Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

XÚT " PHẠT GÓC” KÈM THỞ DÀI… CỦA CÁC “ CỰU TUYỂN THỦ” VỀ MỨC ÁN KỶ LUẬT VỤ TRỊNH XUÂN THANH-VŨ HUY HOÀNG; ÔNG VŨ ĐỨC HÀ BÀN CHUYỆN ĐẠO ĐỨC...ĐẢNG KHÁC CHI " ĐEM ĐÀN GẢY TAI TRÂU"..

Phạm Viết Đào. ( tổng hợp)

Ông Nguyễn Đình Hương-Nguyên Phó Ban tổ chức TW:
Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước này lại suy thoái đến như vậy, chưa bao giờ ăn cắp của nhà nước hàng nghìn tỷ như bây giờ.
Bây giờ, cuộc đấu tranh kịch liệt, căng thẳng lắm. Lực lượng tham nhũng có những người tham nhũng và cả lực lượng đứng đằng sau liên quan lợi ích nhóm. Nếu làm ra là những người trong nhóm lợi ích cũng chết nên lực lượng này tìm cách chống lại.
Trong đời làm công tác tổ chức của tôi, có 2 tội không bao giờ ai nhận: tội phản bội và tội tham nhũng.
Tuy nhiên, cách chống của mình hiện nay chưa đủ mạnh. Làm công tác tư tưởng có ai nghe đâu, đã là người xấu thì họ cần gì tư tưởng. Nhìn Trung Quốc, họ làm được vì bắt ra bắt, điều tra ra điều tra.
Muốn đi xe máy an toàn thì xe phải tốt, phanh hãm phải tốt, đường xá phải thông. Bao Công xử án phải có Triển Chiêu điều tra giỏi, Công Tôn Sách hiến kế. 
Thứ 2 là công tác cán bộ phải đổi mới. Không thể để con anh đưa lên, con tôi cũng đưa lên, được mình được ta, nhân nhượng nhau.
Thứ 3 là phải sửa luật: luật pháp ngoài xã hội và luật trong Đảng là điều lệ Đảng phải rõ ràng, rành mạch.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ mà cậu không chọn được con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo: “Thưa anh, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ không phải nơi kết nối con ông cháu cha”.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ mà cậu không chọn được con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo: “Thưa anh, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ không phải nơi kết nối con ông cháu cha”.
Cho nên con ông Lê Duẩn, con ông Nguyễn Văn Linh, con ông Phạm Hùng… có vào đâu. Cuối cùng con ông Trường Chinh là Đặng Xuân Kỳ vào, chỉ một trường hợp Đặng Xuân Kỳ mà thôi. 
Thời đó cách chức hàng loạt, tôi đề nghị anh nào không làm được việc, có sai sót là cách chức. Có trường hợp chỉ giành cái nhà của ông Phạm Ngọc Thạch thôi tôi báo cáo Bộ Chính trị và cuối cùng cách chức…”

Ông Vũ Quốc Hùng: 
Tôi rất buồn khi thời gian vừa rồi đất nước xuất hiện nhiều kẻ tham nhũng. Họ lấy mục tiêu duy nhất là chiếm đoạt cho bằng được tiền, tài sản của nhà nước, của nhân dân. Không phải vài trăm tỷ, một nghìn tỷ, mà đã có hàng chục nghìn tỷ đồng bị thất thoát, nhưng đáng tiếc là thu hồi chẳng được là bao.
Ngày còn công tác, tôi đã từng phải thay mặt Ủy ban Kiểm tra ra những quyết định dẫn tới các đồng chí, những người là bạn cũng phải chịu kỷ luật.
Mỗi lần như vậy chúng tôi cũng phải đấu tranh tư tưởng, suy nghĩ rất nhiều, nhưng rốt cuộc vẫn phải thi hành kỷ luật, bởi nếu không thì hậu quả sẽ rất lớn cho đất nước.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ về một vụ việc diễn ra nhiều năm trước là vụ Thủy Cung Thăng Long. Vụ việc ấy sau khi lọt qua nhiều cấp thì mới phát hiện có sai phạm, mặc dù chưa động thổ dự án, nhưng Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh. 
Sau vụ ấy, một loạt cán bộ cấp cao bị kỷ luật, trong đó có cả lãnh đạo cấp Chính phủ. Có những cán bộ tham mưu phải chịu trách nhiệm hình sự. Có những cán bộ quản lý nhà nước thì phải chịu hình thức kỷ luật Đảng, kỷ luật công vụ rất nặng so với bây giờ.
Nhân nói tới vai trò quản lý của địa phương không thể không đề cập tới câu chuyện tắc đường trầm trọng ở Hà Nội nhiều năm qua. Hạ tầng yếu kém nhưng quá nhiều chung cư cao tầng mọc lên và lãnh đạo thành phố thì đã phải thẳng thắn nói rằng “Chúng ta đã phải trả giá vì quy hoạch băm nát Hà Nội”.
Đến bây giờ Hà Nội lại phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết vấn nạn tắc đường. Nhà nước thiệt hại, nhân dân thiệt hại, vậy không có ai phải chịu trách nhiệm cho cả một giai đoạn quản lý yếu kém ấy?
Nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề cán bộ, không nghiêm khắc với những sai phạm của cán bộ thì không những nền kinh tế thiệt hại mà nguy hiểm hơn là nó dẫn tới sự thoái đạo đức lối sống, sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, ích kỷ, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Từ đó dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”


Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương):

"Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác cán bộ đang được dư luận xã hội, nhân dân bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch người nhà, người thân mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.

Khi một số vụ việc khiến dư luận bức xúc thì có người nói đã thực hiện công tác cán bộ đúng quy trình. Song những trường hợp mà dư luận, báo chí ồn ào, bức xúc thì không thể đúng quy trình được.
Tôi cho rằng, quy trình không có khuyết điểm gì cả mà chính là do những người làm quy trình đã không thực hiện đúng hoặc làm méo mó quy trình đó, chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Điều đó liên quan đến nhận định hết sức quan trọng mà Đảng ta chỉ ra, đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Nghị quyết TW4 khóa XII yêu cầu kiểm tra, giám sát, rà soát ngay tất cả những trường hợp cán bộ mà dư luận xã hội đang bức xúc và xử lý nghiêm minh những trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, quy trình.
Để làm tốt công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước hết là phải có quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và được thực hiện một cách nghiêm túc; những người làm công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, thực sự vì nhiệm vụ chung.
Có thể nói, trước thời kỳ đổi mới quy trình không chặt chẽ như hiện nay nhưng chọn ai trúng đó. Sở dĩ những yếu kém hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng chính là do nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu và sâu xa nhất vẫn là cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng. Từ đó chủ nghĩa cá nhân phát triển mới dẫn đến lối sống thực dụng, vụ lợi. Vì vậy, trước hết phải tập trung đấu tranh chống suy thoái trong Đảng..."

Thời tôi đâu có chuyện đưa con em vào làm quan


- Thời của tôi nghiêm lắm, Bác Hồ với ông Lê Đức Thọ rất nghiêm. Công tác cán bộ phải nghiêm từ lãnh đạo mới làm được - nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ nói.

Trò chuyện với VietNamNet đầu Xuân, nhân dịp 87 năm ngày thành lập Đảng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương chia sẻ trăn trở của ông về công tác cán bộ.
Thời tôi đâu có chuyện đưa con em vào làm quan
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đã từng khai trừ gần 8.000 đảng viên suy thoái
Là người từng làm lâu năm công tác cán bộ, ông có suy nghĩ gì trước những vụ việc tiêu cực trong công tác cán bộ trong năm qua? Công tác cán bộ sai ở đâu, vướng ở đâu, mà mọi thứ đúng quy trình nhưng con voi vẫn chui lọt lỗ kim như vụ Trịnh Xuân Thanh?
Câu chuyện này phải nói dài, phải tìm cái gốc của nó là ở đâu, vì sao Đảng ta lại có sự suy thoái đến như vậy. Tình hình cán bộ như hiện nay nếu tôi kể ra thì hàng trăm vụ.
Chúng ta phải điểm qua lịch sử, Đảng đã từng đình chỉ sinh hoạt Đảng, ngưng kết nạp Đảng để củng cố lại. Sau giải phóng miền Bắc, tình hình suy thoái bắt đầu. Những năm 1971, 1972, chúng ta thanh lọc đưa ra khỏi Đảng gần 8.000 đảng viên.
Sau giải phóng miền Nam, nhiều sự kiện xảy ra liên tục. Như sự kiện xử tử Mười Vân (Nguyễn Hữu Giộc, Giám đốc Công an Đồng Nai lấy vàng của người đi vượt biên). Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn cũng vì thế mà mất chức trong Bộ Chính trị, còn Bí thư Đồng Nai bị án treo 3 năm.
Sau đó đến vụ Minh Phụng bị xử tử; rồi đến vụ Thủy cung Thăng Long, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc mất chức; vụ Lã Thị Kim Oanh, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ mất chức… Hàng loạt vụ việc như vậy để thấy cuộc đấu tranh là liên tục.
Ngày xưa xử như thế còn bây giờ cơ chế thị trường phức tạp quá. Nó hình thành 2 lực lượng. Thứ nhất là lực lượng lợi ích nhóm, các tâp đoàn, đại gia mọc lên móc nối với cán bộ lãnh đạo để thực hiện ý đồ xin đất, xin dự án làm giàu cho cá nhân, tạo thành một lực lượng sân sau rất lớn.
Lực lượng thứ 2 là quan chức được quyết định công tác cán bộ, con em mình đưa vào hồi tôi làm có đâu. Giờ con ông nọ bà kia đưa vào hết, cả họ làm quan.
Nghị quyết TƯ 4 khóa 12 nhận diện khá toàn diện những biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức lối sống; tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và đưa ra khá nhiều giải pháp về công tác cán bộ. Nhận định của ông?
Tôi trông chờ ở nghị quyết này rất nhiều. Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước này lại suy thoái đến như vậy, chưa bao giờ ăn cắp của nhà nước hàng nghìn tỷ như bây giờ.
Bây giờ, cuộc đấu tranh kịch liệt, căng thẳng lắm. Lực lượng tham nhũng có những người tham nhũng và cả lực lượng đứng đằng sau liên quan lợi ích nhóm. Nếu làm ra là những người trong nhóm lợi ích cũng chết nên lực lượng này tìm cách chống lại.
Trong đời làm công tác tổ chức của tôi, có 2 tội không bao giờ ai nhận: tội phản bội và tội tham nhũng.
Tuy nhiên, cách chống của mình hiện nay chưa đủ mạnh. Làm công tác tư tưởng có ai nghe đâu, đã là người xấu thì họ cần gì tư tưởng. Nhìn Trung Quốc, họ làm được vì bắt ra bắt, điều tra ra điều tra.
Nghiêm từ lãnh đạo mới làm được
Vậy theo ông, muốn thực hiện được Nghị quyết TƯ 4 lần này, Đảng phải có những hành động gì?
Trước hết phải làm trong sạch các cơ quan điều tra như công an, thanh tra, UB Kiểm tra… 
Như vụ Trịnh Xuân Thanh, tại sao một người như thế mà lên đến Phó chủ tịch tỉnh?
Muốn đi xe máy an toàn thì xe phải tốt, phanh hãm phải tốt, đường xá phải thông. Bao Công xử án phải có Triển Chiêu điều tra giỏi, Công Tôn Sách hiến kế. 
Thứ 2 là công tác cán bộ phải đổi mới. Không thể để con anh đưa lên, con tôi cũng đưa lên, được mình được ta, nhân nhượng nhau.
Thứ 3 là phải sửa luật: luật pháp ngoài xã hội và luật trong Đảng là điều lệ Đảng phải rõ ràng, rành mạch.
Mọi thứ đều là công tác cán bộ hết. Phải có sự chuẩn bị và tất cả đều có bước đi chứ không phải dễ dàng.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi: “50 năm cậu làm công tác tổ chức cán bộ mà cậu không chọn được con các ông Bộ Chính trị vào Bộ Chính trị?”. Tôi bảo: “Thưa anh, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ là cơ quan cao nhất của Đảng chứ không phải nơi kết nối con ông cháu cha”.
Cho nên con ông Lê Duẩn, con ông Nguyễn Văn Linh, con ông Phạm Hùng… có vào đâu. Cuối cùng con ông Trường Chinh là Đặng Xuân Kỳ vào, chỉ một trường hợp Đặng Xuân Kỳ mà thôi. 
Thời đó cách chức hàng loạt, tôi đề nghị anh nào không làm được việc, có sai sót là cách chức. Có trường hợp chỉ giành cái nhà của ông Phạm Ngọc Thạch thôi tôi báo cáo Bộ Chính trị và cuối cùng cách chức.
Có người thắc mắc với tôi: “Cách đây 2 năm ông báo cáo hay, đề bạt, giờ ông lại báo cáo cách chức”. Tôi nói: “Con người ta biến động, khi chưa có vật chất thì khác, có vật chất vào hư hỏng, hư hỏng thì cách chức”…
Thời của tôi làm nghiêm lắm, Bác Hồ với ông Lê Đức Thọ nghiêm lắm. Công tác cán bộ phải nghiêm từ lãnh đạo mới làm được.










Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi có một bức thư góp ý cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương

NGỌC QUANG

(GDVN) - Ông Vũ Quốc Hùng chia sẻ những vấn đề ông đã đặt ra khi gửi thư tới các lãnh đạo Trung ương, mong muốn ngăn chặn nhóm lợi ích.

LTS: Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đầu Xuân Đinh Dậu, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương bày tỏ, ông hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của Thủ tướng xây dựng một bộ máy trong sạch, nói không với nhũng nhiễu.
- Theo dõi những thông tin trong thời gian qua, ông có suy nghĩ gì về thông điệp của Thủ tướng, và những hành động của Chính phủ trong 1 năm qua?
Ông Vũ Quốc Hùng: Đại hội Đảng lần thứ 12 đã mở ra được những vấn đề cơ bản, tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng, đề ra phương hướng, chủ trương, giải pháp, ngày một bám sát vào thực tế.
Gần đây nhất, các Nghị quyết của Trung ương Đảng, các phát biểu của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu liêm chính, kiến tạo, hành động vì người dân và doanh nghiệp. Đấy là những tuyên bố rất hợp lòng dân. Những việc làm ban đầu đã cho thấy dấu hiệu tốt. 
Tôi đánh giá một cách khiêm tốn như vậy, bởi vì từ tuyên bố, từ chủ trương đi tới việc làm, đi đến kết quả là cả một quá trình. Bây giờ tôi cho rằng khoảng cách ấy gần hơn với một loạt những nỗ lực của Thủ tướng và tập thể Chính phủ trong thời gian gần đây.
Tôi cho rằng, việc Thủ tướng thành lập Tổ công tác để kiểm tra những chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ là việc hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, để ngăn chặn tình trạng trên bảo dưới không nghe, ngăn chặn tình trạng ném đá ao bèo. 
Vấn đề lúc này là làm thế nào để nghe được những phản ánh chân thực thì mới giải quyết được dứt điểm những vụ việc nóng, giữ được niềm tin của nhân dân.
Thời gian vừa qua, trước tinh thần liêm chính, kiến tạo mà Chính phủ nỗ lực xây dựng, trước quyết tâm của Trung ương Đảng thì đã có những nơi, những chỗ lộ ra những biểu hiện vi phạm (27 biểu hiện trong nghị quyết của Trung ương).
Tôi có một bức thư góp ý cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương, trong ấy tôi đã cũng nói rằng, Chính phủ thì rải thảm, nhưng ở dưới thì rải đinh. Cho nên bây giờ phải xem cơ quan tham mưu, bộ phận tham mưu có rải đinh không?
Trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương vào cuối năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rõ là phải xem xét trách nhiệm của cán bộ tham mưu, cơ quan tham mưu vì bộ phận ấy, cá nhân ấy cũng góp phần gây thiệt hại cho dự án, thẩm định không đúng, hoặc là vì lý do nào đó đã bỏ qua những nguyên tắc cần thiết có thể ngăn chặn vi phạm.
Ông Vũ Quốc Hùng đặt ra vấn đề: “Phải xem cán bộ tham mưu có rải đinh không?”. ảnh: Ngọc Quang.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ về một vụ việc diễn ra nhiều năm trước là vụ Thủy Cung Thăng Long. Vụ việc ấy sau khi lọt qua nhiều cấp thì mới phát hiện có sai phạm, mặc dù chưa động thổ dự án, nhưng Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm minh. 
Sau vụ ấy, một loạt cán bộ cấp cao bị kỷ luật, trong đó có cả lãnh đạo cấp Chính phủ. Có những cán bộ tham mưu phải chịu trách nhiệm hình sự. Có những cán bộ quản lý nhà nước thì phải chịu hình thức kỷ luật Đảng, kỷ luật công vụ rất nặng so với bây giờ.
Tôi kể lại vụ việc ấy để thấy rằng ngay từ thời gian ấy Bộ Chính trị, Chính phủ đã quyết tâm làm trong sạch bộ máy, vậy thì bây giờ hãy tiếp tục phát huy tinh thần ấy để làm trong sạch bộ máy cán bộ.
- Thưa ông, nỗ lực làm trong sạch bộ máy của Đảng, cơ quan nhà nước không phải bây giờ mới được đặt ra, mà ở những nhiệm kỳ trước đều có nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Nhưng tại sao cho đến giờ vẫn không thể ngăn chặn triệt để?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi rất buồn khi thời gian vừa rồi đất nước xuất hiện nhiều kẻ tham nhũng. Họ lấy mục tiêu duy nhất là chiếm đoạt cho bằng được tiền, tài sản của nhà nước, của nhân dân. Không phải vài trăm tỷ, một nghìn tỷ, mà đã có hàng chục nghìn tỷ đồng bị thất thoát, nhưng đáng tiếc là thu hồi chẳng được là bao.
Các văn kiện của Đảng đặt ra yêu cầu phải Có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động.
Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng.

Thủ tướng có hỏi tôi: Bác có ủng hộ không?

Không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.
Tuy nhiên, trên thực tế chỗ này chỗ khác vẫn có chuyện lợi dụng chức vụ, vẫn có chuyện “đi đêm” nên mới dẫn tới những khoản thiệt hại khổng lồ cho nhà nước. 
Điều nguy hiểm là ngay từ khi lập ra các dự án thì họ đã vào hùa với nhau trở thành nhóm lợi ích để làm đẹp số liệu, vẽ ra viễn cảnh nhìn vào chỉ thấy lợi chứ chẳng thấy hại.
Những cá nhân, đơn vị được giao quyền giám sát cũng bị mua chuộc nên làm ngơ cho chúng.
Rồi đến khi sự việc ấy không còn che dấu được nữa thì đã quá muộn, hàng trăm tỷ đồng biến mất. Sinh thời Hồ Chủ tịch đã dạy “lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo”.
Nói về chuyện chống tham nhũng, tôi đã từng đề cập là cần phải học tập những nước tiên tiến để cán bộ của ta “không dám, không muốn, không thể” – phải thực hiện cho được yêu cầu “quân pháp bất vị thân”.
Ngày còn công tác, tôi đã từng phải thay mặt Ủy ban Kiểm tra ra những quyết định dẫn tới các đồng chí, những người là bạn cũng phải chịu kỷ luật.
Mỗi lần như vậy chúng tôi cũng phải đấu tranh tư tưởng, suy nghĩ rất nhiều, nhưng rốt cuộc vẫn phải thi hành kỷ luật, bởi nếu không thì hậu quả sẽ rất lớn cho đất nước.
"Quy hoạch Hà Nội bị băm nát" không có ai phải chịu trách nhiệm? ảnh minh họa: vnexpress.
- Như vậy suy cho cùng thì vấn đề vẫn là do việc lựa chọn và sử dụng cán bộ. Nếu mất tiền có thể làm lại được, nhưng nếu có nhiều cán bộ xấu thì đó sẽ là hậu họa không lường, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Hùng: Vấn đề này, Trung ương đã đưa ra bàn, Quốc hội cũng bàn và báo chí nhắc rất nhiều. Thủ tướng nói rất đúng, sự chuyển động phải là cả hệ thống chứ không chỉ có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng.
Nếu chỉ có lãnh đạo cấp cao chuyển động còn ở dưới cứ đè đầu cưỡi cổ dân, chèn ép doanh nghiệp, tìm mọi cách moi móc thì không bao giờ đạt được mục tiêu “kiến tạo”, không bao giờ có kết quả “liêm chính”. Vậy nên phải chú ý xem hàng loạt doanh nghiệp, hàng loạt đại gia nổi lên bất thường… phải xem tiền đó như thế nào?
Nhân đây, tôi cũng phải nói tới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở địa phương, các bộ, ngành. Lãnh đạo không phải chỉ là xuất hiện vài phút, phát biểu cho oai, mà phải nắm được các vấn đề then chốt, những ngóc ngách đối với kinh tế.
Nói gì thì nói nhưng suy cho cùng là câu chuyện phải quy về vấn đề kinh tế. Đất nước không phát triển kinh tế thì không ngóc được lên đâu.
Nhưng muốn phát triển được thì ngoài sự nỗ lực, sự quyết tâm của Chính phủ thì những người đứng đầu các địa phương cũng phải thể hiện quyết tâm như thế.

Quy hoạch đô thị của Hà Nội, từ người làm đến hiện thực

Khi cả hệ thống cũng đồng tâm hiệp lực thì mới tạo ra được sức sống cho đất nước, mới chọn được những người thực sự có tài, xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. Còn nếu lãnh đạo chỉ nhăm nhe vun vén cho bản thân thì sẽ lập tức xuất hiện lợi ích nhóm.
Nhân nói tới vai trò quản lý của địa phương không thể không đề cập tới câu chuyện tắc đường trầm trọng ở Hà Nội nhiều năm qua. Hạ tầng yếu kém nhưng quá nhiều chung cư cao tầng mọc lên và lãnh đạo thành phố thì đã phải thẳng thắn nói rằng “Chúng ta đã phải trả giá vì quy hoạch băm nát Hà Nội”.
Đến bây giờ Hà Nội lại phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng để giải quyết vấn nạn tắc đường. Nhà nước thiệt hại, nhân dân thiệt hại, vậy không có ai phải chịu trách nhiệm cho cả một giai đoạn quản lý yếu kém ấy?
Nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề cán bộ, không nghiêm khắc với những sai phạm của cán bộ thì không những nền kinh tế thiệt hại mà nguy hiểm hơn là nó dẫn tới sự thoái đạo đức lối sống, sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, ích kỷ, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Từ đó dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Ngọc Quang
'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'

'Không phải con cháu lãnh đạo, còn lâu mới được đề bạt'


Nếu ông không phải là bí thư, bộ trưởng, chủ tịch, còn lâu người ta mới đề bạt con cháu. Con nông dân học giỏi tại sao không xin việc được?
Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?


Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ


Thủ tướng vừa ký quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà.
Thu Hằng


Tại sao phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức?

03-02-2017

Theo ông Nguyễn Đức Hà, Đại hội XII đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức vì tình trạng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn tồn tại.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) nhận định, 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện song vẫn còn nhiều thách thức cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa.
Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương).
Ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương).
30 năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn
- PV: Sau 30 năm đổi mới, ông nhận định như thế nào về những thành tựu nổi bật mà Đảng ta đã đạt được?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Nhìn lại 30 năm đổi mới, có thể thấy, dưới dự lãnh đạo của Đảng, chúng ta vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để đưa công cuộc đổi mới đất nước thành công. Như Đại hội XII của Đảng đánh giá, qua 30 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phương diện: chính trị ổn định, kinh tế-xã hội phát triển, an ninh quốc phòng không những được giữ vững mà còn được tăng cường thêm tiềm lực, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, khi hệ thống XHCN, Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết tan rã…chúng ta hoàn toàn mất nguồn viện trợ của các nước XHCN và lúc đó chúng ta phải đi bằng chính đôi chân của mình, trong khi “đôi chân” đó hết sức gầy gò, suy dinh dưỡng và yếu ớt.
Những khó khăn lúc đó tưởng như không vượt qua nổi, nhưng Đảng ta đã vượt lên, xốc lại đội ngũ, kiện toàn được tổ chức và đứng vững để tiếp tục lãnh đạo đưa công cuộc đổi mới đi lên. Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng đã xác định lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong suốt 6 nhiệm kỳ Đại hội Đảng vừa qua, không có nhiệm kỳ Đại hội nào mà Văn kiện Đại hội của Đảng không nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng. Nhiệm kỳ nào Trung ương cũng có Nghị quyết, kết luận về công tác xây dựng Đảng. Đó là một tư tưởng, một quan điểm nhấn quán của Đảng ta từ khi bước vào đổi mới đến nay. Chính vì vậy, Đảng không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo đưa cách mạng tiến lên.
- PV: Nhìn từ Đại hội VI (1986), nhiều chuyên gia cho rằng đổi mới quan trọng nhất trong Đảng là đổi mới về tư duy, đặc biệt là tạo được bầu không khí dân chủ trong đảng, đổi mới gắn với chỉnh đốn Đảng, thực hiện tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật… Ông có bình luận gì về những nhận định này?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Đại hội VI là Đại hội khởi xướng sự nghiệp đổi mới, bởi trước tình hình thế giới như vậy, nếu không đổi mới thì chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Từ quan điểm đổi mới của Đại hội VI, chúng ta mới nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói hết sự thật và chỉ rõ những yếu kém và nguyên nhân của nó để khắc phục. Đây là quan điểm rất lớn và rất quan trọng mà các Đại hội sau này Đảng ta tiếp tục phát triển lên.
Trong đổi mới, Đảng xác định đổi mới phải toàn diện nhưng trước hết phải đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy rất quan trọng bởi vì đã bao nhiêu năm chúng ta sống trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu nửa phong kiến cho nên tâm lý phong kiến, tư tưởng sản xuất nhỏ cũng như tàn dư của chế độ cũ còn tồn tại rất nặng nề. Chính vì đổi mới tư duy Đảng ta mới dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật để khắc phục những khuyết điểm, phát huy ưu điểm để Đảng không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới đến thành công như ngày nay.
Xây dựng Đảng về đạo đức
- PV: Đảng ta luôn khẳng định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó nhấn mạnh xây dựng đạo đức trong Đảng. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng đạo đức trong Đảng cần thể hiện qua những việc làm cụ thể như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ mới mà Đại hội XII của Đảng đề ra. Mục tiêu xây dựng Đảng hiện nay là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Tại sao Đại hội XII lại đặt ra nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức? Bởi như Đại hội XII chỉ ra là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn đang tồn tại, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có những diễn biến phức tạp.
Từ thực trạng đó, Đại hội XII của Đảng đã bổ sung thêm nội dung xây dựng Đảng về đạo đức. Đi liền với đó chúng ta phải kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Đây là nền tảng tư tưởng rất quan trọng của cán bộ, đảng viên. Cho nên xây dựng Đảng về đạo đức là để thiết lập những cơ chế, mối quan hệ giữa cá nhân đảng viên với đảng viên, giữa đảng viên với tổ chức Đảng, giữa các tổ chức Đảng với nhau, thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Vì vậy, hiện nay toàn Đảng đang thực hiện việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tùy từng công việc, vị trí công tác của mỗi người để việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trở thành những việc làm thường xuyên, hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên.
Công tác cán bộ là “then chốt” của “then chốt”.
- PV: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Liên quan đến những lùm xùm vừa qua của công tác cán bộ như vụ Trịnh Xuân Thanh, theo ông, thời gian tới công tác cán bộ cần đặt ra những yêu cầu cụ thể như thế nào?
- Ông Nguyễn Đức Hà: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ là “then chốt” của “then chốt”. Trong những năm gần đây, chúng ta đã cố gắng có nhiều đổi mới trong các khâu của công tác cán bộ để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch với mục đích cuối cùng là chọn được đúng người có đức, có tài. Chúng ta cũng đã khắc phục được một số khuyết điểm, yếu kém và đạt được một số tiến bộ trong công tác cán bộ.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác cán bộ đang được dư luận xã hội, nhân dân bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch người nhà, người thân mà vụ việc Trịnh Xuân Thanh là một điển hình.
Khi một số vụ việc khiến dư luận bức xúc thì có người nói đã thực hiện công tác cán bộ đúng quy trình. Song những trường hợp mà dư luận, báo chí ồn ào, bức xúc thì không thể đúng quy trình được.
Tôi cho rằng, quy trình không có khuyết điểm gì cả mà chính là do những người làm quy trình đã không thực hiện đúng hoặc làm méo mó quy trình đó, chưa đảm bảo công khai, minh bạch. Điều đó liên quan đến nhận định hết sức quan trọng mà Đảng ta chỉ ra, đó là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Nghị quyết TW4 khóa XII yêu cầu kiểm tra, giám sát, rà soát ngay tất cả những trường hợp cán bộ mà dư luận xã hội đang bức xúc và xử lý nghiêm minh những trường hợp bổ nhiệm cán bộ không đúng tiêu chuẩn, quy trình.
Để làm tốt công tác cán bộ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trước hết là phải có quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và được thực hiện một cách nghiêm túc; những người làm công tác cán bộ phải thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, thực sự vì nhiệm vụ chung.
Có thể nói, trước thời kỳ đổi mới quy trình không chặt chẽ như hiện nay nhưng chọn ai trúng đó. Sở dĩ những yếu kém hiện nay trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng chính là do nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu và sâu xa nhất vẫn là cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất cách mạng. Từ đó chủ nghĩa cá nhân phát triển mới dẫn đến lối sống thực dụng, vụ lợi. Vì vậy, trước hết phải tập trung đấu tranh chống suy thoái trong Đảng.
Muốn làm tốt công tác cán bộ phải kết hợp rất nhiều mặt, vừa coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng vừa phải đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước. Vì vậy, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây làm nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, đồng thời lấy chống làm nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trước mắt, đồng thời đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xử lý kịp thời, nghiêm minh những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng.
- PV: Xin cảm ơn ông.
Theo Kim Anh
VOV

Trung Quốc đưa nhiều xe tăng hạng nhẹ đến biên giới Việt Nam; Tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ đậu gần biển Đông

Một số tạp chí mạng chuyên về quân sự cho hay, quân đội Trung Cộng dường như đang sản xuất hàng loạt xe tăng hạng nhẹ và điều động các xe tăng này tới tỉnh Quảng Tây nằm sát Việt Nam.

Trung Cộng đưa xe tăng hạng nhẹ đến biên giới Việt Nam
Trung Cộng đưa xe tăng hạng nhẹ đến biên giới Việt Nam
Ảnh: globalsecurity.org
Theo nhà xuất bản quân sự IHS Jane’s của Anh, những ảnh chụp của hàng chục xe tăng loại mới cho thấy chúng đang được chở qua trạm xe lửa Guilin ở tỉnh Quảng Tây hồi tháng 12 vừa qua. Đây dường như là loại xe tăng mới để thay thế xe tăng Type 62 đã có từ nhiều thập kỷ. Báo mạng Strategy Page thì cho rằng đây là loại xe tăng ZTQ xuất hiện lần đầu vào năm 2011. Đây là loại xe tăng được thiết kế cho địa hình thô của những vùng núi.

IHS Jane’s cho rằng các xe tăng này đang được gửi đến những đơn vị thuộc về Bộ Tư Lệnh Phương Nam của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng. Xe tăng ZTQ nặng khoảng 35 tấn và có đội lái 4 người, được thiết kế để được thả xuống từ máy bay và có khả năng hoạt động ở vùng cao, nơi động cơ của các xe tăng hạng nặng không còn hữu hiệu.

Báo mạng RT của Nga nhận định rằng xe tăng ZTQ rõ ràng đang được sản xuất hàng loạt và đã được trông thấy trên các vùng cao nguyên ở miền Tây Trung Cộng. Cả IHS Jane’s và RT đều nhận định xe tăng hạng nhẹ ZTQ được thiết kế cho loại địa hình tìm thấy ở Tây Tạng, và các khu rừng già trên núi ở biên giới với Việt Nam.

Huy Lam

Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương hôm 24/12/2016.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương hôm 24/12/2016. AFP photo
Hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc và cũng là chiếc do nước này tự đóng đầu tiên sẽ được neo đậu ở một vị trí gần Biển Đông.

Mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn nguồn từ một tài khoản mạng xã hội thuộc Nhân dân Nhật báo ấn phẩm ở nước ngoài cho biết như vừa nêu.

Theo đó chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc dự kiến mang tên Sơn Đông sẽ được neo đậu tại một tỉnh ở miền nam Hoa Lục. Mục đích được nói nhằm giải quyết tình trạng mà Bắc Kinh cho là phức tạp ở Biển Đông, và Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Cũng theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng thì chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc đã ‘định hình’ sau hai năm chín tháng gấp rút xây dựng.

Báo này dẫn nguồn có được hôm qua từ hai kênh truyền hình và truyền thanh tỉnh Sơn Đông về tin này. Tuy nhiên thông tin không cho biết thời điểm hoàn thành cũng như những chi tiết liên quan khác về chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc.

Một số nguồn tin báo chí Hoa Lục lại loan tin có thể chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm nay và chính thức được đưa vào biên chế của hải quân Hoa lục vào năm 2019.

Trước đây, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết công tác xây dựng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai được tiến hành tại nhà máy đóng tàu ở cảng Đại Liên, mạn đông bắc Hoa Lục.

Trung Quốc hiện có một chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất mang tên Liêu Ninh. Đây là một tàu sân bay được nâng cấp từ chiếc tàu mua lại của Ukraine vào năm 1998.

Vào tháng giêng vừa qua hàng không mẫu hạm Liêu Ninh dẫn đầu một đoàn tàu chiến của Trung Quốc thực hiện cuộc diễn tập thử vũ khí và trang thiết bị quân sự tại khu vực Biển Đông.

Trước khi vào Biển Đông, vào tháng 12 năm ngoài, đoàn tàu chiến này đi qua vùng biển phía nam Nhật Bản, sau đó xuôi xuống miền đông và nam đảo quốc Đài Loan

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động diễn tập thường kỳ phù hợp với luật pháp quốc tế. Phía Đài Loan thông báo cho huy động quân đội theo dõi sát diễn tiến của đoàn tàu chiến Hoa Lục đó.

Nhận định trên mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng hôm qua cho rằng còn nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể đạt được hoạt động tương tự như của hải quân Hoa Kỳ đang được triển khai trong nhiều thập niên qua.



(RFA)

Người Buôn Gió - Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh (Phần 2)

Lúc ăn cơm tôi nói.

- Anh à, ban nãy em hỏi. Anh trả lời nhiều từ chuyên môn, và cả trong những văn bản anh đưa em xem những báo cáo, quyết định này nọ từ ngữ không phù hợp với bình dân lắm, như những cái gọi là vốn hoá, lỗ dự phòng...nên tí nữa khi anh trả lời. Anh em mình cố diễn giải sao cho đại đa số người đọc dễ hiểu.

Thanh.

- Ok, đấy là việc của chú giỏi mà. Anh khoái chú ở chỗ là chú dùng từ hay câu đơn giản.

Tôi nói thêm.

- Còn những con số, văn bản mình chỉ dẫn ý chính thôi. Không phải đọc cả cái văn bản ra đâu, chép lại dài lắm. Nó có đấy rồi, nếu người nào họ cần mà mình thấy đúng là họ cần, họ thắc mắc thì mình chụp hay sao văn bản, quyết định đấy gửi cho họ. Còn những con số thì 17 phẩy mấy tỷ, cứ gọi tròn là 17 thôi. Tuy thế nhiều thằng nó sẽ thắc mắc là tại sao 17, 34 tỷ bây giờ lại là 17 thì để em block bọn đấy. Thực ra người hiểu thì họ cần tình tiết chứ sai ngày, sai số không quan trọng. Nhưng bọn dư luận viên thường nó sẽ soi thế để la làng lên mình viết sai, từ đó kêu mình sai tất.

Thanh cười khà.

- Chú nhiều mưu đéo chịu được.

Tôi.

- Mưu gì đâu anh, mấy cái lặt vặt trên mạng này, em ngồi mãi lên rành thôi.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyIGddbwoCOgzbgCKhh2XN95mnKFZy_sy6EuJH_rK3hR3RnsXZ_s1QctvsxDyFoBy9UI0oy0NOdPa4Jn980KZlVENTW8KAr9rVW-R41Y9RVhBPX8GsqdaD6m_qmz6ZPMRSIzTNb4YSS8Y/s1600/CHAC.jpg

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - Phần 2.

NBG: Ông cho biết đợt tăng vốn tiếp theo?

TXT: Vào cuối 2011 và đầu năm 2012 tăng tiếp vốn điều lệ lên 4000 tỷ. Trong đó có 1000 tỷ tiền mặt tập đoàn dầu khí rót vào, đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp nhận tiền mặt. Mục đích là để xây dựng nhà máy nhiệt diện Thái Bình và 500 tỷ do các cổ đông nhỏ lẻ góp vào. Đây là đợt tăng vốn cuối cùng.

NBG: Như thế tổng số vốn mà PVC được tăng bằng nhập trên sổ sách, định giá và chuyển tiền mặt là 3500 tỷ do tiền nhà nước và 500 tỷ từ các cổ đông ở lần cuối. Nhưng 1500 tỷ lần thứ nhất là do định giá ảo trong khi giá trị thật chỉ 807 tỷ, trong đó còn có 13 % nắm giữ của các chủ nợ cũ. Còn 1000 tỷ thứ hai hoàn toàn không có. Thực chất tập đoàn PVC nắm 1807 tỷ. Vậy có những lần nào PVC rút vốn về cho nhà nước không ?

TXT: Đợt 1 tháng 12 năm 2009 bán cổ phần từ 87% xuống 51 %, thu về cho nhà nước 1316 tỷ đồng tiền mặt.

- Đợt 2 tháng 7 năm 2010 bán tiếp 10 % còn 41%, thu về cho nhà nước 625 tỷ đồng.
- Qua hai đợt rút vốn này PVC đã mang về cho nhà nước 1941 tỷ đồng, so với thực chất tài sản vốn liếng thì hai đợt này đã thu về nhiều hơn số vốn đã bỏ ra. Chưa kể số tiền cổ tức thu về đến năm 2010 là 235 tỷ đồng và nộp ngân sách 4207 tỷ đến năm 2012. Ngoài ra, PVC cũng đã tích cực đóng góp cho xã hội như xây trường học, nhà tình nghĩa,... với số tiền là 166 tỷ.

Nếu như bán hết cổ phần PVC tại thời điểm 2010, tức hết 41% còn lại sẽ thu về 2562 tỷ. Tổng thu sẽ là 4503 tỷ đồng. Nhưng lãnh đạo cấp trên thấy những thắng lợi to lớn của PVC, từ những công ty be bét, đổ vỡ đã đạt được thành công như vậy nên đã không thoái vốn hoàn toàn mà còn tăng vốn thêm 1000 tỷ vào năm 2012, tức tăng số cổ phần nhà nước ở đây thành 54%, nhưng với điều kiện oái ăm là chỉ đạo dùng số vốn này để thực hiện xây nhà máy nhiệt điện Thái Bình .

Những thắng lợi đạt được này chủ yếu do cơn sốt đất và sốt tài chính tại thời điểm 2010 và 2011 đem lại.

NBG: Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 10 năm 2014, Tổng công ty PVC đã bị thua lỗ 3262 tỷ vào năm 2012, 2013. Ông giải thích sao về việc này?

TXT: Về việc này, vào ngày 8 tháng 5 năm 2014 PVN đã chỉ đaọ PVC tổ chức kiểm điểm. Sau khi xem xét kỹ, PVN đã có công văn gửi Bộ Công Thương và thủ tướng chính phủ trong đó có kết luận như sau: '' Tập đoàn dầu khí Việt Nam thấy rằng, PVC đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân vi phạm đã được xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật, tập thể lãnh đạo PVN, PVC đều đã sâu sắc kiểm điểm, nhận trách nhiệm về người quản lý và người đứng đầu đơn vị đối với kết quản sản xuất kinh doanh của PVC giai đoạn 2012-2013. Riêng đối với cá nhân đồng chí Trịnh Xuân Thanh không có sai phạm gì về cá nhân trong thời gian làm việc tại đơn vị''.

NBG: Nếu không có trách nhiệm cá nhân của ông, cơ quan chủ quản giải thích ra sao về việc này?

TXT: Ngày 13 tháng 10 năm 2014 Bộ Công Thương đã có công văn số 643 gửi thủ tướng chính phủ, trong đó có phần giải thích lý do thua lỗ ở PVC như sau:

'' Sản xuất kinh doanh sụt giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, nợ khó đòi, vốn không có thực của các công ty chuyển về như công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn ..''

Riêng lỗ đầu tư ở thị trường chứng khoán đã làm mất 1389 tỷ đồng. Đáng kể thêm là khoản nợ 959 tỷ đồng là do khoản tiền ứng thi công, khoản tiền ứng này đã được thủ tướng đồng ý cho ứng. Sau đã được chủ đầu tư thanh toán, nhưng vẫn được cộng vào khoản lỗ báo cáo. Hai khoản lỗ này đã đến 2348 tỷ đồng- một đã được thanh toán, một do thị trường chứng khoán rớt giá. Số còn lại phần lớn là lỗ trích lập dự phòng.

NBG: Ông cho biết lỗ trích lập dự phòng là thế nào?

TXT: Có thể hiểu về lỗ dự phòng như sau: ví dụ ta mua một miếng đất giá 100 tỷ, sau đó giá miếng đất đó còn 50 tỷ do thị trường xuống giá. Mà ta vay 100 tỷ để mua miếng đất này, vậy ta phải bỏ sẵn tiền của mình ra 50 tỷ để dự phòng khi bán miếng đất kia đi chỉ được 50 tỷ, ta bỏ 50 tỷ của mình vào để bù. Lỗ trích lập dự phòng là khi đánh giá miếng đất thời điểm ấy được 50 tỷ. Nhưng nếu thời gian sau miếng đất này trở lại giá 100 tỷ, thì số 50 tỷ ta dự phòng bỏ ra đó không được tính nữa, gọi là hoàn dự phòng.

NBG: Trên cương vị lãnh đạo tổng công ty PVC ông có ký quyết định mua bất động sản nào vào hoàn cảnh đó không ?

TXT: Trong thời gian tôi lãnh đạo PVC, tôi không mua bất động sản nào cả. Những khoản lỗ dự phòng kia là do những công ty con đã mua trước khi họ sát nhập về PVC. Nhưng những bất động sản của công ty con này đến thời điểm tôi quản lý vẫn chưa bán nên chỗ lỗ dự phòng kia chỉ là lỗ ảo trên sổ sách. Trường hợp bán đi rồi , lúc đó giá thị trường ra sao mới phân định được là lỗ hay lời bao nhiêu. Trong trường hợp bán đi có lỗ thì đó là trách nhiệm trước đó của các công ty con này, tôi không liên quan đến.

NBG: Khi các công ty con này sát nhập về PVC, ông có kiểm tra đánh giá tình trạng của họ không?

TXT: Tôi đã kiểm tra và báo cáo cấp trên trong các cuộc họp là các công ty này trong tình trạng xấu, nhưng cấp trên ( PVN ) chỉ đạo cứ sát nhập số vốn của PVN trong các công ty này về trên sổ sách ban đầu mà PVN đã góp, mặc dù giá trị thực tế là rất kém. Ông Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ công thương, cơ quan chủ quản đã có văn bản xác nhận điều này. Thực tế là tôi đã phải chấp nhận sự sát nhập các công ty thua lỗ trên do sức ép chính trị.

NBG: Từ khi các công ty này sát nhập về PVC thì tình hình của họ có cải thiện được hơn không?

TXT: Đến nay họ vẫn hoạt động bình thường, nhưng họ là những công ty bất động sản, mà tình hình bất động sản từ nhiều năm qua vẫn đóng băng cho nên họ không những không phát triển được mà còn phải gánh lãi từ những khoản vay đầu tư ở ngân hàng.

NBG: Ông cho biết những cơ quan chức năng nào đã kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tổng công ty PVC?

TXT: Trong thời gian năm 2011 và 2013 có 3 cơ quan thực hiện công tác thanh tra PVC. Đó là đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định 725 của Thủ tướng chính phủ vào ngày 5 tháng 4 năm 2011 về quản lý sử dụng vốn, đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định số 1116 của Thủ tướng chinh phủ ngày 17 tháng 5 năm 2013 về phòng chống tham nhũng, đoàn kiểm toán nhà nước theo quyết định 508 của Kiểm toán nhà nước ngày 30 tháng 3 năm 2012 kiểm toán về tài chính.

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

Tập Cận Bình chỉ trích Lưu Vân Sơn ‘gây rối’; Thủ Tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc có thể mất chức

Thủ Tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc có thể sẽ không còn là nhân vật số 2 trong bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc, vì có nhiều nguồn tin cho là ông Lý sẽ không còn giữ ghế Thủ Tướng nữa trong khóa họp vào tháng 3 năm nay của Quốc Hội Trung Quốc. 

http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/hoanguy/2016_01_15/xi_li_FFJR.jpg?width=1600&encoder=wic&subsampling=444

Các quan sát viên cho là số phận của ông Lý sẽ được định đoạt trong kỳ Đại Hội lần thứ 19 của Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, vốn sẽ diễn ra và mùa thu năm nay và vị tân Thủ Tướng sẽ xuất hiện trong kỳ đại hội Đảng CS tiếp theo đó.

Cuộc đấu đá quyền lực kín đáo bên trong chính trường Trung Quốc xem như đã chấm dứt với phần thắng tuyệt đối nghiêng về ông Tập Cận Bình, sau khi ông Tập được chính thức xem là “lãnh tụ cốt lỏi” vào tháng 10 năm 2016.

Sau đó một loạt bổ nhiệm các tay chân thân tín của ông Tập vào các chức vụ then chốt trong đảng, quân đội và các cấp chính quyền trung ương và địa phương khiến các “tàn tích cũ” của các ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bị xem là thuộc về quá khứ.

Trong hoàn cảnh đó, khó lòng cho ông Lý có thể tiếp tục cương vị là Thủ Tướng, vì ông thuộc vào thành phần “tàn tích cũ”. Dạo gần đây hầu như ông Lý bị ép phải giao toàn quyền điều khiển kinh tế của chính phủ lại cho ông Tập.

Khi số phận của ông Lý đã có phần rõ rệt thì lẽ đương nhiên ngoài chuyện bàn tới vị trí “rút lui” của ông, người ta còn phải đưa ra những nhân vật thay thế ông. Hiện nay Phó Thủ Tướng Wang Yang xem ra có triển vọng nhất, thứ nhì là các ông Liu He và Chen Min’er.

Trần Vũ theo Huffington Post

(Cali Today News)

Tập Cận Bình chỉ trích Lưu Vân Sơn ‘gây rối’, phe Giang Trạch Dân sắp mất quyền kiểm soát truyền thông

Tại cuộc họp kiểm điểm hôm 26 – 27/12/2016, ông Tập Cận Bình đã phê bình ông Lưu Vân Sơn có “động cơ chính trị không tốt” và luôn “gây sự” bằng cách làm trái với các đường lối chung. Đây là lần đầu tiên ông Tập đích thân chỉ trích ông Lưu Vân Sơn.

Tap Can Binh, Lưu Vân Sơn, Giang Trạch Dân,
Ông Lư Vân Sơn. (Ảnh: Interrnet)
Theo trang web Hồng Kông http://www.aboluowang.com đưa tin, từ 26 – 27/12/2016, Bộ chính trị trung ương Trung Quốc đã triệu tập tổ chức cuộc họp “sinh hoạt dân chủ”. Trong cuộc họp này các ủy viên bộ chính trị lần lượt tự kiểm điểm theo “điều 8″ của Ban chấp hành trung ương Đảng, sau đó tiếp tục thực hiện “phê bình và tự phê bình”.
Trong lúc ông Lưu Vân Sơn tự mình kiểm điểm tại cuộc họp, đã thừa nhận mình có tồn tại “không làm đúng trọng trách”, quản giáo con cái, họ hàng thân thuộc không nghiêm, các hoạt động đặc quyền cũng như “các hoạt động mang tính bè phái” gây ra sự bất hòa trong nội bộ ĐCSTQ và các vấn đề liên quan khác.
Tiếp đó ông Tập Cận Bình và cách lãnh đạo cấp cao khác đã phê bình Lưu Vân Sơn, hiện là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo trung ương Trung Quốc. Trong đó, cho rằng Lưu Vân Sơn có “động cơ chính trị không tốt”, luôn “gây sự” bằng cách làm trái với các đường lối chung. Trong cuộc họp, ông Tập đã cảnh báo ông Lưu Vân Sơn phải nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
Bài viết còn cho biết, sau đó không lâu trong cuộc họp của Bộ chính trị Trung Quốc đầu năm 2017, ông Lưu Vân Sơn đã đề xuất xin được từ chức Trưởng ban tuyên giáo trung ương Trung Quốc. Trong đơn xin từ chức, ông Lưu Vân Sơn đã thừa nhận, trong thời gian mình đảm nhận chức vụ đã thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình, khiến cho tình trạng đạo đức bên trong và bên ngoài Đảng ngày càng trở nên suy thoái, biến chất, và tự xin nhận toàn bộ trách nhiệm về việc này.
Trước đây, trong các cuộc họp cấp cao của Bộ chính trị Trung Quốc, ông Lưu Vân Sơn cũng từng bị các ủy viên khác chỉ trích. Nhưng đây là lần đầu tiên đích thân ông Tập Cận Bình chỉ trích ông Lưu Vân Sơn. Các nhà phân tích chính trị nhận định rằng, rất có thể ông Lưu Vân Sơn sẽ bị mất chức Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Trung Quốc và bị loại ra khỏi Bộ chính trị trước đại hội 19. Nếu như vậy, phe Giang Trạch Dân sẽ hoàn toàn mất quyền kiểm soát hệ thống truyền thông.
Theo NTDTV

Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Posted on  by The Observer

Print Friendly
Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.
Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kết quả hình ảnh cho tập cận bình

Xem thêm bài của Phạm Viết Đào.:

Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền” 

của Lý Tư-Tần Thủy Hoàng-Thương Ưởng..

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../tap-can-binh-vuong-ho-ninh-sa...


Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”
Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây.
Liệu chủ nghĩa Putin có phải là con đường mà các quốc gia sẽ đi trong thế kỷ này, chứ không phải chỉ là một hiện tượng tạm thời? Và nếu vậy, thì tại sao? Lịch sử thể hiện rằng những sự kiện như thế đã từng xảy ra vào các thời điểm biến động, đổi thay và phức tạp trong quá khứ, như là sự chuyển đổi từ Cộng hòa La Mã sang Đế quốc La Mã ở thời kỳ cai trị của Augustus, sự trỗi dậy của vương quốc Hồi giáo nhà Umayyad, hay việc Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Tất cả đều là sự tập trung quyền lực vào những cá nhân hay triều đại mạnh sau một thời gian quyền lực phân tán.
Chủ nghĩa Putin đã được miêu tả theo nhiều cách, như là chủ nghĩa dân tộc, liên minh với tôn giáo, chủ nghĩa bảo thủ xã hội, chủ nghĩa tư bản nhà nước, và sự chi phối truyền thông bởi nhà nước, nhưng về thực chất, nó là một chế độ chuyên quyền dựa vào chủ nghĩa dân túy, với sự nhân cách hóa quyền lực chính trị vào trong một cá nhân. Trong các xã hội ngày càng quan liêu và phức tạp, ngày càng nhiều người tìm kiếm một nhà lãnh đạo mà họ có thể “có một sự liên kết cá nhân mạnh mẽ”, như lời của David Bell viết cho tờ Foreign Policy.
Điều này càng đúng ở các nước chỉ vừa hiện đại hóa như Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ, nơi những mẫu hình quan hệ quyền lực thời tiền hiện đại vẫn còn quen thuộc. Lãnh đạo không được coi là đầy tớ của nhân dân, mà là một vị cha già, điều hành đất nước như một gia đình lớn. Không bất ngờ mấy khi trong thời kỳ toàn cầu hóa, xung đột sắc tộc, và sự bất an về trật tự thế giới ngày một gia tăng, nhiều cá nhân lại quay trở về với cách nghĩ này.
Như tư tưởng chính trị Hồi giáo đã chứng minh trong thời kỳ nhà Umayyad và nhà Abbasid, điều quan trong nhất là phải có một lãnh đạo mạnh mẽ, lôi cuốn và quyết đoán, thay vì một lãnh đạo cứ dựa sách mà làm, để đặt được nền móng cho một quốc gia an ninh và thịnh vượng. Một lãnh đạo như vậy có thể kêu gọi được dân chúng để thay đổi định hướng nhà nước; và nếu được vậy, thì sự nhân cách hóa quyền lực không phải là điều xấu. Cứ mỗi Stalin, thế giới lại có một Peter Đại Đế.
Vì vậy, hiện tượng lãnh đạo thép hiện nay, nay xuất hiện tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử và xuất phát từ nhu cầu xã hội của nhân loại, và về căn bản là biểu hiện thời hiện đại của những động lực đã dẫn tới vai trò của các vua chúa thời xưa, tuy rằng ngày nay nó ít dựa vào cha truyền con nối hơn. Nên nhớ rằng đã mất rất lâu để những cá nhân với quyền lực mơ hồ chuyển hóa thành các hoàng tộc bền vững. Ở thời hiện đại, có lẽ các ông hoàng với quyền lực mơ hồ này sẽ phổ biến hơn.
Theo cuốn sách War in Human Civilization (Chiến tranh trong nền văn minh nhân loại) bởi sử gia Azar Gat, ở các bộ lạc thời nguyên thủy trên đà chuyển biến thành các quốc gia phức tạp theo sau sự phát triển của nông nghiệp, có xuất hiện nhiều “đại nhân”. Địa vị của những “đại nhân” này “xuất phát từ đầu óc sắc sảo về xã hội, tinh thần kinh doanh, tính cách thu hút, năng lực khác thường và cách dùng tài sản khéo léo”. Thêm nữa, “họ cung cấp sự bảo trợ và che chở, hỗ trợ kinh tế vào thời điểm khó khăn, và các lợi ích nói chung… để đổi lại, họ nhận được…sự ủng hộ và quy phục.” Rốt cuộc, quyền lực, địa vị và tài sản tích tụ lại và các “đại nhân” chuyển hóa thành “tầng lớp quý tộc sơ khai”.
Nhiều khả năng là bất cứ chế độ nào theo thời gian đều có thể bị thao túng bởi những cá nhân muốn sử dụng sự thu hút, giàu có, và sự bảo hộ để điều khiển nhiều người khác. Thế nên không ngẫu nhiên mà chế độ quân chủ hoặc độc đoán thống trị gần hết lịch sử loài người. Tuy rằng ước muốn cá nhân góp phần thúc đẩy hiện tượng này, nó còn được hiện thực hóa bởi ước muốn của cộng đồng về một cá nhân vĩ đại.Hình ảnh Tổng thống Mỹ, Donald Trump được mô tả như một vị hoàng đế, sẵn sàng gây chiến với thế giới. Nguồn: Watching America. Thế giới quá phức tạp và con người quá sôi cho nên nền tự do dân chủ và thể chế mạnh không phải lúc nào cũng hiệu quả và tồn tại lâu dài. Các hệ thống chính trị toàn cầu giờ đang quay lại “trạng thái tự nhiên” của nó. Không bất ngờ khi thấy Trump và Tập (và một ngày nào đó, Abe và Modi) làm việc dựa trên “chủ nghĩa Putin”. Có lẽ đây là định mệnh của con người ở thể kỷ 21, chứ không phải là tự do dân chủ hay thể chế hoàn thiện. Nếu vậy, những người coi trọng công bằng và công lý nên tập trung vào việc phát triển những giá trị đó trong những hệ thống chính trị mới này, bằng việc thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn công bằng.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/03/putin-trump-tap-su-tro-lai-cua-quan-vuong/#sthash.QvWiyXDy.dpuf