tổng số điểm FSI cao nhất bị coi là nhóm quốc gia thất bại; các quốc gia còn lại không bị coi là thất bại.
Các quốc gia thất bại thường có một số đặc điểm chung, phổ biến nhất là mất sự kiểm soát lãnh thổ trên thực tế hoặc không thể hoàn toàn nắm được quyền hợp pháp sử dụng vũ lực. Tiếp theo là sự suy yếu khả năng quyết sách tập thể; không thể cung cấp cho nhân dân các dịch vụ công cộng thích hợp, không thể dùng tư cách thành viên chính thức của cộng đồng quốc tế để giao lưu với  các quốc gia khác.
Mười hai chỉ tiêu nói trên hàm chứa nhiều nhân tố của quốc gia thất bại như tham nhũng nặng; các hành vi phạm tội; không có khả năng thu thuế hoặc khả năng được nhân dân ủng hộ; có số lượng lớn người buộc phải bỏ quê nhà tha phương cầu thực; nền kinh tế suy thoái nặng; sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư; sự hãm hại nhân dân một cách có tổ chức hoặc phân biệt đối xử nghiêm trọng; sức ép dân số nặng; giới tinh hoa chia rẽ; môi trường sống bị phá hoại nặng.
Chỉ số FSI đầu tiên được đưa ra vào năm 2005, hồi ấy chưa có ai thật sự nghiên cứu về các quốc gia thất bại một cách có phương pháp. Trong 5 năm qua, việc đưa ra FSI và bảng xếp hạng quốc gia thất bại đã tạo lập được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với nhóm quốc gia này và tăng cơ hội thảo luận giữa các nhà quyết sách ở Mỹ và trên thế giới. Chỉ số FSI khiến họ chú ý đến các quốc gia thất bại, cách đối phó với những thể chế ấy, và các “căn bệnh” đặc biệt của mỗi quốc gia có nhà cầm quyền thất bại.
Bảng Xếp hạng quốc gia thất bại năm 2010
Bảng này được công bố trên tạp chí Foreign Policy số tháng 7-8/2010. Qua đó ta thấy có nhiều nước châu Phi thuộc nhóm 37 quốc gia loại “Báo động” (tức nguy hiểm vì bất ổn).
Somalia 3 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia thất bại với tổng số điểm FSI là 114,3. Nước này suốt 18 năm qua không có sự vận hành của bộ máy nhà nước, thiếu luật pháp, rối loạn, nạn cướp biển hoành hành, nhiều nhóm Hồi giáo vũ trang kiểm soát chặt các đường phố thủ đô Mogadishu, nội chiến liên miên, dân chúng không biết dân chủ là gì… Somalia đạt số điểm cao tuyệt đối (10 điểm) về 4 chỉ số : dân tị nạn nhiều; tham nhũng; tồn tại “nhà nước bên trong nhà nước”; và giới tinh hoa chinh bè kết phái.
Tiếp sau là Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng Hòa Congo, Afghanistan, Iraq, Cộng hòa Trung Phi, Guinea, Pakistan, Haiti, Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), Kenya, Nigeria, Yemen, Myanmar, Ethiopia, Đông Timor, Bắc Triều Tiên, Niger thuộc số 20 quốc gia thất bại nhất. Hầu hết các quốc gia này đều nghèo đói, rối loạn, chính trị độc tài chuyên chế, nhiều người dân vì khổ cực phải bỏ nước ra đi.
Có những quốc gia nhờ cải thiện được một số chỉ tiêu nên thứ hạng tăng về phía tốt hơn. Như Sierra Leone và Liberia cách đây ít lâu thuộc Top 20 quốc gia thất bại nhất nay đã ra khỏi danh sách đó. Sri Lanka sau khi dẹp xong nhóm Con hổ giải phóng Tamil, từ thứ 22 năm 2009 nhảy lên thứ 25 năm 2010 (tăng 3 bậc về phía tốt). Cộng hòa Dominic cũng tăng 5 bậc.
Các quốc gia xếp ở cuối bảng (số thứ tự lớn nhất) là các quốc gia ổn định nhất, tốt nhất. Ở châu Á, quốc gia tốt nhất là Nhật Bản, xếp thứ 164, với tổng FSI bằng 31,3 điểm; thứ nhì là Singapore, thứ 160 với 34,8 điểm .
13 quốc gia thuộc loại Bền vững gồm: 10 nước châu Âu (có 4 nước Bắc Âu), 1 nước châu Mỹ, 2 nước châu Đại dương. Na Uy là quốc gia tốt nhất, xếp cuối bảng (thứ 177) với FSI thấp nhất, bằng 18,7 điểm. Tiếp đó đến: Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ireland, Đan Mạch, New Zealand, Áo, Australia, Luxembourg, Hà Lan, Canada, Iceland (thứ 165).
Xếp hạng của các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc như sau: tốt nhất là Anh – thứ 161, Pháp – 159, Mỹ – 158, Nga – 80, Trung Quốc – 62. Qua đây có thể thấy hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là Mỹ và Trung Quốc lại không được coi là quốc gia thành công bằng các quốc gia nghèo hơn.
Có một trường hợp đặc biệt: Trung Quốc năm 2009 bị xếp thứ 57, thuộc vào loại quốc gia thất bại, tức trong nhóm 60 nước có FSI lớn nhất (nhưng năm 2010 tăng 5 bậc về phía tốt hơn, ra khỏi nhóm quốc gia thất bại).
Vì sao một nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lại bị xếp vào nhóm quốc gia thất bại? Đó là vì Trung Quốc có chỉ số FSI lớn về các chỉ tiêu: – sức ép dân số (chỉ số Demographic Presures bằng 9, do có nhiều người di cư ra nước ngoài), – phân hóa giàu nghèo quá chênh lệch (chỉ số phát triển không đồng đều Uneven Development bằng 9,2), – tồn tại vấn đề nhân quyền (chỉ số Human Rights bằng 8,9),
Bảng Xếp hạng quốc gia thất bại năm 2015
Trong Bảng xếp hạng FSI năm 2015 có 38 nước thuộc loại Báo động. 87 nước thuộc loại Cảnh báo, 38 nước thuộc loại Ổn định và 15 nước thuộc loại Bền vững.
Trong 38 nước thuộc loại Báo động có 4 nước thuộc loại Báo động rất cao: Nam Sudan xếp loại cao nhất (114,5 điểm FSI, xếp thứ 1), rồi đến Somalia (114,6), CH Trung Phi (111,9), Sudan (110,8).
Trong 87 nước thuộc loại Cảnh báo, có 27 nước thuộc loại Cảnh báo cao, 42 nước loại Cảnh báo, 18 nước loại Cảnh báo thấp.
Trong 38 nước thuộc loại Ổn định có 12 nước loại Kém Ổn định, 15 nước loại Ổn định, và 11 nước loại Ổn định hơn.
Trong 15 nước loại Bền vững có 14 nước loại Bền vững và một nước loại Rất Bền vững tức Quốc gia bền vững nhất thế giới năm 2015 là Phần Lan, có tổng số điểm FSI bằng 17,8, rồi đến Thụy Điển (20,2), Na Uy (20,6), Đan Mạch (21,5). Trong các quốc gia Bền vững, có 2 nước ở châu Đại dương (Australia, New Zealand), một ở Bắc Mỹ (Canada), 11 ở châu Âu.
Xếp hạng của các nước Hội đồng Bảo an LHQ: Anh – 33,4 điểm, thứ 161 (tốt nhất); Pháp – 33,7, thứ 160; Mỹ – 35,3, thứ 158; Trung Quốc – 76,4, thứ 83; Nga – 80,0, thứ 65.
Xếp hạng các nước khối ASEAN như sau:
  • Singapore, 34,4 điểm, thứ 159, là quốc gia ổn định nhất châu Á, hơn Nhật, Hàn Quốc.
  • Brunei, 63,0 điểm, thứ 121.
  • Malaysia, 65,9 điểm, thứ 115
  • Việt Nam, 72,4 điểm, thứ 97.
  • Indonesia, 75,0 điểm, thứ 88.
  • Thái Lan, 79,1 điểm, thứ 71.
  • Lào, 84,5 điểm, thứ 55.
  • Philippines, 86,3 điểm, thứ 48.
  • Cam-pu-chia, 87,9 điểm, thứ
  • Myanmar, 94,7 điểm, thứ 27, tức kém ổn định nhất trong Asean.
Như vậy Lào, Philippines, Cam-pu-chia và Myanmar thuộc loại quốc gia thất bại.
Singapore là một trong ba quốc gia châu Á thuộc loại Ổn định hơn (More Stable), xếp cao hơn Mỹ một bậc. Hai nước kia là Nhật (36,0, thứ 157) và Hàn Quốc (36,3, thứ 156).
Việt Nam thuộc loại quốc gia Cảnh báo, nhưng xếp ở bậc tốt hơn Indonesia (75,0, thứ 88), Trung Quốc (76,4, thứ 83).
Đáng chú ý:
  • Nga được 80,0 điểm, thứ 65, gần sát loại quốc gia thất bại;
  • Cuba là nước có FSI được cải thiện nhanh nhất trong một thập niên qua: tổng số điểm FSI năm 2015 bằng 67,4 (giảm 3,4 điểm so 2014, giảm 10,4 điểm so 2010), xếp thứ 121, được xếp vào loại Low warning, bỏ xa Việt Nam.
Việt Nam: Quốc gia thành công thứ tư trong khối ASEAN
Năm 2010 Việt Nam xếp thứ 95 (tức tăng 1 bậc về phía tốt hơn so với năm 2009), như vậy là tốt hơn Ấn Độ (thứ 87), Thái Lan (81), Indonesia (61), Phillippines (51), Cam-pu-chia (40), Lào (40), Myanmar (16); chỉ kém Malaysia (110), Brunei (117), Singapore (160), nói cách khác, Việt Nam là quốc gia thành công thứ 4 trong 10 quốc gia thuộc khối ASEAN.
Năm 2015, Việt Nam vẫn giữ thứ hạng thành công như trên và trong bảng xếp hạng toàn cầu, Việt Nam tăng 2 bậc về phía tốt hơn.
Các chỉ tiêu của Việt Nam có số điểm như sau (trong ngoặc là số liệu năm 2010):
– DP: 6,1 (6,9);  – REF: 4,7 (5,2); – GG: 6,5 (5,3); – HF: 5,6 (5,9); – UED: 5,5(5,9);            – ECO: 5,8 (6,6); – SL 8,1 (7,3);  – PS: 5,2 (6,4);  – HR: 7,8 (7,3);  – SEC: 5,1 (6,0);        – FE: 6,9 (7,0);  EXT: 5,1 (6,2);
Tổng cộng Việt Nam được 72,4 điểm (76,6), vẫn thuộc vào loại quốc gia cần được cảnh báo có nguy cơ thất bại. Có hai chỉ tiêu cao từ 7,0 trở lên, và tăng về phía xấu, đó là chỉ tiêu tham nhũng SL có số điểm là 8,1 (7,3); chỉ tiêu nhân quyền HR bằng 7,8 (7,3).
Dư luận một số nước châu Phi có phản ứng khi thấy nước mình bị xếp hạng xấu, cho rằng đây chỉ là cách đánh giá theo quan điểm phương Tây, còn đa số các nước không bình luận. Trung Quốc năm 2009 bị xếp hạng thuộc nhóm quốc gia thất bại nhưng cũng không có phàn nàn gì.
Qua đó có thể thấy phương pháp đánh giá quốc gia thất bại nói trên là tương đối khách quan. Bản thân nước Mỹ cũng không được xếp hạng tốt tương xứng với vị thế siêu cường số một. Dĩ nhiên, như mọi think tank khác của Mỹ, Quỹ Hoà bình và tạp chí Foreign Policy tiến hành nghiên cứu xếp hạng quốc gia thất bại trước hết nhằm phục vụ nhu cầu chiến lược của Washington, vì thế họ chỉ cần làm việc này một cách khách quan, khoa học chứ không cần quan tâm nhiều tới phản ứng của dư luận.
———-
Nguồn tham khảo:
– https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_Fragile_States_Index
Kèm bảng xếp hạng 2015 lấy từ http://fsi.fundforpeace.org/rankings-2015
———–
[1] Gần đây thuật ngữ Chỉ số quốc gia thất bại đã được thay bằng thuật ngữ Chỉ số quốc gia dễ đổ vỡ (yếu kém), Fragile States Index (viết tắt vẫn là FSI), nhưng để tiện đối chiếu với số liệu các năm từ 2005 tới nay, ở đây chúng tôi vẫn dùng từ Chỉ số quốc gia thất bại.
Xem thêm:
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/12/viet-nam-quoc-gia-thanh-cong-hay-bai/#sthash.AZKwhTeu.dpuf - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/12/viet-nam-quoc-gia-thanh-cong-hay-bai/#sthash.AZKwhTeu.dpuf - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/12/viet-nam-quoc-gia-thanh-cong-hay-bai/#sthash.AZKwhTeu.dpuf

TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử


Print Friendly
20160126105033-anh-1
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 
Sáng 28/1/2016 (giờ Bắc Kinh), Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới đầu đề “Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm là tín hiệu tích cực nhưng không tuyệt đối”. Nguyên văn như sau:
Hội nghị toàn thể Trung ương khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) họp ngày 27/1 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng khóa mới. Sự tái nhiệm của ông trên chức vụ này được dư luận phổ biến cho là tín hiệu quan trọng thể hiện ĐCSVN muốn duy trì đường lối chính trị ổn định.
Đại hội XII ĐCSVN được dư luận phương Tây chú ý cao độ, họ tiến hành sự phân tích thổi phồng vấn đề “bè phái” trong nội bộ ĐCSVN,  gọi Tổng Bí thư Trung ương khóa XI Nguyễn Phú Trọng là “phái Bảo thủ” và “phái thân Trung Quốc”, gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “phái Cải cách” và “phái thân Mỹ”.  Truyền thông phương Tây luôn suy đoán Nguyễn Tấn Dũng, người “dốc sức thúc đẩy đưa Việt Nam gia nhập TPP” rất có thể trở thành tân Tổng Bí thư ĐCSVN, tuyên truyền ông sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong công cuộc cải cách ở Việt Nam.
Khi sắp tới thời điểm cuối cùng trước ngày khai mạc ĐH XII, đã xuất hiện sự thay đổi tin tức. Các tin tiếp theo chứng thực tình hình chắc chắn là Nguyễn Tấn Dũng từ bỏ cuộc chạy đua làm người lãnh đạo ĐCSVN, ông không vào Ban Chấp hành Trung ương mới, Nguyễn Phú Trọng tái giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Thế là một số dư luận phương Tây cho rằng “phái Bảo thủ” và “thế lực thân Trung Quốc” chiếm ưu thế.
Nhưng sự phân tích của dư luận phương Tây về nội tình ĐCSVN là quá nông cạn, đây là căn bệnh cũ của phương Tây khi phân tích về các nước cộng sản. Dư luận phương Tây đặc biệt thích dùng “phái Cải cách” và “phái Bảo thủ” để phân chia tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN, và dán nhãn mác “thân Mỹ” hoặc “thân Trung Quốc” cho hai phái này. Thực ra, dù cho ai nắm quyền lãnh đạo, hiển nhiên người đó sẽ đặt lợi ích của Đảng và Nhà nước Việt Nam lên hàng đầu, sự khác biệt về nhận thức của họ chưa chắc là không thể điều hòa được; đặc biệt, việc các nhân vật khác nhau được bầu làm Tổng Bí thư lại không có nhiều khả năng dẫn đến hậu quả khiến cho đường lối của nhà nước đi ngược với mục đích đã xác định.
Công cuộc cải cách của Việt Nam được dư luận rộng rãi cho là thành công. Không gian chính trị để nó đi chệch con đường hiện nay và bước mạnh theo mô hình “cải cách” của phương Tây là rất nhỏ. Cùng với việc Việt Nam mở cửa, sự thâm nhập chính trị của phương Tây đã xộc vào nước này. Các hậu duệ người Việt ở Mỹ có ý nguyện mạnh mẽ muốn lật đổ chế độ chính trị Việt Nam. Những điều đó tất nhiên sẽ làm ĐCSVN tăng cường cảnh giác, khiến họ quan tâm tới vấn đề phương hướng cải cách.
Việc xử lý tốt quan hệ với hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ được rất nhiều nước Đông Á coi là “mạch sống” về ngoại giao, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam coi Trung Quốc và Mỹ đều rất quan trọng, nhưng họ cũng có tâm lý đề phòng hai nước lớn này.
Trung Quốc là hàng xóm “lớn và có thật [nguyên văn chân thực]” của Việt Nam, Việt Nam gia nhập TPP nhưng việc Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của họ thì không thể thay thế. Điều càng quan trọng hơn là Trung Quốc, Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, con đường cải cách của Việt Nam từ cải cách kinh tế đến xây dựng đảng rồi đến ngăn ngừa sự thâm nhập của phương Tây, đều hấp thu nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc. Vấn đề giữa Trung Quốc với Việt Nam là tranh chấp lãnh thổ, nhưng tranh đi tranh lại bao năm nay, hai nước đều bắt đầu hướng tới bình tĩnh, nghiêm túc suy nghĩ nên đặt việc tranh chấp lãnh thổ ở vào vị trí nó nên ở, không thể để nó trở thành toàn bộ mối quan hệ Trung-Việt.
Mỹ là anh cả của phương Tây, tự nhiên là mục tiêu trọng điểm trong chính sách đối ngoại mở cửa của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội còn chịu sự quyến rũ mê hoặc của việc “lôi kéo Mỹ khống chế Trung Quốc” trong tranh chấp lãnh thổ. Việc phát triển mối quan hệ Việt-Mỹ cũng là chiều hướng tình thế chung. Song le vấn đề ở phía Mỹ là đồng thời với việc hợp tác, họ còn gieo rắc vào Việt Nam hạt giống “cách mạng màu”. Việt Nam khác Trung Quốc, nhiệm vụ chống đỡ sự lật đổ từ bên ngoài của họ nặng nề hơn, tình thế cũng nghiêm trọng hơn.
Việt Nam phải xây dựng chính sách phát triển đất nước trong một loạt nhân tố mâu thuẫn lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Họ cần có năng lực biết phân biệt thật giả và biết phân chia nặng nhẹ, cấp thiết và chưa cấp thiết. Họ càng đi về phía trước lại càng phát hiện không thể tấn công một điểm này mà bỏ qua các điểm khác, họ không thể nghe theo sự xúi giục của một khẩu hiệu nào đó, không thể bị quyến rũ bởi một cái tốt đơn độc nào đó, họ sẽ tự nhủ nên trù tính đầy đủ các mặt quốc sách, lấy ổn định để mà tiến xa.
Trong tình hình đó, Việt Nam rất khó triệt để “thân Trung Quốc” hoặc “thân Mỹ”, e rằng họ cần nhất là “thân ổn định vững bền”, “thân cân bằng lợi ích”.
Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm và Nguyễn Tấn Dũng mất quyền tranh đua có lẽ làm cho dư luận phương Tây có chút chán nản thất vọng, nhưng người Trung Quốc hoàn toàn không có lý do sa đà vào logic phân tích của phương Tây, cho rằng mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam từ nay “ổn thỏa rồi”. Cuộc tranh chấp Nam Hải giữa Việt Nam với Trung Quốc có lẽ sẽ được quản lý, kiểm soát như tình hình mới đây đã hình thành, song [tranh chấp] sẽ không ngừng lại. Sự hợp tác Việt Nam-Mỹ cũng sẽ không vì Nguyễn Tấn Dũng ra đi mà xuống dốc.
Nhưng dù nói thế nào đi nữa thì việc Nguyễn Phú Trọng đắc cử là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam. Thể chế của ĐCSVN có đặc sắc “nhiều đầu não” [nguyên văn: đa đầu] nhưng Tổng Bí thư ĐCSVN có sức ảnh hưởng lớn nhất với đường lối của Nhà nước. Công chúng Trung Quốc nên chúc mừng vị lão đảng viên 72 tuổi này của ĐCSVN, chúng ta cũng hy vọng ông có thể dẫn dắt Việt Nam làm bạn tốt của Trung Quốc, để cho kế sách lớn phát triển của hai nước thích ứng với nhau, khiến cho các vấn đề giữa hai nước có thể được giải quyết thông qua hiệp thương.
Nguồn:  huanqiu.com  社评:阮富仲连任是积极但非绝对的信号 2016-01-28 00:59:00
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/29/tq-binh-luan-nguyen-phu-trong-tai-dac-cu/#sthash.iRVpyLY5.dpuf

Hoa Đà dạy 4 điều cấm kị trong khi ngủ để tránh gây tổn hại cho thân thể

Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường.

[VĂN HÓA ĐỜI SỐNG 16-11-2016] Một danh y thời xưa là Hoa Đà, trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.
Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.
1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)
Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người.
Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”.
Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là. . . chữa không hết được.
Tại sao nói như thế?
Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.
Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.
Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ.
Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.
Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài).
Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.
2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ
“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.
“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.
Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.
Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.
“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.
Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.
3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần
Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.
Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.
Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.
4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm
Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6h, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5h. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.
Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.
Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9h, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.
Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mệt mỏi đa phần là do ‘tham ngủ’.
Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh cần trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.
Thanh Huyền tổng hợp
XEM THÊM

Họ kiếm lợi, còn đất nước thì mặc kệ!; Sự nhầm lẫn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh!

Vu Kim Hanh

Tuần trước ăn trưa với một nhà khoa học, tình cờ mọi người nhắc tới mỏ sắt Thạch Khê. Giờ đọc thấy Thạch Khê cũng nằm trong dự án thép Cà Ná, thấy… thương Thạch Khê quá.
GẢ BÁN (MỎ SẮT) THẠCH KHÊ ĐẾN LẦN THỨ 3, GẢ HOÀI Ế HOÀI?
Thực tế có vẻ là cô gái không may (là mỏ sắt Thạch Khê) ấy chỉ được treo rồi rao rồi bán rồi bị chê rồi bán tiếp và nay lại rao tiếp để gây hi vọng ở dự án Cà Ná. Formosa từng hứa hẹn sử dụng sắt Thạch Khê, xong rồi chê và nhập các loại sắt ngoại (mới đây nghe là chỉ để gia công cho các nước), rồi một số hãng của Đức, Ấn độ đã vào khảo sát, nhưng theo họ, sắt Thạch khê không có giá trị thương mại do chất lượng quặng kém, địa hình mỏ lại rất phức tạp, khai thác chi phí cao. Bây giờ, cô gái Thạch Khê lại được đem ra làm mồi câu nhử trong thép… Cà Ná, liệu ai tin được là sẽ không bị “khê” lần thứ 3?
Tỉnh Ninh Thuận đang ra sức bảo vệ quả đấm thép Cà Ná. Họ đang “CỐ ĐẤM” quả này ra sao? Rằng tỉnh có 4 định hướng phát triển kinh tế: năng lượng, du lịch, nông lâm thủy sản và sản xuất chế biến. Tỉnh cho rằng, với 4,4 triệu tấn sản phẩm thép/năm thì bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh sẽ thay đổi và sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ công nghiệp.
Nhưng sao lại chỉ có thể là THÉP? Dễ hiểu, vì cả thế giới đều xua đuổi loại nhà máy gây đại ô nhiễm này, nên ai đón nhận thì sẽ … có ngay và luôn, và dĩ nhiên có kèm quà. Ngu gì không làm! Ngay kỷ lục gia về công nghiệp ô nhiễm là Trung Quốc thì nay cũng kịp “hồi hướng” chuyển qua năng lượng sạch rồi, nên máy móc thiết bị, họ ưu ái giúp mình?
Thép là ngành thâm dụng vốn rất lớn, tiêu dùng năng lượng, nước, sử dụng đất đai rất nhiều. Dân tình cả nước nói mãi rồi, dù đặt nhà máy ở đâu thì các chất thải rắn, nước, khí sẽ giết môi trường ở đấy. Huống chi lại chọn bãi biển đẹp như mơ Cà Ná. Làm năng lượng mà chọn thép công nghệ cũ, vậy là đem năng lượng mà triệt du lịch rồi, như đem tay mặt chặt tay trái rồi, Ninh Thuận ơi!
Và rồi giá như bất chấp môi trường, cứ làm đại thì… có cạnh tranh nổi không? Với thép, từ góc độ thị trường và khả năng cạnh tranh ta đã không thể làm nổi rồi, đặc biệt là cạnh tranh với Trung Quốc đang có sản lượng và công suất thép dư thừa quá lớn.
ĐANG THỜI BUỔI HỘI NHẬP MÀ….
Lý lẽ lập lại nhiều lần là “rất cần làm thép để khỏi phải nhập”. Thời buổi hội nhập sâu rộng, mình muốn xuất khẩu nhiều thứ thì có nên nghĩ vậy không? Vì nếu các nước khác cũng nghĩ thế thì mình bán gạo, cà phê và bao thứ khác đi đâu? Hơn nữa, VN mình tham gia FTA với gần 60 nước rồi, có cần khăng khăng đóng cửa tự làm thép để “khỏi phải nhập”? Tại sao không sản xuất những mặt hàng khác mà các nước bạn đang phải nhập rất nhiều, VN lại có tiềm năng và ít ảnh hưởng đến môi trường? Như hàng loạt linh kiện điện tử mà hiện nay nhiều công ty Nhật muốn làm với VN để khỏi nhập từ TQ.
Công nghiệp hóa với những quả đấm thép thời gian qua, hiện nay đang mệt do hàng chục quả từ các tập đoàn đang tan chảy. Nhưng vì sao người ta vẫn đang cố bảo vệ quả đấm thép… Cà Ná?
Vào lúc cuối năm và đến thời hạn phải quyết định như lúc này, cũng để né luật quy hoạch (sẽ không còn quy hoạch ngành cho các sản phẩm nhu thép nữa, đồng nghĩa khó còn ưu đãi, khó xin nhà nước bảo lãnh cho vay vốn nữa) nên đại gia đang chạy, lẳng lặng mà ráo riết, dữ dội.
Mình vừa nghe một câu ngắn mà rất ám ảnh của một nhà khoa học ở nước ngoài khi nói về dự án ngàn tỷ sắp đè ngàn cân lên kinh tế đất nước này: “đại gia đó muốn làm những gì có lợi cho riêng mình, còn đất nước thì mặc kệ!”
Vậy có nên gọi họ là đại gia không? Gọi vậy là oan cho nhiều đại gia khác. Như ông Lý Ngọc Minh, mỗi năm tự bỏ ra vài triệu đô làm cuộc thi Chiếc Thìa Vàng, mong thay đổi thói quen ẩm thực dễ bị ung thư của người Việt hiện nay, như đại gia “ông Bên tử tế” tự bỏ 2 triệu đô xây ký túc xá SV rồi tiếp tục nuôi nấng tài năng trẻ, như đại gia Nguyễn Thanh Mỹ đang trút túi xây các nhà máy làm sản phẩm phục vụ “nông nghiệp thông minh” và nông dân làm nông sản sạch?…
Lạy trời, mong sao Thủ Tướng đừng gật đầu với Cà Ná. Mọi người vẫn đang tin, Thủ tướng sẽ không hi sinh môi trường cho kinh tế, nhất là khi mà VN chúng ta thì đang ở ngưỡng chịu đựng về môi trường rồi…
V.K.H.
Nguồn: https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10154988627181122

Sự nhầm lẫn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh!


Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Photo courtesy VietnamNet

Ngô Nguyệt Hữu

Ngày cuối năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thêm lần khẳng khái bảo vệ cho Dự án thép Hoa Sen - Cà Ná, một dự án nhiều khuất tất, lo lắng về môi trường, an sinh của nhân dân, công nghệ, giám sát, nguồn vốn... Các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nám như Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh cho đến các lãnh đạo về hưu như Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mại đều lên tiếng phản đối. Thậm chí, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh còn gọi đây là dự án oan nghiệt.

Trước thời của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì ngài Phan Văn Khải đã điều hành kinh tế rất ổn với bộ óc là những Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan... Những ý kiến đóng góp của các bậc tài hoa, uyên bác này đều được lắng nghe, được chuyển hoá thành hành động của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu, "Phải khẳng định, nếu để xảy ra hệ lụy xấu như với dự án thép Cà Ná, kể cả việc xem xét từ chức của Bộ trưởng Công Thương quá nhỏ bé, không có ý nghĩa đối với những thiệt hại gây ra cho đất nước, cho người dân".

Dự án Hoa Sen - Cà Ná là một dự án thuần tuý sinh lợi của tư nhân. Ở đây là Tập đoàn Hoa Sen do ông Lê Phước Vũ làm chủ. Ấy vậy mà, Bộ trưởng Bộ Công thương sẵn sàng lấy sinh mạng chính trị của mình bảo chứng cho dự án này. Bất chấp với tư cách lãnh đạo cao nhất của Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh còn có trách nhiệm tháo gỡ, thúc đẩy hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác phát triển thuận lợi.

Quan trọng hơn, vị trí Bộ trưởng Bộ Công thương mà ông Trần Tuấn Anh đang đảm nhiệm là do Chính phủ giới thiệu và Quốc hội phê chuẩn. Đây là một trách nhiệm chứ không phải là sở hữu cá nhân để ông Trần Tuấn Anh có thể mang ra mặc cả.

Ông Trần Tuấn Anh nói, "Không thể phát triển với hạt muối Cà Ná". Cá nhân tôi từng tác nghiệp tại Cà Ná, xin khẳng định với ông Trần Tuấn Anh rằng ông đang ngồi phòng lạnh để luận dự án. Cà Ná không chỉ có muối mà còn là làng nghề đánh bắt hải sản truyền thống, trù phú. Đó là khu vực giàu nhất của tỉnh Ninh Thuận với hai cảng biển và những hãng nước mắm truyền thống, những xưởng đóng ghe tàu lớn. Chưa kể đến, tiềm năng về du lịch của vùng biển Cà ấn là rất lớn với biển êm và thoải cát trải dài.

Thêm vào đó, muốn phát triển công nghiệp nặng cần có đủ tiềm lực về kinh tế, các quy chuẩn pháp luật về môi trường chặt chẽ, sự minh bạch... bởi ai cũng biết, tác động vào môi trường là thứ tác động một chiều, đã tác động là không thể phục hồi nguyên bản. Rõ ràng, hiện tại chúng ta chưa đủ sức để làm công nghiệp nặng. Càng vội vàng, càng trả giá rất đắt.

Và ai là người gánh chịu tổn thất đầu tiên cho sự trả giá này, chắc chắn đó là nhân dân. Chứ không phải là chiếc ghế Bộ trưởng thứ vốn không thuộc sở hữu của riêng ông, thưa ông!

Ông không thể đặt cược với nhân dân thứ mà ông không có

Ngô Nguyệt Hữu

Các dự án ‘đắp chiếu’ đã hoại tử khắp cơ thể

Vào những ngày cuối cùng của năm 2016, lại có thêm 7 dự án thuộc loại “đắp chiếu” được chính phủ cực chẳng đã phải thông báo: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai.

Các dự án ‘đắp chiếu’ đã hoại tử khắp cơ thể


Trước đó đã có 5 dự án bị liệt vào dạng đầu tư lãng phí là Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An).

Theo đó, chỉ riêng trong năm 2016 đã “phát hiện” 12 dự án ngàn tỷ trùm mền, đều do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Toàn bộ các dự án này đều được triển khai dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – một “tội đồ” của quá nhiều dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, nhưng cho tới giờ lại có vẻ tạm thoát nạn trước chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng.

Thời điểm kết thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” cũng đã chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng được coi là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Đa số dự án gây lãng phí tồn tại dưới thời của ông Vũ Huy Hoàng và do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai.

Chỉ tính riêng 5 dự án đắp chiếu bị phát hiện trước đây, ước tính tổng giá trị đầu tư của những dự án này đã lên tới hơn 30,000 tỷ đồng! Con số 30,000 tỷ đồng bốc hơi lên trời ấy lại có thể xây được hàng ngàn trường trung học khang trang hoặc hàng ngàn trạm xá, cùng vô số nhà tình thương.
5 dự án đắp chiếu trên được đảng bật đèn xanh để báo chí nhà nước lên án rầm rộ trước kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc hội. Tuy vậy, kỳ họp này đã kết thúc mà không có bất kỳ giải pháp nào để xử lý các dự án đắp chiếu.

Được biết, hầu hết các dự án đắp chiếu đều có vay mượn tiền từ ODA. Nhiều dấu hiệu cho thấy các dự án trên đã “ăn” nguồn vốn ODA vay mượn của nước ngoài. Mà trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Nợ nước ngoài chiếm hơn 40% trong tổng nợ công Việt Nam, đẩy nợ công quốc gia lên đến hơn 100% GDP và rất nhiều triển vọng” đắp bồi núi nợ lên đầu các thế hệ tương lai của đất nước.

Với con số 12 dự đắp chiếu mà có thể gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng, gánh nợ ODA càng nặng thêm và không biết làm sao để trả.

Nếu vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt vào giai đoạn ngân sách còn tiền, hẳn chính phủ sẽ chỉ đạo cho Bộ Tài chính chi ngân sách để “ôm” các dự án đắp chiếu, không cho xì ra gây mất uy tín – một tiểu xảo tương tự việc Ngân hàng nhà nước đã tung tiền ra để mua lại 3 ngân hàng thương mại Xây Dựng, Đại Dương, GP với giá 0 đồng vào những năm 2014 và 2015. Tuy nhiên đến nay, tình hình ngân sách đã không còn bất kỳ kết dư nào để tung tiền ra như thế.

Kế sách nhanh nhất và gọn nhất là chính phủ có thể bán lại các dự án đắp chiếu cho chủ đầu tư khác. Tuy nhiên, phương cách này là rất khó khăn. Vì chưa biết làm thế nào để “quyết toán” kinh phí ban đầu xây dựng các dự án này, trong khi chẳng mấy khách hàng quan tâm đến những dự án chịu quá nhiều rủi ro.

Do vậy, rất nhiều khả năng cả đảng, quốc hội và chính phủ sẽ không làm gì được đối với các dự án đắp chiếu. Thay vào đó, những dự án này sẽ được xem là bằng chứng đắt giá để khi cần thiết sẽ tung ra nhằm “giải quyết công tác cán bộ”.

Lê Dung

(SBTN)

Bắc Kinh: Mỹ liều, Biển Đông thành thùng thuốc súng; Thái Anh Văn : Đài Loan sẽ không khuất phục trước Trung Quốc

Bắc Kinh vừa cho cái loa tuyên truyền Hoàn Cầu Thời Báo la lối vào lúc cuối năm dương lịch rằng trò mạo hiểm của Mỹ sẽ biển khu vực Biển Đông thành thùng thuốc súng.

Hai mẫu hạm USS Stennis và USS Reagan đi song song trong một cuộc tập trận trên Biển Đông hồi Tháng Sáu, 2016. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)
Bắc Kinh có vẻ cảm thấy bất an vì không biết tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump sẽ hành động thế nào, rất khó đoán định.

Hôm Thứ Sáu 30 Tháng Mười Hai, 2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bảng Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh, viết một bài bình luận nói rằng hoặc các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn là điểm nóng hàng đầu sau khi Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống hay không, không những tùy thuộc vào những gì ông ta muốn mà còn tùy thuộc vào những gì ông ta có khả năng làm. Sự biến chuyển của các mối quan hệ quốc tế, sau cùng, chỉ là một sự phối hợp giữa sức mạnh và thực tế, bởi vậy cái mà ông Trump có thể làm được đối với vấn nạn thường xuyên là cái đáng nói nhất.

Đưa ra một tiền đề lý luận như vậy, báo trên đưa ra một số giả định khác nhau về hành động của ông Trump trên Biển Đông. Chẳng hạn nếu ông ta muốn khiêu khích Bắc Kinh trên biển Đông, ông ta có thể đưa ra một số trò rồi chọn cái nào thích hợp nhất. Khả năng nhận thức, cá tính và cách hành động của ông ta có thể cho thấy sự đặc biệt.

Theo báo này, khó có chuyện ông Trump sẽ lôi phán quyết của Tòa Quốc Tế để kiếm chuyện vì Philippines đã gác cái đó qua một bên. Có chăng, chỉ là Washington D.C. tiếp tục kích thích sự chống đối một số nước có xung đột với Trung Quốc. Có thể Washington D.C. có một số nước đu theo nhưng hiện nhiều nước ASEAN đang có tranh chấp lại muốn cải tiến bang giao với Bắc Kinh.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, cái mà Mỹ có thể chọc tức Bắc Kinh nhiều phần là gia tăng các chuyến tuần tra tự do hải hành trên Biển Đông vì Mỹ có thể làm điều này không cần sự tiếp tay của các đồng minh. Trong khi họ gia tăng áp lực với Bắc Kinh, nó đi theo đúng chủ trương của chính quyền ông Trump là tăng cường hoạt động hải quân để chứng tỏ sức mạnh.

Như vậy, Mỹ có thể sẽ biến khu vực Biển Đông thành một địa bàn tấn công Trung Quốc và khoe sức mạnh. Nhưng đối với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông chẳng đáng gì so với vấn đề Đài Loan. Ông Trump tảng lờ nghi thức ngoại giao và các thỏa thuận, ông ta có thể thách đố Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan mà cuộc điện đàm gần đây chỉ là 2 tiền đề.

Tuy nhiên, tờ báo trên nói Biển Đông có thể không phải là lựa chọn trên cùng của ông Trump, thì khu vực vẫn là một thùng thuốc súng. Những hành động gần đây của Trung Quốc ở trong và quanh khu vực Biển Đông, chẳng hạn, tập trận của đoàn tàu hàng không mẫu hạm là chỉ dấu Bắc Kinh cương quyết bảo vệ cửa nhà mình, nhắc cho Mỹ biết là Biển Đông không phải là sân chơi của họ, cảnh cáo Ngũ Giác Đài rằng Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp trả đũa khi thấy cần.

Trung Quốc sẽ có những hành động cứng rắn hơn khi các máy bay tuần thám của Mỹ đi vào trong vùng biển của Trung Quốc bằng cách điều động các khả năng quân sự cơ động đến Biển Đông và võ trang những đảo này với các loại võ khí tự vệ. Nếu mà Mỹ đi quá đà, Trung Quốc có thể tính đền việc trang bị cho chúng những võ khí tấn công.

“Trò chơi liều nếu không hành sử thận trọng thì nhiều phần sẽ dẫn đến đánh nhau. Trong kịch bản này, ông Trump sẽ phải lựa chọn hoặc là muốn leo thang và tiêu diệt các chiến hạm, máy bay và các cơ sở trên các đảo của Trung Quốc. Chẳng còn ngờ gì nữa, điều đó sẽ có kết quả là một cuộc chiến tranh hủy diệt giữa hai đại cường mà sẽ không ai là kẻ chiến thằng.

Hoàn Cầu Thời Báo dọa rằng, trong cách hành xử khác thường của ông Trump, nếu không có cơ chế kiểm soát nguy cơ ở cả hai phía, một cuộc xung đột nguy hiểm ở khu vực đang dấy lên.

Tuần trước, các không ảnh của tình báo Hoa Kỳ cho thấy cả trăm hỏa tiễn phòng không và súng cao xạ được đưa tới đảo Hải Nam, người ta tin rằng nơi đây chỉ là điểm trung chuyển để đưa chúng tới các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Một mặt Bắc Kinh lu loa rằng Mỹ là thủ phạm muốn biến Biển Đông thành thùng thuốc súng, một mặt họ vẫn gấp rút xây dựng các cơ sở quân sự và đưa các trang bị tối tân đến các nơi này trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông. 

(Người Việt)

Thái Anh Văn : Đài Loan sẽ không khuất phục trước Trung Quốc

mediaTổng thống Đài Loan phát biểu trong một cuộc họp báo nhân dịp Năm Mới, Đài Bắc, 31/12/2016.REUTERS/Fabian Hamacher
Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước những áp lực của Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh dùng lại những « biện pháp hăm dọa cũ kĩ ». Tuyên bố trên được tổng thống Thái Anh Văn đọc trong bài diễn văn ngày 31/12/2016. Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc kể từ khi tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump điện đàm với tổng thống Đài Loan.
Theo AFP, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi chính quyền Trung Hoa lục địa nên bình tĩnh, đồng thời khẳng định « sẽ không cúi mình, nhưng cũng không sử dụng con đường đối đầu ». Bà khuyến khích Bắc Kinh nối lại đàm phán để tìm ra một giải pháp « hợp tình hợp lý ».
Trong khi đó, theo ba nguồn tin ẩn danh của Reuters, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Đài Loan. Một số người cho rằng Bắc Kinh xem xét tổ chức tập trận gần hòn đảo tự trị mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh, vì vấn đề Đài Loan trở thành chủ đề chính ở mọi cấp bậc trong quân đội Trung Quốc trong những tuần qua. Một số khác cho rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra một loạt biện pháp kinh tế để làm tê liệt Đài Loan.
Tháng 06/2016, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi liên lạc với Đài Loan vì chính phủ mới, do bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đứng đầu, không thừa nhận nguyên tắc « một nước Trung Hoa duy nhất ».
Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với Hồng Kông, đặc khu kinh tế hiện đang được hưởng quy chế « một Nhà nước, hai chế độ ». Ông Vương Quang Á (Wang Guangya), chánh văn phòng Hồng Kông, Ma Cao của Trung Quốc, khẳng định trong tạp chí The Bauhinia, được Reuters trích dẫn, không có chỗ cho một Hồng Kông độc lập, vì « Hồng Kông là một phần không thể tách rời của đất nước ».
Bất ngờ trở thành tổng thống tân cử Mỹ, tỉ phú địa ốc Donald Trump đã phá vỡ bốn thập niên chính trị của Washington khi điện đàm với tổng thống Đài Loan, trong khi Trung Quốc cấm mọi liên lạc chính thức giữa các đối tác quốc tế của nước này với các nhà lãnh đạo Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một tỉnh.
Tổng thống tân cử Donald Trump còn đổ thêm dầu vào lửa khi nêu khả năng xích gần với Đài Loan, trong khi Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ khả năng dùng vũ lực để thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo. Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan.